1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

4 151 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 183,34 KB

Nội dung

95% dân cư toàn thế giới đang phải sinh sống trong bầu không khí dưới mức tiêu chuẩn 95% trong số 7 tỷ người trên Trái đất đang sống trong bầu không khí kém trong lành, và khi xét đến c

Trang 1

95% dân cư toàn thế giới đang phải sinh sống trong bầu

không khí dưới mức tiêu chuẩn

95% trong số 7 tỷ người trên Trái đất đang sống trong bầu không khí kém trong lành, và khi xét đến các tiêu chuẩn, có tới 60% dân số thế giới thậm chí không được hưởng bầu không khí thỏa mãn những tiêu chuẩn tối thiểu

Đây là những con số được đưa ra trong bản đánh giá khí hậu toàn cầu năm 2018, một trong những đánh giá thường niên của Viện nghiên cứu các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhằm đánh giá độ

ô nhiễm của bầu khí quyển, cũng như các gánh nặng bệnh tật mà nó gây ra Bản nghiên cứu này cũng cho thấy, ô nhiễm không khí là nguyên nhân của hơn 6 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, và hậu quả thường gặp của nó là đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh lý phổi mạn tính Điều này đồng nghĩa với việc, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 4, chỉ đứng dưới tăng huyết áp, suy dinh dưỡng và hút thuốc lá

Mặc dù những con số là rất đáng báo động, nhưng tình trạng này dường như vẫn đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn Năm 2014, chỉ có 92% dân số sinh sống trong môi trường chưa đủ chuẩn được WHO khuyến nghị Các loại khí độc hại đang ngày càng trở nên đa dạng hơn, nó bao gồm

cả khí và phần tử siêu vi như ammonia, NaCl, carbon đen, bụi quặng, sulfate… WHO đã đề ra tiêu chuẩn về hàm lượng các chất này trong không khí, nhưng có tới 95% người dân phải chịu đựng bầu không khí với hàm lượng vượt ngưỡng các chất độc hại nêu trên 2/3 dân số thế giới thậm chí phải hít thở bầu không khí vô cùng độc hại Và dĩ nhiên, điều kiện đó tập trung ở những vùng dân cư nghèo và kém phát triển nhất

Trung Quốc và Ấn Độ hiện là hai ứng cử viên hàng đầu cho vị trí quốc gia sở hữu môi trường khí quyển độc hại nhất Đây cũng là lẽ đương nhiên, bởi đây là hai quốc gia

sở hữu quá nửa lượng dân cư toàn cầu Ấn Độ cùng Pakistan và Bangladesh cho thấy sự tăng tiến thần tốc về hàm lượng chất độc hại chỉ trong một thập kỷ qua, trong khi đó, Trung Quốc lại là quốc gia đang trên đà chiến thắng vấn nạn ô nhiễm môi trường, nhờ vào

nỗ lực của chính phủ trong việc đầu tư xây dựng ngành công nghiệp xanh và công nghiệp tái tạo

“Ô nhiễm môi trường đang là vấn nạn toàn cầu, chúng khiến gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh lý về đường hô hấp đang gia tăng chóng mặt Các thiệt hại gây ra không chỉ là chi phí y tế, mà nó còn đánh mạnh vào lực lượng lao động trên toàn cầu

Nó không khác gì một loại bệnh dịch, bằng bất cứ giá nào, cần được dập bỏ càng nhanh càng tốt." - Bob O’Keefe, phó giám đốc Viện nghiên cứu các ảnh hưởng tới sức

khỏe cho biết

Tham khảo: Iflscience

Trang 2

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở HÀ NỘI ĐANG Ở MỨC NGUY HẠI

Cụ thể, tại các điểm quan trắc không khí nền đô thị như Trung Yên 3, Kim Liên, Mỹ Đình, Tân Mai và Tây Mỗ, trong tuần qua AQI ở mức kém và xấu là chủ yếu Số ngày AQI đạt mức trung bình tại các trạm Trung Yên 3 và Tây Mỗ đều chỉ chiếm 14.3%; các trạm Kim Liên, Tân Mai và Mỹ Đình là 28.6%; số ngày AQI chạm ngưỡng xấu tại các trạm Tân Mai, Mỹ Đình, Tây Mỗ đều chiếm 28.6%, Trung Yên 3 cao nhất với 57.1%, Kim Liên thấp nhất với 14.3%; còn lại ở mức kém

Tại 2 điểm quan trắc chất lượng không khí giao thông tại UBND phường Minh Khai

và Phạm Văn Đồng, là 2 khu vực chịu nhiều tác động từ các phương tiện giao thông Trong tuần qua, chất lượng không khí cả hai trạm đều giảm; đặc biệt tại khu vực trạm Minh Khai giảm mạnh, chất lượng không khí chủ yếu ở mức xấu Cụ thể, tỉ lệ số ngày AQI ở mức kém lần lượt là 14.3% và 42.9%; AQI ở mức xấu lần lượt là 71.4% và 42.9%; còn lại ở mức trung bình Chỉ số chất lượng không khí cao nhất tại 2 trạm này lần lượt là

276 và 263

Tại các điểm quan trắc giao thông nội đô như Hoàn Kiếm, Hàng Đậu và Thành Công,

có diễn biến tương tự các trạm khác, chất lượng không khí cũng chủ yếu ở mức kém và xấu Cụ thể, số ngày AQI ở mức trung bình lần lượt là 28.6%, 14.3% và 14.2%; ở mức xấu lần lượt là 14.3%, 57.1% và 42.9%; còn lại ở mức kém

Trao đổi với báo Tiền Phong, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết, chỉ số ô nhiễm bụi PM 2.5 lên cao như vậy là một điều rất đáng ngại Bụi PM 2.5 là các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 Mm, bằng khoảng 1/30 sợi tóc con người

