GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu SGK Đề 1: Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan.. Ngôn ngữ của lí trưởng không mang kiểu cách... Nội dung tru
Trang 1GIÁO ÁN GỮ VĂN LỚP 12
NGHỊ LUẬN VỀ MÔT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
I Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
+ Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi; tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi;
+ Cách thức triển khai bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi; giới thiệu khái quát về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi cần nghị luận; bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi theo định hướng của đề bài
- Kĩ năng: Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
- Thái độ: Ý thức huy động kiến thức và cảm xúc trải nghiệm của chính bản thân để viết bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi;
II Chuẩn bị của thầy và trò:
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
III Tiến trình bài giảng:
1 Kiểm tra bài cũ:
- Diễn biến tâm trạng của cô vợ nhặt?
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng?
Trang 22 Bài mới:
HĐI Hướng dẫn tìm hiểu đề và
lập dàn ý
HS đọc đề 1 GV tổ chức cho HS
thực hiện các yêu cầu (SGK)
Đề 1: Phân tích truyện ngắn Tinh
thần thể dục của Nguyễn Công
Hoan
- GV nêu yêu cầu và gợi ý, hướng
dẫn
Chú ý:
- Đặc sắc của truyện
- Mâu thuẫn và tính chất trào
phúng
- Đặc điểm ngôn ngữ truyện
- HS thảo luận về nội dung vấn đề
nghị luận, nêu được dàn ý đại
cương
I Tìm hiểu đề, lập dàn ý
1 Đề 1
a Tìm hiểu đề:
- Đặc sắc của kết cấu truyện: Truyện gồm những cảnh khác nhau tưởng như rời rạc (cảnh van xin, đút lót, thuê người đi thay, bị áp giải đi xem đá bóng), nhưng thật ra đều tập trung biểu hiện chủ đề: bọn quan lại cầm quyền cưỡng bức dân chúng để thực hiện một ý
đồ bịp bợn đen tối
- Mâu thuẫn và tính chất trào phúng của truyện:
+ Việc xem đá bóng vốn mang tính chất giải trí bỗng thành một tai hoạ giáng xuống người dân
+ Sự tận tuy, siêng năng thực thi lệnh trên của lí trưởng đã gặp phải mọi cách đối phó của người dân khốn khổ
- Đặc điểm của ngôn ngữ truyện:
+ Ngôn ngữ người kể chuyện: rất ít lới, mỗi cảnh có khoảng 2 dòng, như muốn để người đọc thiểu lấy ý nghĩa
+ Ngôn ngữ các nhân vật: lời đối thoại rất tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng thân phận và trình độ của
họ Ngôn ngữ của lí trưởng không mang kiểu cách
Trang 3hành chính nào cả Qua ngôn ngữ các nhân vật, người đọc có thể hình dung đó là một xã hội hỗn độn
- Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán của truyện: Tác già dùng bút pháp trào phúng để châm biếm trò lừa bịp của chính quyền Nội dung truyện không phải hoàn toàn bia đặt Để tách người dân khỏi ảnh hưởng của các phong trào yêu nước, thực dân Pháp đã bày ra các trò thể dục thể thao (đua xe đạp, thi bơi lội, đấu bóng đá) để đánh lạc hướng Do đó truyện cười ra nước mắt này có ý nghĩa hiện thực, có giá trị châm biếm sâu sắc
b) Gợi ý xây dựng dàn bài
Mở bài : Giới thiệu ngắn gọn về truyện ngắn Tinh thần thể dục của nhà văn Nguyễn Công Hoan
Thân bài
- Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Tinh thần thể dục: kết cấu truyện độc đáo mâu thuẫn trong truyện nhiều dạng vẻ và ý nghĩa của cái cười trong truyện ngắn Tinh thần thể dục
Kết bài: Qua tác phẩm, cần thấy được mối quan hệ giữa văn học và thời sự ; văn học và sự thức tỉnh xa hội
2 Đề 2
a.Tìm hiểu đề, định hướng bài viết:
Trang 4GV tổ chức cho HS nhận xét về
nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong
Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
(có so sánh với chương Hạnh
phúc một tang gia- Trích Số đỏ
của Vũ Trọng Phụng)
- GV nêu yêu cầu và gợi ý
- HS thảo luận và trình bày
- Đề yêu cầu nghị luận về một khía cạnh của tác phẩm: nghệ thuật sử dụng ngôn từ
- Các ý cần có:
+ Giới thiệu truyện ngắn Chữ người tử tù, nội dung
và đặc sắc nghệ thuật, chủ đề tư tưởng của truyện + Tài năng nghệ thuật trong việc sử dụng ngôn ngữ để dựng lại một vẻ đẹp xưa- một con người tài hoa, khí phách, thiên lương nên ngôn ngữ trang trọng (dẫn chứng ngôn ngữ Nguyễn Tuân khi khắc họa hình tượng Huấn Cao, đoạn ông Huấn Cao khuyên quản ngục)
+ So sánh với ngôn ngữ trào phúng của Vũ Trọng
Phụng trong Hạnh phúc của một tang gia để làm nổi
bật ngôn ngữ Nguyễn Tuân
b Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Thân bài:
+ Tài năng nghệ thuật trong việc sử dụng ngôn ngữ + So sánh với ngôn ngữ trào phúng của Vũ Trọng
Phụng trong Hạnh phúc của một tang gia
- Kết bài: Nhận xét, đánh giá về ý nghĩa của sự khác nhau về giọng văn, từ ngữ trong hai tác phảm và đoạn trích
Trang 5HĐII
Từ hai bài tập trên, GV tổ chức
cho HS rút ra cách làm bài văn
nghị luận về một tác phẩm, một
đoạn trích văn xuôi
- HS phát biểu GV nhận xét, nhấn
mạnh những ý cơ bản
II Đối tượng, nội dung của nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
- Đối tượng rất đa dạng: có thể là giá trị nội dunng và nghệ thuật của tác phẩm nói chung, có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của một tác phẩm hoặc của các tác phẩm, các đoạn trích khác nhau
- Bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi thường có các nội dung:
+ Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận
+ Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích
+ Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích
HĐIII Hướng dẫn luyện tập
HS thảo luận nhóm và lập dàn ý
cho đề bài:
Nghệ thuật châm biếm, đả kích
trong truyện ngắn “Vi hành” của
Nguyễn ái Quốc
III Luyện tập
- Tìm hiểu đề: Yêu cầu nghị luân về một khía cạnh của tp: đòn châm biếm, đả kích trong truyện ngắn “Vi hành” của NAQ
- Các ý cần có:
+ Truyện ngắn “Vi hành” châm biếm, đả kích vua bù nhìn Khải Định và bọn mật thám Pháp trong chuyến
KĐ công du sang Pháp dự đấu xảo Pa – ri
Trang 6Chú ý: kết bài viết cần có những
nhận định về giá trị tư tưởng và
nghệ thuật của truyện ngắn
- Đòn châm biếm, đả kích tập trung vào các mặt: + Biến KĐ thành một tên hề (màu da khác lạ, ăn mặc nhố nhăng)
+ + Biến KĐ thành một kẻ có hành động lén lút, đáng ngờ ( vi hành vào những chón ăn chơi, vào tiệm cầm
đồ + Biến mật thám Pháp thành những người phục vụ tận tuỵ ( bám lấy đế giày …)
3 Củng cố:
- Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
- Cách xây dựng dàn ý cho bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn
xuôi
4 Hướng dẫn học bài:
- Củng cố, hoàn thiện các kiến thức về văn học được học trong chương trình
- Soạn " Rừng xà nu" theo hệ thống câu hỏi trong SGK