Vận dụng tư tưởng đạo đức Cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh vào việc nâng cao tinh thần Cần- Kiệm- Liêm- Chính cho sinh viên hiện nay”.
MƠ ̉ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh được cả thế giới tôn vinh là Nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã sáng tạo ra một thời đại mới, một nền văn hóa mới và tư tưởng đạo đức mới. Thống kê trong di sản của Người để lại có gần 50 bài và tác phẩm bàn về đạo đức. Có thể nói, Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng, một nhà lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất, quan tâm hàng đầu đến vấn đề đạo đức. Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông, giàu tình cảm, trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng. Riêng đối với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là “người chủ tương lai của nước nhà”; là cái cầu nối giữa các thế hệ- “người tiếp sức cách mạng cho thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của sinh viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Nói chuyện với sinh viên, Người khẳng định: “Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì lợi ích cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người”. Nhận thức được tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đối với thanh niên em đã chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng đạo đức Cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh vào việc nâng cao tinh thần Cần- Kiệm- Liêm- Chính cho sinh viên hiện nay”. NỘI DUNG 1 I.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, đạo đức dấn thân, đạo đức trong hành động: nêu cao chủ nghĩa tập thể, tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, vô ngã vị tha, chí công vô tư. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao và thực hiện nghiêm minh những đức tính cần, kiệm, liêm, chính. Người xem đây là nguyên tắc, là phẩm chất cơ bản có liên quan mật thiết với các nhiệm vụ và công tác hoạt động cách mạng khác nhau và thiếu chúng khó dẫn đến thành công một cách trọn vẹn, triệt để. Trong bài viết “Cần, kiệm, liêm, chính” đăng trên báo Cứu Quốc năm 1949, ngay ở phần mở đầu, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết những vấn đề trên trong tương quan với các quy luật của tự nhiên và xã hội bằng 6 câu thơ như sau: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính Thiếu một mùa thì không thành trời Thiếu một phương thì không thành đất Thiếu một đức thì không thành người”. Qua 6 câu thơ ta nhận thấy 4 đức tính “ Cần, kiệm, liêm, chính” theo Hồ Chí Minh là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất hang đầu của đạo đức cách mạng. Đây là đức tính mà bản than mỗi cán bộ Đảng viên lấy đó để điều chỉnh, soi rọi, thực hiện trong mọi hoạt động. Cần, kiệm, liêm, chính cũng là phẩm chất của đạo đức truyền thống nhưng Bác đã đưa vào đó những nội dung mới, khác cơ bản về đối tượng thực hiện. Trong chế độ phong kiến cũng nêu lên những khái niệm về cần, kiệm, liêm, chính nhưng họ bắt nhân dân thực hiện để phục vụ cho quyền lợi của họ chứ giai cấp phong kiến không bao giờ thực hiện. Còn đối với Bác Hồ, đề ra cần, kiệm, liêm, chính là bắt buộc cán bộ, đảng viên phải làm gương thực hiện đề nhân dân noi theo, đem lại lợi ích cho nhân dân, cho đất nước. Bác Hồ đề cao 4 đức tính “Cần, kiệm, liêm, chính” 2 như điều kiện cần đối với mỗi người trong đời sống và hoạt động xã hội. Nội dung của 4 đức tính trên thật giản dị, dễ hiểu, dễ thuộc. Cụ thể là: 1.1. Cần Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, bền bỉ trong công việc của mình. Chữ “Cần” được thể hiện rất rõ qua: “Dao siêng mài thì sắc bén. Ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt. Người siêng học tập thì mau tiến. Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến. Siêng hoạt động thì có sức khỏe. Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no. Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng năng thì nước giàu mạnh”. Đối với cán bộ, đảng viên, Người giải thích nội dung của cần là làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm, làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để ngày mai. Phải nhớ rằng dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những giờ đó, ai lười biếng tức là lừa gạt dân. 3 Muốn cho chữ cần có kết quả thì phải có kế hoạch cho mọi công việc. Cây gỗ bất kỳ to nhỏ đều có gốc và ngọn. Công việc bất kỳ to nhỏ đều có điều nên làm trước, nên làm sau. Nếu không có kế hoạch, điều nên làm trước mà để làm sau, điều nên làm sau mà đưa làm trước, như thế sẽ hao tổn thời giờ, mất công nhiều mà kết quả ít. Tuy nhiên cần không phải là “làm cố sống, cố chết trong 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng đến nỗi sinh ốm đau, phải bỏ việc như vậy không phải là cần”. Chính vì vậy, cần phải đi với chuyên. Cần là phải biết cách nuôi dưỡng, phân bố cả tinh thần, vật chất và lực lượng của mình một cách hợp lý để làm việc lâu dài. 1.2. Kiệm Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ, tiết kiệm tiền của nhân dân, của nhà nước và của bản than mình. “Tiết kiệm là không hoang phí xa xỉ, hoang phí bừa bãi”. Thánh hiền có nói: “Một tấc bóng là một thước vàng. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù hao bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Kết quả chữ cần kiệm to lớn như vậy cho nên người yêu nước thì phải thi đua thực hành cần kiệm”. Quan hệ giữa cần và kiệm, Người viết: “Cần với kiệm đi đôi với nhau như hai chân của một con người. Cần không kiệm thì làm chừng nào xào chừng đấy cũng như cái thùng không đáy, nước đổ vô chừng nào chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không….Kiệm mà không cần như cái thùng chỉ đựng ít nước không tiếp tục đổ them vào chắc nước đó sẽ hao bớt dần cho đến khi khô kiệt”. Bác yêu cầu “phải lãnh đạo tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm”. Vì “dân đủ ăn, đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay đến mấy cũng không thực hiện được”. 4 1.3. Liêm Liêm là đức tính trong sạch, không tham lam, không tham của của người khác, không tham quyền cố vị…Liêm phải gắn liền với sỉ, liêm sỉ- giữ mình sao cho trong sạch, tránh những điều xấu hổ, hổ thẹn với mọi người, trước nhất là hổ thẹn với lương tâm của chính mình.“Liêm” là một trong “tứ đức” (cần, kiệm, liêm, chính), là một trong “ngũ thường” (nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm). Theo Hồ Chí Minh thì “Liêm là không tham địa vị, không tham sung sướng, không tham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”… Liêm là không tham danh vị, không tham sống, không tham tiền, không tham sắc. Người cán bộ đã dám hy sinh cho Tổ quốc, cho đồng bào, hy sinh vì nghĩa thì không ham gì hết…”, “Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, tham sống yên đều là bất liêm”… “Dìm người giỏi để giữ gìn danh tiếng của mình… gặp việc phải mà sợ khó nhọc, nguy hiểm không dám làm… gặp giặc mà rụt rè mà không dám đánh đều trái với liêm, đều là bất liêm”. Như vậy trong Liêm có Chính, có Nghĩa, có Nhân, có Dũng; bất liêm là biểu hiện và bắt nguồn từ bất nhân, bất chính, bất nghĩa, vô dũng. Liêm gắn liền với liêm sỉ, từ sự hổ thẹn của con người về điều gì và với ai, ở đâu, khi nào mà ta nhận ra cái đức liêm, đức nhân, đức nghĩa, đức chính của con người, đánh giá được một cách trực giác về trình độ trưởng thành của nhân tính, nhân cách, nhân phẩm, tức phẩm giá làm người của con người và của cộng đồng dân tộc. Đây là điều mà Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Một dân tộc biết cần kiệm, biết liêm sỉ là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”. Liêm và Sỉ, bất liêm và vô sỉ, do vậy đã trở thành trung tâm của sự phán xử, đánh giá về trình độ phát triển của con người, cơ sở của tiến bộ xã hội. 1.4. Chính Chính tức là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Người cũng đưa ra một số yêu cầu: Đối với mình- không tự cao, tự đại, tự phụ, phải khiêm tốn học hỏi, phát triển cái 5 hay, sửa chữa cái dở của mình. Đối với người- không nịnh người trên, không khinh người dưới, thật thà, không dối trá. Đối với việc- phải để công việc lên trên, lên trước, việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh. Mới giữ cương vị một thời gian ngắn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứng ra nhận trách nhiệm trước quốc dân: “Chính phủ do tôi đứng đầu chưa làm được việc gì đáng kể cho nhân dân. Có thể nói rằng: những khuyết điểm đó là vì thời gian còn ngắn ngủi, vì nước ta còn mới, hoặc vì lẽ này, lẽ khác… Nhưng không, tôi phải nói thật: những sự thành công là nhờ đồng bào cố gắng. Những khuyết điểm là lỗi tại tôi. Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết sửa nó đi”. Cần - kiệm - liêm là gốc rễ của chính. Nói về chính Bác viết: “Một người phải cần, kiệm nhưng phải có chính mới là người hoàn toàn. Trên Trái đất có hàng muôn triệu người sống, số người ấy có thể chia làm hai hạng: người thiện và người ác. Trong xã hội tuy có trăm công, nghìn việc song những công việc ấy có thể chia thành 2 việc chính và tà. Làm việc chính là người thiện Làm việc tà là người ác Siêng năng (cần), tiết kiệm (kiệm), trong sạch (liêm), chính là thiện; còn lười biếng, xa xỉ, tham lam là tà. Quan niệm về nội dung của cần, kiệm, liêm, chính của Bác Hồ thật rõ ràng, giản dị mà sâu sắc, có giá trị lớn trong việc vận dụng vào học tập, rèn luyện một cách sáng tạo, cụ thể của từng người, từng cơ quan, đoàn thể trong từng hoàn cảnh khác nhau. Những nội dung trên đã thành phẩm chất cơ bản trong tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh. Bác luôn xem 4 đức tính trên là “chính sách lớn, đạo đức lớn”. Từng cá nhân, cơ quan, tập thể, từng ngành nghề căn cứ vào từng nhiệm vụ, từng giai đoạn, từng yêu cầu mà phải hiểu đúng và có sáng tạo 4 đức tính ấy một cách linh hoạt, đa dạng, tránh cứng nhắc. Bác thường nhấn mạnh và đề cao 4 loại tiết kiệm: đó là tiết 6 kiệm tiền, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, tiết kiệm thời giờ. Một yêu cầu sinh tử của Bác là kiệm phải đi liền với cần “như hai chân của con người”. Cần không phải chỉ thuần tuý là cần cù làm việc mà quan trọng hơn là phải có chất lượng, có hiệu quả, có năng suất cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy cán bộ, Đảng viên phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ít lòng ham muốn vật chất, đó là tư cách của người cán bộ cách mạng và tự mình, Người đã gương mẫu thực hiện. Suốt đời Người sống trong sạch, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, luôn vì nước, vì dân, vì con người, không gợn chút riêng tư. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Hồ chủ tịch không có cái gì riêng. Cái gì của nước, của dân là của Người. Quyền lợi tối cao của nước, lợi ích hàng ngày của dân là sự lo lắng đêm ngày của Người. Gia đình của Người là đại gia đình Việt Nam”. 7 II. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC NÂNG CAO TINH THẦN CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 2.1 Thực trạng việc thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính của sinh viên trong thời gian qua 2.1.1. Tích cực Đa số sinh viên Việt Nam siêng năng cần cù, chịu thương chịu khó, ham học hỏi, ham sáng tạo. Nhiều sinh viên sinh ra ở những miền đất còn nghèo khó của đất nước nhưng họ biết khắc phục những khó khăn ấy để học tốt. Không phải không có những sinh viên với những bữa cơm chỉ hai nghìn đồng mà ngày ngày vẫn đến giảng đường đều đặn, vẫn có mặt tại thư viện trường mỗi buổi chiều, tối tối vẫn đạp xe đi dạy thêm hay làm thêm. Biết mình không được như bạn bè, có những trang thiết bị hiện đại riêng phục vụ học tập, những sinh viên nghèo tận dụng mọi nguồn trợ giúp từ nhà trường, mượn tài liệu của bạn bè, tận dụng sự giúp đỡ của các tổ chức khuyến học. Sống và học tập trong bao khó khăn, nhiều sinh viên vẫn giữ vững và liên tục là sinh viên xuất sắc trong nhiều năm học đại học, cao đẳng. Họ thực sự xứng đáng nhận được sự khâm phục, ngưỡng mộ từ tất cả mọi người. Rồi, phải kể đến những sinh viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài. Bạn bè quốc tế luôn nói về đức tính siêng năng cần cù của sinh viên Việt Nam với sự khen ngợi và khâm phục chân thành. Đức tính ấy cũng bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ngày càng được giữ vững và phát huy bởi thannh niên Việt Nam. Phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức hình thành lối sống giản dị, chất phát và lành mạnh. Các bạn sinh viên luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như y tế, từ thiện để giúp đỡ các em nhỏ mồ côi, các cụ già neo đơn…Các bạn còn tích cực tham gia các hoạt động để bảo vệ môi trường, không ngại khó, ngại khổ đi dọn đường xá, ao hồ….đê làm cho môi trường xanh, sạch đẹp. Ngoài giờ học, những sinh viên-tuyên truyền viên hiến máu nhân đạo lại ngược xuôi đi lại mang kiến thức về hiến máu đến mọi người, mọi nhà tiêu biểu như chiến dịch mùa hè xanh, giọt máu hồng tri ân… 8 Hình ảnh các bạn sinh viên hiến máu Phong cách độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập cũng góp phần xây dựng một hình tượng đẹp về sinh viên Việt Nam. Không giống như sinh viên các thế hệ trước chỉ biết sống phụ thuộc vào gia đình, sinh viên ngày nay đã biết thân tự lập thân. Không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều được sinh viên giải quyết trong sự chủ động. Nếu như trong quá khứ, sinh viên còn chờ đợi tiền chu cấp của gia đình mỗi đầu tháng thì ngày nay mọi chuyện dường như đã khác đi rất nhiều. Ngoài giờ học, họ tìm việc làm kiếm thêm tiền mua sách vở hay phục vụ cho những chi tiêu thường ngày khác. Nhiều người không chỉ lo được cho bản thân 9 mà còn có thể giúp đỡ những người bạn khác thiệt thòi hơn mình, hay giúp đỡ gia đình ngay cả khi các bạn vẫn còn ngồi trong gảng đường đại học. Đa số sinh viên biết giữ gìn lối sống, lương tâm, danh dự của bản thân lành mạnh, trong sáng. Sinh viên Việt Nam là những người sống có bản lĩnh, có chí lập than, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đối mặt với những khó khăn thách thức, dám chịu trách nhiệm không ỷ lại, chây lười. Chính sinh viên là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế, giáo dục…Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn tự mình tạo ra cơ hội. Đã có nhiều sinh viên nhận được bằng phát minh , sáng chế; và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được biến thành những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa chuyên sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương phấp học sao cho lượng kiến thức họ thu được là tối đa. Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn. Phần lớn sinh viên đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống và học tập. Họ không chỉ học tập trong một phạm vi hẹp ở trường, lớp; giới trẻ ngày nay luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Chính vì điều đó mà ngày nay chúng ta thấy có rất nhiều tấm gương tiêu biểu trong học tập,làm rạng danh nước nhà như: GS Ngô Bảo Châu hay như bốn bạn trong đội tuyển Olympic Hóa 2012 đã đạt được thành tích rất cao (1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 1 huy chương đồng). Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”đã và đang được các bạn sinh viên hưởng ứng rất mạnh mẽ. Qua đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư trong đội ngũ sinh viên. Chính vì điều đó mà đại đa số các bạn sinh viên ra sức chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, thẳng thắn, trung thực. Bên 10 . Văn Thuận, bạn Lê Đức Duẩn là những người có ý chí và nghị lực thép… 19 KẾT LUẬN Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà đạo đức học lỗi lạc mà còn là tấm gương. trau dồi đạo đức cách mạng em cần tích cực học văn hóa, kỹ thuật, kết hợp lý luận khoa học với thực hành. Bên cạnh đó, ngay từ bây giờ em cần xác định mục