Hình 3: Nguyên lý hoạt động của máy phát điện dựa trên hiện tượng flutter và hiện tượng cảmứng điện từ Cụ thể, khi được đặt ngang với dòng khí, sợi dây không dao động.. Hình 6: Dạng dao
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÔNG SUẤT MÁY PHÁT ĐIỆN GIÓ DỰA TRÊN HIỆN TƯỢNG FLUTTER
Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Đình Quý
TS Vũ Quốc Huy Sinh viên thực hiện: Đỗ Trung Anh
HÀ NỘI, 06/2017
Trang 2PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1 Thông tin về sinh viên
Họ và tên sinh viên: Đỗ Trung Anh
Điện thoại liên lạc: 01663494850 Email: dta1094@gmail.com
Lớp: Kỹ thuật Hàng không – K57 Hệ đào tạo: Chính quy
Đồ án tốt nghiệp được thực hiện tại: Bộ môn Kỹ thuật Hàng không và Vũ trụ, Viện Cơkhí Động lực
Thời gian làm ĐATN:
Ngày giao nhiệm vụ: 18/01/2017
Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 10/06/2017
2 Mục đích nội dung của ĐATN
Đề tài “Nghiên cứu thực nghiệm công suất máy phát điện gió dựa trên hiện tượng flutter” nhằm mục đích thực hiện nghiên cứu, kiểm nghiệm và tiếp tục hoàn thiện mô
hình máy phát điện gió cỡ nhỏ, ứng dụng hiện tượng Flutter và cảm ứng điện từ(windbelt); qua đó cải tiến nâng cao công suất
3 Đề tài bao gồm các nội dung chính như sau:
a) Tổng quan: Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng hoạt động
của máy phát điện
b) Chế tạo mạch đo: Nhằm mục đích phục vụ đo thực nghiệm với mô hình lớn với điều
kiện gió thực tế và làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo
c) Thiết kế, chế tạo mô hình: Thiết kế và chế tạo và lắp ghép mô hình Windbelt với kích
thước lớn hơn nhằm tăng công suất
d) Nghiên cứu thực nghiệm: Thực hiện đo và phân tích kết quả với mô hình trong ống
khí động và trong điều kiện gió thực
e) Kết luận, đánh giá khả năng ứng dụng và phương hướng phát triển.
4 Lời cam đoan của sinh viên:
Tôi – Đỗ Trung Anh – cam kết ĐATN là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS Vũ Đình Quý và TS Vũ Quốc Huy Các kết quả nêu trong ĐATN là
trung thực, không phải là sao chép toàn văn của bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2017
Tác giả ĐATN
Đỗ Trung Anh
Trang 35 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành và cho phép bảo vệ:
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2017
Giáo viên hướng dẫn
TS Vũ Đình Quý TS Vũ Quốc Huy
Trang 46 Nhận xét của giáo viên phản biện
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2017
Giáo viên phản biện
TS Đinh Tấn Hưng
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ WINDBELT 2
1.1 Giới thiệu chung 2
1.2 Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm 5
1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công suất và hiệu quả làm việc 5
1.2.2 Các mô hình đã được thử nghiệm 10
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MẠCH ĐO PHỤC VỤ KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG WINDBELT 12
2.1 Mục đích và chức năng 12
2.2 Nguyên lý mạch đo 12
2.3 Thiết kế, chế tạo mạch đo 13
2.3.1 Thiết kế mạch 13
2.3.2 Chế tạo mạch 13
2.4 Hoàn thiện mạch đo 14
2.4.1 Lắp ráp hoàn thiện mạch đo 14
2.4.2 Thử nghiệm mạch 18
2.4.3 Đánh giá khả năng làm việc và tính năng của mạch đo mới 22
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM 24
3.1 Mô hình Windbelt thực nghiệm trong ống khí động 24
3.2 Thiết kế, chế tạo mô hình Windbelt thử nghiệm trong điều kiện thực tế 24
3.2.1 Cơ sở lý thuyết 25
3.2.2 Tính toán sơ bộ 26
3.2.3 Thiết kế chi tiết 27
3.2.4 Chế tạo và lắp ghép mô hình 30
3.2.5 Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh 33
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 34
4.1 Thực nghiệm trong ống khí động với mô hình nhỏ 34
4.1.1 Tiến hành thí nghiệm 34
Trang 64.2 Kết quả thí nghiệm 37
4.2.1 Ảnh hưởng của lực căng dây 37
4.2.2 Ảnh hưởng của góc tấn tới vận tốc gió gây dao động 45
4.2.3 Dòng điện và công suất khi có tải 48
4.2.4 Ảnh hưởng của góc tấn 49
4.2 Thực nghiệm trong điều kiện gió thực với mô hình lớn 50
4.2.1 Mục đích thực nghiệm 50
4.2.2 Tiến hành thực nghiệm 51
4.2.3 Lựa chọn địa điểm thực nghiệm 52
4.2.4 Kết quả khảo sát 53
4.2.5 So sánh kết quả khảo sát 58
4.2.6 Đối chiếu kết quả khảo sát với tính toán lý thuyết 60
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 61
5.1 Khả năng hoạt động và ứng dụng 61
5.2 Phương hướng phát triển 61
5.2.1 Nghiên cứu, phát triển mạch sạc, lưu trữ năng lượng từ windbelt 61
5.2.2 Nghiên cứu, thay đổi thiết kế 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Windbelt 2
Hình 2: Cấu tạo Windbelt 2
Hình 3: Nguyên lý hoạt động của máy phát điện dựa trên hiện tượng flutter và hiện tượng cảm ứng điện từ 3
Hình 4: Dạng dao động biên 3
Hình 5: Dạng dao động góc 4
Hình 6: Dạng dao động chính của nam châm trong Windbelt: Kết hợp giữa dao động biên và dao động góc 4
Hình 7: Sơ đồ mô hình thực nghiệm 5
Hình 8: Đồ thị điện áp và cường độ dòng điện phụ thuộc vào lực căng dây 6
Trang 7Hình 9: Đồ thị vận tốc gió tới hạn và duy trì phụ thuộc vào lực căng dây 6
Hình 10: Đồ thị vận tốc gió tới hạn và duy trì phụ thuộc vào góc tấn 7
Hình 11: Đồ thị điện áp ra phụ thuộc vào góc tấn 8
Hình 12: Đồ thị điện áp trong hai trường hợp máy phát đặt ngang và dọc 9
Hình 13: Đồ thị điện áp theo vận tốc gió với ba vị trí đặt nam châm khác nhau: 10%; 30% và 50% chiều dài dây 9
Hình 14: Đồ thị điện áp phụ thuộc vào tốc độ gió với ba loại nam châm khác nhau 10
Hình 15: Máy phát thực tế đã được chế tạo 10
Hình 16: Máy phát dạng ghép nhiều tấm sau khi đã được chế tạo, lắp ghép hoàn chỉnh 11
Hình 17 :Sơ đồ nguyên lý mạch đo 12
Hình 18: Mạch in được thiết kế băng phần mềm Altium Designer 13
Hình 19: Mạch đo điệp áp và cường độ dòng điện 14
Hình 20: Nguồn pin cho mạch đo 15
Hình 21: Module vi xử lý PIC 15
Hình 22: Module cảm biến dòng ACS712 – 5A 16
Hình 23: Module thẻ nhớ MicroSD/TF 16
Hình 24: Module thu và đưa dữ liệu lên máy tính qua cổng USB 17
Hình 25: Module truyền phát dữ liệu từ mạch đo 17
Hình 26: Các module sau khi được ghép nối 18
Hình 27: Mạch hoàn chỉnh 18
Hình 28: Mô phỏng thử nghiệm chức năng đo của mạch 19
Hình 29: Kết quả kiểm nghiệm mạch với Pin AA 20
Hình 30: Dữ liệu truyền về từ khoảng cách 100m 21
Hình 31: Định dạng file lưu thẻ nhớ dưới dạng Excel 22
Hình 32: Định dạng file lưu thẻ nhớ dưới dạng text 22
Hình 33: Mô hình Windbelt trong thử nghiệm trong ống khí động 24
Hình 34: Minh họa diện tích quét của Windbelt 25
Hình 35: Giá đỡ Windbelt 27
Hình 36: Trụ giữ Windbelt 28
Hình 37: Dây dao động 28
Hình 38: Nam châm 29
Hình 39: Cuộn dây 29
Hình 40: Mô hình 3D Windbelt 30
Hình 41: Gỗ dùng để làm khung giá Windbelt 30
Trang 8Hình 42: Dây camera film dùng làm dây dao động 31
Hình 43: Nam châm 31
Hình 44: Các bộ phận khung giá sau khi được chế tạo 32
Hình 45: Cuộn dây sau khi quấn 32
Hình 46: Mạch chỉnh lưu, tụ bù và dây dẫn lấy dòng từ Windbelt 33
Hình 47: Mô hình sau khi lắp hoàn chỉnh 33
Hình 48: Ống khí động 35
Hình 49: Mạch đo 36
Hình 50: Vận tốc kích thích phụ thuộc lực căng dây vải dù 38
Hình 51: Vận tốc tới hạn phụ thuộc lực căng dây vải dù 39
Hình 52: Vận tốc duy trì phụ thuộc lực căng dây vải dù 40
Hình 53 Vận tốc kích thích phụ thuộc lực căng dây film 41
Hình 54: Vận tốc tới hạn phụ thuộc lực căng dây film 42
Hình 55: Vận tốc duy trì phụ thuộc lực căng dây film 43
Hình 56: Giá trị điện áp phụ thuộc lực căng dây ở các vận tốc gió khác nhau 44
Hình 57: Ảnh hưởng của góc tấn đến vận tốc tới hạn trường hợp dây vải dù 45
Hình 58: Ảnh hưởng của góc tấn đến vận tốc duy trì trường hợp dây vải dù 46
Hình 59: Ảnh hưởng của góc tấn đến vận tốc tới hạn trường hợp dây film 47
