mot so de kiem tra hoc ki

8 462 0
mot so de kiem tra hoc ki

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La Trường THPT Chuyên Sơn La ĐỀ KIỂM TRA HỌC I - NĂM HỌC 2007_2008 Môn Ngữ văn _ Khối 10 ban KHTN Thời gian: 90 phút I.Trắc nghiệm: (2 đ) 1. Thể loại văn học nào sau đây là thể loại văn học dân tộc : a.Phú b. sự c.Ngâm khúc d. Thơ Đường luật 2. Tập thơ nào được coi là tập thơ Nôm sớm nhất của nước ta: a. Thiên Nam ngữ lục b.Ức Trai thi tập c. Quốc âm thi tập d. Truyện Kiều 3. Giai đoạn được mệnh danh là" Giai đoạn văn học cổ điển" của văn học trung đại Việt Nam là: a.Từ thế kỉ X- XIV b.Từ thế kỉ XV- XVII c.Từ thế kỉ XIII-nửa đầu XIX d. Nửa cuối thế kỉ XIX 4. Về phương diện nội dung, văn học yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX mang âm hưởng : a. Hào hùng b.Bi tráng c. Tự hào d. Ngợi ca 5. Tác giả văn học yêu nước lớn nhất của giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX là: a. Nguyễn Thông b. Nguyễn Đình Chiểu c. Nguyễn Xuân Ôn d. Phan Văn Trị 6. Văn học viết về thế sự phát triển nhất ở: a.Thế kỉ XV- XVII b. Thế kỉ XVII- XVIII c. Thế kỉ XVIII- XIX d. Cuối thế kỉ XIX 7. Văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của: a. Phật giáo b. Đạo giáo c. Nho giáo d. Thiên chúa giáo 8. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm lớn về nghệ thuật của văb học trung đại Việt Nam: a. Tính quy phạm b. Tính sùng cổ c. Tính quần chúng d. Tính ước lệ, tượng trưng II. Làm văn: (2 đ) Hãy tóm tắt ngắn gọn truyện thơ "Tiễn dặn người yêu" dựa theo nhân vật chàng trai. III. Tự luận: (6 đ) Cảm nhận của em về lối sống "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện qua bài thơ " Nhàn ". Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La Trường THPT Chuyên Sơn La ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC I - NĂM HỌC 2007 _2008 Môn Ngữ văn _ Khối 10 ban KHTN Thời gian: 90 phút I.Trắc nghiệm: - Mỗi câu đúng được 0,25 đ - Các đáp án đúng : 1c, 2c, 3c, 4b, 5b, 6c, 7c, 8c II. Làm văn(2đ): 1. Yêu cầu chung: - Tóm tắt được nội dung cơ bản của truyện thơ "Tiễn dặn người yêu" - Tóm tắt phải hướng vào nhân vật chàng trai - Bản tóm tắt không quá dài 2. Yêu cầu cụ thể: Học sinh phải đảm bảo các ý cơ bản sau: - Chàng trai là bạn thân của cô gái từ thủa nhỏ, họ đã gần gũi, gắn bó và có những kỉ niệm êm đềm bên nhau. - Lớn lên, hai người yêu nhau tha thiết nhưng vì chàng trai nghèo nên bố mẹ cô gái từ chối gả con gái cho chàng và gả cô cho một người giàu có. - Phẫn chí, chàng trai trao cho người yêu một chiếc đàn môi làm tin rồi hẹn đi buôn trở về sẽ giành lại cô. - Khi chàng giàu có trở về thì đã quá muộn, cô gái phải về nhà chồng, chàng trai đã tiễn dặn cô bằng những lời yêu thương, hẹn ước. - Cuộc đời cô gái trải qua nhiều thăng trầm, đau khổ, cuối cùng cô bị mang ra chợ bán với giá một cuộn dong và người đổi được cô lại chính là chàng trai. - Chàng trai lúc này đã có vợ và không nhận ra cô gái trong bộ dạng tiều tụy, rách rưới. - Một buổi chiều mưa nghe tiếng đàn môi của cô gái, chàng trai đã nhận ra người yêu cũ. Chàng quyết định sẻ đôi tài sản tiễn vợ về nhà cha mẹ và cưới cô gái đúng như lời hẹn ước năm xưa. III. Tự luận(6đ): 1. Đề: Cảm nhận của em về lối sống "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện qua bài thơ "Nhàn". 