Phân bố theo vị trí hoạt động của nhện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thành phần, phân bố của một số loài Bộ nhện (Araneae) ở rừng tự nhiên tại vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44)

4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

3.3.2. Phân bố theo vị trí hoạt động của nhện

Dựa vào tập tính hoạt động, nhện được chia thành 4 nhóm chính: nhóm nhện chăng tơ, nhóm nhện hoạt động trên cây, nhóm nhện hoạt động trên mặt đất và nhóm nhện hoạt động trong tầng lá rác (Foelix R.F., 1996) [14].

Nhóm nhện chăng tơ là các loài có tập tính chăng tơ thành mạng nhện, chúng cư trú và bắt mồi trên mạng nhện. Nhóm nhện chăng tơ bao gồm các họ Araneidae, Agelelidae, Linyphiidae, Tetragnathidae, Therididae. Nhóm này có tập tính bắt mồi thụ động, gián tiếp qua mạng của nhện.

Nhóm nhện hoạt động trong tầng lá rác là các loài cư trú và hoạt động trong tầng thảm mục của rừng. Các họ thuộc nhóm này bao gồm: Pholcidae, Liocranidae, Sparassidae,Caponidae.

Nhóm nhện hoạt động trên cây là các loài cư trú và hoạt động bắt mồi trực tiếp trên cây. Các họ thuộc nhóm này đã ghi nhận được ở điểm nghiên

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp

cứu bao gồm: Clubionidae, Salticidae, Thomicidae. Các loài nhện trong nhóm này có tập tính bắt mồi chủ động, chúng bò trên cây trực tiếp tìm và bắt mồi.

Nhóm nhện hoạt động trên mặt đất là các loài cư trú và hoạt động bắt mồi trên mặt đất. Các loài thuộc nhóm này đã ghi nhận được ở điểm nghiên cứu nằm trong các họ: Lycosidae, Zodaridae.

Một số loài nhện có phổ hoạt động rộng như loài Atypena adelinae

thuộc họ Linyphiidae bắt gặp ở 3 vị trí (trên mạng nhện, trên cây, trên mặt đất). Kết quả bảng 3.6 và hình 3.7 dưới đây cho thấy: số loài nhện đã bắt gặp ở trên mạng nhện là cao nhất 20 loài), tiếp đến là số loài nhện bắt gặp trên cây (16 loài), rồi đến số loài bắt gặp trong tầng lá rác (14 loài), thấp nhất là số loài hoạt động ở trên mặt đất (4 loài).

Bảng 3.6. Số loài và số lƣợng cá thể nhện bắt gặp theo vị trí hoạt động tại rừng tự nhiên

Vị trí hoạt động của nhện

Số loài và số lượng cá thể bắt gặp

RTN RBTĐ Tổng số

Số loài Số cá thể Số loài Số cá thể Số loài Số cá thể

Trên mạng nhện 20 154 20 110 20 226

Trên cây 16 74 13 59 16 133

Trong tầng lá rác 8 58 4 19 8 77

Trên mặt đất 4 20 4 37 4 57

Tổng số 48 306 41 225 48 531

Hình 3.7. Sự phân bố các loài nhện theo vị trí hoạt động tại 2 trạng thái rừng

Số

lo

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp

Số loài và số lượng cá thể nhện thuộc nhóm nhện chăng tơ bắt gặp ở rừng tự nhiên ít bị tác động (20 loài, 154 cá thể), không sai khác nhiều so với rừng tự nhiên bị tác động mạnh (20 loài, 110 cá thể). Kết quả này chỉ ra rằng không có sự khác biệt về số lượng loài nhện chăng tơ giữa các trạng thái rừng có tương tự nhau về thảm thực vật (rừng tự nhiên). Do tập tính chăng tơ của mình, các loài nhện thuộc nhóm này thích hợp hơn sinh sống ở các sinh cảnh có những loài cây cao lớn.

Số loài và số lượng cá thể nhện thuộc nhóm nhện trên cây bắt gặp ở rừng tự nhiên ít bị tác động (16 loài, 74 cá thể), lớn hơn so với rừng tự nhiên bị tác động mạnh (13 loài, 59 cá thể).

Số loài nhện thuộc nhóm hoạt động trên mặt đất bắt gặp được tại các trạng thái rừng là như nhau: tại rừng tự nhiên ít bị tác động (4 loài, 20 cá thể), rừng tự nhiên bị tác động mạnh (4 loài, 37 cá thể). Số lượng cá thể nhện ở rừng tự nhiên bị tác động lớn hơn nhiều so với rừng tự nhiên ít bị tác động. Chiếm ưu thế về số lượng cá thể trong nhóm nhện hoạt động trên mặt đất là loài nhện sói Pardosa pseudoanulata. Loài nhện sói này xuất hiện chủ yếu ở rừng tự nhiên bị tác động mạnh. Điều này có thể giải thích là: loài nhện sói là loài rất phổ biến trên các cây trồng nông nghiệp, rừng tự nhiên bị tác động mạnh rất gần với hệ sinh thái rừng trồng, vì vậy nhện sói có sự di chuyển sang.

Trong khi đó, có sự sai khác rất lớn về số loài và số lượng cá thể nhện thuộc nhóm hoạt động trong tầng lá rác bắt gặp được giữa rừng tự nhiên ít bị tác động (14 loài, 58 cá thể) so với rừng tự nhiên bị tác động mạnh (4 loài, 19 cá thể). Có thể ở rừng tự nhiên ít bị tác động thì thảm lá rác phong phú hơn ở rừng tự nhiên bị tác động mạnh. Sự phong phú của thảm lá rác kéo theo sự phong phú của nhóm nhện này.

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Đã ghi nhận được 48 loài, 34 giống, 14 họ nhện trong tổng số 531 cá thể thu thập được tại rừng tự nhiên ở VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Có 4 loài được xác định có thể là loài mới cho khoa học.

2. Trạng thái rừng tự nhiên ít bị tác động thu được số lượng cá thể cũng như số loài nhện nhiều hơn (306 cá thể, 48 loài) so với rừng tự nhiên bị tác động mạnh (225 cá thể, 41 loài).

3. Chiếm ưu thế về số lượng cá thể bắt gặp tại điểm nghiên cứu là loài Ummeliata insecticeps (Bosenberg et Strand, 1906) chiếm 12,05% tổng số cá thể nhện bắt gặp.

4. Số loài số lượng cá thể nhện ghi nhận được ở các vị trí trên mạng, trên cây và trên mặt đất không khác nhau nhiều giữa hai trạng thái rừng. Trong khi đó, các loài nhện hoạt động trong tầng lá rác ở trạng thái rừng tự nhiên ít bị tác động phong phú hơn nhiều so với rừng tự nhiên bị tác động mạnh.

2. Kiến nghị

1. Cần duy trì tính đa dạng hiện có tại rừng tự nhiên Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về thành phần loài cũng như sự phân bố theo mùa của các loài nhện tại VQG Tam Đảo.

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bùi Hải Sơn (1995), Nghiên cứu Nhện lớn bắt mồi (Araneae) trên ruộng lúa vùng ngoại thành Hà nội. Luận án PTS khoa học nông nghiệp.

2. Phạm Bình Quyền, Trần Ngọc Lân, Nguyễn Thị Thanh, 1999. Nhện lớn ăn thịt - thiên địch sâu hại lúa ở vùng Nghệ An. Tạp chí Bảo vệ Thực vật, số 1/1999, 18- 24.

3. Phạm Đình Sắc, 2003. Một số kết quả nghiên cứu nhện ở Vườn Quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Báo cáo hội thảo khoa học quốc gia Vườn Quốc gia Ba Bể và khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang. Nhà xuất bản Lao động, 72-79. 4. Phạm Đình Sắc, 2005. Danh sách các loài nhện (Arachnida: Araneae) đã

ghi nhận được ở Việt Nam. Tuyển tập báo cáo hội thảo Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp: 192-204.

