ĐỀ LUYỆN THI TỐT NGHIỆP VÀ ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN 2010 27

3 387 0
ĐỀ LUYỆN THI TỐT NGHIỆP VÀ ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN 2010 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo và tuyển tập đề thi thử đại học, cao đẳng môn Ngữ Văn giúp các bạn ôn thi tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học . Chúc các bạn thi tốt!

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HOC PHỔ THÔNG ĐỀ LUYỆN THI Môn thi: NGỮ VĂN SỐ 27 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề ------------------------------------------------------------------------------------------------------ ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (2 điểm) Anh (chị) hãy kể tên ba tác phẩm của Lỗ Tấn nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Thuốc” (Lỗ Tấn). Câu 2: (3 điểm) Đồng chí Lê Duẩn có nói: “Cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng nhân ái”. Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày cách hiểu của mình về câu nói trên. Câu 3: Anh (chị) hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu). .HẾT . Ghi chú: Giám thị không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Câu 1: (2 điểm) Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý chính sau: * Kể tên ba tác phẩm của Lỗ Tấn, VD như Cố hương, Thuốc, AQ chính truyện… .Mỗi tác phẩm đúng được 0,25 điểm. * Hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Thuốc” (Lỗ Tấn): - Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé. Xã hội biến thành nửa phong kiến nửa thuộc địa nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. (0,5 điểm) - Truyện ngắn “Thuốc” (Lỗ Tấn) ra đời vào năm 1919, đúng vào dịp phong trào Ngũ tứ nổ ra. (0,5 điểm). - Truyện được đăng trên tạp chí “Tân thanh niên”. Sau đó in chung trong tập Gào thét (1923). (0,25 điểm). Câu 2: (3 điểm) a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Vận dụng được kiến thức nghị luận về một tư tưởng đạo lí để làm bài. - Vận dụng được vốn sống, sự hiểu biết của bản thân, kết hợp các thao tác lập luận phân tích, bình luận…để làm bài. - Bài viết không vượt qua số từ qui định, mạch lạc, trong sáng, ít lỗi về từ, chính tả, diễn đạt… b/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến riêng trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu bật được các ý chính sau: - Giải thích: Lòng nhân ái: Lòng yêu thương con người. - Ý nghĩa của câu nói: Mỗi con người được đánh giá là có đạo đức tốt thì trước hết phải có lòng nhân ái. Đó là cái gốc của đạo đức con người. - Những biểu hiện của lòng nhân ái, có kèm dẫn chứng. - Khẳng định câu nói của đồng chí Lê Duẩn là đúng. - Suy nghĩ của bản thân: Luôn thể hiện lòng nhân ái trong cuộc sống của mình. c/ Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được nửa yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu 3: (5 điểm) a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh vận dụng kiến thức nghị luận về một tác phẩm văn học để làm tốt bài văn. - Kết hợp kiến thức làm văn đọc hiểu TP để giải quyết tốt đề bài. Từ ngữ trong sáng, diễn đạt mạch lạc, bố cục chặt chẽ, không mắc nhiều lỗi về chính tả, từ ngữ pháp. b/ Yêu cầu về kiến thức: * Nội dung: - Ngoại hình: Xấu xí (dẫn chứng). - Cuộc đời: Bất hạnh, nhọc nhằn, lam lũ, chứa đầy mâu thuẫn, bi kịch (dẫn chứng). - Đức tính: Có sức chịu đựng, có lòng nhân hậu, bao dung, vị tha, giàu đức hi sinh, thương yêu lũ con (dẫn chứng). => Người đàn bà hàng chài thật đáng thương. Đây là câu chuyện về sự thật cuộc đời không hề đơn giản. *Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của nhân vật đó. c/ Cách cho điểm: - Điểm 4 - 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2 - 3: Trình bày được nửa yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. ……………HẾT…………… . KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HOC PHỔ THÔNG ĐỀ LUYỆN THI Môn thi: NGỮ VĂN SỐ 27 Thời gian làm bài: 150 phút, không

Ngày đăng: 30/08/2013, 08:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan