B. Đề bài Câu 1: (2 điểm) Điền vào bảng theo mẫu sau: Ngữ liệu Tác phẩm Tác giả Không có kính không phải vì xe không có kính Bài thơ về tiểu đôi xe không kính Phạm Tiến Duật Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?... Trời ơi, chỉ còn có năm phút Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ…. Câu 2: (5 điểm) a. Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật. b. Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được xây dựng từ mấy tình huống cơ bản? Hãy tóm tắt các tình huống.
Trang 1Ngày soạn:
KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- HS nhận biết được các tác giả, tác phẩm thơ, truyện hiện đại thông qua các ngữ liệu.
-HS hiểu được các tình huống truyện, giải thích được ý nghĩa nhan đề bài thơ.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật trong thơ.
- HS hiểu và đánh giá được vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
2 Kĩ năng:
- HS có kĩ năng: viết đoạn văn, trình bày, cảm nhận,
3 Thái đô:
-Có ý thức tự giác, nghiêm túc khi kiểm tra.
- Tích hợp: kiến thức phân môn tập làm văn.
4 Phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản bản thân, cảm thụ
thẩm mĩ VH.
II Chuẩn bị:
1 Giáoviên: Đề kiểm tra.
2 Học sinh: Giấy kiểm tra, đồ dùng học tập.
III.Phương pháp:
- PP thuyết trình viết tích cực
- Kĩ thuật viết tích cực.
IV.Tiến trình dạy học:
1 Ổn định tổ chức lớp:
2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
3 Giảng bài mới:
A Ma trận đề kiểm tra:
Lớp 9A:
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp
Vận dung cao Công
-Đoàn thuyền
đánh cá (Huy
Cận)
- Đồng chí
(Chính Hữu)
- Làng (Kim
Lân)
- Lặng lẽ Sa Pa
(Nguyễn Thành
Long)
- Nhận biết tên tác giả, tác phẩm
Giải thích ý nghĩa nhan đề
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Viết đoạn văn ngắn cảm nhận
về khổ thơ cuối trong
TP “Bài thơ
về tiểu đội
xe không kính
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu: 1
Số điểm:2
Tỉ lệ %:20%
Số câu: 1
Số điểm:1,5
Tỉ lệ %:15%
Số câu: 2
Số
Trang 2điểm: 3,5
Tỉ lệ %: 35%
-Chiếc lược ngà
(Nguyễn Quang
Sáng)
- Nhận biết được 2 tình huống truyện
Tóm tắt được các tình huống truyện
- Từ câu chuyện, nêu lên hậu quả của chiến tranh đối với con người
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu: 1
Số điểm:0,5
Tỉ lệ %: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ %:10%
Số câu: 1
Số điểm: 3
%:30%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ %:20%
Số câu: 4
Số điểm: 6,5
Tỉ lệ
%:65% Tổng số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu: 2
Số điểm:2,5
Tỉ lệ %:25%
Số câu:2
Số điểm:2,5
Tỉ lệ %:25%
Số câu: 1
Số điểm:3
%:30%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ %:20%
Số câu: 6
Số điểm: 10
Tỉ lệ
%:100
%
Trang 3B Đề bài
Câu 1: (2 điểm) Điền vào bảng theo mẫu sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính Bài thơ về tiểu đôi xe
không kính
Phạm Tiến Duật
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười
nhưng đầy tiếc rẻ…
Câu 2: (5 điểm)
a Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật
b Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được xây dựng từ mấy tình huống cơ bản? Hãy tóm tắt các tình huống
c Từ truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, em có suy nghĩ gì về hậu quả của chiến tranh đối
với con người?
Câu 3: (3 điểm)Viết môt đoạn văn ngắn (Khoảng 10-12 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
(Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật)
C ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Câu 1
(2 đ)
-Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
- Đồng chí (Chính Hữu)
- Làng (Kim Lân)
- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ
Câu 2
(5đ)
a Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật
- Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi sự khác lạ, độc đáo
- Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn
0,5đ
0,5đ
Trang 4- Đồng thời nhà thơ lại thêm vào nhan đề hai chữ “bài thơ” cho ta thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: ông không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn khẳng định chất thơ toát lên từ hiện thực trần trụi ấy Đó là chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh
0,5đ
b Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được xây dựng từ mấy tình huống cơ bản? Hãy tóm tắt các tình huống.
+Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được xây dựng trên
+ Tình huống 1: Đó là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường
+ Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái
0,5 đ
0,5 đ
c Từ truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, em có suy nghĩ gì
về hậu quả của chiến tranh đối với con người?
- Chiến tranh có sức tàn phá khốc liệt, hậu quả của chiến tranh len lỏi vào từng gia đình, khiến cho tình cảm con người bị ngăn trở, xa cách, chiến tranh khiến cho người thân không nhận ra tình phụ tử khi nhận ra thì tình phụ tử phải chia lìa Eo le của chiến tranh gây
ra cho bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình
- Mặc dù chiến tranh đã lùi xa vài chục năm nhưng nỗi đau tinh thần vẫn luôn đeo đẳng biết bao thế hệ
Vẫn còn đâu đó trên đất nước bình yên này những nỗi đau của những nạn nhân chất độc da cam Vẫn còn đó những gia đình li tán, còn đó những trái bom trong lòng đất Chủ đề truyện ngắn “Chiếc lược ngà” sẽ còn gợi biết bao suy ngẫm và hành động cho những ước mơ hòa bình
1 đ
1 đ
Câu 3
(3đ)
Viết môt đoạn văn ngắn (Khoảng 10-12 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Trang 5Chỉ cần trong xe có một trái tim.
- Hình thức: đúng thể thức đoạn văn, đúng số câu quy
định, diễn đạt mạch lạc, lưu loát, trình bày được cảm nhận riêng
0,5 đ
- Nôi dung:
+ Khổ thơ cuối thể hiện ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, trái tim yêu nước nồng nhiệt của tuổi trẻ thời chống Mĩ
+Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên nhiều lần thử thách khốc liệt Nhưng những chiếc xe vận tải của họ chở lương thực, thuốc men, đạn dược vẫn chạy trong bom rơi đạn lửa bời phía trước là miền Nam đang vẫy gọi Họ vượt lên bom đạn, hăm hở tiến
ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì Miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập thống nhất đất nước đang vẫy gọi Hình ảnh tương phản đối lập, nêu bật được sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên trên gian khổ, ác liệt và nêu bật được ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
+ Hình ảnh hoán dụ “một trái tim” là hình ảnh đẹp nhất của bài thơ gợi ra biết bao ý nghĩa Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp và
thiêng liêng: tất cả vì Miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, lòng dũng cảm tuyệt vời
Trái tim mang tinh thần lạc quan và một niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất Bắc Nam
0,5 đ
1 đ
1 đ
4 Củng cô :
-GV thu bài, nhận xét giờ làm bài
5 Hướng dẫn đọc bài ở nhà:
- Ôn lại kiến thức: thơ, truyện hiện đại, kiến thức Tập làm văn
- Chuẩn bị: Ôn tập TLV
+ Đọc kĩ ngữ liệu
+ Trả lời các câu hỏi phần gợi ý
V Rút kinh nghiệm: