1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NƯỚC VĂN LANG

5 557 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 62 KB

Nội dung

NƯỚC VĂN LANG Trong phần đầu của bài “Mối quan hệ giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ” đã được giả định có 5 đợt người đến định cư tại Trung hoa. Tiếp theo sẽ được căn cứ vào ghi chép của người Trung hoa kết hợp với truyền thuyết để giả định về họ tộc của những đợt người nói trên. Đợt I : Người Hòa Bình ở Trung hoa là người Indonesian và Malaysian được gọi là Miêu tộc, những người này ban đầu có thể mang họ Lý có mặt trên khắp đất Tàu, ở Hoa bắc tập trung nhiều nhất ở đất Thái, đất Trịnh, đất Trần tại Hà Nam và Lý gia thôn (Lijiacun) .Người Hòa Bình ở Trung hoa có nhiều tộc khác nhau nhưng chủ yếu là tộc Thái. Họ Lý (Li) ở Hoa bắc đã bị một tộc người Caucasian từ Siberie đến gom họ lại thành liên minh các bộ lạc gọi là Cửu Lê (Jiuli) hàm ý tộc Lê ở nhiều vùng khác nhau, các bộ lạc này tập trung nhiều ở phía đông được gọi là Đông di. Đứng đầu nước Cửu Lê là một thủ lĩnh người Caucasian tên Xi Vưu (Chi You), Xi Vưu có lẽ là một tên gọi chung như tên Hòang Đế, Viêm Đế . Xi Vưu được miêu tả đội trên đầu chiếc mũ có cặp sừng bò và mặc áo chòang màu đỏ, vì màu đỏ ấy mà được gọi là Xi (Chi) còn Vưu (You) thì chưa rõ có ý nghĩa gì nhưng những ghi chép khác cho thấy (You) là họ Hữu gồm You xiong shi ( Hữu hùng thị), You hu shi . . Danh xưng Xi Vưu có lẽ không phải tên người vì Xi Vưu của nước Baidal đã lập quốc vào năm 3898 tr.cn nhưng đến năm 2500 tr.cn Xi Vưu mới bị liên minh Viêm - Hòang giết tại hang Hung Lê. Đợt 2 : Người chủng Mongloid được cho là dân du mục đến từ phía tây bắc Trung hoa nhưng cũng có thể họ đã đến từ phía bắc-đông bắc sống ở di chỉ Angangxi khỏang năm 6000 tr.cn sau đó di chuyển đến di chỉ Cishan (Từ Sơn) ở Hà bắc khỏang 5950 tr.cn , di chỉ Banpo khỏang 4800 tr.cn và di chỉ Xinglongwa ở Nội Mông 5500 tr.cn, vì tộc này đã từng sống tại di chỉ Banpo gần núi Hoa Sơn ở Thiểm tây nên ban đầu được gọi là Hoa tộc, họ theo sông Cơ mà đến nên có họ Cơ thuộc dòng Hòang đế. Hòang đế cũng có nhiều đời, có đời Hòang đế họ Cơ, có đời Hòang đế họ Hữu hùng, có đời Hòang đế họ Hiên Viên từ đó có thể thấy người thời này dùng tên sông, tên đất làm họ tộc. Hoa tộc là dân du mục sống trong những lều hình tròn đào sâu xuống đất ở di chỉ Banpo cũng từng là 1 tộc hùng mạnh trước khi bị Xuy Vưu chủng Caucasoid chiếm mất ưu thế vào khỏang 4000 tr.cn. Đợt 3 : thuộc chủng Caucasoid đến từ Siberia theo ngả đông bắc Trung Hoa . Một số tư liệu cho rằng người Caucasian ở Trung Hoa sau khi bị Hòang đế đánh bại phải lui về phương bắc, tàn dư nhập vào tộc khác liên kết lại thành Tam Miêu, được gọi là Miêu tộc , sau này thành sắc tộc thiểu số ở Trung hoa và Việt Nam được gọi là H'mong. Theo http://kimsoft.com/2004/jp-origin.htm nước Hàn quốc được thành lập vào năm 7197 tr.cn ở khu vực hồ Baikal thuộc Siberia. Vào khỏang 3898 tr.cn vua Hàn quốc phái 3000 người đi mở mang vùng núi Baiktu nơi đã có những bộ tộc Hổ và Gấu đang sinh sống. Người Hàn đã chinh phục những bộ tộc này và lập một nước mới là Bai-dal còn gọi là Guri ( Cửu Lê). Nước mới này chiếm đóng ở Manchuria và mở rộng đến Trung hoa chiếm đóng Hà Bắc, Hà nam, Sơn đông, Cam túc, An huy . , triều đại Bai-dal kéo dài 1565 năm truyền được 18 đời vua, nước Baidal đã xây dựng được nhiều kim tự tháp. Vào năm 1945 một phi công Mỹ đã khám phá ra nhiều kim tự tháp ở Manchuria lớn hơn những kim tự tháp ở Aicập và nhiều tuổi hơn kim tự tháp Ai cập khỏang 2000 năm. Sau khi bị giết , Xuy Vưu được tôn thờ như là vị Thần chiến đấu chứng tỏ sự hùng mạnh của ông ta thời ấy. Nước Bai-dal tan rả người Hàn lui về phía bắc lập nước Go-Chosun vào khỏang 2333 tr.cn. Khi Go-Chosun sụp đổ, tàn dư của triều đại này trở thành Koguryo. Vua Koguryo nổ lực phục hồi những ngày vinh quang của vua Xi Vưu nước Guri và người ta cho rằng Koguryo có nguồn gốc tên gọi là Ko-Guri là nước Guri cao hơn. Hậu duệ của Xi Vưu hiện nay vẫn còn ấm ức vì người Trung Hoa ngày nay tự gọi mình là con cháu Viêm Hòang mà không màng gì đến Xi Vưu mặc dù trong dòng máu của người Trung hoa hiện nay chắc chắn là ít nhiều có pha máu Caucasian, họ còn dẫn chứng rằng các vị vua Trung hoa trước khi ra trận còn đến bái ở đền thờ Xi Vưu và tổ tiên họ đã đóng góp cho Trung hoa nhiều thứ như chế tạo vũ khí đặc biệt là cây cung , đặt ra luật pháp, tôn giáo, kỹ nghệ đúc đồng và đặt ra chữ viết Tộc Miêu Lê có thể mang họ Hữu (You). Họ Hữu sào (You Chao) được cho là họ tộc đã thay thế họ Tọai nhân (Suiren), sau đó họ Phục Hy(Fuxi) lại thay thế họ Hữu sào. Đợt 4 : Người chủng Austrloid nói tiếng Austro-asiatic nhánh Môn-Khmer mang họ Khương ( Qiang), được gộp chung vào họ Thần Nông (Viêm đế). Đợt 5 : Người chủng Australoid nói tiếng Austro-asiatic nhánh Việt Mường giả định là tộc Hạ là tổ tiên người Việt nam sau này. Tên tộc Hạ được cho là có nguồn gốc từ con sông Hạ ở trung lưu Trường Giang. Tộc Hạ có nhiều tên gọi từ thuở ban sơ như Zhongxia (Trung hạ), Huaxia ( Hoa Hạ), Zhuxia (Sô Hạ) và Quxia (Khúc Hạ), từ đó có thể thấy được tộc này đã từng ở trung nguyên thuộc Hà nam - Sơn tây, đã từng ở khu vực núi Hoa sơn thuộc Thiểm tây, đã từng ở đất Sở thuộc Hồ bắc và đã từng ở Khúc phụ thuộc tỉnh Sơn Đông. Khu vực ngã ba sông Vị núi Kỳ Sơn khi xưa còn có một nơi gọi là đất Nguyễn (sách Thông Chí thiên Thị tộc) và còn có di chỉ Phong Châu (Fengzhou) là những cái tên quen thuộc của người Việt, phong tục tập quán khi xưa ở nơi này cũng có nét văn hóa Việt như tục hát giao duyên ở đất Nguyễn, đất Trần, đất Trịnh