Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Quá trình giảng dạy, chúng tôi luôn cố gắng để tiếp nhận tác phẩm dưới nhiều góc độ khác nhau. Bởi “Văn học có thể mang tới cho người đọc những nhận thức mới mẻ và sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau”. Vì vậy, cần vận dụng những phương pháp dạy học tích cực để khai thác chất liệu ngôn từ của TPVH, nâng cao chất lượng dạy học. Trong đó, phương pháp dạy học tích hợp liên môn không mới nhưng luôn đem lại sự hứng thú với người dạy và cả người học khi được bổ sung nhiều kiến thức khác nhau trong cùng một đơn vị thời gian. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một trong những truyện ngắn thuộc văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kì đổi mới (sau 1975). Truyện đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời; liên quan đến pháp luật như nạn bạo hành gia đình, đến Luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; đến cuộc sống của người dân ở môi trường biển, về chính sách, chủ trương Xoá đói giảm nghèo của Đảng ta...Chính vì thế, trong quá trình giảng dạy Ngữ văn THPT, chúng tôi đã vận dụng phương pháp dạy tích hợp liên môn để khai thác bài học. Trong giải pháp này, tôi xin giới hạn ở nội dung: “Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu”
Trang 1I MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lí luận
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS.”
Tích hợp các nội dung giảng dạy đối với các bộ môn khoa học xã hội là mối liên
hệ bên trong, mối liên hệ bản chất của nội dung – tư duy – tư tưởng, luôn tiềm ẩn vàrất linh hoạt Trong chương trình giảng dạy, giáo viên Ngữ văn không chỉ cần có sựtích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làmvăn mà còn phải tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của các môn học khác có liênquan, các vấn đề trong thực tiễn đời sống và đặc biệt là các nội dung giáo dục thái độ
tư tưởng cho học sinh một cách linh hoạt, uyển chuyển và tinh tế
1.1.1 Cơ sở khoa học
- Khái niệm tích hợp
- Dạy học tích hợp, liên môn
1.1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý
Theo tài liệu Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học
sinh của Vụ Giáo dục Trung học, thì nhiệm vụ của giáo dục là hình thành một số phẩm chất, năng lực ở học sinh THPT (xem Phụ lục về phẩm chất và năng lực)
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Liên, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết: “Việc dạy tích hợp góp phần hình thành và phát triển kĩ năng quyết định, giao tiếp và làm việc nhóm Nội dung được giảm tải nhằm tăng thời gian và không gian cho GV áp dụng các phương pháp dạy học sáng tạo và tương tác, HS phát huy tốt hơn quyền chủ động học tập của mình Việc dạy học không chú trọng vào việc dạy kiến thức mà nhấn mạnh vào việc hình thành cho học sinh phương pháp và kỹ năng tư duy trong học tập, đòi hỏi giáo viên phải có những sáng tạo trong phương pháp dạy học”.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Môn Ngữ văn là môn học kết tinh nhiều giá trị văn hóa truyền thống vànhân loại, là môn học có ý nghĩa trong việc hình thành định hướng, phát triển nhâncách, giáo dục kĩ năng sống Đồng thời, đây cũng là môn học nghệ thuật kích thíchtrí tưởng tượng bay bổng, sáng tạo cho HS Thực tế cho thấy có một bộ phận HS
đã quay lưng lại với văn học và niềm đam mê với môn Ngữ văn chỉ còn là một ýniệm nhạt nhòa, học sinh không mấy hứng thú và chán nản trong các tiết học Văn
1.3 Lí do chọn đề tài
Quá trình giảng dạy, chúng tôi luôn cố gắng để tiếp nhận tác phẩm dưới
