bao cao thi nghiem truyen thong da phuong tien DH BK
Nội dung báo cáo I. Tìm hiểu chung về Asterisk 1. Giới thiệu về Asterisk Asterisk ra đời vào năm 1999 bởi một sinh viên sinh năm 1977 tên là Mark Spencer. Asterisk là hệ thống chuyển mạch mềm, là phần mềm nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ C chạy trên hệ điều hành linux thực hiện tất cả các tính năng của tổng đài PBX (Private Branch Exchange) và hơn thế nữa. Asterisk là một bộ công cụ mã nguồn mở cho các ứng dụng thoại và là một server xử lý cuộc gọi đầy đủ chức năng. Asterisk là một nền tảng tích hợp điện thoại vi tính hoá kiến trúc mở. Nhiều hệ thống Asterisk đã được cài đặt thành công trên khắp thế giới. Công nghệ Asterisk đang phục vụ cho nhiều doanh nghiệp. Đây là xu thế tất yếu của người sử dụng điện thoại, vì các công ty đều có mạng máy tính và cần liên lạc với nhau trong công việc giữa các phòng ban hoặc chi nhánh và cần một chi phí thấp thậm chí không phải tốn TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Báo cáo thí nghiệm Truyền thông đa phương tiện Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Nguyên Ngọc Sinh viên thực hiện: Trần Trung Dũng Phạm Đình Sỹ Trịnh Mạnh Cường Mai Minh Long Nguyễn Trường Sơn Phùng Đức Long Hà Nội, 2012 chi phí khi thực hiện các cuộc gọi trên mạng nội bộ của công ty. Ngoài ra chúng còn cung cấp các ứng dụng giao tiếp với mạng PSTN (Public Switched Telephone Network: Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng) cho phép gọi ra bất cứ số điện thoại nào trên mạng PSTN. 2. Sơ đồ tổng quát Asterisk là hệ thống chuyển mạch tích hợp, vừa là công nghệ truyền thống TDM vừa là chuyển mạch VoIP.Hình trên cũng cho thấy khả năng giao tiếp của hệ thống. Giao tiếp với điện thoại analog thông thường, giao tiếp với thiết bị điện thoại VoIP, ngoài ra còn có thể giao tiếp với mạng PSTN và các nhà cung cấp VoIP khác. 3. Kiến trúc chung của Asterisk Asterisk có 4 khối chức năng chính: • Codec translator API:Các hàm đảm nhiệm thực thi và giải nén các chuẩn khác nhau như G711, GSM, G729… • Asterisk Channel API :Giao tiếp với các kênh liên lạc khác nhau, đây là đầu mối cho việc kết nối các cuộc gọi tương thích với nhiều chuần giao thức giao tiếp khác nhau nhưSIP, IAX, H323. Zaptel… • Asterisk file format API : Asterisk tương thích với việc xửlý các loại file có định dạng khác nhau nhưMP3, wav, gsm… • Asterisk Aplication API :Bao gồm tất cảcác ứng dụng được thực thi trong hệthống Asterisk nhưvoicemail, callerID… II. Các kịch bản thí nghiệm trên hệ thống Asterisk • Điều kiện thử nghiệm : o Asterisk đã được cài đặt sẵn trên máy chủ. o Mỗi máy client đã cài đặt Telnet Client, softphone : X-lite • Các máy client : o Trịnh Mạnh Cường : 121 (máy hỏng - dùng lap) o Nguyễn Trường Sơn : 101 o Phạm Đinh Sỹ : 102 o Trần Trung Dũng : 103 o Phùng Đức Long : 104 o Mai Minh Long : 105 • Địa chỉ máy chủ: server1: 192.168.4.10 server2: 192.168.4.11 • Nhóm trưởng :Phạm Đình Sỹ. Thư ký :Trần Trung Dũng 1. Bài thí nghiệm 1. a.Mục đích. -Tìm hiểu môi trường làm việc của phần mềm Asterisk. -Cài đặt và thử nghiệm truyền âm thanh theo mô hình PC to PC trên mạng Lan tại phòng thí nghiệm. b.Nội dung thí nghiệm. Server sử dụng: 192.168.4.11 Tiến hành cấu hình ở 2 tệp thư mục: sip.config và extension.conf Thêm thông tin thuê bao tại tệp sip.conf Thêm thông tin dialplan tại tệp extension.conf Cấu hình tương tự tại softphone ở các máy client để truy cập. c.Tiến hành. • Từ client, dùng telnet truy cập vào máy chủ gõ lệnh :telnet 192.168.4.11 Trong đó 192.168.4.11 là địa chỉ của máy chủ. • Nhập tên tài khoản : lab801 và password : 123 • Truy cập vào các thư mục /ect/asterisk/sip.conf và /ect/asterisk/extensions.conf để tiến hành cấu hình lại (dùng vi) Tại tệp /ect/asterisk/sip.conf tiến hành thêm các thông tin thuê bao: [101] type=friend host=dynamic secrect=123 [102] type=friend host=dynamic secrect=123 [103] type=friend host=dynamic secrect=123 [104] type=friend host=dynamic secrect=123 [105] type=friend host=dynamic secrect=123 [121] type=friend host=dynamic secrect=123 Trong đó: Trong đó : [101, 102, .105, 121] : Định nghĩa tên của user. Type=friend : Trường type xác định mỗi kết nối là 1 user, peer hay là friend, loại user được dùng cho các cuộc gọi đến, peer được dùng cho các cuộc gọi đi, và loại friend được dùng cho cả 2. Host=dynamic : Trường host yêu cầu client đăng ký cho Asterisk biết IP của mình. Ở đây Host=dynamic cho phép các client có IP động bất kỳ. Secrect=123 : Password của user là 123. Tại tệp extension.conf : thêm thông tin dialplan [default] exten=>101,1,Dial(SIP/101) exten=>102,1,Dial(SIP/102) exten=>103,1,Dial(SIP/103) exten=>104,1,Dial(SIP/104) exten=>105,1,Dial(SIP/105) exten=>121,1,Dial(SIP/121) Trong đó : [default] : Tên của luật quay số. exten=>101,1,Dial(SIP/101) : Có nghĩa là khi có máy gọi đến máy 101 thì ở mức ưu tiên thứ nhất sẽ gọi đến máy 101, sử dụng giao thức SIP, 101 đổ chuông và chờ được nhấc máy. Retart lại hệ thống bằng lệnh: #/etc/init.d/asterick/retart Tiến hành cấu hình trên Softphone tại mỗi PC. d.Kết quả: Kết nối và giao tiếp được giữa các máy trong mạng lan. Cấu hình trên X-lite : - show channels: - Show peer, users: 2. Bài thí nghiệm 2. • Điều kiện thử nghiệm : o Asterisk đã được cài đặt sẵn trên máy chủ. o Mỗi máy client đã cài đặt Telnet Client, softphone : X-lite • Các máy client : o Trịnh Mạnh Cường : 121 (máy hỏng - dùng lap) o Nguyễn Trường Sơn : 101 o Phạm Đinh Sỹ : 102 o Trần Trung Dũng : 103 o Phùng Đức Long : 104 o Mai Minh Long : 105 • Địa chỉ máy chủ: server1: 192.168.4.10 server2: 192.168.4.11 • Nhóm trưởng :Phạm Đình Sỹ. Thư ký :Trần Trung Dũng a.Mục đích. -Hiểu khái niệm và hoạt động của tổng đài nội bộ -Cài đặt một tổng đài nội bộ trên Asterick và thử nghiệm môi trường phòng thí nghiệm một số tác nghiệm tổng đài điện thoại. b.Nội dung thí nghiệm. Sử dụng các thuê bao ở thí nghiệm 1 để thực hiện các chức năng theo các kịch bản ở bài 2. Có 5 kịch bản: 1.Kịch bản máy bận 2.Kịch bản người dùng vắng mặt 3.Kịch bản chuyển cuộc gọi 4.Kịch bản rẽ nhánh cuộc gọi 5.Tìm hiểu chức năng quản lý hệ thống c.Tiến hành và kết quả. Tiến hành khai báo các thuê bao lại như ở thí nghiệm 1. Ở bài này sử dụng máy chủ có địa chỉ: 192.168.1.11 Để dễ dàng thao tác, sử dụng phần mềm: SSH để Download file: /ect/asterisk/sip.conf và /ect/asterisk/extensions.conf, dùng notepad để chỉnh sửa. Kịch bản 1:Máy bận Tiến hành như ở thí nghiệm 1. Kết quả: Khi có cả hai máy 103 và 104 cùng gọi đến 101 thì máy 101 vẫn nhận được vì có 2 lines. Khi máy 105 gọi đến máy 101 thì bị báo máy bận. Kịch bản 2: Người dùng vắng mặt Định nghĩa trên file extensions.conf trường hợp người dùng vắng mặt. Kịch bản là các máy khi gọi vào một máy nào đó không nhấc máy trong 20s sẽ tự động kết thúc cuộc gọi. Chỉnh sửa nội dung file extensions.conf: [default] exten=>101,1,Dial(SIP/101,20) exten=>101,2,hangup() Trong đó: [default] :là trường context. exten=>101,1,Dial(SIP/101,20) : có { nghĩa khi có cuộc gọi đến user 101, mức ưu tiên thứ nhất sẽ là quay số (Dial) đến user 101, sử dụng giao thức SIP, 101 đổ chuông và chờ được nhấc máy trong vòng 20s. exten=>101,2,hangup() : có { nghĩa khi có cuộc gọi đến user 101, mức ưu tiên thứ 2 sẽ là kết thúc cuộc gọi (hang up). Kết quả: Thuê bao 103 gọi đến thuê bao 101, chờ 20s thuê bao 101 không nhấc máy thì sẽ tự động hủy cuộc gọi. Kịch bản 3:Kịch bản chuyển cuộc gọi: Yêu cầu: Định nghĩa trên file extensions.conf trường hợp chuyển cuộc gọi. Kịch bản là các máy khi gọi vào máy A không nhấc máy trong 20s sẽ được tự động chuyển sang gọi vào máy B. Thực hiện: Tương tự các bước ở trên, mở file extensions.conf (các user đã được khai báo trong sip.conf từ phần 2.1) Chỉnh sửa nội dung file extensions.conf: [default] exten=>101,1,Dial(SIP/101,20) exten=>101,2,Dial(SIP/102) Trong đó: [default] :là trường context. . số đến thuê bao 102. Kết quả: Thuê bao 103 gọi đến thuê bao 101, chờ 20s thuê bao 101 không nhấc máy thì sẽ tự động chuyển cuộc gọi đến thuê bao 102.Mặt. khi thuê bao 103 gọi đến thuê bao 101, trong quá trình 20s, thuê bao 101 dừng cuộc gọi thì hệ thống cũng sẽ tự động chuyển cuộc gọi đến thuê bao 102