Vào mùa xuân, trai gái từ 15 tuổi trở lên được phép tự do hội họp với nhau thành từng nhóm hoặc từng đôi ngòai đồng cùng nhau ca hát, tỏ tình được thể hiện trong bài ca dao của nước Trịnh “Trăn dữ Vị” : Phía bên kia sông Vị, Có một chỗ rộng rãi thích thú. Trai gái tới đó, cùng nhau nô đùa, Tặng nhau hoa thược dược Tộc Hạ có nhiều họ, nhưng họ tộc lúc ban đầu là họ Vũ Nghiên cứu trên đây chỉ nêu được khái quát các họ tộc thuở ban sơ, sau này do các bộ tộc dùng địa danh làm họ tộc nên phát sinh thêm nhiều họ khác và do đã cùng chung sống với nhau hàng mấy nghìn năm nên không còn tộc nào được cho là thuần chủng, điều này có thể lý giải vì sao tổ tiên của tộc nào cũng gồm ba vị Tọai nhân, Phục Hy, Thần Nông, duy chỉ có Hữu Sào là hơi vắng bóng và sau này hầu như tất cả các tộc đều mang tôtem Chim-Rồng. Quan sát rồng cũng có thể thấy được các tộc khác đã gửi gắm tôtem của tộc mình trên mình rắn như vảy cá, sừng hươu, chân hổ , móng chim Mặc dù vậy người ta vẫn có thể phân biệt được từng dân tộc nhờ vào tiếng nói và văn hóa, người Khương (Tây rồng) và người Hoa hạ được cho là có chung dòng máu nhưng khác nhau về ngôn ngữ và văn hóa, cũng như người Trung hoa và Việt Nam đều mang máu Viêm – Hòang nhưng ngôn ngữ và văn hóa không hòan tòan giống nhau, người Trung Hoa xemViêm đế - Hòang đế như quốc tổ còn người Việt nam lại thờ Hùng vương là quốc tổ. Ngôn ngữ và bản sắc văn hóa là hai yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định cho sự tồn tại của một dân tộc. Trở lại câu chuyện Đế Minh . Truyền thuyết kể rằng, khi xưa vua Đế Minh, cháu ba đời của vua Thần Nông , đi tuần thú phương nam, đến núi Ngũ lĩnh gặp tiên nữ, kết hôn với nhau, sinh được một con trai tên là Lộc Tục. Vua Đế Minh ở với Tiên nữ (phụ nữ sống trên núi) ít lâu rồi trở về phương bắc. Ngài truyền các quan lập đàn tế trời rồi thề rằng : “ Ta nhất sinh có nhiều cung tần mỹ nữ, nhưng chỉ sinh được một Thái tử. Sau lại kết hôn với tiên nữ Động đình hồ mà có thêm Lộc Tục. Vậy ta phong Thái tử làm vua phương bắc đến núi Ngũ Lĩnh. Từ núi Ngũ Lĩnh về nam, gọi là Lĩnh nam, phong cho Lộc Tục làm vua. Trước đất trời nguyện rằng: Nam, Bắc cương thổ có khác . Nam không xâm lấn Bắc. Bắc không chiếm Nam. Kẻ nào phạm lời nguyền thì chết dưới đao thương”. Trong lời thề trên tưởng cũng cần chú ý đến câu “Bắc không chiếm Nam” có nghĩa là Đế Minh đã đem “Muang”của ông về phương bắc. Ở Hoa nam, theo gia phả họ Phan, vua nước Xích quỷ không thích ở Kinh Dương nên đi xuống phía nam bằng thuyền vào cửa Hội, xây cung điện ở núi Voi Trời Vua có một bà phi thứ tư, khi bà mất dân lập đền thờ bà ở cung Tiên Cát là khu vực nhà máy mì chính Việt Trì ngày nay. Vì phải cai quản cả vùng châu kinh, châu Dương nên vua dùng thuyền đi lại giữa hai vùng để trông coi, do vậy cũng có thể người