Mô tả các loài nhện định dạng sp được xác định có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thành phần, phân bố của một số loài Bộ nhện (Araneae) ở rừng tự nhiên tại vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 35)

4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

3.1.4. Mô tả các loài nhện định dạng sp được xác định có

cho khoa học

Trong tổng số 48 loài nhện ghi nhận được ở rừng tự nhiên Vườn Quốc gia Tam Đảo, có 4 loài được xác định có thể là loài mới cho khoa học, bao gồm 2 loài thuộc họ Pholcidae và 2 loài thuộc họ Sparassidae.

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp 3.1.4.1. Pholcus sp1 Bộ: Araneae Họ: Pholcidae Loài: Pholcus sp1 Mô tả: Con đực

Nhện có clypeus màu vàng. Giáp đầu ngực có kích thước chiều rộng lớn hơn chiều dài. Mặt trên của giáp đầu ngực màu vàng nhạt, hai bên viền có màu nâu. Mặt dưới giáp đầu ngực màu vàng nhạt, có những đốm trắng mờ. Bụng màu vàng xám; mặt trên bụng có những đốm nâu. Chân màu vàng, cuối đốt ống và đốt trước bàn có màu sẫm hơn.

a b

c d

Hình 3.3. Một số hình ảnh loài Pholcus sp1

(a: Mặt lưng; b: mặt nghiêng; c,d: xúc biện)

Kích thước (mm): Tổng chiều dài 2.33. Phần đầu ngực dài 0.69, rộng 0.83. Phần bụng dài 1.64, rộng 0.67.

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp

Chân số I: 35.62 (9.08 + 0.69 + 9.22 + 14.28 + 2.35); chân số II: 26.42 (7.37 + 0.64 + 6.56 + 10.38 + 1.47); chân số III: 18.69 (5.58 + 0.60 + 4.49 + 6.99 + 1.03); chân số IV: 24.55 (7.31 + 0.63 + 6.09 + 9.17 + 1.35).

Đường kính mắt ALE: 0.04; Đường kính mắt PME là 0.05; Đường kính mắt PLE: 0.05.

Khoảng cách hai mắt PME-PME là 0.20; khoảng cách hai mắt ALE- ALE: 0.27; khoảng cách hai mắt PLE-PLE: 0.31; khoảng cách hai mắt ALE- PLE: 0.01; khoảng cách hai mắt: PME-PLE: 0.02

Xúc biện (hình 3.3 c, d) dài 0.75. Cymbium có những sợi lông rất dài. Bulbus màu trắng, phồng to giống bọng nước. Loài này có đặc điểm, kích thước giống với loài Pholcus khene (Huber, 2011) nhưng khối bulbus của loài này gần như tách rời với cymbium còn Pholcus khene thì cymbium bọc lấy khối bulbus; đầu embolus của loài này nhọn, còn Pholcus khene thì mảnh hơn.

3.1.4.2. Pholcus sp2 Bộ: Araneae Họ: Pholcidae Loài: Pholcus sp2 Mô tả: Con đực

Nhện có hình dáng và kích thước gần giống với loài Pholcus sp1 nhưng khác nhau ở hình dáng của giáp mai; giáp mai có kích thước chiều dài lớn hơn kích thước chiều rộng. Xúc biện có các đoạn nối giữa đốt trochanter với femur và giữa patella với tibia thắt nhỏ lại, đốt patella dài và thon hơn. Loài này cũng giống Polcus khene (Huber, 2011) nhưng cymbium của Pholcus khene dài và nhỏ hơn; đầu embolus của loài này cũng nhọn (giống Pholcus

sp1), còn Pholcus khene thì mảnh hơn.

Kích thước (mm): Tổng chiều dài 2.52. Phần đầu ngực dài 0.96, rộng 0.78. Phần bụng dài 1.66, rộng 0.72.

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp

Chân số I: 37.26 (9.68 + 0.70 + 9.32 + 15.19 + 2.37); Chân số II: 27.71 (7.46 + 0.63 + 7.06 + 11.14 + 1.42); Chân số III: 19.04 (5.51 + 0.52 + 4.67 + 7.11 + 1.23); Chân số IV: 24.16 (7.45 + 0.60 + 5.89 + 8.87 + 1.35)

a b

c d

Hình 3.4. Một số hình ảnh loài Pholcus sp2

(a: Mặt lưng; b: mặt nghiêng; c,d: xúc biện)

Đường kính mắt ALE: 0.06; Đường kính mắt PME là 0.04; Đường kính mắt PLE: 0.04.

