Nội dung thực hiện: Nội dung 1: nghiên cứu, tìm hiểu về cơ cấu của stator động cơ điện một chiều không chổi than BLDC Nội dung 2: Nghiên cứu, tìm hiểu về vi điều khiển STM32F4103, cá
Trang 1o0o
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên: Ngô Thị Hồng Vương MSSV: 14141377
Chuyên ngành: Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử Truyền Thông Mã ngành: 41
I TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÁY TỰ ĐỘNG QUẤN DÂY CHO
STATOR ĐỘNG CƠ BLDC
II NHIỆM VỤ
1 Các số liệu ban đầu:
Tìm hiểu các tài liệu về động cơ BLDC
2 Nội dung thực hiện:
Nội dung 1: nghiên cứu, tìm hiểu về cơ cấu của stator động cơ điện một chiều không chổi than (BLDC)
Nội dung 2: Nghiên cứu, tìm hiểu về vi điều khiển STM32F4103, cách kết nối, giao tiếp với máy tính, đọc tín hiệu, xuất xung
Nội dung 3: Tìm hiểu về các linh kiện, thiết bị sử dụng trong mô hình điều khiển: driver AC servo, Step motor, cảm biến sợi quang, motor quay…
Nội dung 4: Nghiên cứu giải thuật, viết chương trình điều khiển
Nội dung 5: Dựa trên những nghiên cứu tìm hiểu về các linh kiện, thiết bị điện cũng như cơ cấu của động cơ điện, tiến hành tính toán thiết kế và thi công mô hình (tủ điện, cơ khí…)
Nội dung 6: Viết báo cáo thực hiện đồ án
Nội dung 7: Bảo vệ đề tài tốt nghiệp
III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
V HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Th.S Nguyễn Thanh Bình
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Đề tài này là do chúng tôi tự thực hiện dựa vào một số tài liệu trước đó và không sao chép
từ tài liệu hay công trình đã có trước đó
Những người thực hiện đề tài
Ngô Thị Hồng Vương
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Nhóm thực hiện xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Thanh Bình_Giảng viên
bộ môn Vi Xử Lý đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tạo điều kiện để chúng em hoàn thành tốt đề tài
Nhóm thực hiện gửi lời chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Điện-Điện Tử đã tạo những điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành đề tài
Nhóm thực hiện gửi lời cảm ơn chân thành đến Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Avant Garde Việt Nam và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Trí Việt đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhóm em thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn!
Những người thực hiện đề tài
Ngô Thị Hồng Vương
Trang 4DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Stator động cơ BLDC 4
Hình 2.2: Rotor có nam châm gắn trên bề mặt 5
Hình 2.3: Rotor có nam châm ẩn bên trong lõi 5
Hình 2.4: Các loại rotor của động cơ BLDC 6
Hình 2.5: Sơ đồ nguyên lý và hình ảnh chip STM32F103C8T6 7
Hình 2.6: Nguồn tổ ong 24V 12
Hình 2.7: Động cơ bước 13
Hình 2.8: Driver điều khiển động cơ bước 14
Hình 2.9: Cấu tạo động cơ AC Servo 16
Hình 2.10: Sơ đồ mô tả kết nối thiết bị điều khiển Driver và động cơ AC Servo 17
Hình 2.11: Hình minh họa các thành phần của bộ Driver 17
Hình 2.12: Bộ lọc nhiểm điện áp xoay chiều 19
Hình 2.13: Hình ảnh Xi lanh 20
Hình 2.14: Cảm biến hành trình D-Z73 20
Hình 2.15: Sơ đồ mạch điều khiển 20
Hình 2.16: Cảm biến quang EE-SX671 21
Hình 2.17: Sơ đồ nguyên lý cảm biến quang EE-SX671 22
Hình 2.18: Hình ảnh MCB 22
Hình 2.19: Hình ảnh Contactor 23
Hình 3.1: Hình ảnh mô phỏng máy quấn dây 24
Hình 3.2: Sơ đồ khối của máy tự động quấn dây 25
Hình 3.3: Hình ảnh mô tả kết nối các thiết bị 26
Hình 3.4: Sơ đồ kết nối cảm biến D-Z73 26
Hình 3.5: Sơ đồ kết nối cảm biến quang 27
Trang 5Hình 3.6: Sơ đồ khối mạch ngõ ra 28
Hình 3.7: Đồ thị thể hiện mối liên hệ giữa Ic và Vce trên opto TLP-280 28
Hình 3.8: Sơ đồ nguyên lý 1 kênh mạch ngõ ra 29
Hình 3.9: Sơ đồ khối mạch ngõ vào 30
Hình 3.10: Sơ đồ nguyên lý mạch ngõ vào 30
Hình 3.11: Sơ đồ nguyên lý mạch vi xử lý 31
Hình 3.12: Sơ đồ khối mạch nguồn 32
Hình 3.13: Sơ đồ nối dây các thiết bị trong tủ điện 33
Hình 4.1: Tạo một dự án mới 35
Hình 4.2: Đặt tên dự án và chọn nơi lưu dự án 36
Hình 4.3: Thanh công cụ Libraries và nút Libraries 37
Hình 4.4: Cửa sổ “Available Libraries” 38
Hình 4.5: Board PCB ban đầu 39
Hình 4.6: Chuyển sơ đồ nguyên lý sang sơ đồ PCB 39
Hình 4.7: Cửa số “Engineering Change Order” 40
Hình 4.8: Các linh kiện chưa được sắp xếp 40
Hình 4.9: Lớp trên board mạch 41
Hình 4.10: Lớp dưới của board mạch 42
Hình 4.11: Hình mô phỏng mặt trên board mạch khi chưa có linh kiện 42
Hình 4.12: Hình mô phỏng mặt dưới board mạch khi chưa có linh kiện 43
Hình 4.13: Hình mô phỏng 3D mặt trên của board 43
Hình 4.14: Hình mô phỏng 3D mặt dưới của board 44
Hình 4.15: Kiểm tra nguồn cấp vào cho mạch điều khiển 48
Hình 4.16: Kiểm tra nguồn 3.3v cấp cho vi xử lý 48
Hình 4.17: Sơ đồ bố trí các thiết bị trong tủ điện 50
Trang 6Hình 4.18: Tủ điện sau khi đã hoàn thiện 51
Hình 4.19: Kiểm tra điện áp ngõ ra của MCB bằng VOM 52
Hình 4.20: Vị trí các thiết bị trong cơ cấu quấn 53
Hình 4.21: Vị trí cảm biến quang 53
Hình 4.22: Vị trí cảm biến hành trình trên xilanh 53
Hình 4.23: Phía trong hộp nhựa 54
Hình 4.24: Nắp hộp nhựa 54
Hình 4.25: Lưu đồ giải thuật của chương trình chính 55
Hình 4.26: Lưu đồ trở về vị trí ban đầu 56
Hình 4.27: Lưu đồ chương trình bắt đầu quấn 57
Hình 4.28: Lưu đồ Chương trình con quấn 6 cuộn 58
Hình 4.29: Lưu đồ quấn 1 cuộn 59
Hình 4.30: Lưu đồ chương trình CachQuan 60
Hình 4.31: Lưu đồ cách quấn 1 lớp 62
Hình 4.32: Lưu đồ chương trình MayQuanDay1_Handle() 63
Hình 4.33: Lưu đồ chương trình con chỉnh góc quấn 64
Hình 4.34: Lưu đồ chương trình lưu góc 65
Hình 4.35: Màn hình Download Arduino IDE 66
Hình 4.36: Mở chương trình cài đặt 66
Hình 4.37: Màn hình cài đặt “License Agreemen” 67
Hình 4.38: Màn hình cài đặt “Installation Options” 67
Hình 4.39: Màn hình chờ cài đặt 68
Hình 4.40: Màn hình cài đặt driver 68
Hình 4.41: Màn hình cài đặt hoàn thành 69
Hình 4.42: Tạo một project mới 69
Trang 7Hình 4.43: Màn hình viết code 70
Hình 4.44: Biên dịch code 71
Hình 4.45: Kết nối với cổng COM3 71
Hình 4.46: Màn hình biên dịch thành công 72
Hình 4.47: Giao diện phần mềm Microsoft Vitual Studio 72
Hình 4.48: Cách tạo một dự án mới 73
Hình 4.49: Chọn môi trường soạn thảo phần mềm 73
Hình 4.50: Giao diện soạn thảo phần mềm 74
Hình 4.51: Thanh công cụ Toolbox 74
Hình 4.52: Thanh công cụ Properties 75
Hình 4.53: Giao diện sau khi thiết kế 76
Hình 4.54: Lập trình hoạt động tại cửa sổ “Form1.cs” 76
Hình 4.55: Vị trí đặt lõi sắt trong mâm xoay 77
Hình 4.56: Vị trí các thiết bị trong cơ cấu quấn 77
Hình 4.57: Vị trí MCB trong tủ điện 78
Hình 4.58: Các nút nhấn dùng để điều khiển máy 78
Hình 4.59: Cuộn dây đã quấn hoàn thiện 79
Hình 5.1: Khung máy sau khi hoàn thành 81
Hình 5.2: Bàn làm việc của máy 82
Hình 5.3: Lõi sắt sau khi được quấn hoàn thiện 83
Trang 8DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: So sánh động cơ BLDC với động cơ điện một chiều thông thường 3
Bảng 2.2: Cài đặt cường độ dòng điện 15
Bảng 2.3: Cài đặt vi bước cho driver 15
Bảng 3.1: Các ngõ vào được sử dụng 34
Bảng 3.2: Các ngõ ra được sử dụng 34
Bảng 4.1: Danh sách các linh kiện 44
Bảng 4.2: Danh sách các thiết bị 49
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDC: Brushless Direct Current
UART: Universal Asynchronous Receiver – Transmitter
USART: Universal Synchronous/Asynchronous Receiver/Transmitter
MCB: Miniature Circuit Breaker
LSB: Least Significant Bit
Trang 10MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP i
Chương 1 TỔNG QUAN 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU 1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1
1.4 GIỚI HẠN 2
1.5 BỐ CỤC 2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ BLDC (BRUSHLESS DIRECT CURRENT) 3 2.2 GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG 6
2.2.1 Vi điều khiển STM32F103C8T6 6
2.2.2 Cấu hình chi tiết của STM32F103C8T6: 7
2.2.3 Giao Tiếp UART: 8
a Các khái niệm liên quan đến giao tiếp qua module UART gồm: 9
b Giới thiệu chuẩn giao tiếp RS-485 9
c Một số vấn đề liên quan đến chuẩn RS-485 10
2.2.4 Nguồn tổ ong 24V-5A: 12
2.2.5 Động cơ bước 13
2.2.6 Mạch Điều Khiển Động Cơ Bước TB6600 14
2.2.7 Động cơ AC Servo (Megatorque Motor): 15
a Tính năng: 15
b Thông số kỹ thuật: 16
c Thông số kỹ thuật 18
2.2.8 Bộ lọc nhiễu: 18
2.2.9 Xi lanh 19
2.2.10 Cảm biến hành trình xi lanh D-Z73 20
Chương 3 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ 24
3.1 GIỚI THIỆU 24
3.2 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 25
3.2.1 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống 25
Trang 113.2.2 Tính toán và thiết kế mạch 26
a Thiết kế khối cảm biến 26
b Thiết kế khối ngõ ra: 27
c Thiết kế khối ngõ vào: 29
d Thiết kết khối vi xử lý: 31
e Khối nguồn: 32