Phùng Nguyên có nguồn gốc từ Chiết giang ở Hoa nam, cũng cùng là nguồn gốc Hòa Bình . Ở phương bắc, hậu duệ của Đế Minh đã để mất lãnh thổ về tay Hòang đế và con dân của ông - tộc Hạ- sống dưới sự cai trị của cháu nội Hòang đếlà Chuyên Húc. Cũng cần nói thêm rằng dòng dõi Hòang đế là thị tộc phụ hệ, Chuyên Húc trong lúc cai trị đã đặt ra những luật lệ khắt khe , ví dụ như khi ra đường nếu người phụ nữ gặp nam giới thì phải lập tức tránh sang một bên nếu không thì người phụ nữ ấy sẽ bị đánh đòn, vai trò của phụ nữ thuộc thị tộc mẫu hệ không còn được như trước nữa. Nói như vậy để nhấn mạnh rằng văn minh Hoa Hạ không thuộc dòng Hòang đế , có thể dẫn chứng đọan văn của Lôi Đạc, một công dân Trung hoa quê ở Lĩnh nam, mang trong người dòng máu Viêm Hòang, trong bài “ Phú vân du tám phương” đã đề cập đến Hoa Hạ : “ ngược dòng thời gian, thăm lại di chỉ thị tộc mẫu hệ nửa đèo dốc nơi phát nguồn của dân tộc Hoa Hạ . nhặt được những lọ gốm cổ, những mảnh ngói cổ lưng nửa hành lang, lại đã nhặt được những tiếng than kinh hòang tràn đầy lồng ngực- nơi đây đã cô đặc bộ sử văn minh tảo kỳ và tiền kỳ của dân tộc Hoa Hạ”. Văn minh Hoa Hạ đã không thuộc dòng Hòang Đế, tộc Hạ lại càng không phải của vua Vũ. Theo cổ sử Trung hoa, vua Vũ thuộc dòng Hòang đế tên Tỉ văn Mệnh, được phong cho cai quản đất của tộc Hạ (Yu shi clan) nên mang họ Vũ (Yu) còn được gọi là Bá Hạ hay Bá Vũ, bản thân Vũ cũng lấy vợ là người Đồ sơn thị thuộc thị tộc mẫu hệ khối Việt, nhờ có sự gắn bó ấy mà Bá Vũ thành công trong việc trị thủy không như cha của ông là Bá Cổn đã bị thất bại và bị qui cho tội không hòan thành nhiệm vụ trị thủy do không kết hợp tốt với đồng sự. Từ chỗ được phong cho cai quản tộc Hạ, sau này vua Vũ đã lập nên nhà Hạ mà sử sách Trung hoa cho rằng đây là triều đại đầu tiên không truyền hiền nữa mà theo cách cha truyền con nối. Thực ra nếu phân tích kỹ thì qua các triều vua Trung Hoa chưa hề có việc truyền hiền, từ Hòang đế đến Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Chí đều là truyền tử. Đến đời Đế Nghiêu được cho là truyền hiền có lẽ do mẹ ông là bà Khánh Đô, con gái họ Trần Phong (Chen-feng shi) thuộc thị tộc mẫu hệ nên ảnh hưởng chút ít, Đế Nghiêu còn gọi là “Trùng Hoa” được người Trung quốc giải thích rằng do trong mắt ông có tới hai con ngươi nhưng tôi cho rằng người Trung Hoa do hay lấy địa danh làm họ tộc , mà núi Hoa sơn là nơi hội tụ nhiều tộc người, đế Nghiêu là con của đế Cốc thuộc dòng dõi Hoa tộc lai với họ Trần Phong, người tiền Đông nam Á như Hoa Hạ chẳng hạn do vậy mà gọi là Trùng Hoa . Vua Nghiêu đã dùng con rể là Thuấn (họ Hữu ngu thuộc đông di) trong việc trị nước.Tuy nhiên điều này chưa mang ý nghĩa truyền hiền, theo “Trúc thư kỷ niên” là bộ sách trúc giản khai quật được ở Hồ nam thì Vua Thuấn đã giam lỏng vua Nghiêu, giết vợ con của em vợ là Đan Chu , Đan Chu sau này phải đến với Tam Miêu và tổ chức nổi lọan, đời sau là vua Vũ cũng được ghi là cướp ngôi của vua Thuấn và tiêu diệt họ Hữu Ngu (You yu shi) của vua Thuấn. Truyền hiền chỉ là việc tô hồng lịch sử để giáo hóa xã hội của Khổng Tử. Ở Hoa bắc , trừ những tộc người sống trên núi non, còn lại đều theo chế độ phụ hệ, ảnh hưởng đến cả phân nửa họ Thần Nông, sau này dòng vua áo vàng của Việt tộc gọi theo cách người Mường là vua “Yịt Yàng” cũng theo chế độ phụ hệ khác với với dòng vua áo chàm của người Mường theo mẫu hệ truyền ngôi cho con rể. Nói đến “Trúc thư kỷ niên” ắt phải nghĩ đến ai là chủ nhân của nó, trúc thư được tìm thấy ở Hồ nam là đất Kinh của người Việt, do vậy thứ chữ ghi trên trúc thư có thể là chữ viết của người Việt và cũng là của người Hán. So sánh chữ viết tiền Elam được khắc trên gốm và chữ viết cổ khắc trên yếm rùa, xương thú khai quật được ở cánh đồng Ân khư tại Hà nam có thể lược ra được nhiều chữ giống nhau như : điền, nhật, nguyệt, cây lúa, nước, con cừu, mưa .chứng tỏ chữ viết này có thể có nguồn gốc từ xứ Elam đã đến Trung hoa khỏang 3000 tr.cn. Riêng chữ “mục” là mắt được tìm thấy ở di chỉ Giả hồ cách đây 7000-5000 năm tr.cn vẫn được xử dụng cho đến nay, chữ “nhật” vả chữ “nguyệt” lại còn giống chữ “ nhật” và “nguyệt” ở Ai Cập chứng tỏ chữ viết này có nguồn gốc của người tiền Đông nam Á . Sử Trung hoa cho rằng các văn giáp cốt khai quật được ở cánh đồng Ân khư khỏang 1400 tr.cn là chữ viết đầu tiên của Trung hoa, đặt ra vào đời Thương. Nhưng với những phát hiện sau này tại di chỉ Phong Châu, đồng đại với di chỉ ở An Dương và các di chỉ ở Hoa nam có một số được khắc trên gốm, người ta cho rằng chữ viết đã có từ đời Hạ, và người ta còn cho rằng một số có niên đại cách đây 4800 năm. Như thế mới hợp lý bởi nếu như ở thời Nghiêu Thuấn chưa đặt ra chữ viết thì bằng cách nào người ta ghi lại được từng lời đối đáp của các cận thần nhà vua trong các buổi họp triều đình , bằng cách nào vua Nghiêu có thể sọan được lịch rùa để ban hành cho dân chúng làm mùa, và bằng cách nào họ Việt Thường ghi được cách tính lịch trên lưng rùa để mang tặng vua Nghiêu. Dân tộc Việt có một đặc điểm là người đi đến đâu, địa danh được mang theo đến đấy, những địa danh phía bắc Trung hoa như: Thái Nguyên, Phong châu, Hà nam, Hà tây và những địa danh từ đất Kinh Sở trở xuống như: Đan dương, Tượng quận, Giao chỉ, Cửu chân, Nhật nam, Việt thường đều lần lần chạy xuống phía nam theo từng đợt bị đẩy lui, ví dụ như đất Đan dương khi mới được phong thì ở Hồ bắc, đến thời Việt Vương Câu Tiễn lại thấy chạy xuống nằm cạnh Cối kê (Kuaiji) ở Chiết Giang, địa danh Việt Thường khi thì ở Trung Hoa khi thì chạy đến tận miền trung Việt Nam làm cho thông tin bị rối rắm, rất khó nhận định cho chính xác. Vào thời Ngũ đế, hòang tộc Trung Hoa mặc dù có họ hàng dây mơ rễ má với khối Việt nhưng những người mang hai dòng máu chưa được xem là con cháu Viêm Hòang, hòang tộc khi ấy kể cả tộc Hạ đều thuộc dòng Hòang Đế . Sau thời ngũ đế, nhà Hạ đã được thiết lập, kinh đô đặt tại An Ấp tỉnh Sơn tây đã phát triển chủ yếu dựa vào công sức của người Hạ và vị vua Trung hoa rất thân thiết là vua Vũ, vì thế vào đời Hạ người Việt cổ chưa đến nỗi phải di tản đi đâu cả cho đến khi nhà Hạ bắt đầu suy, đời vua cuối cùng của triều Hạ có lẽ đóng đô ở Trung Tuyền, vua Kiệt nhà Hạ bạo ngược, say mê Muội Hỷ làm cho nhà Hạ suy vi, đã bị Thành Thang thuộc Đông di, một nước chư hầu của nhà Hạ, lật đổ vào khỏang 1700 tr.cn. Thành Thang có tổ tiên là Tiết (Xie), theo truyền thuyết vợ của Đế cốc là bà Giản Địch họ Hữu ( You hu shi) đã nuốt trứng chim yến mà có mang sinh ra Tiết do đó Tiết có thể mang máu Caucasoid hơặc máu Mongloid-Caucasoid thuộc khối Đông di. Sau khi nhà Hạ sụp đổ Hoa Hạ bắt đầu khốn đốn, tuy vậy nhà Thương vẫn chưa chiếm hết đất của tộc Hạ, đến khỏang 1400 tr.cn thì Thang vương Bàn Canh tiến đến An Dương còn gọi là đất Ân, chiếm nốt đất của tộc Hạ. Theo ghi chép của người Trung hoa, con cháu nhà Hạ khi đó chia thành 3 nhóm, một nhóm ở lại sống hòa bình với nhà Thương và cống hiến phụng sự nhà Thương , nhóm khác chạy về phía bắc trở thành giặc Hung nô (Huns) và nhóm chạy về phía nam thành Kinh, Sở, Ngô, Việt, ban đầu tập trung nhiều ở đất Ngô (Wu) ở Giang túc gồm người đông Khương và đất Sở thuộc Hồ bắc ở lưu vực sông Trường giang gồm người Việt và người Hán, tiếp tục phát triển tại di chỉ Panglongcheng ở Hồ Bắc cũng như di chỉ Xingan ở Giang tây. Hiện nay các nhà khảo cổ thường đưa ra những thắc mắc rất đáng chú ý. Gina L.Barnes trong “Trung quốc-Triều Tiên-Nhật Bản - Đỉnh cao văn minh Đông Á” đã đặt ra câu hỏi : “bằng cách nào để chúng ta hiểu được các di chỉ văn hóa tại Panglongcheng (Bàn long Thành) ở Hồ bắc và di chỉ Tân can (Xingan) ở tận Giang tây vùng Hoa nam trong sự tương quan với nhà Thương”. Ông cũng nhận ra rằng từ nhà Chu, tại thủ đô tiền triều Kỳ Sơn, những tộc người cùng chung truyền thống đồng khí Thương không phải lúc nào cũng đồng minh với nhà Thương Khảo cổ học thực sự nói lên được nhiều điều hơn ta tưởng. Để giải đáp thắc mắc của Gina L. Barnes chỉ có thể nói rằng cái gọi là đồng khí Thương ấy có đến 80% là thành quả của người Hạ và các di chỉ Phong Châu, An Dương, Bàn Long thành, Tân Can đều có chung nguồn gốc. Đến cuối đời Thương, vua Trụ bạo ngược làm dân chúng óan ghét, họ Cơ tên Xương(Chu văn Vương), vua một nước chư hầu của Thương có ý đồ lật đổ triều đình, gặp được họ Khương tên Tử Nha còn gọi là Lã Vọng . Lã vọng là người tài, ngồi câu cá chờ thời bên bờ sông Vị Thủy, Chu văn Vương biết được rước về tôn làm thường phụ, nhờ sự giúp đỡ của họ Khương , sau này con của Cơ Xương là Cơ Phát lật đổ được nhà Thương, Cơ Phát kết hôn với con gái Khương tử Nha và phong cho họ Khương đất Tề, tộc Việt cũng có công với họ Cơ nên Dục Hùng (Yu Xiong) được vua Văn vương phong cho đất Shangdang và đia vị công thần, đến đời cháu nội là Hùng Dịch (Xiong yi) được vua Chu Thành Vương phong cho danh hiệu bá tước và phong cho đất Đan Dương khỏang năm 1112 tr.cn . Có thể đây là thời điểm người Việt bắt đầu dựng nước mặc dù nước này không được nhà Chu công nhận. Bàn về khái niệm “nước”, các nhà nghiên cứu hay có khuynh hướng áp đặt các tiêu chí của các quốc gia thời nay vào “nước” ở thời đại cách đây trên 3000 năm nên thường lúng túng, thêm vào sự thận trọng đã thậm chí cho rằng không hề tồn tại cái gọi là nước Văn Lang. Để có thể thấy được lối ra cần hiểu rằng cách đây trên 3000năm trung tâm Hoa Hạ được gọi là Trung quốc (Zhongguo) và xung quanh nó còn có nhiều nước nhỏ. Qua các triều đại , mỗi một triều đại như thế có nhiều nước chư hầu, đến cuối đời Thương, khi Chu Vũ Vương khởi binh có đến 800 nước chư hầu ủng hộ và nước chư hầu cũng không cần phải có đủ các tiêu chí như các quốc gia hiện đại. Nước Văn Lang không phải là nước chư hầu nhưng cũng như các dân tộc khác đều tự mình lập quốc không cần ai cho phép. Bàn về qui mô , sử sách ghi chép nước Văn Lang chia thành 15 bộ gồm : Văn Lang ; Giao chỉ ; Vũ định ; Vũ Ninh ; Lục Hải ; Ninh hải ; Tân hưng ; Phúc Lộc ; Chu diên ; Dương Tuyền ; Cửu Chân ; Hòai Hoan ; Cửu Đức ; Việt Thường ; Bình văn. Nước Văn Lang phía bắc giáp Động đình hồ, tây giáp Ba thục, Đông giáp biển, nam giáp nước Hồ tôn. Theo như mô tả trên thì Văn Lang quả là một đất nước rộng lớn, nếu so với nước Việt Nam nhỏ bé , nghèo nàn, lạc hậu như hiện nay thì khó thể tin được đã từng có một nước Văn Lang rộng lớn như vậy, do đó đã có một số người cho rằng nếu cứ nhắc mãi đến sự thịnh vượng mà không có gì để chứng minh thì e rằng người khác sẽ chê cười cũng như người Hán đã từng chê cười vua nước Yelang trước kia.Theo http://en.wikipedia.org/wiki/Yelang : Yelang là một vương quốc nhỏ, ngày nay là Quí châu-Trung Quốc. Vương quốc này có tiếng về sự khôi hài khôn khéo , vua nước Yelang đoan chắc là vương quốc của ông ta lớn nhất thế giới. Công sứ của triều Hán hỏi: “ Yelang và Hán , đất nào lớn hơn? ” Vì thế Trung hoa có câu : “Yelang quá tự đề cao”. Thực ra Yelang có quá tự đề cao không ? Đã có ai từng đặt vấn đề vì sao vua Yelang lại cho đất nước mình rộng lớn, cũng như vì sao người Việt Nam lại cho rằng nước Văn Lang có phạm vi bao la như vậy. Để giải thích cho vấn đề này tưởng cũng cần chú ý rằng trong 15 bộ của nước Văn lang có một bộ cũng có tên Văn lang. Giả định rằng nước Văn Lang gồm có nhiều chủng người trong đó người Việt chiếm số đông nhất và các tộc khác có thể nhiều hơn sắc tộc thiểu số ở Việt nam hiện nay, họ không sống tách biệt mà xen lẫn vào nhau, vì thế người Việt không chỉ tập trung ở bộ phận đầu não là Văn lang bộ hay Giao Chỉ bộ mà còn chung sống với các tộc kia trong từng bộ một. Cần nhớ rằng , Hoa nam là vùng đất của người Âu sống rải rác khắp nơi có thể đến tận di chỉ Phùng Nguyên, khi người Lạc tràn xuống thì chỉ có thể sống xen kẻ với nhau nên sẽ không có chuyện nước Việt này riêng biệt với nước Việt kia theo cách phân biệt của người Trung hoa mà chỉ có một nước Việt có tên là Văn Lang trong đó gồm nhiều tộc, do thói quen sống nên chia ra thành Đông Việt và Tây Âu, đây là mối nhân duyên của Lạc long Quân và Âu Cơ, tuy rằng kết hôn với nhau nhưng đất ai nấy sống, rồng sống dưới nước không thể cùng chung sống với tiên trên núi. Người Mường và những tộc người thuộc nhóm Âu đều quen sống ở miền núi cao, trong quá khứ họ đã từng chung sống dưới hình thức liên minh gọi là Muang và thậm chí các tộc khác còn là tộc người thiểu số trong chính đất đai của họ. Cũng cần chú ý rằng sau đời Hùng Vương cuối cùng cho đến khi bị nhà Hán cai trị , khi ấy không còn Văn lang nữa mà chỉ còn Giao chỉ quận nằm trong Giao chỉ bộ và khi hai bà Trưng khởi nghĩa thì các quận khác trong Giao chỉ bộ đều đồng thanh hưởng ứng. Với phân tích trên thì một nước Văn Lang có phạm vi rộng lớn như vậy không có gì là không hợp lý, vấn đề còn lại chỉ là nước Việt có một hay hai dòng vua và vào thời điểm nào nước Văn Lang đã được lập ra. Như đã trình bày ở phần trên, khi bị nhà Thương lật đổ một nhóm con cháu nhà Hạ đã chạy đến đất Kinh Sở để lánh nạn, người Hoa Hạ lúc này không thuần là Việt tộc mà đã pha nhiều chủng nhưng chủ yếu gồm Việt tộc và những người tự xưng là con cháu Viêm Hòang cùng nhau sống trên đất Kinh Sở. Có thể người Việt bắt đầu dựng nước từ khi được phong cho đất Đan Dương thuộc tỉnh Hồ bắc, vùng đất này là chỗ tiếp giáp giữa Hoa bắc và Hoa nam, là đất Nam giao nên có tên là Giao Chỉ, từ khi tên Việt Thường xuất hiện thì vắng tên Giao Chỉ nên có thể người Việt đã lập ra nước Việt Thường vào khỏang 1112 tr.cn Tuy nhiên nước này không được nhà Chu không công nhận. Sử Trung hoa ghi : Thời Chu Thành Vương 1063-1026 tr.cn Việt Thường sang hiến chim trĩ trắng. Chu Công nói : “ Chính lệnh không ban đến thì người quân tử không coi người ta là bề tôi của mình”. . Thường ; Bình văn. Nước Văn Lang phía bắc giáp Động đình hồ, tây giáp Ba thục, Đông giáp biển, nam giáp nước Hồ tôn. Theo như mô tả trên thì Văn Lang quả là. rằng nước Văn Lang có phạm vi bao la như vậy. Để giải thích cho vấn đề này tưởng cũng cần chú ý rằng trong 15 bộ của nước Văn lang có một bộ cũng có tên Văn

Ngày đăng: 31/08/2013, 21:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w