– VÒNG QUAYKÌ DIỆU – (Sản phẩm thực hành) 1. Mục đích: Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy chúng tôi nhận thấy: Đối với những bài Ôn tập thì kiến thức thường tổng hợp và khó nhớ. Những tiết học này nếu như có ĐDDH hỗ thợ thì chắc chắn hiệu quả sẽ rất cao. Từ đó, chúng tôi nghó cần phải thiết kế ra một ĐDDH để hs tiếp thu kiến thức có hiệu quả trong các tiết ôn tập này. Sau khi thảo luận, tập thể gv khối 4-5 trường TH Tân Hoà Đồng Phú quyết đònh thiết kế ĐDDH “Vòng quaykì diệu” – nhằm mục đích cho các em vừa chơi mà vừa học một cách có hiệu quả … trong một số bài học, đặc biệt là các bài Ôn tập. 2. Nguyên vật liệu : Những mảnh gỗ thừa, vành xe đạp cũ, giấy rôki, giấy đề can, giấy màu, băng keo… Những nguyên vật liệu này rất dễ tìm, dễ mua và không tốn kém. 3. Quy trình thực hiện : + Đục, đẽo và bào những mảnh gỗ thừa ghép và đóng lại với nhau tạo thành cái chân giá đỡ vững chắc, gắn một mũi tên chỉ vào vành bánh xe. Khoan một lỗ nhỏ ở giữa thang trên của chân giá đỡ để gắn trục giữa của vành xe đạp lên giá đỡ , nghiêng khoảng 45 0 sao cho bánh xe quay được. + Cắt 1 hình tròn từ tờ giấy rôki có kích thước bằng vành bánh xe đạp, khoét một lỗ ở giữa hình tròn đó cho vừa với trục giữa vành bánh xe. Đặt hình tròn lên trên mặt vành xe vuốt cho phẳng và dán băng keo xung quanh cho chắc chắn. + Chia vành bánh xe trên thành 8 múi hình tam giác bằng nhau. + Cắt các miếng giấy màu nhỏ dùng keo hai mặt dán trang trí lên mặt vành bánh xe theo các múi đã chia. + Trang trí thêm một số hoa văn khác cho sản phẩm thêm đẹp. Vậy là sản phẩm đã hoàn thành. 4. Cách sử dụng: Đơn giản thế nhưng hiệu quả của VÒNG QUAYKÌ DIỆU lại rất lớn. Nó mang lại cho học sinh những tiết học vui thích và tiếp thu kiến thức - 1 - rất nhẹ nhàng, hiệu quả. Qua thống kê , chúng tôi khẳng đònh VÒNG QUAYKÌ DIỆU có thể sử dụng cho trên 30 bài trong tất cả các môn học của tất cả các khối lớp, đặc biệt là các bài Ôn tập. Cụ thể là : Những bài Ôn tập của các môn như Khoa học, Lòch sử&Đòa lí, Tiếng Việt, … khối 4-5; các bài ôn tập các môn của các khối 1-2-3 và có thể sử dụng cho một số bài mới. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể : a)Ví dụ 1: Phân môn Lòch sử lớp 5 - Bài 29 : Ôn tập lòch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay. Cách chơi: Dùng các thẻ từ có ghi mốc thời gian : 3/2/1930; 19/8/1945; 2/9/1945; 7/5/1954; 30/4/1975; 25/4/1976; … đặt lên các múi trên bánh xe. Cho hs lên quay bánh xe có gắn các mốc thời gian lòch sử đã học như trên. Khi mũi tên dừng ở mốc thời gian nào thì gv yêu cầu hs đó phải nêu được sự kiện lòch sử diễn ra và ý nghóa của sự kiện lòch sử đó. Nếu hs đó không trả lời được, em khác sẽ bổ sung, sau đó được quyền mời bạn khác lên thực hiện. Cứ như vậy cho đến hết. Tổ chức như thế các em vừa được chơi mà vừa được ôn lại các sự kiện và ý nghóa lòch sử của các giai đoạn lòch sử đã học. Từ đó, các em nhớ lâu hơn những kiến thức đã được học. b)Ví dụ 2: Môn Khoa học lớp 4 – Bài Ôn tập về động vật. Cách chơi: Đặt trên các múi của vòng quay tranh ảnh của những con vật như: gà, vòt , tôm, cá, bò … Rồi yêu cầu hs lên quay bánh xe khi mũi tên dừng ở con vật nào thì hs phải nói được môi trường sống của con vật đó. Làm như thế các em vừa được chơi mà vừa được ôn lại môi trường sống của các loài động vật đã học một các nhẹ nhàng, hiệu quả. c)Ví dụ 3: Môn Tiếng việt lớp 3 – Bài Ôn tập cuối HKII ( Tiết 7) (Bài 2: Thi tìm từ ngữ theo chủ điểm ). Cách chơi : Dùng các thẻ từ có ghi các từ ngữ : Tên một số lễ hội; Tên một số hoạt động vui chơi trong lễ hội; Từ ngữ chỉ những người hoạt động thể thao; Từ ngữ chỉ các môn thể thao; Tên các nước Đông Nam Á; Tên một số nước ngoài vùng Đông Nam Á; Từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên; Từ ngữ chỉ các hoạt động của con người làm giàu đẹp cho thiên nhiên đặt lên các múi trên bánh xe. Rồi yêu cầu hs lên quay bánh xe khi mũi tên dừng ở từ ngữ nào thì hs phải nói được từ thuộc yêu cầu đó. Ví dụ mũi tên chỉ vào từ Tên các nước Đông Nam Á, hs phải nêu được các nước như : Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, … Làm như thế các em vừa được chơi mà vừa được ôn lại các từ ngữ theo chủ điểm đã học rất nhẹ nhàng mà có chất lượng. - 2 - d)Ví dụ 4: Môn Toán lớp 2 – Bài Ôn tập về phép cộng và phép trừ. Cách chơi : Dùng các thẻ từ có ghi các phép tính : 30 + 50 ; 20 + 40 ; 90 + 30 ; 80 – 70 ; 700 – 400 ; 40 + 40 ; 60 – 10 ; 500 + 300 ; … ở Bài 1 (Tính nhẩm) trang 170 –sgk Toán 2 đặt lên các múi trên bánh xe. Cho hs lên quay bánh xe . Khi mũi tên dừng ở mốc thời gian nào thì gv yêu cầu hs đó phải nêu được kết quả phép tính đó. Nếu hs đó không nêu được, em khác sẽ bổ sung, sau đó được quyền mời bạn khác lên thực hiện. Cứ như vậy cho đến hết. Tổ chức như thế các em vừa được chơi mà vừa được ôn lại các phép tính cộng , trừ trong phạm vi 1000 đã học. e)Ví dụ 5: Môn Tiếng Việt lớp 1 – Bài 97 : Ôn tập. Cách chơi : Dùng các thẻ có ghi các vần : ai ; ay ; at ; ăt ; ach ; an ; ăn ; ang ; … đặt lên các múi trên bánh xe; gắn “o” lên trên mũi tên. Rồi yêu cầu hs lên quay bánh xe khi mũi tên có “o” dừng ở vần nào thì hs phải ghép được “o” với vần đó để tạo thành một vần mới . Ví dụ mũi tên chỉ vào vần “ay” , hs phải nêu được: “o-ay-oay” ; … Làm như thế các em được ôn lại các vần đã học có “o” đứng đầu một cách thích thú. Ngoài ra, VÒNG QUAYKÌ DIỆU này có thể dùng cho các buổi thi kiến thức Đội TNTPHCM ; Thi Vui để học; … cho hs do nhà trường tổ chức, hay trong những dòp như 8/3; 26/3 của CBGV –CNV nhà trường. Trên dây là bài thuyếttrình về ĐDDH VÒNG QUAYKÌ DIỆU của tập thể khối 4-5 Trường TH Tân Hoà – Đồng Phú, chúng tôi rất mong được sự góp ý của Ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp để VÒNG QUAYKÌ DIỆU hoàn thiện hơn và được đưa vào sử có hiệu quả nhất. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Tân Hoà, ngày 20/ 03/ 2009 TẬP THỂ KHỐI 4-5 THỰC HIỆN - 3 - . những dòp như 8/3; 26/3 của CBGV –CNV nhà trường. Trên dây là bài thuyết trình về ĐDDH VÒNG QUAY KÌ DIỆU của tập thể khối 4-5 Trường TH Tân Hoà – Đồng Phú,. VÒNG QUAY KÌ DIỆU có thể sử dụng cho trên 30 bài trong tất cả các môn học của tất cả các khối lớp, đặc biệt là các bài Ôn tập. Cụ thể là : Những bài Ôn