3.2.3 Sơ đồ nguyên lý của toàn mạch: 32
a Sơ đồ nguyên lý toàn mạch bộ điều khiển: 32
b Sơ đồ bố trí: 33
Chương 4 THI CÔNG HỆ THỐNG 35
4.1 GIỚI THIỆU 35
4.2 THI CÔNG HỆ THỐNG 35
4.2.1 Thi công board mạch 35
4.2.2 Lắp ráp và kiểm tra 47
4.2.3 Lắp ráp tủ điện 48
4.2.4 Lắp ráp cảm biến 52
4.3 ĐÓNG GÓI VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH 54
4.3.1 Đóng gói bộ điều khiển 54
4.4 LẬP TRÌNH HỆ THỐNG 55
4.4.1 Lưu đồ giải thuật 55
4.4.2 Phần mềm lập trình cho vi điều khiển 65
4.5 Phần mềm viết giao diện: 72
4.6 VIẾT TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, THAO TÁC 76
Chương 5: KẾT QUẢ_NHẬN XÉT_ĐÁNH GIÁ 80
5.1 KẾT QUẢ THỰC HIỆN 80
5.2 ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT 83
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 84
6.1 KẾT LUẬN 84
6.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN 84
Phụ Lục 86
Tài liệu tham khảo 102
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Các thành tựu đạt được ở nữa đầu thế kỷ XX trong lĩnh vực tự động hóa đã cho phép chế tạo ra nhiều loại máy tự động, liên kết giữa phần cứng và mềm góp phần thúc đẩy, phát triển và ứng dụng linh hoạt tự động hóa vào quy trình sản xuất công nghiệp
Từ thực tế quá trình thực tập và làm việc tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Avant Garde Việt Nam, nhóm thực hiện đề tài đã được tiếp xúc, làm việc và nhận ra tầm quan trọng của
tự động hóa trong sản xuất công nghiệp Nhóm thực hiện đề tài đã nhận thấy một số công đoạn nhất định vẫn phụ thuộc vào lao động thủ công, cụ thể trong sản xuất stator động cơ điện một chiều không chổi than (BLDC) Với cấu tạo gồm lõi sắt và các cuộn dây đồng quấn quanh các cặp cực, việc quấn dây đồng cho động cơ BLDC phức tạp hơn so với cách quấn dây động cơ xoay chiều thông thường Chính vì lý do đó, nên quá trình sản xuất động
cơ BLDC tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Avant Garde Việt Nam còn nhiều công đoạn phải làm bằng phương pháp thủ công, dẫn đến năng suất còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao
Nhằm khắc phục những hạn chế của việc quấn stator bằng tay như lỗi sản phẩm và tốn nhiều nhân công, nhóm thực hiện đã quyết định chọn đề tài: “Thiết kế và thi công máy tự động quấn dây cho stator động cơ BLDC” Đề tài này cũng là cơ hội để nhóm thực hiện có thể áp dụng những kiến thức đã được học ở trường vào nhìn nhận và giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong quá trình sản xuất thực tế
1.2 MỤC TIÊU
Thiết kế và thi công máy tự động quấn dây cho stator động cơ BLDC
Máy vận hành hoạt động ổn định quấn được sản phẩm hoàn thiện
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG 1: nghiên cứu, tìm hiểu về cơ cấu của stator động cơ điện một chiều không chổi than (BLDC)
NỘI DUNG 2: Nghiên cứu, tìm hiểu về vi điều khiển STM32F4103, cách kết nối, giao tiếp với máy tính đọc tín hiệu, xuất xung
Trang 13 NỘI DUNG 3: Tìm hiểu về các linh kiện, thiết bị sử dụng trong mô hình điều khiển: driver AC servo, động cơ bước…
NỘI DUNG 4: Nghiên cứu giải thuật, viết chương trình điều khiển
NỘI DUNG 5: Dựa trên những nghiên cứu tìm hiểu về các linh kiện, thiết bị điện cũng như cơ cấu của động cơ điện, tiến hành tính toán thiết kế và thi công mô hình (tủ điện,
cơ khí…)
NỘI DUNG 6: Viết báo cáo thực hiện đồ án
NỘI DUNG 7: Bảo vệ đề tài tốt nghiệp
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
Chương này trình bày các lý thuyết có liên quan đến các vấn đề mà đề tài sẽ dùng để thực hiện thiết kế, thi công cho đề tài
Chương 3: Thiết Kế và Tính Tóan
Chương này giới thiệu tổng quan về các yêu cầu của đề tài và các tính toán, thiết kế Chương gồm những phần như: thiết kế sơ đồ khối hệ thống, sơ đồ nguyên lý toàn mạch, tính toán thiết kế mạch
Chương 4: Kết Quả, Nhận Xét và Đánh Giá
Tính toán, thiết kế lắp ráp phần cơ khí, điện, viết chương trình điều khiển cho mô hình máy quấn dây tự động
Chương 5: Kết Luận và Hướng Phát Triển
Chương này trình bày về những kết quả mà đồ án đạt được, những hạn chế, từ đó rút ra kết luận và hướng phát triển để giải quyết các vấn đề tồn đọng để đồ án hoàn thiện hơn
Trang 14Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ BLDC (BRUSHLESS DIRECT CURRENT)
Động cơ một chiều không cổ góp (BLDC) từ lâu đã được ứng dụng rộng rãi trong các
