Nhớnhạcsĩhọ Trịnh… Hôm qua 1/4, kỷ niệm ngày qua đời của NhạcsĩTrịnh Công Sơn, hầu hết các quán café nhạc sống tại Sài gòn đều tổ chức đêm nhạcTrịnh để tưởng nhớ tài năng âm nhạc hiếm có trong lich sử âm nhạc Việt. Từ trước đây vài ngày người ta đã ra sức quảng bá bằng những băng rôn, áp phích nho nhỏ, nhằm thu hút những người đã từng một thời say mê nhạc Trịnh. Và quả nhiên, dân Sài gòn đã thể hiện sự ngưỡng mộ đối với TRỊNH một cách rất nhiệt thành. Các quán hầu như đều kín chỗ, cho dù là quán có tên tuổi hay không. Cách đây không lâu, tôi đã có một entry viết về những cảm xúc giành cho nhạcTrịnh “Thế đấy, nhạcTrịnh đã đi vào cuộc sống và tâm hồn tôi bằng một sự thấm đượm tinh tế hiền hòa, mà chắc rằng mãi mãi cho đến những ngàychập chờn lau trắng trong tay…Tôi thật sự không đủ khả năng về ngôn ngữ đễ diễn tả những cảm xúc của mình về nhạc Trịnh, tôi chỉ muốn ghi lại những phút giây đột nhiên tôi thấy rõ tôi đã yêu nhạcTrịnh như thể đó là một người tình già đã cho tôi sự vỗ về mỗi khi tôi thấy mình mất mát đớn đau, hoặc như thể đó là một tình yêu vô cùng dẫu cho cuộc đời này là vô thủy vô chung”. Tôi đã viết một cách chân tình và mộc mạc như thế đó, để thể hiện nhạc cảm cũng như cái tình của mình giành cho nhạc của ông. Và tối hôm qua, nhận lời mời của những người bạn nghệ sĩ, tôi đã đến tham dự đêm nhạc Trịnh Công Sơn tại một quán café sân vườn do các bạn tôi biểu diễn piano và trình bày ca khúc. Quán tuy đơn sơ, nhưng không gian thoáng đãng, và có lẽ những nghệ sĩ biểu diễn, từ nhạc công, ca sĩ cho đến MC đều ở lứa tuổi trung niên, nên một cách rất tự nhiên họ đã thổi vào đêm nhạc một tâm tình rất lắng đọng, mà dường như chỉ có những con người ít nhiều đã từng thở chung với Trịnh bầu không khí của những ngày vận nước điêu linh, những ngày mà thế hệ trẻ thấy mình bơ vơ ngơ ngác, và từ đó nhận ra thân phận con người là vô cùng nhỏ bé, mới có thể cảm nhận một cách sâu lắng về ca từ trong nhạc Trịnh. Đêm nhạc bắt đầu bằng nhạc phẩm “Ru đời đi nhé”, tuy âm thanh không pro., nhưng phần đệm của piano và guitar thùng cùng giọng hát của người bạn thân khiến cho tôi có một cảm nhận về sự thật thà, không dối trá, một sự đối mặt rất thực tế giữa tình cảm con người và đời sống, thân phận… “Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em, đã nương theo vào đời làm từng nỗi ưu phiền…Chân đi nằng nặng hoang mang, ta nghe tịch lặng rơi nhanh, dưới khe im lìm…”. Tôi bỗng nghe một thoáng cay trong mắt. Có thể tôi đang đối diên với chính niềm đau của mình, khi vô tình một hạt mưa đầu mùa rất mỏng chợt chạm trên thịt da. Và hoang mang trong nỗi im lìm tịch lặng. Cái diệu kỳ của âm nhạc TCS là ở đấy, giai điệu đã chuyển tải ý nghĩa của ca từ đến những ngóc ngách sâu kín nhất trong hồn người và đời người. Rất nhiều những nhạc phẩm đã được thể hiện : Phôi pha, Hạ trắng, Diễm xưa ,Níu tay nghìn trùng, Quỳnh hương, Biết đâu nguồn cội… Rất tiếc, có lẽ sự chuẩn bị hơi gấp rút về mặt thời gian đã khiến một số ca từ không được chính xác trong quá trình biểu diễn của các ca sĩ. Và có lẽ, một số ít các thính giả biết nhiều về ca khúc TCS cảm thấy hơi…không thỏa mãn cho lắm! Viết, cảm nhận, phân tích, và ngợi ca âm nhạcTrinh Công Sơn, cũng như xưng tụng người nhạcsĩ tài danh này, thì đã có rất nhiều cây bút chuyên nghiệp và những nhà chuyên môn . Và giới thưởng thức có lẽ cũng đã quá quen thuộc với những bài viết như vậy. Từ trước đến nay Trịnh tiên sinh vẫn được xã hội và công chúng của ông nhìn nhận là một tài năng nghệ thuật, một phù thủy biến hóa ca từ, và đặc biệt, tư tưởng thể hiện trong âm nhạc của ông nghiêng về mặt triết lý thân phận con người, và người ta hiểu Trịnh không quan tâm đến chính trị. Âm nhạc của Trịnh là tiếng nói yêu thương con người, ước mơ hòa bình và e sợ chiến tranh, chỉ đơn giản thế thôi. Bất ngờ trong ngày hôm nay tôi có đọc được trên internet một bài viết rất sâu sắc và chi tiết về nhạc sĩTrịnh Công Sơn , của một nhà hoạt động nghệ thuật cũng khá nổi tiếng tại Việt Nam . Thông qua bài viết đó, người đọc hiểu rằng, nhạcsĩTrinh Công Sơn cũng là một người nuôi nhiều tham vọng chính trị. Tôi không hiểu biết nhiều về chính trị, nên không có ý kiến luận bàn về vấn đề này. Ở góc độ của một kẻ thưởng ngoạn nghệ thuật đỉnh cao của nhân loại – âm nhạc – tôi thật sự không quan tâm nhiều đến những tư tưởng phía sau của người sáng tác, hay nói cách khác, sự thể hiện tư tưởng, chiều sâu tâm hồn của nhạcsĩ qua giai điệu và ca từ trong nhạc phẩm của họ, với tôi mới là điều quan trọng. Đành rằng sẽ có ít nhiều hụt hẫng nếu một sự thật được phơi bày, là người nghệ sĩ ấy đã viết không trung thực lắm với quan điểm sống và tư tưởng, ước vọng của ông. Là một con người, ít nhiều sẽ có những tham vọng, về một khía cạnh này hay khía cạnh khác. Trịnh cũng vậy thôi. Tôi không nghĩ ông là người dối trá. Tôi yêu tác phẩm của ông, vì thông qua đó tôi nhìn thấy chính tôi, và chiêm nghiệm những mối quan hệ nhân duyên, tựa như “tưởng rằng đã quên cuộc tình sẽ yên…” hay “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng ”, rất nhiều, nhưng đại loại là như vậy. Nhạc của ông như một lời tự sự, có khi trăn trở, có khi thản nhiên, có khi tiếc nuối, có khi phẫn nộ, và thiết tha, và đớn đau, và vỗ về…nói chung là đủ loại cảm xúc của con người được phô diễn trong tác phẩm của Trịnh. Tôi say mê nhạcTrịnh là vì thế. Và đơn giản hơn nữa, tôi nghĩ ông cũng giống như tôi, có tình cảm – và có tham vọng. Tôi không thần tượng cá nhân Trịnh, có lẽ thế hệ của tôi có những cảm nhận và nhận định khác với thế hệ đi trước, nên bài viết về Trịnh mà tôi đang đề cập ở đây, dù sao cũng chỉ khiến cho tôi ngạc nhiên về một “bí mật” của ông mà thôi. Còn sự ngưỡng mộ tài năng của ông, hoặc tình yêu giành cho nhạc của ông thì vẫn vậy, không có gì thay đổi đối với tôi. Dù sao tôi cũng muốn được gởi một lời cảm ơn tác giả bài viết này, qua đó tôi hiểu được tâm cảm tù đày trong một ký ức khốn đốn về sự đổ vỡ một tình cảm, thứ tình cảm đáng được trân trọng trong cuộc đời của mỗi con người – tình bạn. Người ấy đã viết ra những sự thật đã cố tình được vùi quên về một người bạn thân – nhạcsĩ TCS – bằng lời lẽ xót xa và chân tình, mà có lẽ khi đọc tôi đã cảm nhận được. Một số chi tiết về cuộc sống cá nhân Mr. Trịnh, thật tình cờ tôi đã từng chứng kiến trong thực tế, vào những năm kinh tế và văn hóa VN có xu hướng thay đổi, vì vậy tôi tin những điều mà tác giả đã viết là sự thật. Như đã nói, dù tôi hết sức ngưỡng mộ tài năng Trịnh, nhưng tôi chưa bao giờ thần tượng con người ấy, dù triết lý trong nhạc phẩm của ông rất sâu xa, nhưng tôi hoàn toàn tin rằng chính ông cũng chưa “ngộ” hết những tư tưởng mà ông đã viết. Vì vậy tôi không bị shock khi đọc và hiểu thêm một số bí mật về TCS. Với tôi, nhạcTrịnh và cá nhân Trịnh là hai vấn đề có thể tạm cho là độc lập với nhau, ít nhất là trong lúc này. Nhân kỷ niệm ngày Trịnh Công Sơn qua đời, và một dịp ngồi lại với bè bạn, những người có cùng một xu hướng cảm thụ âm nhạc, tôi muốn được chia sẻ ít nhiều với mọi người, những ai đã từng một thời say mê nhạc Trịnh, về những nhận định của riêng tôi giành cho nhạcsĩ và nhạc phẩm. “Ôm lòng đêm nhìn vầng trăng mới về…”, bạn tôi đang hát, bằng xúc cảm thật thà của cô ấy, và tôi ngước nhìn bầu trời thăm thẳm với một ánh trăng treo nghiêng…. Trăng khuyết hệt như một miệng cười. “Trăng cười em đấy!”. Hình như có lần ai đó đã nói với tôi như vậy. Ừ nhỉ, trăng vẫn cười thản nhiên trong lòng đêm, dẫu cho “đường về quá dài” và “không còn ai”… Thế đấy, ca từ của Trịnh luôn bật ra từ mọi hoàn cảnh, và xuyên suốt những phận đời. Và tôi luôn thấy những bài hát Trịnh vây quanh cuộc sống và ý nghĩ của chính tôi…từng ngày! . Nhớ nhạc sĩ họ Trịnh Hôm qua 1/4, kỷ niệm ngày qua đời của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, hầu hết các quán café nhạc sống tại Sài gòn đều tổ chức đêm nhạc Trịnh. hiện nhạc cảm cũng như cái tình của mình giành cho nhạc của ông. Và tối hôm qua, nhận lời mời của những người bạn nghệ sĩ, tôi đã đến tham dự đêm nhạc Trịnh