nhiều góc độ khác nhau Bởi “Văn học có thể mang tới cho người đọc những nhận thức mới mẻ và sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống trong những khoảng thời
Trang 2gian và không gian khác nhau” Vì vậy, cần vận dụng những phương pháp dạy
học tích cực để khai thác chất liệu ngôn từ của TPVH, nâng cao chất lượng dạyhọc Trong đó, phương pháp dạy học tích hợp liên môn không mới nhưng luônđem lại sự hứng thú với người dạy và cả người học khi được bổ sung nhiều kiếnthức khác nhau trong cùng một đơn vị thời gian
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một trong
những truyện ngắn thuộc văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kì đổi mới (sau 1975).Truyện đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời;liên quan đến pháp luật như nạn bạo hành gia đình, đến Luật về bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em; đến cuộc sống của người dân ở môi trường biển, về chính
sách, chủ trương Xoá đói giảm nghèo của Đảng ta Chính vì thế, trong quá trình
giảng dạy Ngữ văn THPT, chúng tôi đã vận dụng phương pháp dạy tích hợp liên
môn để khai thác bài học Trong giải pháp này, tôi xin giới hạn ở nội dung: “Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu”
II MỤC ĐÍCH – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 Mục đích
- Nâng cao hiệu quả việc dạy môn Ngữ văn ở trường phổ thông Phát huytính tích cực chủ động, sáng tạo của HS; hướng tới cái hay, cái đẹp, thông điệpnhà văn gửi gắm qua tác phẩm
- Khơi dậy và nuôi dưỡng tình yêu văn chương cho học sinh Đồng thời,sáng kiến cũng là một minh chứng cho việc nỗ lực sáng tạo của giáo viên khi ứngdụng phương pháp này
2 Đối tượng, phạm vi và kế hoạch thực hiện
- Học sinh THPT trường THPT Chế Lan Viên cụ thể một số lớp qua các năm:
- Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu”
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Phương pháp khảo sát, thống kê
Với phương pháp này, tôi sẽ khảo sát, thống kê kết quả học tập bộ môn Ngữvăn của học sinh trong các năm ; khảo sát mức độ hứng thú với bộ môn của họcsinh khi tiếp nhận TPVH trên lớp với phương pháp dạy học truyền thống, hoặc có
sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực khác Từ kết quả đó, tôi sẽ rút kinhnghiệm và có những giải pháp mới để nâng cao chất lượng dạy học
2 Phương pháp phân tích, định hướng
Phân tích địa chỉ tích hợp trong tác phẩm để định hướng học sinh tìm hiểu nộidung văn bản Qua đó, giúp học sinh nắm nội dung tác phẩm trên cả chiều sâu và
bề rộng
3 Phương pháp tích hợp liên môn
Trang 3Dạy học tích hợp liên môn là một phương pháp được lựa chọn ứng dụng với nhiềubài học Tiến hành dạy thể nghiệm và ghi chép ý kiến phản hồi của học sinh để rútkinh nghiệm Cụ thể các môn sau: Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử, GDCD,
B NỘI DUNG I.Thực trạng
Phương pháp dạy truyền thống đối với môn Ngữ văn THPT thiên về phầngiảng của giáo viên Học sinh tiếp cận tác phẩm chỉ ở một chiều, xuôi chiều, còn đốiphó với khi chuẩn bị bài Giáo viên đứng lớp còn ở mức làm tròn nhiệm vụ thuyếtgiảng, đi sâu vào một tác phẩm theo chương trình đã quy định Tình trạng đọc chépdiễn ra ngay trên lớp học, để rồi học sinh sa vào học vẹt, máy móc, không hiểu chiềusâu cũng như chiều rộng của bản thân tác phẩm Từ đó, chất lượng dạy học văn đixuống Những năm gần đây, theo yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học, việc dạyhọc môn Ngữ văn cũng có một số thay đổi nhất định như ứng dụng CNTT để nângcao hiệu quả giờ đọc văn; chú ý đối thoại hai chiều giữa giáo viên và học sinh, khơigợi những vấn đề liên quan đến cuộc sống để học sinh liên hệ; tổ chức thảo luậnnhóm để học sinh tự tìm hiểu, phương pháp dạy học theo dự án,… Nhưng nhìn chung
sự đổi mới đó còn nặng về hình thức, chưa thực sự hiệu quả khi áp dụng
Khi chưa áp dụng sáng kiến dạy học tích hợp liên môn điểm số kết quả họctập của HS còn chưa cao
Bảng 1 Kết quả môn Ngữ văn năm học 2016 – 2017
Chúng tôi nhận thấy rằng thực tế phần lớn HS không có hứng thú với việchọc Ngữ văn Bảng điều tra mức độ hứng thú học tập của HS các tiết dạy Ngữ văn
ở lớp 12B3, 12B4 năm học 2016-2017 khi giáo viên chưa dạy tích hợp liên môn làmột minh chứng
Bảng 2 Mức hứng thú của HS khi chưa học theo hướng tích hợp, liên môn
Nămhọc Lớp Sĩ số
Hứng thú học tập Không hứng thú học tâp
Số lượng % Số lượng %2016
2017
Bảng 3 Mức hứng thú của HS khi học theo hướng tích hợp, liên môn
Nămhọc Lớp Sĩ số Hứng thú học tập Số lượng % Không hứng thú học tâpSố lượng %2017
2018
Trang 4Phân tích số liệu cho thấy:
- Một số học sinh có hứng thú sẽ chuẩn bị bài kĩ và hiểu bài ngay trên lớp,còn những học sinh không hứng thú thì học theo kiểu đối phó và may rủi
- Kết quả cuối năm học 2016 – 2017 của lớp 12B3, 12B4 một số HS đạtloại khá và tỉ lệ khá bộ môn tăng lên trong năm học 2017-2018 Tuy nhiên, kết quảvẫn chưa đạt được mong muốn Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh ít hứng thúvới môn Ngữ văn Khi được hỏi tại sao các em không hứng thú học tập và kết quảkiểm tra nội dung kiến thức không cao, thì câu trả lời chủ yếu tập trung vào các lí
do sau:
- HS chủ yếu thi đại học khối A,B nên học lệch, không thích học văn
- Nội dung bài khô khan;hoặc là dài phải ghi chép và ghi nhớ nhiều
- Học sinh chưa tư duy để thấy được giá trị của tác phẩm;
- Ý thức trong việc rèn luyện kĩ năng tư duy ngôn ngữ và kĩ năng nhận thứctrong việc học bộ môn còn hạn chế
- Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa kích thích hứng thú của HS.Như vậy, trong số các nguyên nhân khiến cho học sinh không hứng thú học và kết quả kiểm tra thấp có liên quan đến giáo viên, đó chính là phương pháp giảng dạy.Nếu không thay đổi phương pháp dạy học, học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán, tẻ nhạt, không còn tình yêu với văn chương
II Giải pháp thực hiện
Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, chúngtôi luôn trăn trở với những bài học, cùng nhau rút kinh nghiệm và thảo luận để tìm
ra phương pháp phù hợp hơn với dạy học theo đối tượng nhằm nâng cao chấtlượng bộ môn Chúng tôi đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực và nhậnthấy phương pháp tích hợp liên môn đem lại nhiều hiệu quả giúp học sinh nắm bàitốt hơn, ghi nhớ được nhiều kiến thức hơn, và điều đặc biệt là tạo được hứng thúcho học sinh khi chủ động tiếp nhận tác phẩm văn học Trong sáng kiến này,
chúng tôi lựa chọn bài giảng “Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu” đã
được rút kinh nghiệm qua nhiều năm để làm minh chứng cho giải pháp thực hiện.
(Kế hoạch nghiên cứu cụ thể ở Phụ lục 1)
SẢN PHẨM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG
TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI - Nguyễn Minh
tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu);
- Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của VH Việt Nam thời kỳ đổi mới
- Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm truyện theo đặc trưng thể loại
- Biết vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào bài văn NL
- Tích hợp kiến thức Tiếng Việt, Làm Văn, Lí luận văn học
Trang 5- Khả năng sử dụng CNTT, thuyết trình, hùng biện một vấn đề.