2. Yêu cầu: * Yêu cầu chung: - Nội dung: Phân tích phải thấy được lối sống "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đánh giá và cảm nhận về lối sống ấy. - Thể loại: Phân tích tác phẩm trữ tình kết hợp phát biểu cảm xúc. * Yêu cầu cụ thể: - Đánh giá chung: Nhưng biểu hiện của chữ "nhàn" trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm khá phong phú: thân nhàn, phận nhàn, thanh nhàn. Bản chất của chữ "nhàn" ở Nguyễn Bỉnh Khiêm là sống theo tự nhiên, lánh xa danh lợi. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, "nhàn" đã trở thành lối sống, thành triết lí sống. - Lối sống "nhàn" thể hiện trong bài thơ: Hai câu đề: Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào + Mở đầu bài thơ là sự lặp lại ba lần số từ "một", đằng sau nó là danh từ chỉ công cụ lao động quen thuộc trong cuộc sống của người thôn quê: mai, cuốc, cần câu. + Sau khi giã từ quan trường, cụ trạng tìm về sống giữa thôn quê như một "Lão nông tri điền" - cuộc sống chất phác, bình dị của người nông dân. + Hai chữ "thơ thẩn" nói lên trạng thái thảnh thơi, vô tư của con người trong sáng, không vướng bụi trần. + Cụm từ "dầu ai vui thú nào" nói lên ý thức kiên định với lối sống đã lựa chọn của tác giả. Hai câu thực: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao + Ở hai câu này, tác giả bàn về chữ "dại" và chữ "khôn". + Tác giả tự nhận mình là người "dại" vì mình không ra đua tranh với đời mà tìm về "nơi vắng vẻ" - nơi tĩnh tại, thảnh thơi. + "Người đến chốn lao xao" là đến chốn danh lợi, chốn phồn hoa ấy giàu sang, phú quý nhưng cũng đầy thủ đoạn và sự bon chen. Tác giả gọi đó là những "người khôn". + Đây là cách nói ngược của tác giả, nói mình là "dại" nhưng lại tự hào kín đáo về sự lựa chọn cách sống của mình, cách sống thanh cao, không màng bon chen danh lợi. + Cách sống "nhàn" này không đối lập với quan niệm về chữ "danh". Nam nhi xưa lập công danh là để giúp dân, giúp nước, trong hoàn cảnh triều đình ngột ngạt thì nhà nho chân chính nên tìm về ở ẩn để giữ trọn danh tiết. Đó là cách xử sự tích cức. Hai câu luận: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao + Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm đạm bạc mà thanh cao, đạm bạc là ở những thức ăn quê mùa, dân dã - mùa nào thức ấy, đó là cuộc sống trở về với tự nhiên. + Về mặt tinh thần, cuộc sống như thế cho phép con người tự do, tự tại, không phải ràng buộc vào bất cứ khuôn phép nào. Hai câu kết: Rượu, đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao + Câu thơ thứ bẩy như tạc nên một tư thế: tác giả tìm đến "say" nhưng lại là để "tỉnh", muốn uống rượu nhưng không bừa bãi mà chừng mực, có nguyên tắc. + Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy rằng: công danh, của cải chỉ là giấc chiêm bao, đẹp nhưng mau tàn, chính vì vậy tác giả đã từ bỏ chốn quyền quý để đến chốn thanh cao. + Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao lối sống thư thái, ung dung, hòa nhập với tự nhiên, quay lưng lại với danh lợi, vật chất. 3. Biểu điểm: - Điểm 6: Nắm sâu sắc nội dung bài thơ, diễn đạt lưu loát, có sáng tạo, lời văn giàu cảm xúc, không mắc lỗi câu, lỗi diễn đạt, hàng văn trong sáng. - Điểm 4: Đảm bảo nội dung tác phẩm, đưa ra những nhận xét, đánh giá của bản thân, diễn đạt tương đối lưu loát, không mắc lỗi câu. - Điểm 2: Bài viết còn thiếu ý, năng làm văn chưa thật tốt, chưa biết lồng cảm nghĩ vào phần phân tích, còn mắc lỗi diễn đạt, câu, dùng từ, chính tả. - Điểm 0: Không làm bài. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La Trường THPT Chun Sơn La ĐỀ KIỂM TRA HỌC I - NĂM HỌC 2008_2009 Mơn Ngữ văn _ Khối 11 ban KHTN Thời gian: 90 phút Câu1:( 3đ) H·ãy viết một bản tin thường để thông báo về một hoạt động bảo vệ môi trường do lớp em tổ chức. Câu 2: (7đ) Phân tích bức tranh đời sống của phố huyện nghèo được Thạch Lam miêu tả trong truyện ngắn " Hai đứa trẻ" và phát biểu cảm nhận của mình. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La Trường THPT Chun Sơn La ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC I - NĂM HỌC 2008 _2009 Mơn Ngữ văn _ Khối 11 ban KHTN Thời gian: 90 phút Câu 1: Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu sau: _ Tin phải có tiêu đề, tiêu đề phải hấp dẫn, gây được sự chú ý của người đọc _ Dung lượng tin vừa phải _ Nội dung tin: Tùy thuộc vào sự lựa chọn của học sinh song phải đảm bảo những yếu tố cần thiết: Thời gian, đòa điểm, sự kiện, diễn biến, kết quả. Câu 2: A. Yêu cầu chung: _ Nội dung: Cảnh phố huyện nghèo trong tác phẩm " Hai đứa trẻ"( Thạch Lam) và cảm nhận của bản thân. _ Thể loại: Phân tích + Phát biểu cảm nghó. _ Phạm vi kiến thức: Tác phẩm " Hai đứa trẻ" B. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: - "Hai đứa trẻ" là một truyện không có chuyện. Hai đứa trẻ ngồi trên chiếc chõng tre trước cửa hàng của một phố ù huyện nghèo , ngắm cảnh phố xá; khi đã muộn, hai chò em vẫn cố thức đợi chuyến tàu đi qua rồi mới ngủ… - Tuy không có chuyện nhưng tác phẩm không hề nhạt nhẽo, vô vò mà trái lại, rất thấm thía, nhiều dư vò. - Truyện mở ra bằng cảnh chiều muộn ở một làng quê" một chiều êm ả như ru". Rồi màn đêm dần buông xuóng,"một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát"… Dươiù ngòi bút của Thạch Lam, bức tranh quê hiện lên bình dò mà thân thiết, nên thơ. - Nhưng tác phẩm không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà trước hếtù là bức tranh đời sống con người. Đó là bức tranh phố huyện nghèo lúc chiều tối và đêm xuống, được quan sát, cảm nhận qua tâm hồn ngây thơ, nhạy cảm của cô bé Liên. - Bức tranh phố huyện được bắt đầu từ cảnh chợ tàn.Buổi chợ" đã vãn từ lâu"."Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất".Cảnh chợ tàn càng phơi bày sự nghèo nàn ,xơ xác của đời sống phố huyện nghèo:" Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thò, lá nhãn và bã mía".Và chò em Liên còn cảm nhận thấy cả một mùi âm ẩm bốc lên mà Liên cảm tưởng là"mùi riêng của đất, của quê hương này". - Trong khung cảnh tiêu điều, buồn bã ấy, hình ảnh những con người nghèo khổ, lam lũ, nhếch nhác của phố huyện dần hiện ra: + "mấùy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi.Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại" + Mẹ con chò Tí lễ mễ đội chõng,xách điếu đóm ra dọn hàng, "ngày chò mò cua bắt tép,tối đến chò mới dọn cái hàng nước này"nào chò cũng dọn hàng" từ chập tối đến đêm'' mà vẫn"chả kiếm được bao nhiêu" + Hoàn cảnh của hai chò em Liên cũng đáng thương. Chúng được mẹ giao trông coi một" cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu". Cái cửa hàng ế ẩm," ngày phiên cũng chẳng bán được là bao". + Hình ảnh bà cụ Thi hơi điên, mua rượu uống và cười khanh khách rồi "lảo đảo đi vào bóng tối" đã để lại cho người đọc nhiều ám ảnh và xót thương về một cuộc đời xế bóng. + Gia đình bác xẩm mới thật là thê lương. Hai vợ chồng" ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt để ở trước mặt","thằng