Loại bụi này hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí PM 2.5 có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên nhiều căn bệnh chết người như bệnh về hô hấp, ung thư, tim mạch Cơ quan bảo vệ môi sinh Mỹ nhận định, bụi PM 2.5 chứa nhiều hạt kim loại có khả năng gây ung thư và đột biến gene Trong khi đó, các khẩu trang thông thường không thể ngăn loại bụi này

(tuoitre.vn)

Trang 3

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI BANGKOK (THÁI LAN) NGÀY CÀNG

TRẦM TRỌNG

Cục quản lý môi trường Bộ tài nguyên môi trường Thái Lan vừa phát đi thông báo về tình trạng ô nhiễm tại khu vực Bangkok và những vùng lân cận ngày càng có xu hướng trầm trọng hơn

Cụ thể, Cục quản lý môi trường Thái Lan cho biết, tại rất nhiều khu vực trong nội thành thủ đô Bangkok cũng như những khu vực lân cận, hiện nồng độ khói/bụi siêu nhỏ (2.5 PM) vượt ngưỡng cho phép (ngưỡng cho phép 50 micro gram/m3) và có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân

Tình trạng ô nhiễm không khí ở thủ đô Thái Lan đã tới mức báo động, giới chức Bangkok đã ra lệnh đóng cửa 437 trường học ở khu vực nội đô

Theo những con số công bố của Cục này thì hiện nay trong khu vực Bangkok và lân cận có 8 điểm hiện đang ở mức báo động đỏ về tình hình ô nhiễm, nồng độ khói/bụi siêu nhỏ đều vượt ngưỡng cho phép

HÀN QUỐC ĐỐI PHÓ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ghi nhận bụi mịn ở Seoul đã khiến người dân phải từ bỏ thói quen đi dạo hay thể dục ngoài trời

Thủ đô Seoul và nhiều nơi trên cả nước đã gặp phải vấn đề bụi vàng - những hạt bụi siêu mịn được thổi từ những bình nguyên cát ở Trung Quốc và Mông Cổ gây ô nhiễm không khí và có hại cho phổi Hiện tượng này xuất hiện từ vài chục năm nay

Hiện nay, sự nguy hiểm của bụi mịn ở Hàn Quốc nằm cả ở tần suất và mức độ

Khẩu trang là trang bị thiết thân của mọi người do số ngày lượng bụi mịn vượt mức

an toàn tăng liên tục tăng Điều này cũng khiến mọi người lựa chọn ở trong nhà nhiều hơn

Theo các nhà khoa học, bụi mịn là loại bụi có đường kính 10 μm (micromet) - PM10 Nguy hiểm nhất là loại bụi siêu mịn PM 2,5, có thể đi sâu vào phế nang gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim Bụi siêu mịn ngày càng gia tăng ở các đô thị lớn trên thế giới, trong

đó có Thủ đô Seoul của Hàn Quốc

Trang 4

XẾP HẠNG MỚI NHẤT VỀ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ CỦA CÁC THÀNH PHỐ TRÊN THẾ GIỚI

Ô nhiễm không khí ước tính sẽ gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong sớm trên toàn cầu trong năm tới, cùng với thiệt hại kinh tế gần 225 tỷ USD IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á đưa ra dữ liệu mới nhất về tình trạng ô nhiễm bụi (PM2.5) trong Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu 2018 và Bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Kết quả từ báo cáo bao gồm:

Nam Á: Trong số 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, có 18 thành phố ở Ấn Độ,

Pakistan và Bangladesh Xếp hạng này bao gồm dữ liệu chưa từng công bố trước đây của

hệ thống theo dõi cảm biến công cộng đầu tiên của Pakistan

Đông Nam Á: Jakarta và Hà Nội là hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á Khi

chất lượng không khí của Bắc Kinh đang ngày càng tốt hơn, Jakarta có nguy cơ sớm vượt qua thủ đô vốn nổi tiếng về ô nhiễm của Trung Quốc

Trung Quốc: Nồng độ bụi trung bình tại các thành phố ở Trung Quốc đã giảm 12%

từ năm 2017 đến 2018 Bắc Kinh hiện xếp hạng là thành phố ô nhiễm thứ 122 trên thế giới năm 2018

Tây Balkan: 10 thành phố ở Tây Balkan - Bosnia Herzegovina, Macedonia và

Kosovo - và bốn thành phố ở Thổ Nhĩ Kỳ có nồng độ PM2.5 ở mức lớn hơn gấp 3 lần so với hướng dẫn của WHO 8 thành phố ở Balkan nằm trong số 10% thành phố ô nhiễm nhất thế giới, trong số tất cả các thành phố có dữ liệu

Hoa Kỳ và Canada: Mặc dù chất lượng không khí trung bình rất tốt khi so sánh toàn

cầu, tuy nhiên các vụ cháy rừng lịch sử đã tác động mạnh mẽ đến chất lượng không khí vào tháng 8 và tháng 11, với 5 trên 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới trong tháng 8 được ghi nhận ở Bắc Mỹ

Những khu vực đông dân, bao gồm lục địa châu Phi và Nam Mỹ, không có đầy đủ

cơ sở hạ tầng đo chất lượng không khí

Biến đổi khí hậu đang làm cho tác động của ô nhiễm không khí trở nên tồi tệ hơn thông qua thay đổi điều kiện khí quyển và khuếch đại các đám cháy rừng Ngoài ra, tác nhân chính của biến đổi khí hậu - đốt nhiên liệu hóa thạch - cũng là nguyên nhân chính gây

ô nhiễm không khí trên toàn cầu Do đó, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cũng sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng không khí của chúng ta

Ngày đăng: 10/05/2019, 11:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w