hệ truyền động công suất nhỏ (vài W đến vài chục W) như trong các ổ đĩa quang, quạt làm mát trong máy tính cá nhân, thiết bị văn phòng (máy in, scan…) Trong các ứng dụng đó, mạch điều khiển được thiết kế rất đơn giản và có độ tin cậy cao
Mặc dù được gọi là động cơ một chiều nhưng thực chất động cơ BLDC thuộc loại động
cơ xoay chiều đồng bộ sử dụng nam châm vĩnh cửu Nhưng có một lý do của tên gọi “động
cơ một chiều không cổ góp” là nó được tạo ra nhằm loại bỏ những nhược điểm của động
cơ một chiều trong khi vẫn giữ được đặc tính mômen/tốc độ tuyến tính và những ưu điểm trong điều khiển của động cơ một chiều Cụ thể là động cơ một chiều thông thường có hiệu suất cao và đặc tính của chúng thích hợp với các truyền động servo Tuy nhiên có hạn chế
là trong cấu tại của chúng cần có cổ góp và chổi than, những thành phần này dễ bị mòn và yêu cầu bảo trì, bão dưỡng thường xuyên [1]
So sánh BLDC với động cơ một chiều thông thường:
Mặc dù đặc tính tĩnh của động cơ BLDC và động cơ điện một chiều thông thường giống nhau, nhưng trên thực tế chúng có những khác biệt đáng kể, ở động cơ điện một chiều sự biến đổi chiều dòng điện nhờ vào hoạt động của cố góp và chổi than, nhưng với dộng cơ một chiều không chổi than, đổi chiều được thực hiện bằng cách sử dụng bán dẫn
Bảng dưới đây so sánh một số đặc tính cơ bản của hai loại động cơ
Bảng 2.1: So sánh động cơ BLDC với động cơ điện một chiều thông thường
Nội dung Động cơ điện một chiều thông
cổ góp
dễ bão dưỡng hoặc ít yêu cầu bão dưỡng
Trang 15Phương pháp xác
định vị trí rotor
Tự động xác định bằng chổi than Sử dụng cảm biến vị trí:
Cấu tạo động cơ BLDC
Stator: bao gồm lõi sắt (các lá thép kỹ thuật điện ghép với nhau) và các cuộn dây quấn Các lá thép và các cuộn dây được đặt trong các khe cắt phía trong của stator
Các bối dây được đặt trong khe và được nối liền nhau để tạo nên 1 cuộn dây, mỗi cuộn dây được phân bố trên chu vi của stator theo trình tự thích hợp để tạo nên một số chẵn các cực Cách bố trí và số rảnh trên stator của động cơ khác nhau thì cho ra số cực của động cơ khác nhau
Hình 2.1: Stator động cơ BLDC
Rotor của động cơ BLDC gồm có phần lõi bằng thép và các nam châm vĩnh cửu được gắn trên đó theo các cách khác nhau Về cơ bản có hai phương pháp gắn các nam châm vĩnh cửu trên lõi rotor:
Rotor có nam châm gắn trên bề mặt lõi:
Các nam châm vĩnh cửu được gắn trên bề mặt lõi rotor Kết cấu này đơn giản trong chế tạo nhưng không chắc chắn nên thường được sử dụng trong phạm vi tốc độ trung bình và thấp
Trang 16Hình 2.2: Rotor có nam châm gắn trên bề mặt
Rotor có nam châm ẩn bên trong lõi:
Trong lõi rotor có các khe dọc trục và các thanh nam châm vĩnh cửu được chèn vào các khe này Kết cấu này khó khăn trong chế tạo và lắp ráp, đặc biệt là khi công suất lớn, nhưng chắc chắn và được sử dụng trong các ứng dụng tốc độ cao
Hình 2.3: Rotor có nam châm ẩn bên trong lõi
Trong động cơ BLDC, các nam châm vĩnh cửu trên rotor tạo ra từ trường hướng tâm
và phân bố đều dọc theo khe hở không khí giữa stato và rotor
Vật liệu làm nam châm thông thường là ferit, mặc dù giá thành rẻ nhưng mật độ từ trường thấp Các loại nam châm được sản xuất từ các hợp kim đất hiếm có mật độ từ trường
Trang 17cao hơn, kích thước và trọng lượng thấp Điều này đặc biệt có ích đối với các động cơ công suất lớn
Hình 2.4: Các loại rotor của động cơ BLDC
Hall sensor: do đặc thù sức phản điện động có dạng hình thang nên cấu hình điều khiển thông thường của BLDC cần có cảm biến xác định vị trí của từ trường rotor so với các pha của cuộn dây stator Để làm được điều đó người ta dùng cảm biến hiệu ứng Hall, gọi tắt là Hall sensor
Sơ đồ nguyên lý và hình ảnh chip STM32F103C8T6
Trang 18Hình 2.5: Sơ đồ nguyên lý và hình ảnh chip STM32F103C8T6
Thạch anh 8Mhz chân 8-9 tạo xung đòng hồ cho các hoạt động của hệ thống
Thạch anh 32.768 Khz chân 3-4 tạo xung dung cho đồng hồ thực và Watchdog
2.2.2 Cấu hình chi tiết của STM32F103C8T6:
ARM 32-bit Cortex M3 với clock max là 72Mhz
Thạch anh nội dùng dao động RC ở mode 8Mhz hoặc 40khz
Sử dụng thạch anh ngoài 32.768khz được sử dụng cho RTC
Trong trường hợp điện áp thấp:
Có các mode: ngủ, ngừng hoạt động hoặc hoạt động ở chế độ chờ
Cấp nguồn ở chân Vbat bằng pin để hoạt động bộ RTC và sử dụng lưu trữ data khi mất nguồn cấp chính
2 bộ ADC 12 bit với 9 kênh cho mỗi bộ
Trang 19 Khoảng giá trị chuyển đổi từ 0 – 3.6V
Lấy mẫu nhiều kênh hoặc 1 kênh
Có cảm biến nhiệt độ nội
DMA: bộ chuyển đổi này giúp tăng tốc độ xử lý do không có sự can thiệp quá sâu của CPU
7 kênh DMA
Hỗ trợ DMA cho ADC, I2C, SPI, UART
7 timer
3 timer 16 bit hỗ trợ các mode IC/OC/PWM
1 timer 16 bit hỗ trợ để điều khiển động cơ với các mode bảo vệ như ngắt input, dead-time
2 watdog timer dùng để bảo vệ và kiểm tra lỗi
1 sysTick timer 24 bit đếm xuống dùng cho các ứng dụng như hàm Delay…
Hỗ trợ 9 kênh giao tiếp bao gồm:
2 bộ I2C (SMBus/PMBus)
3 bộ USART (ISO 7816 interface, LIN, IrDA capability, modem control)
2 SPIs (18 Mbit/s)
1 be CAN interface (2.0B Active)
USB 2.0 full-speed interface
Kiểm tra lỗi CRC và 96-bit ID
2.2.3 Giao Tiếp UART:
UART là viết tắt của Universal Asynchronous Receiver – Transmitter có nghĩa là truyền
dữ liệu nối tiếp bất đồng bộ UART là một mạch tích hợp được dùng trong truyền thông nối tiếp (Serial communication) qua port nối tiếp của máy tính hay thiết bị ngoại vi UART lấy từng byte dữ liệu, chuyển dữ liệu từ song song sang nối tiếp và truyền tuần tự từng bit riêng biệt lên kênh truyền nối tiếp Tại phía nhận, một khối UART khác sẽ tập hợp những bit nối tiếp nhận được lại thành các byte dữ liệu Để làm được những việc như vậy, bên trong UART có một thanh ghi dịch (shift register) đóng vai trò hỗ trợ chuyển đổi dữ liệu
từ dạng nối tiếp sang song song và ngược lại UART hỗ trợ truyền thông bất đồng bộ (asynchronous), nghĩa là dữ liệu truyền không phụ thuộc vào tín hiệu xung clock, do đó dữ liệu được truyền từ bên gửi sang bên nhận mà không cần phải có dây tín hiệu xung clock
Trang 20nối giữa bộ truyền và nhận Những chip hiện đại tích hợp bộ UART hỗ trợ cả truyền thông đồng bộ và bất đồng bộ, chúng được gọi là USART (Universal Synchronous/Asynchronous Receiver/Transmitter)
a Các khái niệm liên quan đến giao tiếp qua module UART gồm:
Tốc độ baud (baud rate): số bit truyền trong 1 giây
Frame: là một khung dữ liệu gồm bit bắt đầu (start bit), bit kết thúc (stop bit), các bit dữ liệu (data bits), bit kiểm lỗi (parity bit)
Start bit: là bit đầu tiên trong frame được truyền đi, báo hiệu với bên nhận rằng một frame dữ liệu đang tới
Data bits: là dữ liệu cần truyền đi, số bit dữ liệu không bắt buộc phải là 8 bit, LSB (Least Significant Bit) sẽ được truyền trước
Parity bit: bit kiểm tra lỗi của dữ liệu truyền
Stop bit: bit chỉ báo gói dữ liệu đã được truyền xong
b Giới thiệu chuẩn giao tiếp RS-485
Khi một mạng cần phải chuyển các khối nhỏ thông tin trên một khoảng cách dài,
RS-485 thường là chuẩn giao tiếp được lựa chọn Các nút mạng có thể là máy tính cá nhân, vi điều khiển, hoặc bất kỳ thiết bị có khả năng truyền thông nối tiếp không đồng bộ, so với Ethernet và giao diện mạng khác, phần cứng và giao thức yêu cầu của RS-485 đơn giản hơn và rẻ hơn
Năm 1983, Hiệp hội công nghiệp điện tử (EIA) đã phê duyệt một tiêu chuẩn truyền cân bằng mới gọi là RS-485, Đã được chấp nhận rộng rãi và sử dụng trong công nghiệp, y
tế, và dân dụng Có thể coi chuẩn RS-485 là một phát triển của RS-232 trong việc truyền
dữ liệu nối tiếp Những bộ chuyển đổi RS-232/RS-485 cho phép người dùng giao tiếp với bất kỳ thiết bị mà sử dụng liên kết nối tiếp RS-232 thông qua RS-485 Liên kết RS-485 được hình thành cho việc thu nhận dữ liệu ở khoảng cách xa và điều khiển cho những ứng dụng Những đặc điểm nổi trội của RS-485 là nó có thể hỗ trợ một mạng lên tới 32 trạm thu phát trên cùng một đường truyền, tốc độ baud có thể lên tới 115.200 cho một khoảng cách là 4000feet (1200m)
Với kiểu truyền cân bằng và các dây được xoắn lại với nhau nên khi nhiễu xảy ra ở dây này thì cũng xảy ra ở dây kia tức là hai dây cùng nhiễu giống nhau Điều này làm cho điện
Trang 21áp sai biệt giữa hai dây thay đổi không đáng kể nên tại nơi thu vẫn nhận được tín hiệu đúng nhờ tính năng đặc biệt của bộ thu đã loại bỏ nhiễu Liên kết RS-485 được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, nơi mà môi trường nhiễu khá cao và sự tin tưởng vào tính ổn định của hệ thống là điều quan trọng Bên cạnh đó khả năng truyền thông qua khoảng cách xa ở tốc độ cao cũng rất được quan tâm, đặc biệt là tại những nơi mà có nhiều trạm giao tiếp được trải ra trên diện rộng
c Một số vấn đề liên quan đến chuẩn RS-485
Truyền dẫn cân bằng: Hệ thống truyền dẫn cân bằng gồm có hai dây tín hiệu A, B nhưng không có dây mass, sở dĩ được gọi là cân bằng là do tín hiệu trên dây này ngược với tín hiệu trên dây kia Nghĩa là dây này đang phát mức cao thì dây kia phải đang phát mức thấp và ngược lại
Mức tín hiệu: với hai dây A, B truyền dẫn cân bằng, tín hiệu mức cao TTL được quy định khi áp của dây A lớn hơn dây B tối thiểu là 200mV, nếu điện áp VAB mà nằm trong khoảng -200mV < VAB< 200mV thì tín hiệu lúc này được xem như là rơi vào vùng bất định Điện thế của mỗi dây tín hiệu so với mass bên phía thu phải nằm trong khoảng –7V đến +12V
Cặp dây xoắn: như chính tên gọi của nó, cặp dây xoắn (Twisted-pair wire) đơn giản chỉ là cặp dây có chiều dài bằng nhau và được xoắn lại với nhau Sử dụng cặp dây xoắn sẽ giảm thiểu được nhiễu, nhất là khi truyền ở khoảng cách xa và với tốc độ cao
Trở kháng đặc tính cặp dây xoắn: phụ thuộc vào hình dáng và chất liệu cách điện của dây mà nó sẽ có một trở kháng đặc tính (Characteristic impedence -Zo), điều này thường được chỉ rõ bởi nhà sản xuất Theo như khuyến cáo thì trở kháng đặc tính của đường dây vào khoảng từ 100 - 120Ω nhưng không phải lúc nào cũng đúng như vậy
Điện áp kiểu chung: tín hiệu truyền dẫn gồm hai dây không có dây mass nên chúng cần được tham chiếu đến một điểm chung, điểm chung lúc này có thể là mass hay bất kì một mức điện áp cho phép nào đó Điện áp kiểu chung (Common-mode voltage -VCM) về mặt toán học được phát biểu như là giá trị trung bình của hai điện áp tín hiệu được tham chiếu với mass hay một điểm chung
Vấn đề nối đất: tín hiệu trên hai dây khi được tham chiếu đến điểm chung là điểm nối đất thì khi đó nó cần được xem xét kỹ lưỡng Lúc này bộ nhận sẽ xác định tín hiệu bằng cách tham chiếu tín hiệu đó với đất của nơi nhận, nếu đất giữa nơi nhận và nơi phát có một
Trang 22sự chênh lệch điện thế vượt qua ngưỡng cho phép thì tín hiệu thu được sẽ bị sai hoặc phá hỏng thiết bị Điều này cho thấy mạng RS-485 gồm hai dây nhưng có tới ba mức điện áp được xem xét Do đất là một vật dẫn điện không hoàn hảo nên nó có một điện trở xác định, gây ra chênh lệch điện thế từ điểm này tới điểm khác, đặc biệt là tại các vùng có nhiều sấm sét, máy móc tiêu thụ dòng lớn, những bộ chuyển đổi được lắp đặt và có nối đất
Chuẩn RS485 cho phép chênh lệch điện thế đất lên tới 7V, lớn hơn 7V là không được Như vậy đất là điểm tham chiếu không đáng tin tưởng và một cách tốt hơn cho việc truyền tín hiệu lúc này là ta đi thêm một dây thứ ba, nó sẽ được nối mass tại nguồn cung cấp để dùng làm điện áp tham chiếu
Điện trở đầu cuối: điện trở đầu cuối (Terminating Resistor) đơn giản là điện trở được đặt tại hai điểm tận cùng kết thúc của đường truyền Giá trị của điện trở đầu cuối lí tưởng là bằng giá trị trở kháng đặc tính của đường dây xoắn, thường thì vào khoảng 100 - 120Ω
Nếu điện trở đầu cuối không phù hợp với giá trị trở kháng đặc tính của đường dây thì nhiễu có thể xảy ra do có sự phản xạ xuất hiện trên đường truyền, nhiễu ở mức độ nhỏ thì không sao nhưng nếu ở mức độ lớn thì có thể làm tín hiệu bị sai lệch Sau đây là hình minh họa dạng tín hiệu thu được khi dùng hai điện trở đầu cuối khác nhau
Phân cực đường truyền: khi mạng RS-485 ở trạng thái rảnh thì tất cả các khối thu đều ở trạng thái lắng nghe đường truyền và tất cả khối phát đều ở trạng thái tổng trở cao cách li với đường truyền Lúc này trạng thái của đường truyền được xem là bất định
Nếu -200mV ≤ VAB ≤ 200mV thì trạng thái logic tại ngõ ra khối thu sẽ mang giá trị của bit cuối cùng nhận được Điều này không đảm bảo vì đường truyền rảnh trong truyền
dữ liệu nối tiếp đòi hỏi phải ở mức cao để khối thu không hiểu nhầm là có dữ liệu xuất hiện trên đường truyền
Để duy trì trạng thái mức cao khi đường truyền rảnh thì việc phân cực đường truyền (Biasing) phải được thực hiện Một điện trở R kéo lên nguồn ở đường A và một điện trở R kéo xuống mass ở đường B sao cho VAB ≥ 200mV sẽ ép đường truyền lên mức cao
Để đáp ứng nhu cầu truyền thông công nghiệp, người ta sử dụng chuẩn truyền thông RS-485 khi cần tăng khoảng cách và tốc độ truyền thông (khoảng cách truyền thông tối đa 1.200m và vận tốc truyền lên đến 10Mbits/s) Nguyên nhân mà RS-485 có thể tăng tốc độ
và khoảng cách truyền thông là do RS-485 sử dụng phương pháp truyền 2 dây vi sai (vì 2
Trang 23dây có đặc tính giống nhau, tín hiệu truyền đi là hiệu số điện áp giữa 2 dây do đó loại trừ được nhiễu chung) Mặt khác do chuẩn truyền thông RS-232 không cho phép có hơn 2 thiết bị truyền nhận tin trên đường dây trong khi đó với chuẩn RS-485 ta có thể nồi 32 thiết bị thu phát trên hai dây cho phép tạo thành một mạng cục bộ