con bò ra đất, nghòch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường".Cuộc sống của cả gia đình thật mong manh, nghèo khổ. - Qua con mắt cô bé Liên,tất cả cuộc sống phố huyện chìm dần trong đêm tối mênh mông.Ngọn đèn con của chò Tí, ngọn đèn vặn nhỏ của Liên, bếp lửa bác Siêu…chỉ là những đốm sáng tù mù.Những đốm lửa nhỏ nhoi ấy chẳng làm cho phố huyện trở nên sáng sủa mà chỉ càng đặc tả bóng tối dày đặc nơi phố huyện. - Hình ảnh ngọn đèn con nơi hàng nước chò Tí" chỉ chiếu sáng một vùng đất hẹp" ấy trở đi trở lại tới 7 lần trong tác phẩm là hình ảnh đầy ám ảnh và có sức gợi về những kiếp sống nhỏ nhoi, leo lét, mù tối trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ. - Cảnh phố huyện chiều tối nay cũng giống như hôm qua và sẽ lặp lại trong ngày mai. Bởi vì chiều tói nào cũng vậy, mẹ con chò Tí lại dọn hàng, chi em Liên lại đếm những phong thuốc lào, những bánh xà phòng và"ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc bàng", tối nào bác phở Siêu cũng lại gánh hàng ra và thổi lửa…Mọi người lại chờ đợi những điều mọi ngày họ vẫn chờ đợi.Nhòp sống ấy cứ lặp đi lặp lại ngày này sang tháng khác,đơn điệu, uể oải, buồn tẻ. - Thế nhưng những con người ấy vẫn hy vọng, hy vọng để có thể tiếp tục sống, đó chính là nét đẹp lãng mạn của câu chuyện."Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ".Có điều, sự mong đợi ấy thật mơ hồ, tội nghiệp. - Hai đứa trẻ chưa thể có ý thức rõ rệt về tình cảnh tù đọng, buồn chán, bế tắc mà chúng đang sống, cũng như những khát vọng tinh thần mơ hồ của mình.Song với tâm hồn ngây thơ nhưng nhạy cảm , cô bé Liên đã cảm nhận thấm thía tuy chỉ là vô thức tình cảnh đó.Chính vì khao khát được thoát khỏi cảnh tù đọng , mù tối ấy mà Liên đêm đêm cố thức để đợi xem chuyến tàu đi qua. - Hình ảnh chuyến tàu đêm rầm rộ với " các toa đèn sáng trưng" là hình ảnh cụ thể của " một cái gì tươi sáng" mà cô mong đợi." Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua.Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái quầng sáng của ngọn đèn chò Tí Và ánh lửa của bác Siêu" III. Biểu điểm: - Điểm 7: Nội dung đầy đủ, sâu sắc,có những dẫn chứng cần thiết, biết đưa ra những cảm nhận xúc động, chân thành.Hành văn lưu loát, diễn đạt tốt, không mắc lỗi câu, dùng từ , trình bày sạch đẹp. - Điểm 5: Đủ ý, có những dẫn chứng quan trọng, còn thiếu một số dẫn chứng phụ, biết cách nêu cảm nhận của bản thân. Diễn đạt tương đối lưu loát, không mắc lỗi câu, có thể mắc một số lỗi vế dùng từ, trình bày. - Điểm 3: Chưa đủ tất cả các ý song đã đảm bảo những ý cơ bản và những dẫn chứng quan trọng nhất.Phần phát biểu cảm nhận còn sài, chưa rõ rệt. Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ , đặt câu, kó năng phân tích yếu. - Điểm 1: Nắm tác phẩm sài, hời hợt, chưa đáp ứng được yêu cầu của đề, chỉ nêu được một số ý, hầu như chưa có dẫn chứng, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi câu, dùng từ , diễn đạt, có lỗi chính tả. - Điểm 0 : Không làm bài. . thiết nhưng vì chàng trai nghèo nên bố mẹ cô gái từ chối gả con gái cho chàng và gả cô cho một người giàu có. - Phẫn chí, chàng trai trao cho người yêu một. Thạch Lam, bức tranh quê hiện lên bình dò mà thân thiết, nên thơ. - Nhưng tác phẩm không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà trước hếtù là bức tranh đời sống

Ngày đăng: 31/08/2013, 13:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan