Đề thi thử ĐH 09 (ĐA) lần 12

5 245 1
Đề thi thử ĐH 09 (ĐA) lần 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ SỐ 12 Đề thi có 4 trang ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2009 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Dãy nào dưới đây gồm tất cả các chất đều phản ứng với HCOOH ? A. AgNO 3 /NH 3 , CH 3 NH 2 , C 2 H 5 OH, KOH, Na 2 CO 3 . B. NH 3 , K, Cu, NaOH, O 2 , H 2 . C. Na 2 O, NaCl, Fe, CH 3 OH, C 2 H 5 Cl. D. CH 3 NH 2 , C 2 H 5 OH, KOH, NaCl. Câu 2: Thêm dung dịch HCl vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 1M và Na[Al(OH) 4 ] 1M. Khi kết tủa thu được là 6,24 gam thì số mol HCl đã dùng là A. 0,18 hoặc 0,26 B. 0,26 hoặc 0,36 C. 0,08 hoặc 0,16 D. 0,18 hoặc 0,22 Câu 3: Cho 10 gam Fe tác dụng với dung dịch HNO 3 đun nóng, phản ứng hoàn toàn thu được khí NO, dung dịch X và còn lại 1,6 gam Fe. Tính khối lượng muối trong dung dịch thu được: A. 36,3 gam B. 27 gam C. 30,1 gam D. 36,4 gam Câu 4: Có sơ đồ phản ứng : Cr → CrCl 2 → Cr(OH) 2 → Cr(OH) 3 → KCrO 2 → K 2 CrO 4 → K 2 Cr 2 O 7 → Cr 2 O 3 Số phản ứng oxi hóa – khử là : A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5: Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử C 8 H 10 O tác dụng được với Na, không tác dụng với NaOH ? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 6: Cho biết X là anđehit mạch hở. Tiến hành hai thí nghiệm :  TN1 : Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được số mol CO 2 và H 2 O bằng nhau.  TN2 : Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 /NH 3 thu được Ag A n 4n= . X là anđehit : A. no đơn chức. B. no hai chức. C. fomic. D. oxalic. Câu 7: Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây ? A. H 2 /Ni, nhiệt độ. B. Cu(OH) 2 . C. Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 D. Dung dịch brom. Câu 8: Gạo tẻ và gạo nếp đều chứa tinh bột nhưng cơm nếp lại dẻo hơn cơm gạo tẻ vì : A. Gạo nếp có thành phần amilozơ cao hơn. B. Gạo nếp có thành phần aminlopectin cao hơn. C. Gạo nếp không chứa thành phần amilozơ. D. Gạo nếp không chứa thành phần amilopectin. Câu 9: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là A. 250 gam B. 270 gam C. 300 gam D. 360 gam Câu 10: Biết rằng khối lượng nguyên tử nitơ nặng gấp 13,897 lần và khối lượng nguyên tử cacbon nặng gấp 11,906 lần khối lượng của nguyên tử hidro. Nếu chọn 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị thì N có nguyên tử khối là: A. 14,007 B. 14,012 C. 13,897 D. 13,800 Câu 11: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 16), Y (Z = 8) và R (Z = 19). Năng lượng ion hóa của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự A. M < X < Y < R. B. R < M < X < Y. C. Y < M < X < R. D. M < X < R < Y. Câu 12: Chia 200 gam dung dịch hỗn hợp glucozơ và fructozơ thành 2 phần bằng nhau.  Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 được 86,4 gam Ag.  Phần 2 tác dụng vừa hết với 35,2 gam Br 2 . Nồng độ % của fructozơ trong dung dịch ban đầu là A. 32,4% B. 39,6%. C. 16,2%. D. 40,5%. Câu 13: Cao su lưu hóa chứa khoảng 2% lưu huỳnh. Cứ k mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua –S–S–, biết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su. Giá trị của k là A. 46. B. 48. C. 23. D. 24. Câu 14: Xếp theo thứ tự độ phân cực tăng dần của liên kết O–H trong phân tử của các chất sau : C 2 H 5 OH (1); CH 3 COOH (2); CH 2 =CHCOOH (3); C 6 H 5 OH (4); CH 3 C 6 H 4 OH (5); C 6 H 5 CH 2 OH (6) là A. (1) < (6) < (5) < (4) < (2) < (3). B. (6) < (1) < (5) < (4) < (2) < (3). C. (1) < (2) < (3) < (4) < (5) < (6). D. (1) < (3) < (2) < (4) < (5) < (6). Câu 15: Khi oxi hóa hoàn toàn 2,2 gam một anđehit đơn chức thu được 3 gam axit tương ứng. Công thức của anđehit là A. C 2 H 5 CHO. B. CH 3 CHO. C. HCHO. D. C 2 H 3 CHO. Câu 16: Cho 2,46 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH 3 COOH, C 6 H 5 OH tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là A. 3,34 gam. B. 3,52 gam. C. 6,45 gam. D. 8,42 gam. Câu 17: Cho 17,7 gam một ankylamin cho tác dụng với dung dịch FeCl 3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Công thức của ankylamin là A. CH 3 NH 2 B. C 4 H 9 NH 2 C. C 3 H 9 N D. C 2 H 5 NH 2 Câu 18: Trong phản ứng nào dưới đây clo chỉ đóng vai trò chất khử ? A. Fe + Cl 2 → FeCl 3 . B. HCl + MnO 2 → MnCl 2 + Cl 2 + H 2 O. C. HCl + KMnO 4 + H 2 SO 4 → KCl + MnSO 4 + Cl 2 + H 2 O. D. HCl + K 2 Cr 2 O 7 + H 2 SO 4 → K 2 SO 4 + Cr 2 (SO 4 ) 3 + Cl 2 + H 2 O. Câu 19: Xét phản ứng hoá học : A (k) + 2B (k) → C (k) + D (k) Tốc độ của phản ứng được tính theo biểu thức ν = k[A].[B] 2 , trong đó k là hằng số tốc độ, [A] và [B] là nồng độ mol của chất A và chất B. Khi nồng độ chất B tăng 3 lần và nồng độ chất A giảm 3 lần thì tốc độ phản ứng so với trước sẽ A. tăng 9 lần B. không đổi C. tăng 3 lần D. giảm 3 lần Câu 20: Khi pha loãng dung dịch CH 3 COOH 1M thành dung dịch CH 3 COOH 0,5M thì A. độ điện li tăng B. độ điện li giảm C. độ điện li không đổi D. độ điện li tăng 2 lần Câu 21: Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH 3 , đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO 3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH 3 CHO. B. HCHO. C. CH 3 CH 2 CHO. D. CH 2 = CHCHO. Câu 22: Để điều chế etyl axetat từ etilen cần thực hiện tối thiểu số phản ứng hóa học là ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 23: Cho 15 gam hỗn hợp 3 amin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1,2M thì thu được 18,504 gam muối. Thể tích dung dịch HCl (lít) phải dùng là : A. 0,04. B. 0,08. C. 0,4. D. 0,8. Câu 24: Có 4 dung dịch đều có nồng độ bằng nhau : HCl có pH = a ; H 2 SO 4 có pH = b ; NH 4 Cl có pH = c và NaOH có pH = d. Kết quả nào sau đây là đúng ? A. d < c < a < b B. a < b < c < d C. c < a < d < b. D. b < a < c < d. Câu 25: Hòa tan hỗn hợp gồm K 2 O, Ba(NO 3 ) 2 , NaHSO 4 , KHSO 4 có số mol bằng nhau vào trong nước. Sau khi phản ứng kết thúc thì dung dịch thu được có A. pH = 14. B. pH = 7. C. pH > 7. D. pH < 7. Câu 26: Este A có công thức phân tử C 5 H 10 O 2 . Xà phòng hóa A thu được một ancol không bị oxi hóa bởi CuO. Tên của A là A. isopropyl axetat. B. tert-butyl fomat. C. isobutyl fomat. D. propyl axetat. Câu 27: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC 2 H 5 và CH 3 COOCH 3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là A. 400 ml. B. 300 ml. C. 150 ml. D. 200 ml. Câu 28: Phản ứng nào sau đây không dùng để chứng minh tính bazơ của anilin ? A. C 6 H 5 NH 2 + HCl → . B. C 6 H 5 NH 2 + dung dịch FeCl 3 → . C. C 6 H 5 NH 2 + dung dịch Br 2 → . D. C 6 H 5 NH 3 Cl + NaOH → . Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 3 amin no đơn chức thu được 7,84 lít CO 2 (đktc) và 9 gam H 2 O. Giá trị của a là : A. 0,10 mol. B. 0,15 mol. C. 0,20 mol. D. 0,25 mol. Câu 30: Để pha chế 1,0 lít dung dịch hỗn hợp : Na 2 SO 4 , 0,03M; K 2 SO 4 0,02M; KCl 0,06M người ta đã lấy lượng các muối là A. 5,68 gam Na 2 SO 4 và 5,96 gam KCl B. 3,48 gam K 2 SO 4 và 2,755 gam NaCl C. 3,48 gam K 2 SO 4 và 3,51 gam NaCl D. 8,70 gam K 2 SO 4 và 3,51 gam NaCl Câu 31: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí NH 3 trong phòng thí nghiệm ? A. N 2 + 3 H 2 → ¬  2NH 3 B. + 4 NH + OH – o t → NH 3 ↑ + H 2 O C. NH 4 Cl o t → NH 3 + HCl D. 8Al + 3 3 NO − + 5OH − + 18H 2 O → 8[Al(OH) 4 ] − + 3NH 3 ↑ Câu 32: Có bao nhiêu đồng phân ankin có công thức phân tử C 5 H 8 tác dụng được với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư tạo ra kết tủa vàng ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 33: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO 3 ) 2 và AgNO 3 . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là: A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cu. D. Al, Fe, Ag. Câu 34: Đốt cháy m gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Cu, Zn thu được 34,5 gam hỗn hợp rắn X gồm 4 oxit kim loại. Để hòa tan hết hỗn hợp X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,8 mol HCl. Vậy giá trị của m là A. 28,1 B. 21,7 C. 31,3 D. 24,9 Câu 35: Fe có lẫn Al, Be, Cr 2 O 3 ở dạng bột. Để tinh chế Fe, ta có thể dùng : A. Dung dịch Ba(OH) 2 B. Dung dịch H 2 SO 4 loãng C. HNO 3 đặc nguội. D. Dung dịch FeCl 2 Câu 36: Cho chất Y vào dung dịch FeCl 3 tạo ra FeCl 2 . Vậy chất Y có thể là chất nào trong những chất sau: Cu , Fe, H 2 S, KI. A. Cu , Fe, H 2 S, KI B. Cu , Fe C. Cu , Fe, KI D. Cu , Fe, H 2 S Câu 37: Trong phòng thí nghiệm thường điều chế metan bằng cách A. crackinh propan. B. cho C tác dụng H 2 . C. thủy phân Al 4 C 3 trong môi trường nước hoặc axit. D. nhiệt phân CH 3 COONa + NaOH (xt : CaO). Câu 38: Trong bình kín chứa đầy hỗn hợp khí X gồm C 2 H 4 và H 2 với lượng dư bột Ni, 2 X/H d 6,2 = . Đun nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y, 2 Y/H d 8,0 = . Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá C 2 H 4 là A. 62,5% B. 56,25%. C. 43,75% D. 37,5%. Câu 39: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO 3 ) 2 trong không khí thu được sản phẩm gồm A. FeO, NO 2 , O 2 B. Fe 2 O 3 , NO 2 C. Fe 2 O 3 , NO 2 , O 2 D. Fe, NO 2 , O 2 Câu 40: Cho hai muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau: X + Y → không xảy ra phản ứng X + Cu → không xảy ra phản ứng Y + Cu → không xảy ra phản ứng X + Y + Cu → xảy ra phản ứng X, Y là muối nào dưới đây? A. NaNO 3 và NaHCO 3 B. NaNO 3 và NaHSO 4 C. Fe(NO 3 ) 3 và NaHSO 4 D. Mg(NO 3 ) 2 và KNO 3 Câu 41: Chọn phương pháp nhanh nhất để phân biệt etanol và glixerol (glixerin) : A. Cho Na tác dụng với 2 chất, chất nào tạo ra nhiều khí H 2 hơn là glixerol. B. Lấy lượng 2 chất cùng số mol cho tác dụng Na dư, chất nào tạo nhiều khí H 2 hơn là glixerol. C. Đun nóng với H 2 SO 4 đặc (170 o C), sản phẩm của chất nào làm mất màu dung dịch nước brom thì chất ban đầu là etanol. D. Cho 2 chất cùng tác dụng với Cu(OH) 2 , chất nào tạo ra dung dịch màu xanh lam là glixerol. Câu 42: Biết rằng Fe phản ứng với dung dịch HCl cho Fe 2+ còn Cu không tác dụng với HCl. HNO 3 tác dụng với Cu tạo Cu 2+ nhưng không tác dụng với Au cho Au 3+ . Thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion là: A. H + ≤ Fe 2+ ≤ Cu 2+ ≤ Au 3+ ≤ - 3 NO B. - 3 NO ≤ H+ ≤ Fe 2+ ≤ Cu 2+ ≤ Au 3+ C. H+ ≤ Fe 2+ ≤ Cu 2+ ≤ - 3 NO ≤ Au 3+ D. Fe 2+ ≤ H+ ≤ Cu 2+ ≤ - 3 NO ≤ Au 3+ Câu 43: Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO 4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO 4 . Sau một thời gian pin đó phóng điện thì khối lượng A. điện cực Zn giảm còn khối lượng điện cực Cu tăng. B. cả hai điện cực Zn và Cu đều tăng. C. điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm. D. cả hai điện cực Zn và Cu đều giảm. Câu 44: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO 4 , b mol NaCl (có màng ngăn) thu được dung dịch X có thể hòa tan được CuO. Biểu thức liên hệ giữa a và b : A. b < 2a B. b> 2a C. b = 2a D. a = 2b Câu 45: Cho 13,5 gam hỗn hợp (Al, Cr, Fe, Mg) tác dụng với lượng dư dung dịch H 2 SO 4 loãng, nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H 2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 47,1 B. 30,3 C. 80,7 D. 45,5 Câu 46: Thể tích dung dịch HNO 3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO) A. 0,8 lít. B. 1,0 lít. C. 0,6 lít. D. 1,2 lít. Câu 47: Hòa tan hoàn toàn m gam K vào 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. Để trung hòa dung dịch A cần dùng 100 ml dung dịch H 2 SO 4 1M. Giá trị của m là : A. 4,6 B. 7,8 C. 8,6 D. 11,7 Câu 48: Đun nóng một hỗn hợp gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở với H 2 SO 4 đặc ở 140 o C thu được 21,6 gam H 2 O và 72 gam hỗn hợp 3 ete. Biết 3 ete thu được có số mol bằng nhau và phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của 2 ancol là A. CH 3 OH và C 2 H 5 OH. B. CH 3 OH và C 4 H 9 OH. C. CH 3 OH và C 3 H 7 OH. D. Cả 3 trường hợp trên đều có thể xảy ra. Câu 49: Trong phòng thí nghiệm, khí CO 2 được điều chế từ CaCO 3 và dung dịch HCl thường bị lẫn khí hiđro clorua và hơi nước. Để thu được CO 2 gần như tinh khiết người ta dẫn hỗn hợp khí lần lượt qua hai bình đựng các dung dịch nào trong các dung dịch dưới đây. A. NaOH, H 2 SO 4 đặc B. NaHCO 3 , H 2 SO 4 đặc C. H 2 SO 4 đặc, Na 2 CO 3 D. Na 2 CO 3 , NaCl Câu 50: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là A. SO 2 và NO 2 . B. CH 4 và NH 3 . C. CO và CH 4 . D. CO và CO 2 . ĐÁP ÁN ĐỀ HÓA SỐ 12 1A 2A 3B 4C 5B 6C 7D 8B 9B 10A 11B 12A 13A 14A 15B 16A 17C 18D 19C 20A 21A 22C 23B 24D 25B 26B 27B 28C 29A 30D 31B 32B 33A 34A 35A 36A 37D 38B 39C 40B 41D 42D 43A 44A 45A 46B 47D 48A 49B 50A . ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ SỐ 12 Đề thi có 4 trang ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2 009 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu. độ chất B tăng 3 lần và nồng độ chất A giảm 3 lần thì tốc độ phản ứng so với trước sẽ A. tăng 9 lần B. không đổi C. tăng 3 lần D. giảm 3 lần Câu 20: Khi

Ngày đăng: 28/08/2013, 08:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan