Phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc
Trang 1Phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc
Bùi Thị Thu Hằng
Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS Vũ Thị Dậu
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Hệ thống hóa và khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển
nông nghiệp bền vững Phân tích và đánh giá thực trạng về phát triển nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua, nguyên nhân của tình hình và những vấn đề đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững Đưa ra những định hướng và các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh
Phúc trong tương lai
Keywords Nông nghiệp; Phát triển nông nghiệp; Vĩnh Phúc
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt, có vị trí trọng yếu trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia, là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế, cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho con người tồn tại Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm của xã hội Vì thế, sự ổn định xã hội và mức an ninh về lương thực và thực phẩm của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp
Mặt khác, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Nông nghiệp không những là nguồn cung cấp sản phẩm hàng hóa cho thị trường trong nước và ngoài nước mà còn cung cấp cung cấp các yếu tố sản xuất như lao động và vốn cho các khu vực kinh tế khác Vì thế, nông nghiệp là một trong những nhân
tố bảo đảm cho các ngành công nghiệp khác như công nghiệp hóa học, cơ khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và đời sống phát triển
Một nền nông nghiệp phát triển ngoài việc đảm bảo các vai trò nói trên còn phải góp phần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, chống giảm cấp về nguồn lực và mất đa dạng sinh học Tuy nhiên, các thách thức trong phát triển nông nghiệp bao gồm: sự
Trang 2nghèo đói vẫn tồn tại, sự suy giảm về tài nguyên thiên nhiên và môi trường, áp lực về dân số,
sử dụng quá mức các chất hoá học đang là vấn đề được đặt ra
Xuất phát từ những vấn đề trên, cách tiếp cận mới về phát triển nông nghiệp được hình thành đó là phát triển nông nghiệp bền vững Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp
về mặt kinh tế bảo đảm được hiệu quả lâu dài cho cả tương lai; về mặt xã hội không làm gay gắt sự phân hoá giàu nghèo, nhằm bảo hộ một bộ phận lớn nông dân, không gây ra những tệ nạn xã hội nghiêm trọng; về mặt tài nguyên môi trường, không làm cạn kiệt tài nguyên, không làm suy thoái và huỷ hoại môi trường
Vĩnh Phúc là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và được tái lập năm
1997 Trong những năm qua kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc đã có nhiều nét khởi sắc; phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Mặc dù vậy, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều bất cập như:
Về kinh tế: Nông nghiệp tăng trưởng thiếu bền vững và khả năng rủi ro còn cao Cơ sở đảm bảo cho tăng trưởng bền vững và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất còn rất hạn chế, thể hiện: Hệ thống các công trình thuỷ lợi còn yếu kém; giá cả một số vật tư nhập khẩu cho nông nghiệp thường xuyên thay đổi, làm tăng chi phí các yếu tố đầu vào, ảnh hưởng hiệu quả sản xuất nhiều loại hàng hoá nông sản; thị trường tiêu thụ nông sản khó khăn và không ổn định; tín dụng cho nông dân mới chỉ đáp ứng ở mức thấp so với nhu cầu
Về môi trường: Tình trạng khai thác và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên, không có biện pháp bảo vệ tái tạo làm cho tài nguyên phục vụ cho sản xuất đang tiếp tục suy giảm nhanh; tình trạng ô nhiễm môi trường có xu hướng diễn ra trên diện rộng, nhất là quá trình đô thị hóa đang tăng lên nhanh chóng đã kéo theo sự khai thác quá mức nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước mặt
Về xã hội: Tính bền vững trong xoá đói giảm nghèo ở nông thôn chưa cao, một bộ phận dân cư có nguy cơ tái nghèo đói Nông dân không có hoặc thiếu đất sản xuất; lao động dư
thừa, đặc biệt lao động ở nông thôn chưa được đào tạo tay nghề
Những bất cập trên cho thấy quá trình phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc cần được phân tích, đánh giá một cách cụ thể, để từ đó tìm ra những giải pháp khả thi nhằm đạt tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc một cách hiệu quả
Vậy, hiện trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Vĩnh Phúc như thế nào? Những gì là bất cập trong quá trình phát triển và nguyên nhân của nó? Giải pháp nào để phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc?
Đề tài: "Phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc" được tác giả lựa chọn làm
đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, nhằm giải đáp các câu hỏi nêu trên
2 Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các hội thảo khoa học, các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ của các nhà khoa học về đề tài Phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nhiều góc độ, phạm vi rộng, hẹp khác nhau Trong đó, có một số công trình tiêu biểu như:
-“Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình CNH,HĐH ở Việt Nam” của tác
giả Đỗ Hoài Nam và Lê Cao Đoàn (2001), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Trong công trình này, các tác giả đã đưa ra quan niệm về cơ sở hạ tầng nông thôn; phân tích một cách cụ thể, có căn cứ vai trò vị trí của cơ sở hạ tầng nông thôn đối với quá trình CNH,HĐH
- Công trình nghiên cứu “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Nhà xuất
bản Thống kê, năm 2003 của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc Công trình đã luận giải rõ quá trình đổi
Trang 3mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam Bên cạnh đó còn có nhiều công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn và phát triển bền vững nông nghiệp đã công bố như:
- “Nông nghiệp và nông dân trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, do Vũ Oanh chủ biên
- “Con đường Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 do Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn biên soạn
- “Vấn đề Nông nghiệp nông dân nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009
- “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau” của TS Đặng
Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn
-“Bàn về một số vấn đề ở nông thôn nước ta hiện nay” của GS Hồ Văn Thông
- “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới”
của TS Lê Quang Phi
- “Thực trạng của nông thôn và đề xuất các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân hiện nay”, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông
thôn, tháng 4/2007
- “Chính sách hỗ trợ của Nhà nước ta đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO”,
NXB Chính trị Quốc Gia do PGS, TS Vũ Văn Phúc; PGS, TS Trần Thị Minh Châu (đồng chủ biên), 2010
- Tạp chí Cộng sản: “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong đổi mới ở Việt Nam - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Tô Huy Rứa, số 794 (tháng 12/2008)
Đặc biệt, Tạp chí Cộng sản có bài của tác giả Trịnh Đình Dũng: “Một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn Vĩnh Phúc thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế”, số 781 (tháng 11/2007) đã nghiên cứu cụ thể về vấn đề phát triển nông nghiệp,
nông thôn ở Vĩnh Phúc, trong đó có đề cập tới việc phát triển nông nghiệp bền vững ở địa phương Các công trình trên đã tập trung nghiên cứu lý luận về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế Quá trình thay đổi mô hình phát triển
và cơ chế quản lý, phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường, mở rộng đầu tư nước ngoài, đẩy nhanh quá trình CNH cùng với đô thị hóa đất nước cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc, đặc biệt là các vấn đề ở nông thôn đòi hỏi chúng ta phải giải quyết
Trước những thách thức đặt ra cho sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, các tác giả cũng chỉ ra phương hướng cơ bản để phát triển nông nghiệp bền vững đó là: Thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn; Xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp; Quản lý tài nguyên thiên nhiên nhằm hạn chế và xoá bỏ sự giảm cấp về tài nguyên thiên nhiên; Đổi mới công nghệ và chương trình nghiên cứu về nông nghiệp Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc theo cách tiếp cận kinh tế chính trị gắn với đổi mới, phát triển kinh tế ở địa phương; Gắn với quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước các cấp
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc" là
cách tiếp cận kinh tế chính trị cụ thể một lĩnh vực chưa được đề cập một cách độc lập, hoàn chỉnh, toàn diện từ khung lý thuyết tới thực tiễn ở địa phương
Trang 43 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Mục tiêu và cũng là động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững là quá trình
vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững Nói cách khác, muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện 3 mục tiêu: (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình
độ sống của các tầng lớp dân cư và (3) Cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau
Xuất phát từ các lý do trên, trên cơ sở làm rõ khung lý thuyết về phát triển nông nghiệp bền vững, luận văn đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc, từ đó
đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc trong những năm tới
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn hướng đến giải quyết các nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa và khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông nghiệp bền vững
- Phân tích và đánh giá thực trạng về phát triển nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua, nguyên nhân của tình hình và những vấn đề đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
- Đưa ra những định hướng và các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc trong tương lai
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nông nghiệp của Vĩnh Phúc Đề tài phân tích quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững, đó là đảm bảo giữ vững nhịp độ tăng trưởng ổn định và có hiệu quả trong thời gian dài, giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong khu vực nông nghiệp nông thôn, từng bước xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng phát triển sạch, môi trường tự nhiên được bảo vệ và hình thành các vùng nông nghiệp sinh thái, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó
Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ Kinh tế chính trị, những quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, hội nhập kinh tế… ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững được coi là đối tượng nghiên cứu của luận văn
4.2 Phạm vi nghiên cứu
*Phạm vi không gian: Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi địa bàn nông nghiệp ở
các huyện, thành, thị của tỉnh Vĩnh Phúc
*Phạm vi thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2011
5 Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu đã công bố để làm rõ hơn lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững
- Tác giả đề tài tập hợp, phân tích các tài liệu của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, các báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc,Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; kết hợp với việc khảo sát thực tế ở địa phương, từ
đó tiến hành đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Vĩnh Phúc
Trang 5- Trên cơ sở những kiến thức đã học và những kinh nghiệm trong quá trình công tác của bản thân, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu kinh tế như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử…
Tác giả có sử dụng các công cụ phân tích kinh tế như: dãy số liệu, chỉ số, biểu đồ… để minh họa nội dung
6 Dự kiến đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp bền vững
- Đánh giá hiện trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Vĩnh Phúc, phát hiện những bất cập và nguyên nhân của tình hình
- Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc
7 Bố cục của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Phát triển nông nghiệp bền vững - Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2 Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Vĩnh Phúc
Chương 3 Định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc
Chương 1 PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG - CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN 1.1 Phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Phát triển nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp thể hiện quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này
so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất Nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm
và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp
1.1.1.2 Phát triển nông nghiệp bền vững
Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức,
kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau
1.1.2 Đặc trưng của nông nghiệp bền vững
- Năng suất (Productivity)
- Hiệu quả (Efficiency): Là nền nông nghiệp đạt hiệu quả về sử dụng nguồn lực
- Ổn định (Stability): Là nền nông nghiệp đạt được sự ổn định cả về tăng trưởng và phát triển
- Công bằng (Equity): Là nền nông nghiệp đạt được sự công bằng trong phân bố, quản
lý, sử dụng tài nguyên nông nghiệp, hưởng thụ lợi ích thu được từ nền nông nghiệp
1.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững
Trang 6- Hệ thống chính trị ổn định
- Hệ thống kinh tế phù hợp
- Cơ cấu kinh tế ngành hợp lý và hiện đại
- Hệ thống công nghệ tiên tiến
- Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.4 Nội dung phát triển nông nghiệp bền vững
- Quy hoạch phát triển nông nghiệp
- Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp
- Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại
- Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào nông nghiệp
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tái tạo môi trường sinh thái
- Thực hiện công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống
1.1.5 Các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững
- Bền vững về kinh tế
- Bền vững về tài nguyên môi trường
- Bền vững về xã hội
1.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm
1.2.1 Phát triển nông nghiệp bền vững ở Bắc Ninh
Bắc Ninh xác định con người là trung tâm của phát triển bền vững, coi tăng trưởng kinh
tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; khai thác hợp lý và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường; tích cực
và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và chuyển dần sang sản xuất hàng hóa
Mục tiêu phát triển nông nghiệp của Bắc Ninh đến năm 2020 đó là, bên cạnh việc bảo đảm an ninh lương thực, tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái - đô thị, nhân rộng các mô hình trồng cây có giá trị kinh tế cao, phát triển mô hình trang trại chăn nuôi lớn, hiện đại, công tác thú y được quan tâm bảo đảm vệ sinh, an toàn dịch bệnh
1.2.2 Phát triển nông nghiệp bền vững ở Phú Thọ
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Phú Thọ khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Diện tích, sản lượng nông nghiệp tăng dần qua các năm Quan điểm của tỉnh Phú Thọ về phát triển nông nghiệp bền vững đó là, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, dựa trên các tri thức
và công nghệ mới, đồng thời kết hợp chặt chẽ kinh tế với sinh thái; kết hợp nông nghiệp với
du lịch sinh thái
Mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững của Phú Thọ đến năm 2020 là: Sản xuất lương thực, phát triển chè, phát triển rừng sản xuất và phát triển thủy sản, theo đó, tập trung đầu tư cơ sở
hạ tầng phát triển thuỷ sản, bảo đảm đạt hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường; Đẩy mạnh, dồn đổi, tích tụ ruộng đất để hình thành vùng chuyên canh, thâm canh tập trung, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm
1.2.3 Bài học kinh nghiệm
Một là, để vẫn có đất phát triển nông nghiệp, công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH
của tỉnh cần có quy hoạch tốt, hợp lý
Trang 7Hai là, có chính sách thích hợp cho vùng làm nông nghiệp thì đời sống của người nông dân
sẽ không quá thấp so với làm công nghiệp
Ba là, để có một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững, năng suất cao, có những sản
phẩm xuất khẩu có giá trị, cần tập trung đầu tư nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin phòng chống hiệu quả dịch bệnh cho gia súc, cây trồng, vật nuôi, theo đó tập trung đầu tư trang thiết bị máy móc vào nông nghiệp
*Kết luận Chương 1
Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau Sự phát triển của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình đảm bảo hài hoà ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở VĨNH
PHÚC 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc
2.1.1 Yếu tố tự nhiên
Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đầy đủ các đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt Lượng mưa trung bình năm của tỉnh từ 1.500mm - 1.700mm
Mạng lưới thủy văn Vĩnh Phúc có 4 con sông chính chảy qua, gồm: sông Hồng, sông
Lô, sông Đáy, sông Cà Lồ Lượng nước hàng năm của các sông này rất lớn, có thể cung cấp nước tưới cho 38.200 ha đất canh tác nông nghiệp Ngoài ra, còn có hệ thống các hồ chứa với dung tích hàng triệu m3
tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh
Vĩnh Phúc có 3 nhóm đất chính: Đất đồng bằng phù sa chiếm 62,2% diện tích, tập trung phần lớn ở phía Nam; Đất bạc màu chiếm 24,8%, tập trung ở vùng gò đồi; Đất đỏ vàng nhạt chiếm 13,1%, chủ yếu ở phía Bắc Có khoảng 32.800 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất là 10.800 ha, đất rừng phòng hộ 6.600 ha và đất rừng đặc dụng 15.400 ha
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Vĩnh Phúc khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đây
là cơ sở cho sự đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu
tố sinh thái
2.1.2 Yếu tố kinh tế - xã hội
Sau 15 năm xây dựng và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức cao và tạo sự thay đổi sâu sắc, thúc đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH của tỉnh
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đã có những bước phát triển toàn diện Sản xuất công nghiệp luôn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, góp phần thúc đẩy phát triển KT -XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh
Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, việc làm, y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các hoạt động văn hoá xã hội khác đều đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao từng bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
Trang 82.1.2.1 Dân số và lao động
Dân số trung bình tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 là 1.014.598 người với 11 dân tộc sinh sống Trong đó, phần lớn là nông thôn (chiếm gần 77% tổng dân số cả tỉnh) Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2011 đạt 54% Tỷ lệ phân bố lao động được thể hiện trong đồ thị sau:
85,7
59,2
46,4
6,5
16,6
25,5
7,8
24,2 28,1
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Năm
Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và XD Dịch vụ
Đồ thị thể hiện cơ cấu lao động tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2011
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2011)
Mặc dù chất lượng nguồn nhân lực Vĩnh Phúc được đánh giá là khá hơn so với nhiều địa phương trong cả nước nhưng thực sự chưa đáp ứng được sự phát triển của các ngành kinh tế, nhất là CN; chất lượng của nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, nên dẫn đến tình trạng thừa lao động, nhưng vẫn phải nhập lao động từ các tỉnh ngoài
2.1.2.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng
Mạng lưới giao thông vận tải: Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh phân bố khá hợp lý,
mật độ đường giao thông cao Song chất lượng còn chưa tốt, năng lực, tốc độ lưu thông còn chậm; giao thông đô thị chưa đồng bộ và hiện đại; giao thông thủy còn khai thác hạn chế
Mạng lưới cấp điện: Do nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc
gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, mạng lưới cấp điện cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển các khu công nghiệp, dân sinh của tỉnh
Mạng lưới cấp, thoát nước, xử lý nước thải và rác thải: Hiện đã có nhưng chưa được
đầu tư đồng bộ và hoàn chỉnh
Các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 824 công
trình thủy lợi (383 trạm bơm, 411 hồ các loại) chủ động tưới cho 4.500/5.300 ha vùng khó khăn về nguồn nước
Mạng lưới thông tin và truyền thông: Đáp ứng được yêu cầu thông tin phục vụ sản xuất,
kinh doanh và nhu cầu của người dân Hạ tầng viễn thông, thông tin đã có những bước phát triển mạnh, mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh được trang bị tổng đài hiện đại, đáp ứng tốt các dịch vụ và có khả năng nâng cấp, cung cấp các dịch vụ mới
2.1.2.3 Vốn và cơ cấu vốn
Vĩnh Phúc đã tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp bằng cả nguồn vốn của địa phương, Trung ương và các nguồn vốn khác Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư không đồng đều, chủ yếu là đầu tư cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho nông
nghiệp, nông thôn (bao gồm thủy lợi, đê điều, hệ thống giao thông nông thôn, điện nông thôn, trường học, y tế, trụ sở các xã…), đầu tư trực tiếp cho phát triển sản xuất nông nghiệp còn ít
2.1.2.4 Cơ cấu kinh tế và thành phần kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Với phương châm lấy phát triển công nghiệp
Trang 9làm nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội, Vĩnh Phúc tập trung phát triển công nghiệp và khu công nghiệp
2.1.2.5 Về giáo dục, y tế, bảo đảm an sinh xã hội
Hệ thống mạng lưới giáo dục và đào tạo, y tế được củng cố và phát triển Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư ngày càng khang trang hơn đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tỉnh
Kết quả trên cho thấy Vĩnh Phúc đã xác định hướng đi đúng đắn để phát triển KT-XH đó là lấy phát triển công nghiệp dịch vụ để đầu tư trở lại cho nông nghiệp, huy động các nguồn vốn đầu
tư phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Công nghiệp, dịch vụ phát triển, nhu cầu tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các loại nông sản, thực phẩm tăng nhanh, trở thành yếu tố kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển Đồng thời, công nghiệp, dịch vụ phát triển đã tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giảm bớt sức ép về việc làm của lao động trong nông thôn Từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn Thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh tăng, đời sống nông dân được cải thiện, có tích luỹ, tạo điều kiện mở rộng tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
Tuy nhiên, do quá trình CNH, đô thị hoá mạnh, sản xuất nông nghiệp đang đứng trước sức ép rất lớn của việc giảm diện tích đất canh tác, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt; Chất lượng đất ngày càng suy giảm, diện tích đất canh tác
bị chia cắt ảnh hưởng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp; áp lực về giải quyết việc làm cho cả khu vực đô thị và nông thôn còn rất lớn… đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho Vĩnh Phúc trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
2.1.3 Quan điểm, mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của Vĩnh Phúc
2.1.3.1 Quan điểm phát triển
Thứ nhất, Mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế của địa phương đó là đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở ưu tiên đầu tư cho các loại cây, con có hiệu quả kinh tế cao; tiếp tục tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản trong cơ cấu ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản
Thứ hai, Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp bảo đảm bảo cân đối giữa đáp ứng
nhu cầu lương thực và thực phẩm theo hướng: Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sạch,
an toàn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, theo hướng CNH và HĐH, gắn với công nghiệp chế biến
và thị trường;
Thứ ba, Tiếp tục triển khai dồn ghép ruộng đất; quy hoạch vùng sản xuất tập trung; đưa tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp Quy hoạch tăng diện tích trồng cây công nghiệp và cây thực phẩm, các cây trồng hàng năm có giá trị kinh tế cao, giảm tỷ trọng đất trồng lúa, nhưng bảo đảm an ninh lương thực Phát triển chăn nuôi toàn diện, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo
mô hình trang trại công nghiệp Đẩy nhanh nuôi trồng thuỷ sản theo hướng cải tạo vùng trũng trồng lúa kém hiệu quả; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản, chuyển từ quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh
Thứ tư, Tăng cường đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn và đẩy mạnh việc đưa
cơ khí hoá vào sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến nông sản để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; Tiếp tục đầu tư cho các công trình thuỷ nông, kiên cố hoá kênh mương, các công trình phục vụ phòng chống bão lụt và hạ tầng kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Trang 10Thứ năm, Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ
sinh học, hình thành các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ nông dân tìm kiếm thị trường, đầu tư thỏa đáng cho đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề cho nông dân, tăng cường đầu tư cung cấp thông tin cho nông dân
Thứ sáu, Tăng cường công tác quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường Sử dụng hợp lý
tài nguyên, đảm bảo tài nguyên nhất là tài nguyên đất đai trở thành nguồn lực phát triển kinh
tế - xã hội
2.1.3.2 Mục tiêu phát triển
Về kinh tế: Tiếp tục xác định phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ đặc
biệt quan trọng, là nhân tố quyết định thực hiện thành công mục tiêu CNH Lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng Đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới theo hướng toàn diện, bền vững, tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng, các địa phương
Về văn hoá - xã hội: Phát triển mạnh văn hóa để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh
thần của xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển bền vững Thực hiê ̣n tốt các chính sách xã hô ̣i; đảm bảo an sinh xã hô ̣i, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước đi và từng chính sách phát triển
Về môi trường: Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi
trường Xử lý tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp, đô thị hoá với việc
sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững
2.2 Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2000 - 2011
2.2.1 Quy hoạch phát triển nông nghiệp
Đối với ngành nông nghiệp, Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và việc thực hiện quy hoạch đồng bộ, có hiệu quả quy hoạch và sử dụng đất đai trong nông nghiệp là cơ sở quan trọng để ngành nông nghiệp của tỉnh đạt được các mục tiêu đã đề ra
Về mặt pháp lý, người dân có quyền sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp được Nhà nước bảo
hộ để dồn điền đổi thửa nhằm tập trung đất canh tác, giúp nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi nội đồng, tăng thêm diện tích canh tác và nâng cao năng xuất cây trồng Tuy nhiên, khó khăn rất lớn trong việc dồn điền, đổi thửa ở Vĩnh Phúc là do: quy mô đất nông nghiệp nhỏ, mỗi gia đình đều đủ lao động để đảm đương công việc; giá đất nông nghiệp thấp; công nghiệp và dịch
vụ không thu hút hết lượng lao động dư thừa ở nông thôn, thậm chí, nhiều lao động thất nghiệp ở thành thị lại quay về làm ruộng
2.2.2 Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp
- Kinh tế hộ
- Kinh tế trang trại
- Kinh tế tập thể có chuyển biến tích cực
Doanh nghiệp nông nghiệp tiếp tục được đổi mới và phát triển với nhiều thành phần kinh tế tham gia
2.2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng (bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp) của tỉnh cụ thể trên các ngành sản xuất sau:
Trồng trọt: Được xác định là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, mặc dù tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của trồng trọt giảm dần