5. Phạm Đình Sắc, Khuất Đăng Long, 2001. Nghiên cứu thành phần và vai trò của nhện lớn bắt mồi trên đậu tương. Tạp chí Bảo vệ Thực vật, số 6/2001 (180), 3-7.

6. Phạm Đình Sắc, Vũ Quang Côn, 2005. Loài nhện độc Ornithoctonus huwena (Araneae: Theraphosidae ) mới phát hiện ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, tập 27, số 4: 11-13.

7. Phạm Đình Sắc, Vũ Quang Côn, Marek Zabka, 2004. Danh sách bước đầu về các loài nhện nhảy (Araneae: Salticidae) ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, tập 26, số 3A, 48-56.

8. Phạm Đình Sắc, Vũ Quang Côn, Shuqiang Li, Xiang Xu, 2005. Bổ sung năm loài nhện nhảy (Araneae: Salticidae) ở Việt Nam. Báo cáo khoa học hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 205-207.

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp

9. Phạm Văn Lầm, Nguyễn Thị Kim Hoa, Trương Thị Lan, Nguyễn Thị Trường ( 2004). Một số dẫn liệu về khả năng của nhện lớn bắt mồi tiêu diệt sâu hại lúa. Tạp chí Bảo vệ Thực vật, số 1/2004 (193), Tr 31-35. 10. Trần Đình Chiến, 2002. Nghiên cứu côn trùng, nhện lớn bắt mồi sâu hại

đậu tương vùng Hà Nội và phụ cận, đặc tính sinh học của bọ chân chạy

Chlaenius bioculatus Chaudoir và bọ rùa Menochilus sexmaculatus Fabr. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.

11. Vũ Quang Côn, Nguyễn Hữu Bình, Nguyễn Thị Hai (1996), Nhện ăn thịt và vai trò của chúng trong việc kìm hãm sâu hại bông ở Đồng Nai và Ninh Thuận. Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 5 / 1996 (149), Tr.46-49.

Tiếng Anh

12. Barrion A.T. and Litsinger J.A., 1995. Riceland Spiders of South and Southeast Asia. CAB International, 716 pp.

13. Clausen I.H.S., 1986. The use of spiders (Araneae) as ecological indicators. Bull. Br. Arachnol. Soc. 7: 83-86.

14. Davies, V.T., 1988. An illustrated guide to the genera of orb-weaving Spider Australia. Mem. Qd Mus 25(2): 273-332.

15. Foelix, R., 1996. Biology of Spiders. Oxford University Press, New York. 16. Jocque. R, 2007. and A. S. Dippenaar-Schoeman. 2007. Spider Families

of the World. Royal Museum for Central Africa. Second Edition, ISBN 978-90-74752-11-4.

17. Liang SP, Chen XD, Shu Q, Zhang YQ, Peng K (2000), The presynaptic activity of huwentoxin-I, a neurotoxin from the venom of the Chinese bird spider Selenocosmia huwena. Toxicon, 38: 1237-1246 pp.

18. Murphy F.M. and J.A. Murphy ( 2000), An introdution to the spiders of South East Asia, 625 pp.

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp

19. Platnick N.I. (2012), The world spider Catalog, version 13.0. American Musium of Natural History. http://research.amnh.org/iz/spiders/catalog/ 20. Song D.X., Zhu M.S., Chen J., 1999. The Spiders of China. Hebei

Science and Technology Publishing House, 640 pp.

21.Zabka M., (1985), Systematic and zoogeographic study on the family Salticidae (Araneae) from Vietnam. Annales zoologici. Polska Akademia Nauk, 196-485 pp.

Internet

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thành phần, phân bố của một số loài Bộ nhện (Araneae) ở rừng tự nhiên tại vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)