Hình 60: : Ảnh hưởng của góc tấn đến vận tốc duy trì trường hợp dây film 48
Hình 61: So sánh vận tốc tới hạn phụ thuộc góc tấn 49
Hình 62: So sánh vận tốc duy trì phụ thuộc góc tấn 50
Hình 63: Mô hình Windbelt 51
Hình 64: Đồ thị điện áp, cường độ dòng và công suất trong khoảng 1h khảo sát tại nhà 53 Hình 65: Đồ thị điện áp, cường độ dòng và công suất trong khoảng 2 phút khảo sát tại nhà 54
Hình 66: Đồ thị điện áp, cường độ dòng và công suất biến thiên trong 2 giây 55
Hình 67: Đồ thị điện áp, cường độ dòng và công suất trong khoảng 1h khảo sát tại cầu Đông Trù 56
Hình 68: Đồ thị điện áp, cường độ dòng và công suất trong 2 phút khảo sát tại cầu Đông Trù 57
Hình 69: : Đồ thị điện áp, cường độ dòng và công suất biến thiên trong 2 giây khảo sát tại cầu Đông Trù 58
Hình 70: Sơ đồ nguyên lý thu dòng điện từ Windbelt 62
Hình 71: Mô hình vỏ và cửa hướng dòng 62
Trang 9Hình 72: Mô hình phối trí dạng trụ 63
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Điều kiện biên thí nghiệm xét ảnh hưởng của lực căng dây tới dạng dao động,
dòng điện và điện áp 5
Bảng 2: Điều kiện biên trường hợp ảnh hưởng lực căng dây tới vận tốc gió xuất hiện và vận tốc gió duy trì dao động 6
Bảng 3: Điều kiện biên của thí nghiệm xét ảnh hưởng của góc tấn tới tốc độ duy trì và tốc độ tới hạn 7
Bảng 4: Điều kiện thí nghiệm xét ảnh hưởng của góc tấn tới điện áp 8
Bảng 5: Điều kiện thí nghiệm xét ảnh hưởng của phương đặt thiết bị 8
Bảng 6: Điều kiện thí nghiệm xét ảnh hưởng của vị trí đặt nam châm 9
Bảng 7: Vận tốc kích thích phụ thuộc lực căng dây vải dù 37
Bảng 8: Vận tốc tới hạn phụ thuộc lực căng dây vải dù 38
Bảng 9: Vận tốc duy trì phụ thuộc lực căng dây vải dù 39
Bảng 10: Vận tốc kích thích phụ thuộc lực căng dây film 40
Bảng 11: Vận tốc tới hạn phụ thuộc lực căng dây film 41
Bảng 12: Vận tốc duy trì phụ thuộc lực căng dây film 42
Bảng 13: Giá trị điện áp phụ thuộc lực căng dây ở các vận tốc gió khác nhau 44
Bảng 14: Ảnh hưởng của góc tấn đến vận tốc tới hạn trường hợp dây vải dù 45
Bảng 15: Ảnh hưởng của góc tấn đến vận tốc duy trì trường hợp dây vải dù 46
Bảng 16: Ảnh hưởng của góc tấn đến vận tốc tói hạn trường hợp dây film 46
Bảng 17: Ảnh hưởng của góc tấn đến vận tốc duy trì trường hợp dây film 47
Bảng 18: So sán giá trị điện áp, cường độ dòng avf công suất tại 2 địa điểm khảo sát 59
Bảng 19: Kết quả so sánh, đối chiếu lý thuyết và thực tế 60
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất và
đã được con người tận dụng từ hàng trăm năm nay Trước kia, con người đã dùng nănglượng gió để di chuyển thuyền buồm hay khinh khí cầu, sử dụng các cối xay gió để sinhcông cơ học để bơm nước hoặc xay bột
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người đã chế tạo được nhữngtua bin gió để sản xuất điện trên quy mô lớn Tuy nhiên chi phí chế tạo, lắp đặt và duy trì
là rất lớn, vì thế đã có những ý tưởng về một máy phát điện gió nhỏ, chi phí thấp, đápứng một số tải nhỏ trong gia đình Đây là một hướng đi mới và tiềm năng
Để tiếp tục phát triển định hướng này, em tiếp nhận đề tài: “Nghiên cứu thực nghiệm
công suất máy phát điện gió dựa trên hiện tượng flutter”, để thực hiện nghiên cứu,
kiểm nghiệm và tiếp tục hoàn thiện mô hình máy phát điện gió cỡ nhỏ, ứng dụng hiệntượng Flutter và cảm ứng điện từ Trong khuôn khổ đồ án tốt nghiệp, em sẽ tìm hiểunguyên lý cơ bản của mô hình, chế tạo mạch đo, thiết kế chế tạo mô hình và thực nghiệmtrong điều kiện gió thực Hy vọng với những đóng góp nhỏ bé của em có thể giúp hoànthiện hơn và đưa máy phát điện gió cỡ nhỏ này vào ứng dụng thực tế
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Vũ Đình Quý và TS Vũ Quốc Huy vì sựhướng dẫn và giúp đỡ tận tình để em có thể hoàn thành đề tài
Sinh viên thực hiện
Đỗ Trung Anh
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ WINDBELT 1.1 Giới thiệu chung
Windbelt là một thiết bị thu nhận và biền đổi năng lượng gió thành năng lượng điện,được phát minh bởi Shawn Frayne vào năm 2004[1]
Hình 1: Windbelt
Hình 2: Cấu tạo Windbelt
Cấu tạo của Windbelt bao gồm 1 dây mảnh, nam châm, cuộn dây đồng, khung giá để gắncác thành phần (Hình 2)
Nguyên lý hoạt động của Windbelt dựa trên hai hiện tượng chính:
- Hiện tượng flutter trong khí động đàn hồi
- Hiện tượng cảm ứng điện từ
Dây mảnh ngàm hai đầu sẽ dao động tự kích trong dòng khí có vận tốc nhất định, namchâm gắn trên dây dao động đặt cạnh cuộn dây điện sẽ tạo ra hiện tượng cảm ứng điện từ,sinh ra dòng điện
Trang 13Hình 3: Nguyên lý hoạt động của máy phát điện dựa trên hiện tượng flutter và hiện tượng cảm
ứng điện từ
Cụ thể, khi được đặt ngang với dòng khí, sợi dây không dao động Tuy nhiên, khi có mộttác động bất kì làm thay đổi phương của sợi dây, ngay lập tức lực tác động của dòng khítăng lên, làm biến dạng và phương chênh lệch của sợi dây càng lớn; đồng thời lực cũnglàm sợi dây dịch chuyển so với vị trí ngang ban đầu Khi dây dần dịch chuyển tới vị trí cóbiên độ cực đại, phương chênh lệch và lực cũng giảm dần; đồng thời khi đó lực đàn hồicủa vật liệu sẽ có tác dụng kéo sợi dây về vị trí ban đầu Sau đó sợi dây sẽ dịch chuyểnvới phương thức tương tự nhưng theo hướng ngược lại so với lúc trước Quá trình trêndiễn ra liên tục làm sợi dây dao động
Khi nam châm đặt lên cuộn dây, nam châm sẽ có 2 dạng dao động chính: dao động biên(Hình 4) và dao động góc (Hình 5)
Dao động biên là dạng dao động lên xuống: nam châm dao động theo trục thẳng đứng
Hình 4: Dạng dao động biên
Dao động xoay hay dao động góc: nam châm xoay quanh trục ngang
Trang 14Hình 5: Dạng dao động góc
Phụ thuộc vào đặc tính đàn hồi của dây mảnh, cụ thể là độ cứng chống uốn và độ cứngchống xoắn mà nam châm sẽ có các kiểu dao động khác nhau Thông thường, kiểu daođộng của nam châm trong Windbelt là dạng kết hợp giữa dao động biên và dao động góc(Hình 6)
Hình 6: Dạng dao động chính của nam châm trong Windbelt: Kết hợp giữa dao động biên và
dao động góc
Dạng dao động, tần số dao động hay biên độ dao động của nam châm khi gắn trên dâymảnh sẽ ảnh hưởng tới công suất đầu ra của máy phát điện Các thông số trên phụ thuộcvào rất nhiều yếu tố như: lực căng dây mảnh; vị trí đặt nam châm; góc tấn; …
Trang 151.2 Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm
1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công suất và hiệu quả làm việc
Hình 7: Sơ đồ mô hình thực nghiệm
Trong “Đề tài nghiên cứu ứng dụng nguyên lý hiện tượng Flutter chế tạo mô hình máyphát điện với công suất siêu nhỏ”[2], một số thực nghiệm để khảo sát ảnh hưởng của cácthông số đến khả năng hoạt động của thiết bị đã được tiến hành
1.2.1.1 Ảnh hưởng của lực căng dây
Tiến hành thí nghiệm với điều kiện biên như bảng 1, để khảo sát ảnh hưởng của lực căngdây tới dạng dao động và dòng điện và điện áp
Bảng 1: Điều kiện biên thí nghiệm xét ảnh hưởng của lực căng dây tới dạng dao động, dòng
điện và điện áp
Kết quả thu được như đồ thị hình 8:
Trang 163 5 7 10 13 15 18 20 23 25 0
0.2 0.4 0.6 0.8 1
1.2
Điện áp (V)
Hình 8: Đồ thị điện áp và cường độ dòng điện phụ thuộc vào lực căng dây
Tiếp tục tiến hành thí nghiệm với điều kiện biên như bảng 2, để khảo sát vận tốc gió tốithiểu để xuất hiện dao động (tốc độ tới hạn) và vận tốc gió tối thiểu để duy trì dao động(tốc độ duy trì)
Bảng 2: Điều kiện biên trường hợp ảnh hưởng lực căng dây tới vận tốc gió xuất hiện và vận tốc
gió duy trì dao động
Kết quả thu được như đồ thị hình 9:
0 1 2 3 4 5 6 7 8
9
Tốc độ tới hạn
Trang 17Kết luận: Lực căng dây ảnh hưởng đến dạng dao động của dây, vận tốc gió tối thiểu đểxuất hiện dao động cũng như vận tốc tối thiểu để duy trì dao động đó ổn định.
- Lực căng càng lớn thì nam châm càng có xu hướng dao động góc
- Dao động góc có hiệu quả cao hơn dao động biên Nhưng nếu lực căng dây quálớn thì biên độ dao động góc giảm dẫn tới hiệu quả máy phát giảm
- Dây càng căng thì tốc độ tối thiểu để máy phát hoạt động càng tăng
1.2.1.2 Ảnh hưởng của góc tấn
Tiến hành thí nghiệm để xem xét ảnh hưởng của góc tấn tới tốc độ tới hạn và tốc độ duytrì của máy phát Việc thay đổi góc tấn khác 0 coi như việc ta tạo cho sợi dây một kíchthích dao động ban đầu Điều kiện biên của thí nghiệm cho trong bảng 3:
Bảng 3: Điều kiện biên của thí nghiệm xét ảnh hưởng của góc tấn tới tốc độ duy trì và tốc độ tới
hạn
Kết quả thu được như đồ thị hình 10:
0 1 2 3 4 5 6
Tốc độ tới hạn Tốc độ duy trì
Hình 10: Đồ thị vận tốc gió tới hạn và duy trì phụ thuộc vào góc tấn
Để xem xét xem ảnh hưởng của góc tấn tới điện áp ra, thí nghiệm được tiến hành với điềukiện biên như bảng 4:
Trang 18Phương căng dây Ngang Lực căng dây 10N
Bảng 4: Điều kiện thí nghiệm xét ảnh hưởng của góc tấn tới điện áp
Kết quả thu được như đồ thị hình 11:
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8
- Góc tấn khác không cho hiệu quả làm việc tốt hơn
1.2.1.3 Ảnh hưởng của phương đặt thiết bị
Khi máy phát nằm ngang, trọng lượng của nam châm sẽ có phương vuông góc vớiphương sợi dây, tuy nhiên nếu đặt đứng thì trọng lượng lại có phương dọc theo sợi dây
Để xem xét ảnh hưởng của phương vị đặt máy phát tới hiệu quả hoạt động, thí nghiệmđược tiến hành với điều kiện biên như bảng 5:
Bảng 5: Điều kiện thí nghiệm xét ảnh hưởng của phương đặt thiết bị
Kết quả thu được như đồ thị hình 12:
Trang 195.5 6 6.5 7 7.5 8 9 10 11 12 0
0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
U dọc (V)
U ngang (V)
Hình 12: Đồ thị điện áp trong hai trường hợp máy phát đặt ngang và dọc
Kết luận: Phương đặt máy phát không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của thiết bị
1.2.1.4 Ảnh hưởng của vị trí đặt nam châm
Để xem xét ảnh hưởng của vị trí đặt nam châm đến hoạt động của thiết bị, tiến hành thínghiệm với điều kiện như bảng 6:
Bảng 6: Điều kiện thí nghiệm xét ảnh hưởng của vị trí đặt nam châm
Kết quả thu được như đồ thị hình 13:
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3
Hình 13: Đồ thị điện áp theo vận tốc gió với ba vị trí đặt nam châm khác nhau: 10%; 30% và
50% chiều dài dây
Trang 20Kết luận: Nam châm đặt càng gần giữa thì tốc độ tới hạn và hiệu quả làm việc càng tốt
1.2.1.5 Ảnh hưởng của kích thước nam châm
Để xem xet ảnh hưởng của kích thước nam châm, thí nghiệm đã được tiến hành lần lượtvới các nam châm có kích thước nhỏ, vừa và lớn, tương ứng là 8mm, 10mm và 20mm ởcác tốc độ gió khác nhau
Kết quả thu được như đồ thị hình 14:
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
4
Nhỏ Vừa Lớn
Hình 14: Đồ thị điện áp phụ thuộc vào tốc độ gió với ba loại nam châm khác nhau
Kết luận: Nam châm có kích thước lớn cho hiệu quả làm việc tốt hơn hẳn so với kíchthước nhỏ
1.2.2 Các mô hình đã được thử nghiệm
Cũng trong [2], hai mô hình máy phát đã được chế tạo và thử nghiệm và cho những kếtquả như sau:
1.2.2.1 Máy phát công suất nhỏ Windbelt
Hình 15: Máy phát thực tế đã được chế tạo
Trang 21- Cấu tạo:
- Sử dụng 1 cặp nam châm lớn đường kính 2cm đặt chính giữa
- Sử dụng dây vải dù rộng 1cm, dài 35cm Dây căng
- Chỉ sử dụng 1 cuộn dây 2500 vòng để kết cấu đơn giản
- Máy phát đặt nằm ngang hoặc dọc
- Góc tấn ban đầu bằng 0
- Sử dụng ống nhôm vuông có sẵn làm khung, đảm bảo độ bền và khối lượng nhẹ
- Kết quả thu được:
- Thiết bị hoạt động tốt ở điều kiện gió thông thường, có thể vận hành một số thiết
bị điện tử nhỏ
- Ở điều kiện gió khoảng 5 - 6 m/s, thu được điện áp khoảng 2,5V, công suấtkhoảng 2mW
1.2.2.2 Máy phát kết hợp nhiều Windbelt
Hình 16: Máy phát dạng ghép nhiều tấm sau khi đã được chế tạo, lắp ghép hoàn chỉnh.
- Cấu tạo:
Kết hợp nhiều Windbelt mắc song song, khi đó, mỗi windbelt sẽ coi như một đơn vịphát điện
- Kết quả thu được:
- Thiết bị hoạt động tốt ở điều kiện gió thông thường,cho công suất và điện áp lớnhơn khi chỉ sử dụng 1 Windbelt
- Khi kết hợp 5 Windbelt, điện áp thu được lên đến khoảng 10V, công suất có thểđạt 400mW ở tốc độ gió 12m/s
Trang 22CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MẠCH ĐO PHỤC VỤ KHẢO
SÁT HOẠT ĐỘNG WINDBELT 2.1 Mục đích và chức năng
Mục đích cần phải thiết kế, chế tạo mạch đo là để thu thập dữ liệu hoạt động củaWindbelt, trước tiên là thử nghiệm trong ống khí động, tiếp đó là phục vụ khảo sát trongđiều kiện gió thực
Mạch đo có chức năng xác định điện áp và cường độ dòng điện mà Windbelt cung cấpcho 1 tải Những số liệu thu được sẽ giúp tính toán công suất của Windbelt, từ đó xâydựng phương án làm mạch nạp để lưu trữ năng lượng điện sinh do Windbelt sinh ra vàopin
2.2 Nguyên lý mạch đo
Để đảm bảo những yêu cầu nêu trên, nguyên lý mạch đo được thiết kế như hình 17
Hình 17 :Sơ đồ nguyên lý mạch đo
- Input: Tín hiệu đầu vào Tín hiệu này được kết nối đến vi điều khiển ở dạng điện
áp tương tự (Analog) đối với cả đo điện áp và đo cường độ dòng điện Vì cường
độ dòng điện là thông số mà vi điều khiển không thể hiểu trực tiếp nên tín hiệuđầu vào của cường độ dòng điện được chuyển về dạng điện áp thông qua 1 môđuncảm biến dòng
- Khối vi điều khiển: Có chức năng nhận tín hiệu vào từ khối Input ở dạng điện áptượng tự, chuyển tín hệu tương tự sang tín hiệu số nhờ các bộ chuyển đổi ADC,sau đó cho tín hiệu ra nối với khối Output để hiển thị lên máy tính
- Khối Output: Nhận tín hiệu số từ vi điều khiển và hiển thị lên máy tính qua cổngUSB
Trang 23- Khối nguồn: Có chức năng cấp nguồn điện áp 1 chiều cho vi điều khiển, môđuncảm biến dòng và các linh kiện liên quan của mạch
2.3 Thiết kế, chế tạo mạch đo
- Vi điều khiển: Atmega 8 (hình 19) và chân đế
- Mô đun cảm biến dòng: ACS712 5A (hình 20)
- Bộ nguồn: 1 jac DC, 1 ổn áp LM7805, 2 tụ hóa 2200F/16V
Trang 24Hình 19: Mạch đo điệp áp và cường độ dòng điện
2.4 Hoàn thiện mạch đo
Mạch đo chế tạo có một số hạn chế như:
- Nguồn dùng trực tiếp điện dân dụng thông qua một Adapter 5V, gây hạn chế vềkhông gian, vị trí thực nghiệm
- Kết nối trực tiếp với máy tính thông qua dây USB với giao thức UART, cũng gâyhạn chế về vị trí thực nghiệm và công sức thực nghiệm
- Dữ liệu chỉ có thể lấy trực tiếp, chưa có phương án lưu trữ, gây khó khăn trongviệc thu thập và xử lý dữ liệu
Do đó yêu cầu thiết kế và lắp ráp hoàn thiện mạch đo, vẫn giữ nguyên chức năng đo điện
áp, dòng điện và công suất, đồng thời có thêm các tính năng:
- Sử dụng nguồn pin rời, có khả năng cơ động không phụ thuộc vị trí có nguồn điện
- Lưu dữ liệu vào thẻ nhớ, phục vụ thu thập dữ liệu trong thời gian dài, không mấtcông sức chờ lấy dữ liệu trực tiếp
- Kết nối không dây lên máy tính, phục vụ kiểm tra trạng thái hoạt động từ xa, thuậntiện cho việc thu thập và xử lý dữ liệu
2.4.1 Lắp ráp hoàn thiện mạch đo
Trang 25Hình 20: Nguồn pin cho mạch đo
- Module vi xử lý: Sử dụng chip vi xử lý PIC
Hình 21: Module vi xử lý PIC
- Module cảm biến dòng ACS 712-5A
Chức năng: đo dòng điện dựa trên hiệu ứng Hall, cảm biến điện áp
Độ nhạy: 63 – 190mV/A
Trang 26Hình 22: Module cảm biến dòng ACS712 – 5A
Trang 27- Module thu phát không dây bằng wifi
Hình 24: Module thu và đưa dữ liệu lên máy tính qua cổng USB
