1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

SKKN một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi tích cực tham gia hoạt động làm quen với toán 2019

19 349 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 91,88 KB

Nội dung

Hoạt động làm quen với toán là một trong những hoạt động quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non, nó thật sự tác động đến sự phát triển tư duy, trí tuệ cho trẻ, sự sáng tạo, tưởng tượng và phát triển trí thông minh một cách hoàn thiện. Với tầm quan trọng của hoạt động làm quen với toán đây là bước khởi đầu giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mĩ, lao động…

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tên đề tài:

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 – 5 TUỔI TÍCH CỰC THAM GIA

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN”

Họ và tên : ………

Trường :

Lĩnh vực : Giáo dục nhà trẻ

Cấp học : Mầm non

Năm học 2018 – 2019

Trang 2

Phòng GD & ĐT Thanh Oai Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trường Mầm Non Hồng Dương Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SƠ YẾU LÍ LỊCH

Ngày sinh:

Năm vào ngành:

Chức vụ:

Đơn vị công tác:

Trình độ chuyên môn:

Hệ đào tạo: Chính quy Khen thưởng: Chiến sĩ thi đua

NĂM HỌC: 2018 - 2019

Trang 3

MỤC LỤC

G

Trang bìa

Sơ yếu lí lịch

Mục lục

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chon đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Thời gian nghiên cứu

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5 Số liệu khảo sát trước khi thực hiện

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Tên đề tài

1 Cơ sở lí luận

2 Cơ sở thực tiễn

3 Các giải pháp thực hiện

Giải pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động làm quen với toán

Giải pháp 2: Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động làm quen với

toán

Giải pháp 3: Lồng ghép hoạt động khác vào hoạt động làm quen với

toán

Giải pháp 4: Sáng tạo, sưu tầm các trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố

kiến thức cho trẻ.

Giải pháp 5: Tích hợp môn toán vào các hoạt động trong ngày

Giải pháp 6: Phối hợp với phụ huynh

III KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ

1 Kết luận

2 Khuyến nghị và đề xuất

IV CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 4

Đối với trẻ mầm non, việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ

có vai trò rất quan trọng, nhằm giúp trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm, về kích thước hình dạng, khả năng định hướng trong không gian, thời gian Môn toán đã mang lại cho trẻ sự phát triển tư duy, đồng thời thông qua môn toán trẻ có thể tìm hiểu khám phá thêm về thế giới xung quanh mình Đến với môn toán trẻ trở nên tích cực nhanh nhẹn hơn, trẻ biết đếm, phân biệt nhiều hơn ít hơn, trẻ biết tách gộp chia nhóm, ngoài ra trẻ

có thể xác định được các hình khối…Như vậy trẻ đã dần hình thành những nét

sơ đẳng biểu tượng ban đầu của toán học

Trong quá trình công tác và giảng dạy tôi luôn băn khoăn, tự đặt câu hỏi bởi tại sao giờ học âm nhạc, văn học luôn thu hút sự chú ý, hứng thú, tính tích cực của trẻ Với hoạt động làm quen với toán thì ngược lại tính tích cực của trẻ không cao, trẻ ít hứng thú phải chăng trẻ không thích học hay cô giáo dạy chưa đúng cách chưa có sự lựa chọn phù hợp cho từng hoạt động hay là do bản chất của môn toán là khô khan, khuôn mẫu, không mượt mà nhưng lại đòi hỏi sự chính xác cao Vì vậy tôi suy nghĩ phải làm thế nào để tạo được hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tự giác, tích cực tham gia vào hoạt động làm quen với toán để tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không bị gò ép, phù hợp với nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là “Học mà chơi,

chơi mà học" Từ đó tôi đã quyết tâm tìm tòi, nghiên cứu đã chọn đề tài “Một

số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động làm quen với toán”

2 Mục đích nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi tích cực tham gia hoạt động làm quen với toán” Mục đích của tôi nhằm đưa ra một số biện pháp tạo cho trẻ sự say mê, hứng thú tích cực tham gia hoạt động làm quen với toán

3 Thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu

Tôi bắt đầu thực hiện đề tài từ tháng 9/ 2018 đến tháng 4/ 2019

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Trẻ 4 – 5 tuổi lớp B6 Trường Mầm Non Hồng Dương

5 Số liệu khảo sát trước khi thực hiện

Năm học 2018- 2019 tôi được BGH phân công dạy lớp B6 (4 – 5 tuổi) cùng 2 đồng nghiệp lớp B6 và có 32 trẻ Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi

Trang 5

đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình Kết quả tôi có bảng số liệu khảo sát sau:

Số lượng Tỷ lệ %

Sự tập trung chú ý, hứng thú của

trẻ khi tham gia hoạt động

Tốt Khá Trung bình Trẻ mạnh dạn, tích cực trong

trong giờ học

Tốt Khá Trung bình Khả năng nhận biết về biểu

tượng toán học sơ đẳng

Tốt Khá Trung bình

Từ thực tế cho thấy sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động còn thấp Trẻ còn rụt rè, nhút nhát trong giờ học và khả năng nhận biết về các biểu tượng toán còn hạn chế về nhiều mặt

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Tên đề tài:

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 – 5 TUỔI TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN”

1 Cơ sở lí luận

Hoạt động làm quen với toán là một trong những hoạt động quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non, nó thật sự tác động đến sự phát triển tư duy, trí tuệ cho trẻ, sự sáng tạo, tưởng tượng và phát triển trí thông minh một cách hoàn thiện Với tầm quan trọng của hoạt động làm quen với toán đây là bước khởi đầu giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mĩ, lao động…

Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi 4 – 5 tuổi nói riêng về vận động, ngôn ngữ, đặc biệt là nhận thức trong đó là hoạt động làm quen với toán, và các nhu cầu của trẻ Từ đó tôi tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp để giúp trẻ 4- 5 tuổi tích cực tham gia hoạt động làm quen với toán Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho mỗi đứa trẻ niềm vui, sự tự tin, mạnh dạn và là cơ hội tốt sớm hình thành cho trẻ khả năng quan sát,so sánh phân tích phát triển ngôn ngữ và tư duy logic phát huy được vai trò, giúp trẻ phát huy được những biểu tượng toán sơ đẳng ban đầu làm tiền đề cho trẻ vào phổ thông

2 Cơ sở thực tiễn

Trang 6

* Thuận lợi:

Về phía giáo viên:

- Giáo viên luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ban, ngành, đoàn thể

- Ban giám hiệu có trình độ chuyên môn cao, luôn sát sao trong việc bồi dưỡng kiểm tra chuyên môn cho giáo viên

- Trường được đầu tư cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia mức độ I, có đủ điều kiện để thực hiện chương trình mầm non mới

- Phòng học rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, các trang thiết bị đồ dùng dạy học của cô, đồ dùng đồ chơi của trẻ theo thông tư 02 và được chú trọng đầu tư chất lượng tốt, màu sắc bền đẹp, hiện đại

- Nhà trường thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

- Giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình, khoẻ khoắn, nhanh nhẹn, khéo léo

- Bản thân tôi luôn có ý thức tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn Tôi luôn sưu tầm, đọc, nghiên cứu tài liệu, các loại sách báo có liên quan đến những biện pháp để giúp trẻ tích cực và học tốt hoạt động làm quen với toán cho trẻ để phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 – 5 tuổi

- Bản thân tôi cũng luôn yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi chuyên môn

- Tôi luôn tìm tòi và làm một số đồ dùng đồ chơi để phục vụ vào tiết dạy và hoạt động vui chơi của trẻ

Về phía trẻ.

- Trẻ hồn nhiên, tự tin có sức khoẻ tốt

- Tỉ lệ trẻ đi lớp cao

Về phía phụ huynh.

- Các bậc phụ huynh hầu hết còn trẻ, sinh ít con, có thu nhập ổn định nên họ rất quan tâm đến con cái, luôn mong muốn con được sống trong môi trường an toàn chan chứa tình yêu thương, được học và rèn luyện sức khỏe

* Khó khăn.

Về phía giáo viên.

- Các đồ dùng dạy học của cô và đồ dùng, đồ chơi của trẻ chưa phong phú, sáng tạo hầu như là những đồ sẵn có do nhà trường mua

Trang 7

- Đây là năm đầu tiên tôi phụ trách lớp 4- 5 tuổi nên nhận thức về hoạt động làm quen với toán còn bị hạn chế về các phương pháp hướng dẫn và thu hút trẻ vào hoạt động

- Hoạt động làm quen với toán là một hoạt động khó vì nó đòi hỏi sự chính xác, khoa học và đòi hỏi giáo viên phải nắm vững phương pháp môn học, linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán

- Trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ giáo viên chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo vào hoạt động khiến trẻ gò bó chưa

hứng thú học cho nên giờ hoạt động làm quen với toán chưa đạt hiệu quả cao

Về phía trẻ.

- Khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều, đa số còn rụt rè nhút nhát nên việc tiếp thu kiến thức của trẻ còn hạn chế

Về phía phụ huynh.

- Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con, thường cho con nghỉ học tùy tiện nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của lớp

- Một số gia đình đều nhờ ông bà người thân đón hộ Vì vậy, việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn

3 Các giải pháp thực hiện

Từ những hạn chế trên tôi thấy mình là một giáo viên ở lớp, tôi cần phải nhận thức rõ được vai trò của việc hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán đối với sự phát triển toàn diện của trẻ một cách rõ ràng và đầy đủ Từ đó đề ra những giải pháp linh hoạt, sáng tạo trong quá trình hướng dẫn, truyền đạt, tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động để trẻ lĩnh hội bài học một cách tích cực nhất

3.1 Giải pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động làm quen với toán.

Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách , tìm tòi, khám phá trong các hình thức hoạt động Môi trường hấp dẫn, lôi cuốn thì trẻ sẽ tích cực, hứng thú tham gia hoạt động một cách tự nguyện và tự giác Môi trường cần cung cấp cho trẻ nhiểu cơ hội để thực hiện các hoạt động làm quen với toán phù hợp với khả năng của trẻ: “Chỉ khi ở trong một môi trường thuận lợi đứa trẻ mới có cơ hội phát triển đầy đủ và bộc lộ những tính cách tiểm ẩn của mình” Chính vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động bàn bạc với 2 cô trong lớp để cùng nghiên cứu và trang trí để tạo ra môi trường nhóm lớp gần

Trang 8

gũi thân thiện với trẻ để trẻ hứng thú khi đến lớp và phát triển nhận thức, hình thành cho trẻ các biểu tượng sơ đẳng về toán một cách tự nhiên nhất

Góc làm quen với toán là một phần quan trọng trong môi trường phát triển của trẻ Đây là một môi trường thu nhỏ trong phạm vi lớp học giúp trẻ luôn được tìm tòi, khám phá và từ đó góp phần củng cố thêm kiến thức về toán học cho trẻ Bên cạnh đó, tôi xây dựng góc bé học toán phong phú, nhiều chủng loại sắp xếp bố trí đồ chơi gọn gàng, đồ chơi luôn để ở tư thế “mở’’ để kính thích trẻ hứng thú hoạt động, đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo thuận tiện cho thao tác sử dụng, được xắp xếp sao cho dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể sử dụng vào các môn học khác và các hoạt động khác Góc toán phải được bố trí thật to rõ ràng đẹp mắt, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, lại đảm bảo tính chính xác

Hiện nay với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp Khi trẻ thấy các sản phẩm từ chính bàn tay trẻ làm ra trẻ rất yêu thích giúp trẻ hăng say thể hiện ý tưởng của mình và trẻ thích thú tham gia các hoạt động dưới sự động viên khuyến khích của cô

Ví dụ: Khi học số 5 thuộc tuần thực vật thì trẻ sẽ dán 5 cây, 5 bông hoa, 5 quả vvv vào trang “sách” và đặt số tương ứng, đến hết chủ đề này, lại sang chủ đề khác ở bài khác trẻ lại sưu tập tiếp dần dần trẻ có bộ sưu tập về môn toán rất phong phú

Ví dụ: Cho trẻ sưu tập các hộp có dạng các hình khối sau đó cô cùng trẻ

sẽ trang trí các chi tiết vào hình khối cho ngộ nghĩnh thành hình người, hình con vât lật đật, và trưng bày ở lớp với các hình học như vậy trẻ sẽ rất thích thú

và ghi nhớ được các hình khối

* Kết quả: Xây dựng môi trường cho trẻ được hoạt động làm quen với toán giúp trẻ hứng thú, tích cực hơn và củng cô thêm phần kiến thức về toán cho trẻ

3.2 Giải pháp 2: Làm đồ dùng, đô chơi phục vụ hoạt động làm quen với toán.

Đối với trẻ mầm non đồ dùng đồ chơi rất quan trọng đặc biệt là đồ dùng cho trẻ làm quen với toán Chính vì vậy khi vào năm học ngoài những đồ dùng, đồ chơi do nhà trường mua, tôi đã chủ động tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương làm thêm các đồ dùng, đồ chơi toán đẹp mà vẫn đảm bảo tính chính xác, an toàn cho trẻ

Đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, tự tạo có ưu điểm là dễ tìm, sẵn có, không tốn kém, thường xuyên đổi mới và phong phú Nó chính là dụng cụ học tập

Trang 9

đơn giản, dễ dàng phục vụ vui chơi cho trẻ Qua đó, kích thích sự thay đổi theo sự phát triển của trẻ như: Phát triển của các giác quan, khả năng chú ý, vận động, ngôn ngữ, sự khéo léo, khả năng tư duy, logic, ghi nhớ… Càng có nhiều cách để chơi một đồ dùng , đồ chơi thì trẻ càng học được nhiều, kích thích sự sáng tạo cho trẻ

Ví dụ: Tôi dùng những vỏ hộp cũ với kích thước phù hợp với trẻ để làm thành đoàn tàu và kèm theo là những bông hoa, thẻ con vật… trẻ sẽ gắn các thẻ số lên toa tầu và cho sô lượng bông hoa vào tương ứng với thẻ số

Ví dụ: Tôi làm một bảng từ bìa cattong và trang trí thật đẹp, lấy nắp chai để tạo thành con ong, trên bảng đó trẻ có thể gắn theo số lượng, chơi tách gộp theo số lượng, sắp xếp theo quy tắc…

Đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ khiến trẻ chú ý và tích cực hoạt động mà không gây nhàm chán hay mệt mà trẻ sẽ ghi nhớ một cách có chủ đích

3.3 Giải pháp 3: Lồng ghép hoạt động khác vào hoạt động làm quen với toán.

Không giống như những hoạt động khác họat động cho trẻ “Làm quen với toán” nếu người dạy không có sự đầu tư nó sẽ rất đơn điệu và khô cứng không thu hút, gây được hứng thú cho trẻ

Thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ, nhưng dễ chán với những gì quen thuộc mà hoạt động làm quen với toán bản chất là khô khan khó học Tuy đã được tôi tổ chức các phần thành các trò chơi để giờ học có chất lượng tốt hơn, nhưng để giờ học toán thật sự là giờ học được trẻ đam mê hơn tôi đã tích hợp một số hoạt động khác vào môn toán mong một phần nào đấy giúp cho môn toán ngày càng trở nên nhẹ nhàng, mềm mại và trẻ yêu thích hơn

- Lồng ghép hoạt động văn học: tôi đã suy nghĩ sáng tạo các bài dạy dưới hình thức kể chuyện gây hứng thú cho trẻ trong bài dạy Khi kể chuyện chú ý cốt truyện phải liền mạch, logic, hấp dẫn mang tính giáo dục, lời kể và thao tác của cô cũng như yêu cầu đối với trẻ thực hiện phải có sự đan xen, kết hợp, lời kể rõ ràng, mạch lạc ,có sự trầm bổng mới gây được hứng thú cho trẻ Mỗi loại tiết dạy cần đưa ra cốt truyện khác nhau không rập khuôn cái cũ dẫn đến trẻ nhàm chán, mỗi phần trong tiết đều phải có tình huống, lời dẫn và

sự lôi cuốn trẻ khác nhau

Ví dụ1: Đề tài: Dạy trẻ đếm đến 4, nhận biết các nhóm có 4 đối tượng

Phần ôn luyện kỹ năng đếm đến 3

Trang 10

Cô kể: ngày xửa ngày xưa có một gia đình nhà Thỏ sống với nhau rất là hạnh phúc, luôn luôn vui đùa bên nhau, các chú Thỏ con thi nhau hát tặng mẹ + Thỏ hát : Cốc, cốc, cốc ( 3 tiếng )

+ Thỏ mẹ rất vui vuốt râu ( 3 lần )

+ Thỏ mẹ thấy các con hát rất hay gật đầu ( 2 lần), thỏ con gật đầu ( 1 lần) để đáp lại

+ Thỏ mẹ vẫy đuôi ( 3 lần )

Thỏ con vẫy đuôi ( 2 lần )

Ví dụ 2: Đề tài : Trẻ biết so sánh , thêm bớt tạo sự bằng nhau giữa hai nhóm

đồ vật trong phạm vi bốn

Vào một buổi chiều đẹp trời các chú Vịt xin phép mẹ ra bờ sông câu cá Trước khi đi Vịt mẹ dặn các con không được mải chơi mà về muộn nhé Các chú Vịt vâng ạ! Chào mẹ rồi xếp thành hàng nối đuôi nhau đi ra bờ sông ( Xếp các chú Vịt thành một hàng ngang )

Ra đến bờ sông chú vịt nào cũng chăm chỉ câu cá, mỗi chú đều câu cho mình một con cá, riêng chỉ có Vịt nâu buồn ngủ quá nên không câu được cá Xếp cho mỗi chú Vịt một con cá, vịt nâu không có cá )

+ Khi tỉnh giấc vịt nâu thấy mình không câu được cá, liền oà khóc Vì vậy chúng mình tặng cho vịt nâu một con cá nào, cho trẻ lấy cá tặng cho vịt nâu, đếm nhóm cá và nhóm vịt , nhận xét và gắn thẻ số 4 tương ứng

+ Mặt trời xuống núi đi ngủ, các chú vịt vội vã về nhà, vịt nâu biết mình có lỗi vội chạy lại xin lỗi mẹ Vịt mẹ rất vui mang 2 con cá đi nướng cho các con + Lấy cất 2 con cá, nhận xét số cá và số vịt sau đó chọn thẻ số có số tương ứng với nhóm cá gắn thẻ số và cô cho trẻ thêm bớt tạo nhóm nhiều lần

Cho trẻ đọc những bài thơ vần, nhịp nhàng luôn mang đến cho trẻ sự thích thú khi đọc lên

Ví dụ:

Bắt đầu số 1

Là ông mặt trời

Tiếp đến số 2

Kìa, 2 cha mẹ,

Số 3 vững chãi

Chiếc kiềng 3 chân

Số 4 lăn tăn

Chiếc xe 4 bánh

Ngày đăng: 18/04/2019, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w