1.2 Môn Lịch sử: Lịch sử lớp 12: Chương IV Việt Nam từ năm 1954 đến năm
1975 hướng dẫn học sinh tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn; Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000; Bài Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH (1986-2000) để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội tác động
đến sự ra đời truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
1.3 Môn Địa lí 12: Bài 44,45 Địa lí địa phương (mở rộng tìm hiểu địa lí địaphương, vùng miền, cụ thể là địa thế vùng đất Nghệ An…) để khắc sâu kiến thức
về giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu, liênquan đến quê hương nhà văn, cái nôi nuôi dưỡng tài năng của người đi tiên phong
mở đường đổi mới văn học hiện đại Việt Nam …
1.4 Môn GDCD: HS có sự khắc sâu, nâng cao nội dung các bài học
như Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học: mục 3, 4; Bài 12: Công dânvới tình yêu, hôn nhân mục 1; Bài 13: Công dân với cộng đồng: mục 1, 2 (a);Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại [Chương trình GDCD10]; Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm[Chương trình GDCD 11];Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản [Chương trình GDCD 12] Cụ thể: từgiá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện, học sinh liên hệ đến Luật Phòng, chốngbạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật trẻ em (2016)…để giải quyết nhữngvấn đề xã hội hiện nay
1.5 HS có kiến thức tổng hợp về âm nhạc, hội hoạ…
2 Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học
- Giúp HS rèn thành thạo khả năng tư duy, nhận nhiệm vụ, thu thập thôngtin, phân tích kênh hình, xử lí thông tin, liên hệ thực tế
- Xử lí tình huống trong tác phẩm gắn với thực tế đời sống bản thân và địaphương theo chiều hướng tích cực nhất
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức các môn: Ngữ văn,Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân …
3 Thái độ
- Học sinh có thái độ sống tích cực, có lí tưởng sống tốt đẹp, có tinh thầnlạc quan yêu đời
- Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm
- Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong thực tiễn
4 Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản; Năng lựcnhận thức
- Năng lực đọc - hiểu các tác phẩm Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới theo đặc trưng thể loại
Trang 6- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về
ý nghĩa của văn bản
- HS có năng lực tự học, tự nghiên cứu những vấn đề có tính liên môn chưađược biên soạn thành bài học trong sách giáo khoa
III Chuẩn bị của GV và HS
- Tích hợp Làm văn, Tiếng Việt, Lí luận văn học
- Tích hợp Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lí
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TUẦN 1: PHỔ BIẾN NHIỆM VỤ CHO CÁC NHÓM
HOẠT ĐỘNG 1: HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ
1 Mục tiêu
- Xây dựng được các chủ đề cần tìm hiểu; Chia nhóm theo sở thích.
- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm; Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
2 Cách thức tổ chức hoạt động
Thời gian: tuần 1 – HS làm việc ở nhà
Bước 1: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xác định các nội dung của chủ đề
Giáo dục tích hợp kiến thức các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD thông qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Các nhóm bàn bạc bầu nhóm trưởng, thư kí
Điều chỉnh các đối tượng học khác nhau
Theo trình độ HS
HS có năng lực học tập trung bình và yếu: Tập hợp các văn bản đã xử lí, nhập các nội dung văn bản cần trình bày trên PP và trang web Tham gia tìm kiếm thông tin trong SGK, trên interrnet
HS có năng lực học tập khá: Tham gia tìm kiếm thông tin trên internet, tóm tắt các nội dung tìm kiếm được
HS có năng lực học tập tốt: Tóm tắt, chắt lọc và chỉnh sửa các thông tin tìm kiếm được
Theo NL sử dụng
CNTT của HS
HS có năng lực tìm kiếm thông tin trên mạng
HS có năng lực sử dụng PP và các ứng dụng khác
Trang 7Nhóm Nội dung nhiệm vụ Điều chỉnh nhiệm vụ
I Em hãy xác định tình huống truyện trong tác phẩm? Em có nhận xét gì về cách xây dựng tình huống truyện của
Nguyễn Minh Châu?
II
Tìm hiểu phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ Người
nghệ sĩ phát hiện được điều gì? Cảm giác của anh như
thế nào?
III
Tìm hiểu phát hiện thứ 2 của người nghệ sĩ Khi chiếc
thuyền lại gần, anh phát hiện thêm điều gì? Phát hiện đó
có gì khác so với phát hiện thứ nhất?
IV Nhận xét về hai phát hiện của người nghệ sĩ? Từ hai phát hiện của người nghệ sĩ em có suy nghĩ gì?
Ghi chú: Thực hiện tương tự các bước với nội dung: Câu chuyện NĐB hàng chài
ở tòa án huyện
Bước 3: GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm.
Bước 4: Gợi ý cho HS một số nguồn tài liệu có thể tham khảo
- Nghiên cứu nội dung bài học
- Lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những nội dung chưa hiểu
3 Sản phẩm: Chia 04 nhóm học sinh trên mỗi lớp, mỗi nhóm chọn nhóm
- Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm
- Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn,…
- Kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo
2.Cách thức tổ chức hoạt động
Thời gian: Tuần 2 HS tự làm việc ở nhà
Bước 1: GV định hướng cho HS và các nhóm trong quá trình xây dựng kế
hoạch làm việc
Bước 2: Giải đáp thắc mắc và giúp đỡ HS khi được yêu cầu.
Bước 3: Các nhóm HS dựa trên phiếu định hướng hoạt động phân công
nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
- Viết biên bản làm việc nhóm
- Sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu nghiên cứu được
3 Sản phẩm: Bản phân công nhiệm vụ và thời gian hoàn thành cụ thể cho
Trang 8từng thành viên.
HOẠT ĐỘNG 3: BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ NHIỆM VỤ
I/ Báo cáo
1 Mục tiêu: Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra
+ Thu thập thông tin: HS có thể tìm kiếm thông tin, tranh ảnh qua sách,báo, Internet…
+ Xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trongnhóm Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải hướng đến việc làm rõ các vấn
đề đặt ra trong nội dung nghiên cứu
+ Viết báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm và trình bày trước lớp
2 Cách thức tổ chức hoạt động
Thời gian: HS tiếp tục làm việc ở nhà
GV yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhóm mình,đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu các chủ đề
GV giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu gợi ý để học sinh có thể giảiquyết tốt các vướng mắc của nhóm mình
Các thành viên thông qua báo cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báocáo của nhóm
Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiện báocáo của nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau
3 Sản phẩm
- Kết quả nghiên cứu: Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
- Kết quả nghiên cứu: Câu chuyện NĐB hàng chài ở toà án huyện
4 Các nhóm hoàn thành sản phẩm: chuyển đến tất cả các bạn trong lớp
để đọc trước và chuẩn bị các câu hỏi (có thể chuyển qua email, copy hoặc in sẵn)
HS nhận được bài trình bày của các nhóm, nghiên cứu và chuẩn bị các câu hỏi
II Đánh giá
1 Mục tiêu
- Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáothông qua thuyết trình, thảo luận
- Biết đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn
- Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề …
- Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn
- Bồi dưỡng trách nhiệm của HS trong việc xây dựng và bảo vệ tổ TQ
2 Thành phần tham dự: GV môn Ngữ văn trường THPT Chế Lan Viên;
Học sinh lớp 12B1, 12B5
3 Nhiệm vụ của học sinh
- Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công
- Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác
- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm củacác nhóm khác
4 Nhiệm vụ của giáo viên
- Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận; Quan sát, đánh giá; Cố vấn…
Trang 9- Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm
- Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Hoạt động khởi động: GV có thể chọn nhiều hình thức khác nhau
-Trình chiếu bức ảnh đẹp của một buổi bình minh trên biển và bức ảnh cuộc sống đông đúc, nheo nhóc, đông con của 1gia đình ngư dân trên chiếc thuyền
Cho HS cảm nhận về hai bức ảnh và trình bày
Nếu đặt bức ảnh thứ 2 vào khung cảnh của bức ảnh 1, em có suy nghĩ gì?
HS bày tỏ suy nghĩ Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài học
2 Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1.
Tích hợp kiến thức liên môn tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh gắn liền với việc tìm hiểu về tác giả Nguyễn Minh Châu
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Tiểu dẫn
(?) Bằng hiểu biết của mình, em hãy trình bày những nét chính về tiểu sử,
cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu?
- GV chốt lại các ý chính và yêu cầu học sinh gạch chân trong SGK
- Giáo viên cung cấp thêm: Sáng tác tháng 8/ 1983, lúc đầu in trong tập
Bến quê, sau đó lấy làm tên chung cho một tập truyện ngắn.
Tích hợp
- Môn Lịch sử: Lịch sử lớp 12: Chương IV Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 hướng dẫn học sinh tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn; Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000; Bài Đất nước trên đường đổi mới
đi lên CNXH (1986-2000) để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bối cảnh lịch sử, văn
hoá, xã hội tác động đến sự ra đời truyện ngắn NMC sau 1975
- Môn Địa lí
+ Liên hệ kiến thức Địa lí về địa giới, vùng miền giúp học sinh hiểu thêm
về cuộc sống con người theo vùng miền (Cụ thể: HS vùng ven Gio Hải, Triệu An,Cửa Việt, Gio Việt/ Quảng Trị)
+ Trường THPT Chế Lan Viên nhiều HS vùng biển – hiểu sự khó khăn củacuộc sống kim tiền
- Môn Ngữ văn
+ Tích hợp kiến thức Đọc văn phần tác phẩm đã học ở THCS (truyện Bến quê; Bức tranh…) để giới thiệu sự nghiệp sáng tác của NMC
+ Lí luận VH: về phong cách nghệ thuật
+ Làm văn: Tóm tắt văn bản tự sự (Ngữ văn 10)
Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
Tích hợp kiến thức Lịch sử: (?) Vận dụng kiến thức lịch sử Việt Nam từ
sau năm 1975 - thời hậu chiến, căn cứ vào tình hình xã hội, em hãy giải thích tác động của lịch sử lúc bấy giờ đến sáng tác của văn học các tác giả nói chung, của Nguyễn Minh Châu nói riêng?
Gợi ý: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã kết thúc Đất nước thống nhất
trong nền độc lập, hoà bình Nhiều vấn đề của đời sống văn hoá, nhân sinh mà
Trang 10trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra Nhiều quanniệm đạo đức phải được nhìn nhận lại trong tình hình mới, nhiều yếu tố mới nảysinh, nhất là khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới…
Hướng dẫn học sinh đọc văn bản
(?) Học sinh tóm tắt những nét chính của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa?
- GV nhận xét và chốt lại những ý chính
(?) Theo em có thể chia VB thành mấy đoạn, nội dung của mỗi đoạn là gì?
Họat động 2: Đọc - hiểu văn bản
Thao tác 1: Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
- GV nêu câu hỏi và tổ chức cho HS thảo luận:
Nhóm 1: Em hãy xác định tình huống truyện trong tác phẩm? Em có nhận
xét gì về cách xây dựng tình huống truyện của Nguyễn Minh Châu?
- Đại diện nhóm 1 trình bày GV nhận xét chốt ý
Dường như NMC muốn kéo hiện thực cuộc sống từ xa lại thật gần để nhìn nhận một cách rõ nét hơn, để từ đó khám phá ra những bất ngờ thú vị Đó là những hạt ngọc ẩn khuất sau vẻ đẹp lam lũ, khổ đau khó nhọc của con người.
Nhóm 2: Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là phát hiện đầy
thơ mộng Anh (chị) cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương mà người nghệ sĩ chụp được?
Nhóm 2 trả lời:
+“Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng sữa
có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào”
+“Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”.
+“Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp”,
“một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”.
(?) Vì sao Phùng gọi đây là một “cảnh đắt trời cho”?
(?)Vì sao trong lúc cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh, anh lại nghĩ đến
câu nói:“bản thân cái đẹp chính là đạo đức”?
T
ích hợp: Tích hợp kiến thức Tiếng Việt, Làm văn: hệ thống từ láy, biện
pháp tu từ so sánh, điệp từ, nhịp điệu câu văn nhẹ nhàng, phương thức biểu đạtmiêu tả, biểu cảm…
Tích hợp kiến thức Mĩ thuật: nghệ thuật hội hoạ bằng ngôn từ khi tả lạichiếc thuyền ngoài xa
Dường như trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa biển sớm mù sương, người nghệ sĩ đã bắt gặp cái tận thiện, tận mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, thanh lọc trở nên trong trẻo tinh khôi bởi cái đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc đời Ở đây chân lí nghệ thuật đã được khẳng định: nghệ thuật giúp thanh lọc tâm hồn, làm cho người nghệ sĩ được sống thực sự trong những giây phút thật nhất, trong sáng nhất của lòng mình
- GV nêu câu hỏi và tổ chức cho HS thảo luận:
Nhóm 3: Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh mang đầy nghịch lí.
Anh đã chứng kiến và có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình
Trang 11thuyền chài.
Nhóm 3 trả lời:
Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là một người đàn bà xấu xí,mệt mỏi; một gã đàn ông to lớn, dữ dằn; một cảnh tượng tàn nhẫn: gã đàn ôngđánh đập vợ một cách thô bạo… Đứa con vì thương mẹ đã đánh lại cha để rồinhận lấy hai cái bạt tai của bố ngã dúi xuống cát… Chứng kiến những cảnh tượng
đó, nghệ sĩ Phùng “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, cứ há hốc mồm ra mànhìn” Sở dĩ nghệ sĩ Phùng trở nên như vậy là vì anh không thể ngờ rằng đằng saucái vẻ đẹp diệu kì của tạo hóa lại là bi kịch của cuộc đời, là biểu hiện của cái ác,cái xấu Vừa mới lúc trước, anh còn cảm thấy “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”,thấy “chân lí của sự toàn thiện”, thế mà chỉ ngay sau đó chẳng còn cái gì là “đạođức”, là cái Chân, cái Thiện của cuộc đời
Nhóm 4: Nhận xét về hai phát hiện của người nghệ sĩ? Từ hai phát hiện
của người nghệ sĩ em rút ra được điều gì?
Nhóm 4 trả lời:
- Phùng đã cay đắng nhận ra những ngang trái, xấu xa trong gia đình kia đã làm cho những điều huyền diệu mà anh đã phát hiện hiện hình ra thật khủng khiếp,ghê sợ
- Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, không phải bao giờ cũng đẹp,cũng là nghệ thuật, mà chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn giữa cái đẹp - xấu, thiện – ác
- Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều
Thao tác 2: Câu chuyện của của người đàn bà ở toà án huyện
(?) Hoàn cảnh của người đàn bà hàng chài?
(Bị chồng đánh đập một cách vũ phu, tàn ác: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng nhưng vẫn cam chịu “không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn”).
(?) Trước hoàn cảnh của người đàn bà hàng chài, Đẩu - chánh án tòa án huyện đã đưa ra giải pháp gì?
(Đẩu khuyên người đàn bà bỏ chồng vì anh tin giải pháp của mình là đúng.)
(?) Giải pháp mà Đẩu đưa ra có được người đàn bà chấp nhận không?
(Người đàn bà từ chối thiện ý của Đẩu)
(?) Trong hoàn cảnh NĐB hàng chài, lời khuyên của chánh án Đẩu có vẻ là mộtlời khuyên đúng đắn, nhưng NĐB nhất quyết không nghe theo, thậm chí còn vanxin “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”
Em hãy lý giải thông qua câu chuyện của NĐB hàng chài?
- GV cho học sinh phát hiện các dẫn chứng và phân tích
“Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần có người đàn ông để chèo chống lúc phong ba,… Đàn bà chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”.
“…có lúc ở trên thuyền vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận vui vẻ”
“Các chú đâu có phải là người làm ăn … cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc …”.
Trang 12(?) Nhận xét về câu chuyện cuộc đời của người đàn bà hàng chài?
(?) Thái độ của Phùng và Đẩu trước và sau khi nghe câu chuyện của
người đàn bà có sự thay đổi như thế nào?
+ Trước: Đẩu nói với giọng đầy giận dữ: “…tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu!”; Đẩu nói với vẻ đầy hào hứng của một con người bảo vệ công lý “chủ trương nguyên tắc của chúng tôi là kêu gọi hòa thuận”.
+ Sau: “Không thể nào hiểu được!” “Phải, bây giờ thì tôi đã hiểu” rồi
“Một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển” (?) Nếu các em là Đẩu, Phùng thì sẽ làm thế nào để giải quyết vấn đề đó?
(?) Câu chuyện về người đàn bà, Nguyễn Minh Châu đặt ra vấn đề gì đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay? (nạn bạo hành)
T
ích hợp: Tích hợp kiến thức GDCD (Lớp 12, Bài 4/ tiết 3: Bình đẳng
trong hôn nhân và gia đình): Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008 có định nghĩa Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình Em có suy nghĩ gì về hậu quả,
nguyên nhân của hành vi bạo lực gia đình qua lời kể của NĐB hàng chài tại toà ánhuyện?
Tình trạng bạo lực gia đình:
+ Nguyên nhân :
- Thói vũ phu, sự tăm tối, thất học của người đàn ông
- Sâu xa là do tình trạng đói nghèo, đời sống bấp bênh kéo dài gây tâm lí bếtắc, uất hận
- Học sinh thảo luận cặp đôi
(?) Ấn tượng, suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá về NĐB hàng chài?
HS trả lời cá nhân với kết quả mong đợi:
- “vốn là đứa con gái xấu lại rỗ mặt sau một bận lên đậu mùa” Người đàn
bà hàng chài trong truyện ngắn trạc ngoài 40, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất
hiện với "khuôn mặt mệt mỏi" gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn lam lũ
- Trong câu chuyện về cuộc đời mình, chị đã nhận thức được rất rõ sự
kém may mắn của mình: “cũng vì xấu,…không ai lấy,… về đan lưới”
HS trả lời cá nhân với kết quả mong đợi:
* Số phận, cuộc đời:
Trang 13+ Số phận kém may mắn
+ Cuộc đời lam lũ, vất vả gia đình đông con và nghèo khổ suốt hàng tháng,
cả nhà vợ chồng con cái ăn toàn cây xương rồng luộc chấm muối, có khi bị chồng đánh thô bạo ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng.
+ Nỗi đau lớn trong tâm hồn: Nhận biết hoàn cảnh gia đình mình nếu tiếp tục
con chị sẽ phạm tội, gia đình tan nát
(?) Từ việc tìm hiểu những phẩm chất, cuộc đời người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu muốn nói lên điều gì?
- Mà cuộc sống nghèo khó của người dân vùng biển với một trong
những nguyên nhân sâu xa: gia đình quá đông con
T
ích hợp: Tích hợp kiến thức GDCD (Lớp 11/ Bài 11 Chính sách dân số
và việc làm): Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế
sự bùng nổ về dân số (Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số một cách quá nhanhtrong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xãhội; Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số: Nghiêmchỉnh thực hiện luật hôn nhân và gia đình Công dân có những trách nhiệm gì?(Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và những người xung quanh thực hiệntốt luật hôn nhân và gia đình, chính sách dân số KHH gia đình của nhà nước)
(?) Người đàn ông hàng chài xuất hiện như thế nào? Sự xuất hiện đó gây ấn tượng gì về ngoại hình, về hành vi?
(?) Tại sao người đàn ông không dùng cách nào khác để giải quyết bi kịch của mình mà trút nỗi bực dọc vào việc đánh vợ rất tàn nhẫn?
GV gợi ý tiếp: Cách nhìn nhận gã chồng vũ phu của người đàn bà hàng chài có gì khác so với cách nhìn nhận và thái độ của Đẩu, Phùng và bé Phác? Nhận xét chung về tính cách người đàn ông?
(?) Tính cách của người đàn ông được khắc hoạ qua những điểm nhìn nào?
T ích hợp: Tích hợp kiến thức GDCD: Luật BĐG có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 7 năm 2004 có quy định BĐG là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó Theo em, qua nhân vật người đàn ông, gia đình người hàng chài này có sự bình đẳng giới không? Vì sao?
(?) Nêu cảm nghĩ về hành vi của Phác đối với bố?
Trang 14(?) Hoá thân vào nhân vật để nêu cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Phác khi thấy
mẹ bị bố hành hạ, sau hành động đánh lại bố và lúc lau nước mắt cho mẹ
(?) Hãy tưởng tượng cách ứng xử khác của Phác khi thấy mẹ bị bố đánh tàn nhẫn.
(?) Cảm nhận của em về nhân vật Phùng và Đẩu trong truyện?
HS đọc lại đoạn văn cuối cùng của truyện
(?) Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy như thế nào?
(?) Mỗi lần nhìn vào tấm ảnh, người nghệ sĩ lại trông thấy cái gì?
(?) Tại sao trong bức ảnh được chọn, dù là tấm ảnh đen trắng nhưng khi nhìn vào, Phùng lại thấy “màu hồng hồng của ánh sương mai” và hình ảnh “người đàn bà” hòa lẫn vào đám đông? Phải chăng đây là một kết thúc có dụng ý của nhà văn?
Em hãy chỉ ra dụng ý đó?
(?) Từ đó, Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì về mối quan
hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời?
Họat động 3: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
(?) Nêu đánh giá thành công về nội dung của truyện?
GV tổ chức cho HS tìm hiểu cốt truyện:
Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm có gì độc đáo?
HS tiến hành:
- Tóm tắt lại tình huống
+ Tình huống 1: Phùng rung động, say mê trước cảnh đẹp “trời cho”
+ Tình huống 2: Trong giây phút tâm hồn thăng hoa, anh bất ngờ chứngkiến cảnh tượng người đàn ông đánh vợ
+ Phùng còn chứng kiến cảnh tượng đó thêm lần nữa: người đàn bà nhẫnnhục, hành động của chị em Phác
+ Từ đó, Phùng có cách nhìn đời khác đi Anh thấy rõ cái ngang trái, hiểuthêm về người đàn bà, chị em Phác, hiểu sâu thêm bản chất của người bạn đẩu vàhiểu chính mình
- Bình luận về ý nghĩa của tình huống
3 Hoạt động luyện tâp
4 Hoạt động vận dụng& mở rộng
V HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
- Bài kiểm tra gồm có 4 phiếu chia cho 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu tự
luận theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng (Phụ lục 2)
- Kết quả điểm kiểm tra 15 phút và một tiết về bài học có vận dụng phươngpháp tích hợp cao hơn hẵn so với bài học thông thường Kết quả kiểm tra 15’ bài
Chiếc thuyền ngoài xa
Bảng 4 Bảng thống kê chất lượng bài kiểm tra 15 phút năm học 2018-2019 sau khi áp dụng phương pháp tích hợp liên môn