Bùi Hữu Bến E-mail: huuben0210483@gmail.com Đề thi thử Đại học ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN SINH NĂM 2009 – ĐỀ 4 thaytro.vn Câu 1: Thể dị bội (thể lệch bội) có thể là : A. Tất cả các cặp NST tương đồng trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể đếu tăng hoặc giảm đi. B. Một số gen trong một số tế bào sinh dưỡng của cơ thể bị đột biến C. Số lượng NST ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng nào đó trong tất cả tế bào sinh dưỡng của cơ thể tăng lên hoặc giảm đi D. Một số cặp NST của tế bào sinh dưỡng bị đột biến cấu trúc. Câu 2: Dạng thể dị bội nào sau đây làm bộ NST tăng thêm 2 chiếc ? A. Thể tứ bội B. Thể tứ nhiễm C. Tam nhiễm kép D. Thể tứ nhiễm hoặc tam nhiễm kép Câu 3: Số lượng NST ở các thể đơn nhiễm, tam nhiễm, tứ nhiễm lần lượt là : A. n,3n,4n B. 2n-1, 2n+1, 2n+2 C. n, 3n, 2n+2 D. n+1, 2n+1, 2n+2 Câu 4 : Nếu bộ NST lưỡng bội của một loài 2n = 14 thì số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng ở các thể tam nhiễm, một nhiễm, khuyết nhiễm của loài đó lần lượt là : A. 15 ; 13 ; 12 B. 15 ; 12 ; 13 C.13 ; 12 ; 15 D. 13; 15; 12 Câu 5: Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau: Gen là một đoạn ADN A. Mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin. B. Mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN. C. Mang thông tin di truyền. D. Chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin. Câu 6: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng A. Khởi đầu, mã hoá, kết thúc. B. điều hoà, mã hoá, kết thúc. C. điều hoà, vận hành, kết thúc. D. điều hoà, vận hành, mã hoá. Câu 7 : Prôtêin bình thường có 400 axit amin, prôtêin đó bị đột biến do có axit amin thứ 350 bị thay thế bằng 1 axit amin mới. Dạng ĐBG có thể sinh ra prôtêin biến đổi trên là : A. Mất Nu ở bộ 3 mã hóa axit amin 350 B. Thay thế Nu ở bộ 3 mã hóa axit amin 350 C. Thay Nu ở bộ 3 mã hoá axit amin 350 D. Thay thế hoặc đảo vị trí bộ 3 mã hoá axit amin 350 Câu 8 : Một gen dài 5100Å và %A = 20% Gen đó bị tác động của 5BU gây đột biến. Số nuclêôtit loại A và G của gen đột biến là: A. 600 và 900 B. 601 và 899 C. 900 và 600 D. 599 và 901 Câu 9: Người ta xác định tần số hoán vị gen để làm gì? A. Để lập bản đồ di truyền NST B. Để xác định trình tự các gen trên cùng NST C. Để xác định khoảng cách giữa các gen trên cùng NST D. Câu B và C Câu 10 : Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn ? A. Làm giảm nguồn biến dị tổ hợp B. Tổ hợp các gen có lợi về cùng NST C. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập D. Làm giảm số kiểu hình trong quần thể. Câu 11: Sự di truyền kiểu hình liên kết giới tính như thế nào ? A. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình luôn không đồng đều ở 2 giới tính B. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình luôn đồng đều ở hai giới tính C. Sự di truyền kiểu hình chỉ ở một giới tính D. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình khi đều hoặc không đều ở hai giới tính. Câu 12: Ở người, những bệnh nào sau đây liên kết với giới tính ? A. Bệnh hồng cầu hình liềm B. Bệnh máu khó đông, bệnh mù màu C. Bệnh bạch tạng D. Bệnh đục nhân mắt Câu 13: Số tổ hợp giao tử tối đa khi cho tự thụ phấn ở cá thể có kiểu gen AabbDDEeFf là : A.16 B. 64 C. 128 D. 256 Câu 14: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; BB hoa đỏ, Bb- hoa hồng, bb- hoa trắng. Các gen di truyền độc lập. P thuần chủng: cây cao, hoa trắng x cây thấp hoa đỏ tỉ lệ kiểu hình ở F 2 A. 3Cao đỏ:6 cao hồng:3cao trắng:1thấp đỏ:2thấp hồng:1thấp trắng. B. 1cao đỏ:2cao hồng:1cao trắng: 3 thấp đỏ:6 thấp hồng:3 thấp trắng. C. 1cao đỏ:2cao hồng:1cao trắng: 1thấp đỏ:2thấp hồng: 1 thấp trắng D. 6cao đỏ:3cao hồng:3cao trắng: 1thấp đỏ:2thấp hồng: 1thấp trắng. Câu 15 : Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền độc lập. P có kiểu gen AaBb x AABb. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 A. 3 cây cao đỏ:2 cây cao trắng: 6 cây cao đỏ:1 cây cao trắng. B. 6 cây cao đỏ: 2 cây cao trắng: 3 cây cao đỏ:1 cây cao trắng. C. 6 cây cao đỏ:3 cây cao trắng: 2 cây cao đỏ:1 cây cao trắng. D. 6 cây cao đỏ:1 cây cao trắng: 3 cây cao đỏ:2 cây cao trắng. Câu 16: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt xanh- trơn đời lai thu được tỉ lệ 1 vàng -trơn:1 xanh -trơn. Thế hệ P có kiểu gen A. AaBb x Aabb. B. AaBB x aaBb. C. Aabb x AaBB. D. AaBb x AABB. Câu 17: Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy ở : A. Quần thể giao phối B. Quần thể tự phối C. Ở loài sinh sản dinh dưỡng D. Ở loài sinh sản hữu tính Câu 18: Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1, tần số tương đối của các alen A : a là : A. A : a = 0,36 : 0,64 B. A : a = 0,64 : 0,36 C. A : a = 0,6 : 0,4 D. A : a = 0,75 : 0,25 Câu 19: Ở một quần thể người bệnh câm điếc bẩm sinh do một gen lặn b trên nhiễm sắc thể thường qui định. Tỉ lệ người đồng hợp bb là = 0,00005, thì tỉ lệ những người mang gen dị hợp là : A. 1,4% B. 0,2% C. 0,7% D. 0,08% Câu 20: Plasmit là cấu trúc di truyền có trong tế bào chất của tế bào: A. Động vật B. Thực vật C. Virut D. Vi khuẩn Câu 21: E.coli thường được dùng làm tế bào nhận nhờ đặc điểm nào ? A. Có rất nhiều trong thiên nhiên B. Tốc độ sinh sản nhanh chóng C. Có rất nhiều plasmit D. Kích thước lớn, dễ nhận ADN Câu 22: Hai loại enzim đặc hiệu sử dụng trong kỹ thuật cấy gen (tạo DNA tái tổ hợp) : A. Amilaza và ligaza B. Restrictaza và ligaza C. ARN pôlimeraza và peptidaza D. DNA pôlimeraza và amilaza Câu 23 : Một bệnh di truyền được ghi nhận qua sơ đồ phả hệ như sau. Cơ chế di truyền của gen gây bệnh là: A. Gen trội trên nhiễm sắc thể thường. B. Gen lặn trên nhiễm sắc thể thường C. Gen trội trên nhiễm sắc thể X D. Gen lặn trên nhiễm sắc thể X không alen trên Y Câu 24: Hiện tượng di truyền thẳng ở người là hiện tượng: A.Bố truyền gen trên NST Y cho toàn bộ con trai. B.Thay đổi vai trò làm bố và làm mẹ trong quá trình lai C.Di truyền của gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể NST Y D. Gen trên NST Y ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY luôn truyền cho cá thể cùng giới ở thế hệ sau Câu 25: Cơ quan tương tự là những cơ quan có ……(G: cùng nguồn gốc, K: nguồn gốc khác nhau) nhưng đảm nhiệm các chức phận ……(Gi: giống nhau, Kh: khác nhau) nên có ……. (H: hình thái, J: kiểu gen) tương tự : A. K, Gi, J B. G, Gi, H C. K, Kh, H D. K, Gi, H Câu 26 : Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là : A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể. Câu 27: Sự thích nghi của một các thể theo học thuyết Đác Uyn được đo bằng Học mãi, học nữa →→ Trang 1 Bùi Hữu Bến E-mail: huuben0210483@gmail.com Đề thi thử Đại học A. số lượng con cháu của cá thể đó sống sót để sinh sản. B. số lượng bạn tình được cá thể đó hấp dẫn. C. sức khoẻ của cá thể đó. D. mức độ sống lâu của cá thể đó. Câu 28: Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là A. điều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều. B. các biến dị cá thể và các biến đổi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được cho các thế hệ sau. C. chọn lọc tự nhiên thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền. D. sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít. Câu 29: Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau. B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung. C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau. D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên. Câu 30: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đac uyn là chưa: A. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. B. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật. C. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới. D. làm rõ tổ chức của loài sinh học. Câu 31: Tiến hoá tiền sinh học là quá trình: A. hình thành mầm mống của những cơ thể đầu tiên. B. hình thành các pôlipeptit từ các axitamin. C. các đại phân tử hữu cơ. D. xuất hiện các nuclêôtit và saccarit. Câu 32: Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn tiến hoá sinh học là xuất hiện A. quy luật chọn lọc tự nhiên. B. các hạt côaxecva. C. các hệ tương tác giữa các đại phân tử hữu cơ. D. các sinh vật đơn giản đầu tiên Câu 33: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố A. hạn chế. B. rộng. C. vừa phải. D. hẹp. Câu 34: Quan hệ giữa giun sán với người thuộc quan hệ : A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. hãm sinh. D. kí sinh. Câu 35 : Ý nghĩa sinh thái của quan hệ cạnh tranh là ảnh hưởng đến số lượng, sự phân bố, A. ổ sinh thái. B. tỉ lệ đực cái, tỉ lệ nhóm tuổi. C. ổ sinh thái, hình thái. D. hình thái, tỉ lệ đực cái. Câu 36 :Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện : A. độ nhiều. B. độ đa dạng. C. độ thường gặp. D. sự phổ biến. Câu 37 : Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau. B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau. C. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích. D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau. Câu 38: Trong một chuỗi thức ăn, năng lượng của sinh vật ở mắt xích phía sau chỉ bằng một phần nhỏ năng lượng của sinh vật ở mắt xích trước đó. Hiện tượng này thể hiện qui luật A. chi phối giữa các sinh vật. B. tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật. C. hình tháp sinh thái. D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Câu 39: Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp do A. sinh vật thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của sinh vật thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn. B. sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuất có sinh khối trung bình càng nhỏ. C. sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần. D. năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần. Câu 40: Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ A. vật chủ- kí sinh. B. con mồi- vật dữ. C. cỏ- động vật ăn cỏ. D. tảo đơn bào, giáp xác, cá trích. Câu 41: Một quần thể có tần số tương đối a = 2,0, A =8,0 có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần thể là A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa. B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa. C. 0,64 AA + 0,04 Aa + 0,32 aa. D. 0,04 AA + 0,64 Aa + 0,32 aa. Câu 42: Bệnh mù màu ở người do một gen X a không có alen trên Y. Một cặp vợ chồng nhìn màu bình thường sinh con trai mù màu. Lần mang thai tiếp theo siêu âm xác định cũng là con trai giả sử đột biến không phát sinh thêm thì xác suất người con này bị mù màu là bao nhiêu %? A.100% B. 50% C. 25% D. 12,5% Câu 43: Ví dụ nào dưới đây thuộc loại cơ quan tương tự : A. Tuyến nước bọt và tuyến nọc độc của rắn B. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan C. Nhụy trong hoa đực của cây ngô. D. Cánh sâu bọ và cánh dơi. Câu 44: Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì : A. các đột biến gen thường ở trạng thái lặn. B. so với đột biến nhiễm sắc thể chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sinh sản của cơ thể. C. tần số xuất hiện lớn. D. là những đột biến lớn, dễ tạo ra các loài mới. Câu 45: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là A. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau. B. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. D. quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể. Câu 46: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là A. sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của nhân tố vô sinh và hữu sinh B. sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của một bộ phận hay cả quần thể C. sự điều chỉnh vật ăn thịt và vật ký sinh D. tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử giảm trong quần thể Câu 47: Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật chủ- vật ký sinh là A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó. B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau. C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi. D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi. Câu 48: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể A. cá rô phi và cá chép. B. chim sâu và sâu đo. C. ếch đồng và chim sẻ. D. tôm và tép. Câu 49: Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái như thế nào ? A. Sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ B. Sinh vật phân hủy C. Các yếu tố lý hóa và khí hậu trong môi trường mà các quần xã đang sinh sống D. Tất cả các thành phần trên Câu 50 : Sự phân chia các loài trong hệ sinh thái thành 3 nhóm (sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải) dựa vào A. tổ chức cơ thể B. khả năng di chuyển C. phương thức dinh dưỡng D. hình thức sinh sản Học mãi, học nữa →→ Trang 2 . ĐẠI HỌC MÔN SINH NĂM 2009 – ĐỀ 4 thaytro .vn Câu 1: Thể dị bội (thể lệch bội) có thể là : A. Tất cả các cặp NST tương đồng trong tất cả các tế bào sinh dưỡng. giảm đi. B. Một số gen trong một số tế bào sinh dưỡng của cơ thể bị đột biến C. Số lượng NST ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng nào đó trong tất cả tế bào sinh