2.2.4 Nguồn tổ ong 24V-5A:
Điện áp đầu vào: AC 220V (Chân L và N)
Điện áp đầu ra: DC 24V 5A (Chân dương V+, Chân Mass-GND: V-)
VADJ: chiết áp điều chỉnh điện áp đầu ra
Công suất 120W
Điện áp ra điều chỉnh: +/-10%
Phạm vi điện áp đầu vào: 85 ~ 132VAC / 180 ~ 264VAC
Bảo vệ quá tải
Bảo vệ quá áp
Trang 24 Bảo vệ nhiệt độ cao
độ tùy ý và mỗi lần quay nó sẽ quay được 1 bước, mỗi bước ở đây là bao nhiêu còn phụ thuộc vào động cơ bước
Hình 2.7: Động cơ bước
Về hoạt động: động cơ bước không quay theo cơ chế thông thường, chúng quay theo từng bước nên có độ chính xác rất cao Chúng làm việc nhờ các bộ chuyển mạch điện tử đưa các tín hiệu điều khiển vào stator theo thứ tự và một tần số nhất định Tổng số góc quay của rotor tương ứng với số lần chuyển mạch, cũng như chiều quay và tốc độ quay của rotor phụ thuộc vào thứ tự chuyển đổi và tần số chuyển đổi
Ưu điểm:
Có thể điều khiển chính xác góc quay
Trang 25Hình 2.8: Driver điều khiển động cơ bước
Thông số kĩ thuật:
Nguồn đầu vào là 9V - 42V
Dòng cấp tối đa là 4A
Ngõ vào có cách ly quang, tốc độ cao
Có tích hợp đo quá dòng quá áp
Cân nặng: 200G
Kích thước: 96 * 71 * 37mm
Trang 26Bảng 2.2: Cài đặt cường độ dòng điện
Bảng 2.3: Cài đặt vi bước cho driver
Vi bước Số xung trên 1
2.2.7 Động cơ AC Servo (Megatorque Motor):
a Tính năng:
Truyền động trực tiếp: động cơ Megatorque được truyền tải trực tiếp mà không cần
sử dụng bộ giảm tốc cơ học, nên nó đạt được vị trí chính xác cao mà không bị phản ứng
Trang 27ngược và mất chuyển động Megatorque Motor là động cơ servo trang bị bộ dò vị trí để tạo thành điều khiển vòng kín hoàn toàn
Độ chính xác cao: động cơ có độ phân giải cao có 819 200 xung / vòng này góp phần vào độ lặp lại chính xác đặc biệt là ± 1,6 giây
Độ tin cậy cao: động cơ Megatorque là một động cơ không chổi than và không sử dụng nam châm vĩnh cửu trong cấu trúc đơn giản của nó Nó được trang bị ổ trục chính xác và cứng, được đóng gói bằng mỡ bôi trơn, do đó mang lại độ tin cậy cao và hoạt động lâu dài ít cần bảo trì
Hình 2.9: Cấu tạo động cơ AC Servo
Trang 28Hình 2.10: Sơ đồ mô tả kết nối thiết bị điều khiển Driver và động cơ AC Servo
Hình 2.11: Hình minh họa các thành phần của bộ Driver
Trang 29(1) Đèn LED nguồn
(2) LED 7 đoạn
(3) CN1 (9 chân) Đầu nối cáp nối tiếp RS-232C
(4) CN2 (50 chân) Điều khiển động cơ đầu vào / đầu ra tín hiệu (I / O) kết nối
(5) CN3 (14 chân)
Đầu nối cáp Resolver Kết nối cáp motor
(6) CN4 Đầu nối cáp động cơ
(7) Thiết bị đầu cuối
Điều kiện nhiệt độ làm việc: -20o ~70o C
Chuẩn giao tiếp: không đồng bộ RS-232C, tôc dộ Baud: 9600b.p.s
Tín hiệu ngõ ra vào I/O
Tín hiệu đầu vào: dừng khẩn cấp, bật servo, giới hạn vị trí ban đầu
Tín hiệu đầu ra: tín hiệu sẵn sàng điều khiển, vị trí phanh…
2.2.8 Bộ lọc nhiễu:
Chức năng:
Lọc các xung điện áp gây nhiễu các thiết bị, sử dụng cho các bộ nguồn xung, máy hàn, UPS, Máy dệt, oscilloscopes, máy tính công nghiệp, bộ điều khiển, biến tần, driver servo, driver step, và các thiết bị khác
Trang 30 Bộ lọc nhiễu đồng thời cũng lọc các sóng nhiễu sinh ra từ thiết bị quay ngược vào
hệ thống, sẽ giúp cho các thiết bị xung quanh hoạt động ổn định, chính xác, và tăng tuổi thọ
Hình 2.12: Bộ lọc nhiễm điện áp xoay chiều
Thông số kỹ thuật Bộ lọc nguồn 1 pha:
Trang 31Hình 2.15: Sơ đồ nguyên lý cảm biến D-Z73
Thông só kỹ thuật:
Điện áp hoạt động: 24VDC
Trang 32 Dãi dòng điện hoạt động: 5-40 mA
Trạng thái hiển thị hoạt động: led màu đỏ sáng
2.2.9 Cảm biến quang EE-SX671
Cảm biến giới hạn dùng để phát hiện giới hạn hành trình của vật chuyển động, các vật chắn ngang như giấy, kim loại…
Loại cảm biến có đèn báo sự cố
Khoảng cách phát hiện: 5 mm (slot width)
Ngõ ra loại NPN, Dark ON và light-ON
Connector: EE-1001, EE-1006, EE-1006A
Đối tượng phát hiện: Loại vật đục (chắn sáng) kích thước nhỏ nhất 2 × 0.8 mm min
Nguồn cung cấp: 5 to 24 VDC ±10%
Ngõ ra:
NPN open collector: 5 to 24 VDC, 100 mA max
Dark-ON/Light-ON (phát hiện có vật thì kích ngõ ra / không có vật thì kích ngõ ra Chọn Light-ON bằng cách nối dây chân 2 với nguồn 24VDC)
Trang 33Hình 2.17: Sơ đồ nguyên lý cảm biến quang EE-SX67
Chân (1): Vcc
Chân (2): L
Chân (3): OUTPUT
Chân (4): GND
2.2.10 Thiết bị tác động điều khiển
a MCB (Miniature Circuit Breaker)
Chức năng: đóng vai trò đảm bảo an toàn, đóng ngắt điện áp cung cấp cho toàn bộ hệ thống
Hình 2.18: Hình ảnh MCB
Thông số kỹ thuật:
Trang 34 Dòng định mức: 20A
Điện Áp định mức: 400V AC
Công suất giới hạn (mức lớn nhất của dòng điện sự cố mà có thể an toàn): 4500A
Dòng tiếp điểm: 18A
Tiếp điểm phụ: 1NO+1NC
Điện áp định mức: 415VAC
Điện áp cuộn dây điều khiển AC: 220, 380V
Số pha cực: 3P và 4P
Nhiệt độ hoạt động: -5ºC ~ +40ºC
Tiêu chuẩn bảo vệ: NXC-06M~38: IP20; NXC-40~100: IP10; NXC-120~630: IP00
Trang 35Chương 3 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
Ống dẫn dây đồng phải không làm trầy lớp cách điện bên ngoài dây đồng
Cơ cấu xoay lõi sắt phải xoay được 360 độ
Hình 3.1: Hình ảnh mô phỏng máy quấn dây
Từ những ý tưởng về cơ cấu chấp hành, những người thực hiện đã thống nhất phương
án cơ khí, từ đó có cái nhìn sơ lược về các loại động cơ, xilanh để có thể lựa chọn các thiết bị điều khiển phù hợp nhất cho cơ cấu chấp hành
Trang 363.2 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
3.2.1 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống
Dựa trên cơ cấu chấp hành đã được bàn bạc và thống nhất, những người thực hiện đã
có những tìm hiểu và thiết kế nên một sơ đồ khối như sau:
Vi điều khiển STM32F103C8T6
Cảm Biến
Giao diện máy tính
Động cơ AC Servo
Trang 37Hình ảnh mô tả kết nối các thiết bị:
Hình 3.3: Hình ảnh mô tả kết nối các thiết bị
3.2.2 Tính toán và thiết kế mạch
a Thiết kế khối cảm biến
Do hệ thống có sử dụng động cơ bước để điều khiển chuyển động tịnh tiến và AC Servo chuyển động quay cần giới hạn hành trình nên nhóm thực hiện đề tài quyết định lựa chọn cảm biến quang EE-SX 671A với thông số như sau:
Dãi điện áp hoạt động từ 5-24V
Đối tượng phát hiện: Loại vật đục (chắn sáng) kích thước nhỏ nhất 2 × 0.8 mm
Đấu nối đơn giản (Chọn Light-ON bằng cách nối dây chân 2 với nguồn 24VDC)
Hình 3.4: Sơ đồ kết nối cảm biến D-Z73
Xanh
Trang 38Đối với xilanh dòng SMC nên ta chọn cảm biến Là loại cảm biến D-Z73 sử dụng chuyên cho các dòng xi lanh khí nén, xi lanh thủy lực của hảng SMC với thông số như sau:
LOAD
Hình 3.5: Sơ đồ kết nối cảm biến quang
Cảm biến được lựa chọn hoàn toàn phù hợp với yêu cầu chức năng và khối điều khiển
sử dụng nguồn 24V hiện tại
Tóm lại, hệ thống gồm 4 cảm biến:
2 cảm biến hành trình xi lanh D-Z73 để phát hiện hành trình, giới hạn trong chuyển động của xilanh
2 cảm biến quang EE-SX 671A để giới hạn chuyển động của động cơ bước, và động
cơ AC Servo
b Thiết kế khối ngõ ra:
Với yêu cầu thiết kế mạch có thể điều khiển 1 động cơ bước, 1 động cơ AC Servo, 1 van xi lanh Những người thực hiện đã chọn mạch ngõ ra có 8 kênh để có thể điều khiển được hết các thiết bị trên máy Ở đây nhóm chỉ trình bày cách thiết kế 1 kênh ngõ ra, các kênh còn lại tương tự
Trang 39Mạch ngõ ra
OUT1 OUT2 OUT3 OUT4 OUT5 OUT6 OUT7 OUT8 O8
O7 O6 O5 O4 O3 O2 O1
Hình 3.6: Sơ đồ khối mạch ngõ ra
Các chân O1, O2, O3, O4, O5, O6, O7, O8 là các chân tín hiệu nhận từ vi điều khiển, các chân OUT1, OUT2, OUT3, OUT4, OUT5, OUT6, OUT7, OUT8 là các chân tín hiệu ngõ ra dùng để điều khiển các thiết bị
Để có thể cách ly điện áp ở mạch xử lý và điện áp ở mạch ngõ ra Chọn opto TLP-280 làm linh kiện cách ly
Hình 3.7: Đồ thị thể hiện mối liên hệ giữa Ic và Vce trên opto TLP-280
Chế độ hoạt động của TLP281 ở vùng bão hòa, suy ra
𝑉𝐶𝐶 = 3.3𝑉, 𝑉𝐹𝑚𝑎𝑥 = 1.3𝑉, 𝐼𝐹𝑚𝑖𝑛 = 5𝑚𝐴
Để Opto hoạt động ở chế độ đóng cắt tốt hơn, chọn 𝐼𝐹 = 6𝑚𝐴
𝑅𝑁1𝐴 =3.3−1.3
0.006 = 333.33Ω (1)
Trang 40Chọn 𝑅𝑁1𝐴 = 330Ω.
Chọn MOSFET 50N06 làm linh kiện khuyếch đại tín hiệu ngõ ra Vì MOSFET 50N06
có công suất hoạt động lên đến 130W
Để MOSFET 50N06 có thể hoạt động ở chế độ đóng cắt thì 𝑉𝐺𝑆 = 10𝑉
Với 𝐼𝐹 = 6𝑚𝐴 chọn 𝐼𝐶 = 4𝑚𝐴
𝑅1 =24−0.2−10
0.004 = 3450Ω (2) Chọn 𝑅1 = 3.3𝑘Ω.
Để hạn chế các xung gai làm hại tới MOSFET, dùng DO214AA mắc song song với cặp chân G và S của MOSFET, DO214AA cắt xung vọt lố quá 12V
Để chống dòng ngược từ các loại tải cảm có thể làm hư MOSFET, mắc song song Diode 1N4007 để chống dòng ngược
Mắc cầu chì tự phục hồi 5A để bảo vệ quá dòng cho ngõ ra
Sơ đồ nguyên lý cho một ngõ ra như sau:
Hình 3.8: Sơ đồ nguyên lý 1 kênh mạch ngõ ra
c Thiết kế khối ngõ vào:
Với yêu cầu thiết máy có 4 cảm biến và 2 nút nhấn như đã trình bày trong phần trên Những người thực hiện đã chọn mạch ngõ vào có 8 kênh, với 2 kênh dự trữ cho các nâng