1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Trịnh Công Sơn- Tri kỉ của phận người

4 519 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 42,5 KB

Nội dung

TRỊNH CÔNG SƠN, TRI KỶ CỦA PHẬN NGƯỜI – Triệu Từ Truyền CÕI NGƯỜI HÁT KHÚC BAO DUNG Vào những năm cuối thập niên 60, Sài Gòn Gia Định đầy dấu vết chiến trận năm Mậu Thân (1968), dưới lớp tro than, lửa hủy diệt gần như chưa tắt hẳn. Đêm đến, tuổi trẻ cũng thường hay đến nghe đàn hát, đọc thơ… ở quán café Văn, Cây Tre và Phấn Thông Vàng. Sau ba năm vắng mặt ở Sài Gòn, xa các bạn làm thơ, viết văn, viết ca khúc. Từ Côn Đảo về, tôi gặp lại nhiều bạn cũ. Vào một buổi sáng, chạy xe gắn máy qua đường Nguyễn Thông, tôi đọc tấm bảng treo trước quán Phấn Thông Vàng: Vào lúc 19 giờ các bạn đến nghe Triệu Cung Tinh, Nguyễn Tôn Nhan, Từ Kế Tường, Nguyễn Đạt… đọc thơ. Tôn Thất Lập, Miên Đức Thắng, Trịnh Công Sơn với những bài hát mới… Tôi thầm cám ơn các bạn vẫn quý mình, nhưng vì hoạt động cách mạng bí mật nên nêu tên như thế là “lạy ông tôi ở bụi này”. Những đêm thơ ca ấy, Trịnh Công Sơn, Khánh Ly luôn là tiết mục ấn tượng hàng đầu, chương trình thơ nhạc thường bị phá hỏng vì quân cảnh, mật vụ, cảnh sát dã chiến tràn vào quán vây ráp. Hồi ức nhỏ trên đây lại là đặc trưng ngày đó có Trịnh Công Sơn. Sơn không sợ bạo lực và không bị động số đông. Sơn chỉ muốn là chính mình. Theo tôi, đó là yêu cầu hiện đại nhất của nhân loại văn minh. Trong bối cảnh lịch sử ấy, trong dòng chảy của bạn bè, Trịnh Công Sơn vạch lối cho mình, hành trình làm người Việt Nam. Sơn viết: "Người nô lệ da vàng ngủ quên trong căn nhà nhỏ .ngủ quên không thấy quê hương (Đi tìm quê hương). Bỗng tôi chợt nghĩ phải chăng Nguyễn Du cũng hành trình như thế nên không tham gia trực tiếp vào phong trào Tây Sơn? Hơn 10 năm sau, giữa năm 1980, ở quận 4, TP.HCM, tôi tình cờ đọc hai trang nhật báo, nội dung “la mắng” rất ồn ào về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tôi lo lắng cho Sơn, vì nghe đâu có vài ý kiến muốn đưa Sơn rời xa cộng đồng để “giáo dục tư tưởng”. Lúc ấy, tôi được một nhà lãnh đạo đương thời cho gọi cùng với Bí thư Thành đoàn Nguyễn Chơn Trung, để xem xét về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đồng cảm với ý kiến của tôi và anh Nguyễn Chơn Trung cộng với nhãn quan sâu rộng và nhân bản, nhà lãnh đạo đã bác bỏ ý định không công bằng ấy đối với Sơn. "Trời cao đất rộng, một mình tôi đi". Lời ca của Sơn là số phận của anh. Bởi vì trước 1975 cũng có những thế lực hai lần đen tối muốn ám hại nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhưng họ không đưa được Sơn tới lao tù vì có nhiều người trong bộ máy chế độ cũ không ai nỡ để cho người nhạc sĩ gầy yếu phải chịu đọa đày hoặc chết lần mòn trong tù ngục. Sơn vẫn: “một mình tôi về với tôi”, không bán lẻ tài năng của mình, không hối hả theo số đông, một người chân chính. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thời trẻ. Xưa nay, những nhà cầm quyền đều chấp nhận có những công dân đi tu, diệt dục và không sát sinh. Họ đều cam kết tôn trọng tín ngưỡng, không lý do gì họ không tôn trọng những nhà thơ, nhạc sĩ… tin vào thẩm mỹ, vào thế giới nội tâm phong phú, vào bút pháp độc đáo: "Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận. Ngày nay lận đận là giọt hư không (Tiến thoái lưỡng nan). Vào những năm trước khi mở cửa của thập niên 80 của thế kỷ 20 ấy, nhiều anh em văn nghệ trước 1975 muốn về làm việc ở ngành thông tin văn hóa Quận 4, nên tôi có trao đổi với Từ Kế Tường (phó giám đốc nhà văn hóa Quận 4), mời nhiều văn nghệ sĩ về cộng tác ở đấy. Đặc biệt tổ chức cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trình diễn hàng tuần trong sinh hoạt văn hóa định kỳ, chính anh đã làm sang trọng cho ngành văn hóa thông tin. Mỗi người viết về Sơn rồi sẽ giảm dần việc chứng minh Sơn làm nhạc phản chiến hoặc viết tình ca hay nhất, sẽ mất hẳn ý kiến cho rằng Sơn đứng lưng chừng ở phía bên này hoặc bên kia, trong bối cảnh lịch sử nào đó…Bởi vì nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trước hết là người Việt Nam chân chính và tạo dựng nên một cõi người hát khúc bao dung. TRI KỶ CỦA PHẬN NGƯỜI Nghĩ đến “tri kỷ” ai cũng hình dung chỉ có hai người mới cảm và hiểu trọn vẹn, đúng như điển tích Bá Nha – Tử Kỳ, chỉ hai người rất riêng trong tình-trí-thực- mộng. Các xác suất hiếm hoi: một ngườitri kỷ của muôn người. Xác suất này thường hiện ra trong môi trường văn học nghệ thuật. Những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ… tài năng trên hành tinh đều chứng minh được tâm hồn đa tần số. Những tác giả ấy đều diễn đạt đúng nội tâm của hàng trăm nhân vật, bắt mạch đúng tâm trạng của triệu triệu độc giả hơn nữa còn làm động lòng người qua bao thế kỷ. Nhiều thế hệ ở Việt Nam nghe nhạc Trịnh Công Sơn đều bày tỏ mình được an ủi, được chia sẻ nỗi buồn, nỗi đau nhân thế. Phải chăng Trịnh Công Sơn đã đau hết nỗi đau của phận người? Đúng là tri kỷ của nhiều thế hệ? Có nhiều tương tác định hình đời người. Bản năng di truyền của dòng giống, gien của cha mẹ, dẫn đến màu da, tiếng nói, thói quen… nghĩa là cốt cách mỗi người. Tương tác bản năng rất mạnh gắn chặt đời người trên dấu vân tay, nên có người than thân: “em làm con gái trời bắt xấu". Tuy nhiên có tương tác đáng sợ hơn, đó là môi trường xã hội, vốn bị chi phối bởi độc ác, gian tà… Cá lớn nuốt cá bé, mạnh được yếu thua, kẻ xảo quyệt nổi lên, người chân thật chìm xuống. Định luật “homo homini lupus” (người là chó sói của người) suốt hành trình loài người phát triển. Nàng Esmiranda của Victor Hugo hay nàng Kiều của Nguyễn Du… cũng đều là nạn nhân của tương tác quyền lực. Sơn từng viết: "ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô, ta thấy em đang ngồi khóc…” Phải chăng nỗi đau ấy chỉ là nạn nhân? Không! Nỗi đau ấy cũng ở nơi thủ ác, nhất là cái ác bị tiêm nhiễm từ xã hội: “những sớm mai lửa đạn, những máu xương chập chùng, xin cho người nằm xuống…”. Sơn là tri kỷ của muôn người nên không viết lời nào cho một người, lời ca thấm đẫm sương sớm của cánh rừng nguyên sinh trong mỗi tâm hồn con người, tâm hồn chưa bị tàn phá như những cánh rừng bị tương tác của búa rìu, của cưa máy ngày nay. Đặc trưng tri kỷ của Sơn là lúc cầm đàn, hát không phân biệt người nghe là ai, thân, sơ hay khán giả lần đầu, kể cả chỗ trình diễn. Năm 1982, thứ bảy hàng tuần Sơn đến đàn hát trong một phòng khiêm tốn thuộc nhà văn hóa Quận 4, Sơn vẫn trình bày đầy cảm hứng, gây xúc động mãnh liệt cho vài chục khán giả. Một lần khác, năm 1992 tại nhà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, quận 3, Sơn cũng đàn hát cho hai nhà văn Nga và hai bạn, vẫn đầy hứng khởi như thuở hát cùng Khánh Ly trước hàng ngàn khán giả thuở còn chiến tranh ác liệt. Sơn luôn xem khán giả cũng chính là tri âm của mình. Ngay lúc hát một mình trước linh cửu Bùi Giáng vào năm 1999, Sơn tiễn biệt một người cùng thời với tiếng kèn nao lòng của Trần Mạnh Tuấn bài “Cát Bụi” hát lên cũng là cho mọi người. Giọng của Sơn ám ảnh rất lâu với những ai còn thức khuya với Bùi Giáng, trong đêm cuối cùng trên mặt đất. Chúng ta cám ơn dân tộc cho chúng ta một tri kỷ, như chúng ta từng biết ơn dân tộc cho chúng ta những anh hùng cứu nước và dựng nước. Có lần về Huế, nghe đâu dự định xây cất nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn, chưa làm được vì dư luận việc này việc nọ liên quan đến họ hàng của Sơn. Nếu xem xét theo cách đó, có lẽ không còn nhân vật nào để tưởng nhớ. Hai thi sĩ như Nguyễn Du và Tản Đà cũng không qua nổi cách xem xét này. Trịnh Công Sơn cũng như những nhân tài đích thực, không ai mong được xây đền, tạc tượng vì tác phẩm đủ nói lên tất cả rồi. Làm việc ấy như thế nào là do trình độ văn hóa của một dân tộc, phản ánh ý thức tôn vinh hiền nhân, hiền tài của xã hội đương đại. Nếu nhà văn, nhà sử học được xem là thư ký của thời đại, thì thi sĩ, nhạc sĩ được xem là tri kỷ của kiếp người. Tri là biết, biết ở đây không phải chỉ biết như nhà ngoại cảm, tiên tri, hay nhà tâm lý với con người nào đó, mà biết đau nỗi đau, khổ nỗi khổ của đời người. Thương vay khóc mướn, cụm từ này chưa lột tả hết tâm thức của nghệ sĩ vĩ đại trong đó có nhạc sĩ, phần nào nói lên được đặc trưng tri kỷ, tri âm của nghệ sĩ. Còn Trịnh Công Sơn thương hơn người trong cuộc đang thương và khóc nhiều hơn người đang khóc: “có sợi tóc nào bay, trong trí nhớ nhỏ nhoi, không còn ai còn ai . ta phiêu du một đời, ta ru ta ngậm ngùi”; “chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa”; “làm sao em biết bia đá không đau”. Đứng trước khốn khó của tha nhân, Sơn không quan sát, phân tích mà Sơn lọt thỏm vào nỗi khốn khó đó: “có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em, nương theo vào đời…” Nói cách khác Sơn vừa cùng một dòng tâm thức, lưu giữ nghiệp của mọi người, nhưng Sơn không bị ràng buộc bởi những nghiệp chướng nào đó. Nhờ vậy Sơn dùng âm nhạc, cái đẹp của âm nhạc cứu rỗi sinh linh, nói theo minh triết của Đức Phật, Sơn có tấm lòng của Bồ Tát. Sơn là tri kỷ của phận người. . nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trước hết là người Việt Nam chân chính và tạo dựng nên một cõi người hát khúc bao dung. TRI KỶ CỦA PHẬN NGƯỜI Nghĩ đến tri kỷ”. TRỊNH CÔNG SƠN, TRI KỶ CỦA PHẬN NGƯỜI – Tri u Từ Truyền CÕI NGƯỜI HÁT KHÚC BAO DUNG Vào những năm cuối thập

Ngày đăng: 30/08/2013, 12:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w