Quy định chuẩn về giáo viên Tiểu học

1 650 0
Quy định chuẩn về giáo viên Tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học" - Những điều cần bàn Ðất nước bước vào thời mở cửa. Nền kinh tế thị trường đương nhiên có nhiều yếu tố tích cực thúc đẩy kinh tế nước nhà phát triển. Song, mặt trái của kinh tế thị trường tác động không nhỏ, làm băng hoại đạo đức, nếp sống của một bộ phận xã hội. Các thầy cô giáo cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh đó Bộ Giáo dục và Ðào tạo công bố Quyết định 14/2007 "Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học", tuy hơi muộn - nhưng như người ta nói: "Muộn còn hơn không". Tuy nhiên, cách làm quá vòng vo, hình như chưa có tầm "chiến lược", mới dừng lại ở giải pháp "tình thế" nên giáo viên chưa "tâm phục khẩu phục". Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã mất năm năm công phu và nghiêm túc, tham khảo kỹ lưỡng các chuyên gia nước ngoài, lấy ý kiến rộng rãi nhiều ngành, nhiều giới, đáng ra Bộ phải soạn thảo "Chuẩn nghề nghiệp" cho giáo viên nói chung, từ mẫu giáo đến đại học. Bởi vì đã là nhà giáo, dù dạy trẻ lần đầu cắp sách đến trường, cho đến sinh viên năm cuối, đều có đặc điểm giống nhau: Ðạo đức người thầy, kỹ năng sư phạm, soạn giáo án giảng dạy, dự giờ, đặt câu hỏi phát vấn học sinh . Ngành sư phạm đều có chung một khẩu hiệu: "Tất cả vì học sinh thân yêu". Từ cái chung đó, có quy định riêng "Chuẩn nghề nghiệp" cho giáo viên từng cấp là điều cần thiết, vì đối tượng dạy, chương trình dạy khác nhau . Nhưng nếu không có cái nhìn toàn diện, tầm nhìn xa, mất năm năm mới có Quyết định 14/2007 cho giáo viên tiểu học, bao giờ Bộ Giáo dục và Ðào tạo mới có "Chuẩn giáo viên" mầm non và cho các cấp khác, tránh khỏi điều trùng lập, dẫm đạp lên nhau, luẩn quẩn, tốn tiền dân, mất quá nhiều thời gian, công sức. Trở lại "Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học: "Hiểu biết tâm lý học sinh tiểu học", "Có kiến thức về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật", "Viết chữ đúng mẫu, biết cách hướng dẫn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp", những điều này không có gì mới, vì đó là điều kiện tối thiểu của thầy cô giáo đứng trên bục giảng. Trong tiêu chuẩn "Có hiểu biết về tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc biết tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác", từ "hoặc" thật mù mờ, hiểu thế nào đây? Giáo viên chỉ cần biết một trong ba yêu cầu, hay buộc phải biết cả ba? "Hiểu biết tin học, hoặc ngoại ngữ" đối với các thầy cô giáo ở thành phố đã vô cùng khó khăn, vì có phải trường nào cũng được trang bị phòng vi tính để thực hành. Còn các trường ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, đến lớp học tranh tre nứa lá còn thiếu, yêu cầu trên thật là xa xỉ. Còn tiêu chuẩn "Hoặc biết tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác", nếu đào tạo giáo viên người dân tộc dạy ngay tại quê hương mình thì khỏi bàn. Nhưng để vận động được thầy cô giáo miền xuôi lên miền núi công tác, kèm theo điều kiện này, e rằng vùng cao mãi mãi chẳng bao giờ đủ giáo viên. Tiêu chuẩn: "Không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường" là nói chuyện đương nhiên mà lâu nay bị xem nhẹ. Nói ngọng thì không được đứng lớp vì hạ thấp người thầy trước học trò. Giọng nói chuẩn, trầm, bổng là một "giáo cụ trực quan" giúp học sinh hiểu bài sinh động, dễ dàng. Tiêu chuẩn này Bộ Giáo dục và Ðào tạo nên đưa về các trường sư phạm, coi đây là tiêu chuẩn bắt buộc các trường sư phạm không tuyển học sinh nói ngọng. Vậy, giải quyết ra sao tình trạng như Thứ trưởng Ðặng Huỳnh Mai nói: "Tất cả cộng đồng dân cư các vùng quê nói ngọng (chữ l và chữ n)" hoặc "khu Năm" thành "khu . Nem" chẳng hạn, "Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học" có mâu thuẫn với những "chuẩn mực" khác vẫn tồn tại không? Những vùng quê này chẳng lẽ không có ai đạt "chuẩn" giáo viên sao? Còn các thầy cô giáo người dân tộc thì sao? Họ lên lớp dạy trò bằng tiếng Kinh, hay bằng tiếng dân tộc? Bộ cần quy định phù hợp với thực tế. Tiêu chuẩn "Tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc trước toàn thể phụ huynh". Như vậy là thầy chỉ được quyền khen trò, không có quyền phê bình trò. Học trò bỏ học, phá bĩnh trong lớp, học kém, đánh nhau . thầy cô giáo sẽ làm gì? Chẳng lẽ im lặng? Học sinh tiểu học đều là Ðội viên Thiếu niên tiền phong, các em sinh hoạt trong một tổ chức Ðội, có tính chiến đấu cao, làm theo lời dạy của Bác Hồ: Thật thà, dũng cảm. Trong các bài học đạo đức, thầy cô giáo dạy các em phải biết đấu tranh phê phán cái sai, bảo vệ chân lý. Bây giờ lại cấm thầy "Tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp". Học sinh ngoan được khen. Học sinh hư "không phê bình". Học sinh dễ cảm nhận thiếu công bằng, dân chủ. Thầy cô giáo mất đi quyền nhận xét học trò. Theo tôi, vấn đề là cách phê bình học sinh như thế nào sao cho phù hợp với chuẩn mực, tư cách người thầy, với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh . để chúng thấy được mặt tốt phát huy nhân lên, mặt chưa tốt tự khắc phục đồng thời không làm tổn thương tinh thần các em. Ðiều này thuộc nghệ thuật làm thầy của người thầy. Thầy phê bình trò để chúng nên người, khác xa với hành vi bạo ngược với học sinh xảy ra thời gian gần đây. "Không thầy đố mày làm nên", một lời khuyên, khen, chê đúng lúc, đúng chỗ của thầy, kể cả trước trò và phụ huynh, nếu xuất phát từ tình thương, mong muốn học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi đều cần thiết, có tác dụng, không chỉ một học sinh mà còn cả một tập thể lớp tin ở thầy, coi thầy là người cha tinh thần làm chỗ dựa vững chắc cho lớp trẻ. . cô giáo cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh đó Bộ Giáo dục và Ðào tạo công bố Quy t định 14/2007 " ;Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học& quot;,. nhìn xa, mất năm năm mới có Quy t định 14/2007 cho giáo viên tiểu học, bao giờ Bộ Giáo dục và Ðào tạo mới có " ;Chuẩn giáo viên& quot; mầm non và cho các

Ngày đăng: 31/08/2013, 10:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan