Lựa chọn các sensor lắp đặt các tín hiệu giám sát………11 CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ VÀ CẤU TRÚC CHUNG CHO HỆ THỐNG GIÁM SÁT MỘT TRẠM LẠNH CÓ NHIỀU MÁY NÉN LẠNH…….13 2.1... Tính cấp t
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ……….iii
DANH MỤC CÁC BẢNG……… iii
MỞ ĐẦU……… iv
1 Tính cấp thiết của đề tài……….iv
2 Mục đích nghiên cứu đề tài……… iv
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài……….iv
4 Phương pháp nghiên cứu khoa học………iv
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……… iv
CHƯƠNG 1: ĐỀ XUẤT CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI MỘT HỆ THỐNG GIÁM SÁT TRẠM LẠNH CÓ NHIỀU MÁY NÉN LẠNH……… 1
1.1 Các yêu cầu đối với một hệ thống giám sát trạm lạnh có nhiều máy nén lạnh 1
1.2 Xây dựng cấu trúc P&ID và lựa chọn các sensor lắp đặt………2
1.2.1 Cấu trúc chung cho một trạm lạnh công nghiệp………2
1.2.2 Sơ đồ P&ID cho một trạm lạnh có nhiều máy nén lạnh………6
1.2.3 Lựa chọn các sensor lắp đặt các tín hiệu giám sát………11
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ VÀ CẤU TRÚC CHUNG CHO HỆ THỐNG GIÁM SÁT MỘT TRẠM LẠNH CÓ NHIỀU MÁY NÉN LẠNH…….13
2.1 Lựa chọn các sensor và các thiết bị đo, đại lượng không điện phục vụ giám sát……… 13
2.2 Xây dựng mạch đo và các tín hiệu biến đổi……… 14
2.2.1 Thiết kế mạch rơle trung gian……… 14
2.2.2 Thiết kế tủ điện………35
2.2.3 Thiết kế mạch đầu vào PLC……….41
2.2.4 Thiết kế mạch đầu ra PLC……… 46
2.3 Xây dựng cấu trúc chung cho hệ thống giám sát một trạm lạnh có nhiều máy nén lạnh……….52
CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN CHO HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ PHẦN MỀM GIÁM SÁT……… 53
3.1 Thiết kế cấu trúc khâu giám sát tại chỗ và từ xa………53
3.2 Thiết kế mạch điện cho hệ thống giám sát……….53
Trang 23.3 Thiết kế thuật toán và lập trình……… 53
3.3.1 Thiết kế và khai báo phần cứng………53
3.3.2 Khai báo các biến……….53
3.3.3 Viết chương trình giám sát ……….57
KẾT LUẬN……… 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 84
2
Trang 32.2 Tủ điện giám sát điểm Đ2 và Đ14
2.3 Tủ điện giám sát điểm Đ3
2.4 Tủ điện giám sát điểm Đ4
2.5 Tủ điện giám sát điểm Đ5
2.6 Tủ điện giám sát điểm Đ6
2.7 Tủ điện giám sát điểm Đ7
2.8 Tủ điện giám sát điểm Đ8
2.9 Tủ điện giám sát điểm Đ9
2.10 Tủ điện giám sát điểm Đ10
2.11 Tủ điện giám sát điểm Đ11 và Đ15
2.12 Tủ điện giám sát điểm Đ12 và Đ16
DANH MỤC CÁC BẢNG
1.1 Tổng hợp các điểm giám sát
3
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, các hệ thống trạm lạnh ở nước ta đã được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành cùng với quy trình công nghệ máy móc và thiết bị vận hành thì quy trình giám sát đóng một vai trò vô cùng quan trọng Giúp kiểm soát việc vận hành cũng như đảm bảo độ an toàn trong hệ thống trạm lạnh Vì thế trạm giám sát với công nghệ hiện đại ngày càng được phát triển
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Thiết kế giám sát cho trạm lạnh có nhiều máy nén lạnh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống trạm lạnh có nhiều máy nén lạnh
Phạm vi nghiên cứu bao gồm: xây dựng cấu trúc giám sát trạm lạnh có nhiều máy nén lạnh, sơ đồ P&ID phục vụ giám sát, lựa chọn thiết bị giám sát, xây dựng các mạch đo và các tín hiệu biến đổi, xây dựng cấu trúc giám sát và thuật toán chương trình giám sát
4 Phương pháp nghiên cứu khoa học
Để thiết kế hệ thống giám sát này ta sử dụng các phương pháp như:
+ Về mặt lý thuyết: Tìm hiểu về cấu trúc chung cho một hệ thống giám sát trạm lạnh, thiết kế các bản vẽ cho hệ thống trạm lạnh
+ Về mặt mô phỏng giám sát: Sử dụng phần mềm Step7 để xây dựng khâu giám sát
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Giúp ta sử dụng thông thạo các phần mềm Step7, AutoCad,… qua đó nghiên cứu hiểu rõ hơn về đề tài
4
Trang 5CHƯƠNG 1: ĐỀ XUẤT CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI MỘT HỆ THỐNG
GIÁM SÁT TRẠM LẠNH CÓ NHIỀU MÁY NÉN LẠNH
1.1 Các yêu cầu đối với một hệ thống giám sát trạm lạnh có nhiều máy nén lạnh
Một hệ thống giám sát trạm lạnh có nhiều máy nén lạnh trong công nghiệp hiên đại cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
+ YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KHIỂN: có thể điều khiển (tại chỗ, từ xa,…) và có thể giám sát các thành phần hoặc thiết bị thuộc hệ thống
+ YÊU CẦU VỀ ĐO LƯỜNG: đảm bảo phải thu thập được đầy đủ dữ liệu đo đạc được hay quan sát được liên quan đến hệ thống
+ YÊU CẦU VỀ HIỂN THỊ: thông số hiển thị phải chính xác, rõ ràng, đầy đủ vàkhi có sự cố xảy ra phải kịp thời cảnh báo để nhận biết và khắc phục
+ YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ: luôn nâng cấp, nâng cao công tác quản lý như: môi trường tiện nghi phải đầy đủ, đơn giản hóa công tác bảo trì bảo dưỡng, bảo đảm ngân sách luôn ổn định và giảm thiểu chi phí vận hành,…
Ngoài ra cần chú ý đến các yêu cầu sau:
+ Hệ thống phải luôn duy trì ổn định và liên tục
+ Vận dụng tối đa các nguồn tài nguyên
+ Tối ưu hóa công tác lắp đặt, bảo trì và nâng cấp
+ Chi phi tiêu dùng phải tiết kiệm và hợp lí
+ Môi trường làm việc phải đảm bảo việc vận hành được diễn ra suôn sẻ
+ Đảm bảo an toàn cho người vận hành hoặc cải thiện tiện nghi khi vận hành Như vậy, các yêu cầu tối thiểu cho một hệ thống giám sát trạm lạnh công nghiệp cần thỏa mãn 4 yêu cầu lớn về chức năng: điều khiển, đo lường, hiển thị
và quản lý
1
Trang 61.2 Xây dựng cấu trúc P&ID và lựa chọn các sensor lắp đặt
1.2.1 Cấu trúc chung cho một trạm lạnh công nghiệp.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh:
Môi chất lạnh được nén ở áp suất cao sau đó đưa vào dàn ngưng tụ (dàn nóng)
để ngưng tụ thành dạng lỏng Ở dàn nóng môi chất lạnh toả nhiệt, môi chất lạnh lỏng được đẩy vào dàn bay hơi (dàn lạnh) Ở dàn lạnh môi chất lỏng sôi thu nhiệt của môi trường Môi chất lỏng chuyển thành dạng hơi và được hút trở lại máy nén để tiếp tục chu trình
Lựa chọn hệ thống lạnh:
Hệ thống sử dụng hai máy nén, tạo ra được năng suất lạnh khác nhau, nhằm tạo ra các mức nhiệt lạnh khác nhau
2
Trang 7Việc giám sát các thông sổ kỹ thuật của hệ thống có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khai thác cũng như tự động hóa hệ thống Chỉ báo các thông số kỹ thuật hiện tại của hệ thống, trạng thái hoạt động, chế độ hoạt động và báo động cho người vận hành thiết biết khi hệ thống gặp sự cố.
Hình 1.2: Sơ đồ giám sát hệ thống lạnh Các phần tử trong sơ đồ:
+ MÁY NÉN:
Trong hệ thống lạnh công nghệp thì máy nén lạnh là bộ phận quan trọng nhất.Máy nén nằm giữa bộ bay hơi và bộ ngưng tụ nhằm mục đích nén môi chất từ ápsuất thấp lên áp suất cao (hoặc từ nhiệt độ thấp lên nhiệt độ cao) duy trì sự tuần hoàn của môi chất để lấy nhiệt của sản phẩm từ bộ bay hơi và thải nhiệt ra môi trường làm mát (bộ ngưng tụ)
Trong kỹ thuật lạnh, độ tin cậy và chất lượng của hệ thống lạnh phục thuộc rất nhiều vào máy nén Một số loại máy nén thường sử dụng là: máy nén pittông,máy nén roto, máy nén trục vít theo nguyên lý làm việc Ngoài ra còn lựa chọn máy nén tùy theo công suất và nhiệt độ làm lạnh theo yêu cầu
+ BÌNH NGƯNG TỤ:
3
Trang 8Bình ngưng tụ là thiết bị trao đổi nhiệt dùng để biến hơi môi chất lạnh có áp suất cao, nhiệt độ cao sau quá trình nén thành môi chất lỏng do quá trình ngưng tụ.
Các phương pháp giải nhiệt thường gặp trong bình ngưng tụ: Giải nhiệt bằng nước, bằng nước kết hợp với không khí, bằng không khí,…
+ VAN TIẾT LƯU:
Ta cần tạo được hai vùng áp suất: áp suất bộ bay hơi thấp ứng với nhiệt độ bay hơi mong muốn và áp suất môi chất lỏng ở bình ngưng tụ lại cao ứng với nhiệt độ ngưng tụ bằng cách hạn chế lượng môi chất phun vào bộ bay hơi Van tiết lưu là thiết bị tiết chế sự di chuyển của môi chất để tạo hai vùng áp suất chênh lệch ứng với chế độ làm việc của hệ thống lạnh
Các van tiết lưu hoạt động dựa vào các phương pháp kiểm soát dựa trên sự thay đổi áp suất, thay đổi nhiệt độ, thay đổi thể tích hay khối lượng môi chất hoặc kết hợp giữa các phương pháp trên
+ BỘ BAY HƠI:
Là thiết bị trao đổi nhiệt dùng để nhận nhiệt từ đối tượng cần làm lạnh bằng quá trình bay hơi của môi chất Quá trình sôi xảy ra ở áp suất và nhiệt độ tương ứng, nhiệt lượng lấy ra từ sản phẩm là do sự bay hơi của môi chất
+ BÌNH TÁCH DẦU:
Được sử dụng cho các hệ thống lạnh lớn và rất lớn và có nhiều máy nén mắc song song hoặc sử dụng khi hệ thống lạnh có đường ống dẫn từ máy nén đến dàn ngưng xa Chỉ lắp đặt 1 bình tách dầu với 3 máy nén Nhiệm vụ: dùng để tránh hiện tượng: do có 1 lượng dầu bị cuốn theo hơi máy nén vào dường đẩy rồivào bình ngưng tạo thành 1 lớp trở nhiệt trên bề mặt trao đổi nhiệt của bình ngưng, bình bay hơi… Dẫn đến hiệu suất máy nén giảm
+ BÌNH TÁCH LỎNG:
Là thiết bị dùng để tách các giọt chất lỏng khỏi luồng hơi hút về máy nén, tránh cho máy nén không hút phải chất lỏng gây ra va đập thủy lực làm hư hỏng máy nén
4
Trang 9+ BÌNH CHỨA CAO ÁP:
Đặt ở vị trí phía dưới bình ngưng dùng để chứa chất lỏng đã ngưng tụ và giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ, tự duy trì sự cấp lỏng liên tục của van tiết lưu
+ THÁP GIẢI NHIỆT:
Có nhiệm vụ phải thải được toàn bộ lượng nhiệt do quá trình ngưng tụ của môi chất lạnh trong bình ngưng tỏa ra Chất tải nhiệt trung gian là nước Nhờ quạt gió và dàn phun mưa, nước bay hơi một phần và giảm nhiệt độ xuống tới mức yêu cầu để được bơm trở lại bình ngưng nhận nhiệt ngưng tụ
5
Trang 101.2.2 Sơ đồ P&ID cho một trạm lạnh có nhiều máy nén lạnh
Hình 1.3: Sơ đồ P&ID của hệ thống giám sát trạm lạnh có 2 máy nén lạnhGiải thích các điểm đo:
Đ1 + Đ13: Giám sát áp suất cửa hút máy nén
6
Trang 12 Đ2 + Đ14: Giám sát áp suất cửa đẩy máy nén.
Đ3: Giám sát áp suất van một chiều
Đ4: Giám sát áp suất bình ngưng
8
Trang 13 Đ5: Giám sát nhiệt độ bình ngưng.
Đ6: Giám sát lưu lượng nước
Đ7: Giám sát nhiệt độ dòng nước làm mát đi ra
9
Trang 14 Đ8: Giám sát áp suất bình chứa cao áp.
Đ9: Giám sát áp suất môi chất lạnh
Đ10: Giám sát nhiệt độ kho lạnh
10
Trang 15 Đ11và Đ15: Giám sát áp suất dầu bôi trơn.
Đ12 và Đ16: Giám sát nhiệt độ và mức dầu bôi trơn
Thuyết minh sơ đồ:
Xét một nhánh máy nén lạnh, tại mỗi vị trí lắp đặt các cảm biến đo lường, sử dụng một van cửa để thuận tiện tháo lắp thiết bị đo ra khỏi hệ thống ngay cả khi
hệ thống đang làm việc
Các thiết bị đo lường trong hệ thống trên phục vụ quá trình giám sát Tín hiệu
đo về chỉ phục vụ hiển thị, chỉ báo các thông số quá trình (không ảnh hưởng tới chế độ làm việc của hệ thống)
11
Trang 161.2.3 Lựa chọn các sensor lắp đặt các tín hiệu giám sát
+ Rơle bảo vệ áp suất:
Rơle bảo vệ áp suất cao HPS (High Pressure Switch) này sẽ cắt máy nén tự động khi áp suất đầu đẩy máy nén tăng cao Áp suất đẩy cao có thể do: thiếu nước giải nhiệt, khí không ngưng,…
Rơle bảo vệ áp suất thấp LPS (Low Pressure Switch) này dùng để điều khiển hoặc bảo vệ khi áp suất hút của máy nén thấp
+ Rơle nhiệt:
Rơle nhiệt được sử dụng rộng rãi trong hệ thống lạnh Rơle này gồm hai loại chính: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải và bảo vệ quá nhiệt các bộ phận Khi dòng điện quá lớn hoặc vì một lý do gì đó nhiệt độ cuộn dây mô tơ quá cao Rơle nhiệt ngát mạch điện để bảo vệ mô tơ máy nén Rơle nhiệt có thể đặt bên trong hoặc bên ngoài máy nén Trường hợp đặt bên ngoài rơle nhằm bảo vệ quá dòng
thường được lắp đi kèm công tắc tơ Một số máy lạnh nhỏ có bố trí rơle nhiệt bên trong ở ngay đầu máy nén
+ Bộ điều chỉnh nhiệt độ (Thermostat):
Các nhiệt kế có trang bị tiếp điểm hoặc cơ cấu lấy tín hiệu điện thì ta có thể
sử dụng tiếp điểm đó để điều khiển nhiệt độ của đối tượng như mong muốn Lúcbấy giờ nhiệt kế trở thành bộ điều chỉnh nhiệt độ
Nguyên tắc đảm bảo nhiệt độ: để đảm bảo nhiệt độ trong hệ thống làm lạnh thông qua Thermostat có các dạng điều khiển thường gặp:
12
Trang 17Nguyên lý làm việc: khi lưu chất di chuyển làm nâng miếng kim loại chắn dòng, miếng kim loại này sẽ điều khiển tiếp điểm.