Hình 25: Module truyền phát dữ liệu từ mạch đo
2.4.1.2 Lắp ghép mạch hoàn chỉnh
Sử dụng công cụ như mỏ hàn cùng các nguyên, phụ liệu như thiếc hàn, nhựa thông và cácdây nối để ghép các chi tiết, module thành mạch hoàn chỉnh
Trang 28Hình 26: Các module sau khi được ghép nối
Trang 292.4.2.1 Chức năng đo điện áp, cường độ dòng và công suất
Tiến hành kiểm nghiệm độ chính xác khi đo các thông số của mạch bằng 2 phương pháp:
mô phỏng bằng phần mềm mô phỏng điện Proteus 8.0 và đo thực nghiệm với mẫu thử.Tiến hành kiểm nghiệm bằng mô phỏng với mẫu thử là tín hiệu điện áp vào 12V, tải làđiện trở công suất 2,4 Kết quả mô phỏng thu được như trên hình 61
Tiếp tục kiểm tra chức năng đo các thông số điện áp, cường độ dòng điện và công suấtbằng thực nghiệm Ta sử dụng mẫu thử là 1 quả pin tiểu AA (pin con thỏ) với điện áp củapin là khoảng 1,5V Kết quả thu được cho thây điện áp đo được khoảng 1,49 đến 1,53Vnhư trên hình 62
Hình 28: Mô phỏng thử nghiệm chức năng đo của mạch
Trang 30Hình 29: Kết quả kiểm nghiệm mạch với Pin AA
2.4.2.2 Chức năng hiển thị bằng kết nối không dây
Tiến hành thử nghiệm bằng cách đặt mạch đo tại một vị trí cách máy tính 100m để thửnghiệm bộ thu phát và hiển thị dữ liệu
Kết quả là bộ thu, phát hoạt động bình thưởng, dữ liệu thu được và hiển thị lên máy tínhkhông bị gián đoạn
Trang 31Hình 30: Dữ liệu truyền về từ khoảng cách 100m
2.4.2.3 Thử nghiệm chức năng lưu kết quả lên thẻ nhớ
Với Module đọc thẻ nhớ MicroSD/TF hỗ trợ thẻ nhớ 1G, ta có thể đo và lưu dữ liệu lênthẻ nhớ để phục vụ công tác xử lý và lưu trữ Dữ liệu có thể được định dạng excel hoặctext tùy yêu cầu xử lý và dung lượng Em đã tiến hành thử cả 2 phương án, và đều chokết quả tốt, duy chỉ có điều lưu file trực tiếp dưới dạng Excel chưa thực sự thuận tiện choviệc xử lý do nguyên nhân hiển thị Vì thế, em quyết định để file lưu dưới định dạng textrồi mới chuyển qua excel để xử lý
Trang 32Hình 31: Định dạng file lưu thẻ nhớ dưới dạng Excel
Hình 32: Định dạng file lưu thẻ nhớ dưới dạng text
2.4.3 Đánh giá khả năng làm việc và tính năng của mạch đo mới
2.4.3.1 Khả năng làm việc
Mạch đo được hoàn thiện và chế tạo mới cho thấy khả năng làm việc ổn định, độ chínhxác khá cao, độ tin cậy lớn hơn, tính năng mới ưu việt hơn mạch đo đã chế tạo trước đó
- Độ chính xác đo
- Khả năng cơ động với nguồn Pin rời
- Khả năng truyền phát dữ liệu
- Khả năng lưu trữ dữ liệu
Trang 33- Khoảng cách truyền dữ liệu: 100m (có thể lớn hơn)
- Độ chính xác: Chỉ phụ thuộc module cảm biến dòng và có thể hiệu chỉnh
• Độ nhạy module cảm biến dòng: 63 – 190 mV/A
• Sai số đầu ra: 1,5%
- Lưu trữ dữ liệu với dung lượng tối đa 1G
- Tần số lấy mẫu (có thể điều chỉnh): 5 mẫu/giây
Trang 34CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM 3.1 Mô hình Windbelt thực nghiệm trong ống khí động
Hình 33: Mô hình Windbelt trong thử nghiệm trong ống khí động
Do điều kiện thí nghiệm là trong ống khí động, với mục đích khảo sát các yếu tố ảnhhưởng đến hoạt động của Windbelt nên sử dụng mô hình đã chế tạo với kích thước nhỏ,các thông số cụ thể như sau:
- Cuộn dây: Sử dụng một cuộn dây 2500 vòng có sợi dây đường kính 0,12mm Haiđầu của cuộn dây được nối với một diode cầu chỉnh lưu để chỉnh lưu dòng điệnthành một chiều và qua 1 tụ lọc phẳng
- Nam châm: sử dụng 1 cặp nam châm vĩnh cửu có từ trường lớn, có hình dạng dẹt,tròn, kích thước (đường kính x độ dày) là 20x2mm
- Dây dao động: yêu cầu dây phải mảnh, chắc, chịu được tần suất biến dạng lớn Có
