Nhạc sĩTrịnhCôngSơn – Hànhtrìnhvềphíavôcùng Nhà văn Trần Hữu Lục Bây giờ nhạcsĩTrịnhCôngSơn đã “về chốn xa xăm cuối trời” ở tuổi 63 như lời hát trong bài Ở trọ của anh. Tháng trước bệnh trở nặng, anh vào bệnh viện Chợ Rẫy điều trị. Vào thăm anh, bạn thân đều nghĩ rồi anh sẽ qua khỏi. Chính anh cũng nghĩ thế. Anh còn viết thư gửi nhạcsĩ Ca Lê Thuần, Tổng thư ký Hội Âm nhạc TP. HCM xin phép được nghỉ bệnh ít hôm và hứa rằng sau khi bình phục sẽ đến Hội làm việc ngay. Các anh ở Hội vừa ngạc nhiên, càng thêm yêu mến, ngưỡng mộ sự mẫu mực của anh. Anh rất gần gũi và gắn bó với Hội Âm nhạc TP. HCM – nơi anh đang làm việc. Dù vậy, anh vẫn chọn ngôi nhà riêng để quản linh cữu mình nếu một mai anh trở về cát bụi và khi qua đời thì an táng ở nghĩa trang Gò Dưa tỉnh Bình Dương bên cạnh người mẹ thương kính của anh. Sinh thời, anh là một người con rất hiếu thảo. Cha mất sớm, là con đầu nên anh sớm lo toan nhiều việc trong gia đình, thương yêu tất cả 7 người em (2 trai và 5 gái). Khi người mẹ thân kính của anh qua đời, anh hụt hẫng, đau đớn. Anh đã viết một bài tùy bút rất cảm động nhân mùa Vu lan báo hiếu. Chính anh đã đọc tùy bút tâm thành hiếu thảo ấy và ghi âm lại để lưu giữ tình cảm thiêng liêng, cao quý của mình. NhạcsĩTrịnhCôngSơn không có người phụ nữ của riêng đời anh. Bao nhiêu “người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”? Chẳng thể đếm được, nhưng nhiều ca sĩ đã thành danh từ âm nhạc của anh. Chuyện có người phụ nữ riêng đời anh có khi là duyên số? Cũng có đôi lần trong đời, anh đã dở dang… Có lần anh đã không rời quê hương sang Pháp định cư để sống với “một người” mà anh từng thương yêu. Một lần khác vì “mọi người”. Mọi người là đám đông thầm lặng ngưỡng mộ anh, bạn bè thân thuộc bên anh, đều phản ứng quyết liệt rằng “người ấy” không xứng hợp với nhân cách và tài năng của anh? Thế là anh “chỉ có những mối tình lãng đãng, sương khói, hoàn toàn không có gì cụ thể”. Trong một lần trả lời phỏng vấn anh nói rằng: “Tôi chỉ là người hát rong đi qua miền đất này để hát lên linh cảm của mình về những giấc mơ…”… Nói vậy nhưng anh là người yêu cuộc sống vô cùng, yêu tất cả: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui. Chọn những bông hoa và những nụ cười. Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy. Ðể mắt em cười tựa lá bay (Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui). Và anh đã làm người hát rong suốt 42 năm. Anh hát những bản tình ca hay nhất. Anh hát Kinh Việt Nam và Ca khúc da vàng. Anh hát Ðồng dao hòa bình và Nối vòng tay lớn. Anh hát Huyền thoại mẹ, anh hát Ðóa hoa vô thường… và rất nhiều lần, trong gần 990 ca khúc của mình, anh hát về Ở trọ, Cát bụi, Một cõi đi về… dự báo cho một chuyến đi xa của mình. Anh đã hiến dâng cho cuộc đời rất nhiều hoa thơm, trái ngọt, cho nhiều và đã nhận lại không ít đắng cay. Anh sống rộng lượng, nhân ái và tin yêu hết thảy mọi người, trái tim của anh trải rộng, chia sẻ với nhiều người, nhiều cảnh ngộ. Trái tim anh vẫn thủy chung đập dịu dàng với quê hương và vì quê hương “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Ðể làm gì em biết không? Ðể gió cuốn đi”. Với tâm niệm như thế, anh đã nhận lại được rất nhiều. Hàng triệu, triệu người trong và ngoài nước nhớ nhạcTrịnhCông Sơn. Dòng người xếp hàng vào viếng, tiễn linh cữu anh dài dằng dặc, mỗi người chỉ có được vài giây cắm nén hương trước quan tài anh. Họ đến từ nhiều miền đất nước. Họ đủ mọi thành phần, tuổi tác. Có người đến “gặp” anh lần đầu mà cũng là lần cuối. Có người chỉ biết anh qua âm nhạc… Rất đông văn nghệ sĩ, bạn thân và đồng hương của anh tại Tp. Hồ Chí Minh đã đến tiễn đưa anh. Không thể đếm chính xác có bao nhiêu lượt người đến viếng và tiễn đưa, nhưng trong sổ tang thì số lượt người, đơn vị, đoàn thể đăng ký vào viếng với vòng hoa, bó hoa, lẵng hoa… đã trên 1200 lượt. Sổ tang ghi tràn chữ, có chỗ nhòe đi vì nước mắt thương cảm. Và tôi đọc được những dòng chữ run run của nhà thơ Trương Nam Hương viết tiễn anh: “Vĩnh biệt anh - nhạc sĩTrịnhCôngSơn - một nhân cách lớn, tài năng lớn của âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20”. Ðám tang nhạc sĩTrịnhCôngSơn không chỉ thu hút đông đảo công chúng, mà có thể nói đấy là sự biểu hiện của những tấm lòng yêu mến và ngưỡng mộ anh. Sáng sớm ngày 4-47, tại ngã tư Phạm Ngọc Thạch - Ðiện Biên Phủ đã đông nghịt người tiễn anh. Nhạcsĩ Trần Long Ẩn, Phó thư ký Hội Âm nhạc TP. Hồ Chí Minh thay mặt Ban lễ tang nhạc sĩTrịnhCôngSơn đã đọc lời tâm huyết về cuộc đời và sáng tác của anh. Nhiều đoạn đã làm xúc động lòng người “… Sau 42 năm sáng tác, nhạc sĩTrịnhCôngSơn đã để lại cho đời, cho kho tàng âm nhạc Việt Nam một tài sản đồ sộ và vôcùng quý giá. Nhưng cái đáng quý hơn hết mà anh để lại là chính con người anh, tâm hồn anh với tất cả chiều kích và tầm vóc của một nhân cách lớn” và “… Hôm nay, bạn bè anh từ khắp mọi miền đất nước đã về đây, đứng bên anh đông đủ để nói với anh những lời từ biệt cuối cùng với hàng vạn bông hoa và hàng ngàn lời tiễn đưa trước lúc anh đi xa không bao giờ trở về được nữa!”. Ðoàn xe tang và dòng người tiễn đưa hướng về chùa Quảng Bình thuộc nghĩa trang Gò Dưa, tỉnh Bình Dương. Người tiễn đưa anh đến mộ huyệt chen nhau, vây quanh anh để nghe lời vĩnh biệt thống thiết, tình nghĩa của nhà văn Bửu Ý, người bạn thân bay từ Huế vào. Rồi bất chợt mọi người không ai bảo ai, cùng hát chung các bài hát nổi tiếng của TrịnhCông Sơn, từ bài Diễm xưa, Hạ trắng, Ướt mi, Một cõi đi về, Nối vòng tay lớn… đến Huyền thoại mẹ. Họ hát mà tràn nước mắt. Từng nụ hoa lài như những nốt nhạc rắc trên áo quan. Và các loài hoa khác thì đắp cao trên phần mộ anh. Rượu tiễn biệt tưới tràn lên mộ. Âm nhạcTrịnhCôngSơn như ôm lấy nghĩa trang Gò Dưa. Một cảnh tượng hiếm có! Một đám tang có rất nhiềy hoa, âm nhạc và nước mắt! Anh đã về với cát bụi vĩnh hằng. Anh hãy thanh thản ra đi – Xin vĩnh biệt một người Huế tài hoa, niềm tự hào của xứ sở quê hương. . Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – Hành trình về phía vô cùng Nhà văn Trần Hữu Lục Bây giờ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã về chốn xa xăm cuối trời”. “Vĩnh biệt anh - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - một nhân cách lớn, tài năng lớn của âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20”. Ðám tang nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ thu