Đối với hệ thống nhỏ, rơle dòng nước có thể được thay bằng rơle áp suất.+ Công tắc tơ và Rơle trung gian:
Được sử dụng để đóng ngắt các mạch điện Cấu tạo của chúng bao gồm các
bộ phận chính sau đây:
- Cuộn dây hút
- Mạch từ tính
- Phần động (phần ứng)
- Hệ thống tiếp điểm (thường đóng và thường mở)
Cần lưu ý các tiếp điểm thường mở của thiết bị chỉ đóng khi cuộn dây hút có điện và ngược lại các tiếp điểm thường đóng sẽ mở khi cuộn dây có điện, đóng khi mất điện Hệ thống các tiếp điểm có cấu tạo khác nhau và thường được mạ kẽm để đảm bảo tiếp xúc tốt Các thiết bị đóng ngắt lớn có bộ phận dập hồ quang ngoài ra còn có thêm các tiếp điểm phụ để đóng mạch điều khiển
13
Trang 18CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ VÀ CẤU TRÚC CHUNG CHO
HỆ THỐNG GIÁM SÁT MỘT TRẠM LẠNH CÓ NHIỀU MÁY NÉN
LẠNH 2.1 Lựa chọn các sensor và các thiết bị đo, đại lượng không điện phục vụ
giám sát
+ Cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất cao ở cửa đẩy của máy nén , áp suất bình ngưng và áp suất bình chứa cao áp dùng loại: EJA510A-B Capsule của hãng Yakogawa
Thông số như sau :
Dải đo 0 to 2 MPa (0 to 290 psi)
Độ chính xác ±0.2%
Nguồn cấp 9 to 32 VDC
Nhiệt độ môi trường
- 40 to 85 deg C (-40 to 185 deg F)
Áp suất cực đại 4 MPa (580 psi)
+ Cảm biến áp suất thấp ở cửa hút máy nén, áp suất bay hơi dùng loại : EJ130A
Độ chính xác ± 0.065%
Nguồn cấp 9 to 32 VDC
Nhiệt độ môi trường
- 40 to 85 deg C (-40 to 185 deg F)
Áp suất cực đại 32 MPa (4500 psi)
+ Cảm biến hiệu áp suất dầu bôi trơn máy nén dùng loại cảm biến áp suất tương đối: EJA 530A
- 40 to 85 deg C (-40 to 185 deg F)
Áp suất cực đại 4 MPa (580 psi) + Cảm biến nhiệt độ :
Cảm biến nhiệt độ hơi môi chất lạnh ở cửa đẩy máy nén, nhiệt độ bình
14
Trang 19ngưng, nhiệt độ bình chứa cao áp, nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ dầu bôi trơn dùng loại : cảm biến nhiệt độ hiển thị số TSG.
Dải đo -50 ÷ 400ºC
Đầu ra 4 ÷ 20 mA; 1-5V; 2 tiếp điểm rơle
Cảm biến nhiệt độ kho lạnh dùng loại : cảm biến nhiệt độ hiển thị số TSG
2.2 Xây dựng mạch đo và các tín hiệu biến đổi
2.2.1 Thiết kế mạch rơle trung gian
+ Thiết kế mạch cấp nguồn:
Bản vẽ 01 là mạch cấp nguồn chính: Nguồn điện được lấy từ RST
380V/50Hz được nối qua cầu dao tự động 1MCB Sau đó nguồn đi qua 2 cầu chì1FU và 2FU để tới biến áp đo lường PT 380/100V Ngoài ra nguồn còn được cấpđến cho biến áp 1TR 380/220V qua cầu dao tự động 2MCB Dòng thứ cấp của biến áp 1TR đi qua 3MCB để cấp nguồn 110ACV cho mạch của các bản vẽ 18,19,20,21 và đi qua 4 MCB để cấp nguồn 220VAC cho rơle trung gian
15
Trang 21+ Thiết kế mạch rơle trung gian:
Bản vẽ 02: mạch rơle trung gian này (1/16) lấy nguồn điện 220VAC từ bản
vẽ mạch cấp nguồn 01 (vị trí cột 6 hàng D) cấp đến năm tiếp điểm thường mở của cảm biến giám sát áp suất cửa hút máy nén thứ nhất H2Pch, H1Pch, NPch, L1Pch, L2Pch Sau đó nối tiếp với rơle trung gian PC1, PC2, PC3, PC4, PC5 và các đèn báo Tại bản vẽ 18 là các tiếp điểm của rơle trung gian
Bản vẽ 03: mạch rơle trung gian này (2/16) lấy nguồn điện 220VAC từ bản
vẽ mạch cấp nguồn 01 (vị trí cột 6 hàng D) cấp đến năm tiếp điểm thường mở của cảm biến giám sát áp suất cửa đẩy máy nén thứ nhất H2Pcd, H1Pcd, NPcd, L1Pcd, L2Pcd Sau đó nối tiếp với rơle trung gian PD1, PD2, PD3, PD4, PD5 vàcác đèn báo Tại bản vẽ 18 là các tiếp điểm của rơle trung gian
Bản vẽ 04: mạch rơle trung gian này (3/16) lấy nguồn điện 220VAC từ bản
vẽ mạch cấp nguồn 01 (vị trí cột 6 hàng D) cấp đến năm tiếp điểm thường mở của cảm biến giám sát áp suất van một chiều H2Pv, H1Pv, NPv, L1Pv, L2Pv Sau đó nối tiếp với rơle trung gian PV1, PV2, PV3, PV4, PV5 và các đèn báo Tại bản vẽ 18 là các tiếp điểm của rơle trung gian
Bản vẽ 05: mạch rơle trung gian này (4/16) lấy nguồn điện 220VAC từ bản
vẽ mạch cấp nguồn 01 (vị trí cột 6 hàng D) cấp đến năm tiếp điểm thường mở của cảm biến giám sát áp suất bình ngưng H2Pbn, H1Pbn, NPbn, L1Pbn,
L2Pbn Sau đó nối tiếp với rơle trung gian PB1, PB2, PB3, PB4, PB5 và các đènbáo Tại bản vẽ 18 và 19 là các tiếp điểm của rơle trung gian
Bản vẽ 06: mạch rơle trung gian này (5/16) lấy nguồn điện 220VAC từ bản
vẽ mạch cấp nguồn 01 (vị trí cột 6 hàng D) cấp đến ba tiếp điểm thường mở của cảm biến giám sát nhiệt độ bình ngưng H2Tbn, H1Tbn, NTbn Sau đó nối tiếp với rơle trung gian TB1, TB2, TB3 và các đèn báo Tại bản vẽ 19 là các tiếp điểm của rơle trung gian
Bản vẽ 07: mạch rơle trung gian này (6/16) lấy nguồn điện 220VAC từ bản
vẽ mạch cấp nguồn 01 (vị trí cột 6 hàng D) cấp đến ba tiếp điểm thường mở của cảm biến giám sát lưu lượng nước NFw, L1Fw, L2Fw Sau đó nối tiếp với rơle
17
Trang 22trung gian FW1, FW2, F23 và các đèn báo Tại bản vẽ 19 là các tiếp điểm của rơle trung gian.
Bản vẽ 08: mạch rơle trung gian này (7/16) lấy nguồn điện 220VAC từ bản
vẽ mạch cấp nguồn 01 (vị trí cột 6 hàng D) cấp đến ba tiếp điểm thường mở của cảm biến giám sát nhiệt độ dòng nước làm mát đi ra H2Two, H1Two, NTwo Sau đó nối tiếp với rơle trung gian TW1, TW2, TW3 và các đèn báo Tại bản vẽ
19 là các tiếp điểm của rơle trung gian
Bản vẽ 09: mạch rơle trung gian này (8/16) lấy nguồn điện 220VAC từ bản
vẽ mạch cấp nguồn 01 (vị trí cột 6 hàng D) cấp đến năm tiếp điểm thường mở của cảm biến giám sát áp suất bình chứa cao áp H2Pbc, H1Pbc, NPbc, L1Pbc, L2Pbc Sau đó nối tiếp với rơle trung gian PM1, PM2, PM3, PM4, PM5 và các đèn báo Tại bản vẽ 19 là các tiếp điểm của rơle trung gian
Bản vẽ 10: mạch rơle trung gian này (9/16) lấy nguồn điện 220VAC từ bản
vẽ mạch cấp nguồn 01 (vị trí cột 6 hàng D) cấp đến năm tiếp điểm thường mở của cảm biến giám sát áp suất môi chất lạnh H2Pmcl, H1Pmcl, NPmcl, L1mcl, L2Pmcl Sau đó nối tiếp với rơle trung gian PL1, PL2, PL3, PL4, PL5 và các đèn báo Tại bản vẽ 19 và 20 là các tiếp điểm của rơle trung gian
Bản vẽ 11: mạch rơle trung gian này (10/16) lấy nguồn điện 220VAC từ bản
vẽ mạch cấp nguồn 01 (vị trí cột 6 hàng D) cấp đến ba tiếp điểm thường mở của cảm biến giám sát nhiệt độ kho lạnh H2Tk, H1Tk, NTk Sau đó nối tiếp với rơle trung gian TK1, TK2, TK3 và các đèn báo Tại bản vẽ 20 là các tiếp điểm của rơle trung gian
Bản vẽ 12: mạch rơle trung gian này (11/16) lấy nguồn điện 220VAC từ bản
vẽ mạch cấp nguồn 01 (vị trí cột 6 hàng D) cấp đến năm tiếp điểm thường mở của cảm biến giám sát áp suất dầu bôi trơn máy nén thứ nhất H2Poil, H1Poil, NPoil, L1Poil, L2Poil Sau đó nối tiếp với rơle trung gian PO1, PO2, PO3, PO4, PO5 và các đèn báo Tại bản vẽ 20 là các tiếp điểm của rơle trung gian
18
Trang 23Bản vẽ 13: mạch rơle trung gian này (12/16) lấy nguồn điện 220VAC từ bản
vẽ mạch cấp nguồn 01 (vị trí cột 6 hàng D) cấp đến ba tiếp điểm thường mở của cảm biến giám sát nhiệt độ dầu bôi trơn H2Toil, H1Toil, Ntoil và cảm biến giám sát mức dầu bôi trơn NFoil, L1Foil, L2Foil của máy nén thứ nhất Sau đó nối tiếp với rơle trung gian TO1, TO2, TO3, FO1, FO2, FO3 và các đèn báo Tại bản
vẽ 20 là các tiếp điểm của rơle trung gian
Bản vẽ 14: mạch rơle trung gian này (13/16) lấy nguồn điện 220VAC từ bản
vẽ mạch cấp nguồn 01 (vị trí cột 6 hàng D) cấp đến năm tiếp điểm thường mở của cảm biến giám sát áp suất cửa hút máy nén thứ hai H2Pch, H1Pch, NPch, L1Pch, L2Pch Sau đó nối tiếp với rơle trung gian PC6, PC7, PC8, PC9, PC10
và các đèn báo Tại bản vẽ 20 và 21 là các tiếp điểm của rơle trung gian
Bản vẽ 15: mạch rơle trung gian này (14/16) lấy nguồn điện 220VAC từ bản
vẽ mạch cấp nguồn 01 (vị trí cột 6 hàng D) cấp đến năm tiếp điểm thường mở của cảm biến giám sát áp suất cửa đẩy máy nén thứ hai H2Pcd, H1Pcd, NPcd, L1Pcd, L2Pcd Sau đó nối tiếp với rơle trung gian PD6, PD7, PD8, PD9, PD10
và các đèn báo Tại bản vẽ 21 là các tiếp điểm của rơle trung gian
Bản vẽ 16: mạch rơle trung gian này (15/16) lấy nguồn điện 220VAC từ bản
vẽ mạch cấp nguồn 01 (vị trí cột 6 hàng D) cấp đến năm tiếp điểm thường mở của cảm biến giám sát áp suất dầu bôi trơn máy nén thứ hai H2Poil, H1Poil, NPoil, L1Poil, L2Poil Sau đó nối tiếp với rơle trung gian PO6, PO7, PO8, PO9, PO10 và các đèn báo Tại bản vẽ 21 là các tiếp điểm của rơle trung gian
Bản vẽ 17: mạch rơle trung gian này (16/16) lấy nguồn điện 220VAC từ bản
vẽ mạch cấp nguồn 01 (vị trí cột 6 hàng D) cấp đến ba tiếp điểm thường mở của cảm biến giám sát nhiệt độ dầu bôi trơn H2Toil, H1Toil, Ntoil và cảm biến giám sát mức dầu bôi trơn NFoil, L1Foil, L2Foil của máy nén thứ hai Sau đó nối tiếp với rơle trung gian TO4, TO5, TO6, FO4, FO5, FO6 và các đèn báo Tại bản vẽ
21 là các tiếp điểm của rơle trung gian
Tại các bản vẽ rơle trung gian đều có nút Test để thử đèn
19
Trang 402.2.2 Thiết kế tủ điện
Tổng hợp các điểm giám sát:
Đ1 + Đ13 Giám sát áp suất cửa hút máy nén Tương tựĐ2 + Đ14 Giám sát áp suất cửa đẩy máy nén Tương tự
Đ7 Giám sát nhiệt độ dòng nước làm mát đi ra Tương tựĐ8 Giám sát áp suất bình chứa cao áp Tương tự
Đ11 + Đ15 Giám sát áp suất dầu bôi trơn Tương tựĐ12 + Đ16 Giám sát nhiệt độ và mức dầu bôi trơn Tương tự
Bảng 1.1 Tổng hợp các điểm giám sát
Hình 2.1: Tủ điện giám sát điểm Đ1 và Đ13
36