2 phương án tối ưu đó là sử dụng vài dù hoặc dây film camera Dây sử dụng cóchiều dài 30cm, rộng 1cm
- Khung: giá lắp đặt các thiết bị được làm từ gỗ ép 3mm, có khả năng điều chỉnh vịtrí, hướng, góc làm việc khác nhau
3.2 Thiết kế, chế tạo mô hình Windbelt thử nghiệm trong điều kiện thực tế
Windbelt đã được chế tạo và thử nghiệm trong ống khí động cho kết quả hoạt động được
ở tốc độ gió thấp, tuy nhiên công suất và điện áp sinh ra phụ thuộc vào mức độ ổn định
Trang 35của gió, các tải (thiết bị điện tử nhỏ, đèn LED…) chỉ vận hành được khi có gió Vì thế,
em đề xuất 2 phương án phát triển, ưu hóa là:
- Về mặt khí động học: Thử nghiệm với mô hình có kích thước lớn hơn Nếu thờigian cho phép, có thể tiến hành tối ưu hóa thiết kế để giảm ảnh hưởng bởi độ ổnđịnh của gió
- Về mặt điện tử: Tiến hành chỉnh sửa, tối ưu các thiết bị như cuộn dây, các mạchđầu ra… Ngoài ra, thực hiện hoàn thiện các chức năng của mạch đo để phục vụcông tác đo thực nghiệm ngoài trời
- A : Diện tích quét (diện tích khi dây dao động quét được)
Từ công thức trên, ta thấy nếu coi mật độ không khí là không đổi, điều kiện gió tại cùngmột thời điểm, cùng một vị trí sẽ không đổi thì năng lườn gió mà Windbelt có thể hấp thụchỉ phụ thuộc vào diện tích quét
Hình 34: Minh họa diện tích quét của Windbelt
Diện tích quét được tính theo công thức:
0
2 L
A ydx [4]
Trong đó:
- yf x( ) : Phương trình đường cong dao động của dây (giả thiết có dạng Parabol)
- L : Chiều dài dây dao động
Trang 36Từ công thức trên, ta có thể dễ dàng thấy được khi tăng chiều dài dây dao động thì diệntích quét của Windbelt tăng, kéo theo năng lượng gió mà nó hấp thụ tăng, dẫn đến tăngcông suất điện có thể sản sinh.
3.2.1.2 Cơ sở lý thuyết về mặt điện từ
Công suất điện mà Windbelt có thể sản sinh phụ thuộc điện áp và cường độ dòng điện:
P U I Tuy nhiên với mỗi tải tiêu thụ, công suất này có thể khác nhau, tùy thuộc điện trở của tải
Vì thế giá trị công suất phụ thuộc tải, thay vì xác định trực tiếp công suất, ta có thể thôngqua giá trị điện áp mà Windbelt sinh được Giá trị này có thể xác định theo công thức lýthuyết như sau:
c
U NfA B [5]
Trong đó:
- N : Số vòng của cuộn dây
- A c : Tiết diện vòng dây
- B : Cảm ứng từ (phụ thuộc nam châm)
, với v là vận tốc gió, d biên độ dao động của flutter
Ta thấy được điện áp phụ thuộc số vòng dây, tiết diện vòng dây, cảm ứng từ, tần số daođộng flutter Vì thế, để tăng điện áp, ta có thể tăng 1 trong các thông số trên hoặc tăng tấtcả
3.2.2 Tính toán sơ bộ
Dự kiến chế tạo mô hình với thông số như sau
- Chiều dài dây dao động: 700 mm
- Kích thước nam châm: 20 2 mm
- Số vòng dây: 500 vòng
- Đường kính vòng dây: 25 mm
- Cảm ứng từ của nam châm B0.02T
3.2.2.1 Năng lượng gió mà Windbelt có thể hấp thụ
Giả sử dây dao động qua 3 điểm với các tọa độ (0;0),(35;1,5),(70;0) Phương trìnhparabol dao động thu được là:
3 21,124 10 0.086
Trang 37Năng lượng gió mà Windbelt có thể hấp thụ (ở vận tốc gió 5m/s):
c
d
A m
: Tiết diện vòng dây
- B0.02T : Cảm ứng từ của nam châm
3.2.3 Thiết kế chi tiết
3.2.3.1 Thiết kế khung giá, trụ giữ dây dao động
Để phục vụ thử nghiệm nên phần khung sẽ được chia thành 2 phần là giá đỡ và trụ giữ,
có thể lắp ghép và tháo rời riêng biệt Giá đỡ có dạng tấm mỏng, trụ giữ có dạng khối vớicác tai được khoan lỗ, 2 chi tiết này được liên kết với nhau bằng bu lông
Kích thước cơ bản của giá đỡ:
• Chiều dài: 700mm
• Chiều rộng: 70mm
• Độ dày: 10mm