Khoảng cách hai mắt PME-PME là 0.22; khoảng cách hai mắt ALE- ALE: 0.28; khoảng cách hai mắt PLE-PLE: 0.32; khoảng cách hai mắt ALE- PLE: 0.01; khoảng cách hai mắt: PME-PLE: 0.02.

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp 3.1.4.3. Dipoena sp1 Bộ: Araneae Họ: Sparassidae Loài: Dipoena sp1 Mô tả: Con đực

Giáp đầu ngực, chân kìm có màu vàng; sternum và môi dưới có màu nâu vàng. Vùng mắt nhô cao, 4 mắt trước tối màu, 4 mắt sau sáng màu. Chân số I, II có 3 đốt cuối (đốt ống, đốt trước bàn, đốt bàn) màu nâu đen; các đốt còn lại màu vàng; phần đầu của ba đốt cuối chân số III, IV có màu cam nâu đậm, phần cuối các đốt này có màu nâu đen (màu của các đốt chân tối dần từ đốt chuyển tới đốt bàn). Phía trước và chính giữa mặt trên của bụng có màu trắng xám, hai bên bụng màu nâu xám, mặt trên bụng có 4 chấm màu vàng tạo thành 4 đỉnh của hình thang cân; mặt dưới bụng có sự xen kẽ của những đốm màu xám và màu nâu.

Xúc biện ngắn, cymbium có nhiều lông, bulbus phình to, embolus ngắn. Loài này giống với loài Dipoena caaguara (Everton, 2005) nhưng khác ở chỗ embolus của loài Dipoena caaguara dài và cong. Mặt trên bụng loài

Dipoena caaguara không có 4 chấm vàng.

Kích thước (mm): Tổng chiều dài 1.98; Phần đầu ngực dài 0.85, rộng 0.94; Phần bụng dài 1.13, rộng 1.07.

Chân số I: 3.06 (0.91 + 0.32 + 0.78 + 0.63 + 0.42); Chân số II: 2.63 (0.79 + 0.28 + 0.65 + 0.55 + 0.36); Chân số III: 1.81 (0.43 + 0.28 + 0.31 + 0.40 + 0.39); Chân số IV: 2.19 (0.56 + 0.30 + 0.49 + 0.53 + 0.31).

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp

a b

c

Hình 3.5. Một số hình ảnh loài Dipoena sp1

(a: Mặt lưng; b: mặt bụng; c: xúc biện)

Đường kính mắt AME: 0.05; đường kính mắt ALE: 0.04; đường kính mắt PME là 0.02; đường kính mắt PLE: 0.01;

Khoảng cách hai mắt AME-AME:0.10; khoảng cách hai mắt PME- PME: 0.08; khoảng cách hai mắt ALE-ALE: 0.28; khoảng cách hai mắt PLE- PLE: 0.31; khoảng cách hai mắt AME-ALE: 0.08; khoảng cách hai mắt AME-PME: 0.17; khoảng cách hai mắt ALE-PLE: 0.01; khoảng cách hai mắt: PME-PLE: 0.10.

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp 3.1.4.4. Dipoena sp2 Bộ: Araneae Họ: Sparassidae Loài: Dipoena sp2 Mô tả: Con đực

Giáp đầu ngực có màu nâu vàng, quanh vùng fovea màu tối hơn, vùng mắt màu đen, chân kìm màu vàng. Chân bò màu vàng, các đốt femur màu trắng xám. Mắt màu trắng đục. Phần trước bụng có màu nâu nhạt, phần sau bụng màu tối hơn, giữa hai phần này có một vệt màu trắng ngang. Chân có nhiều lông cứng.

Xúc biện ngắn, cymbium nhỏ có nhiều lông, bulbus phình to, embolus nhỏ và nhọn.

a b

c d

Hình 3.6. Một số hình ảnh loài Dipoena sp2

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp

Loài này giống với loài Dipoena shuangbi (Miller, 2009) nhưng khác ở chỗ bụng loài Dipoena shuangbi không có sọc trắng ngang, femur có màu vàng giống màu các đốt chân khác, embolus hơi cong.

Kích thước (mm): Tổng chiều dài 1.34. Phần đầu ngực dài 0.71, rộng 0.44. Phần bụng dài 0.63, rộng 0.37.

Chân số I: 2.86 (0.86 + 0.30 + 0.77 + 0.63 + 0.30); Chân số II: 2.48 (0.73 + 0.23 + 0.62 + 0.54 + 0.36); Chân số III: 1.69 (0.40 + 0.23 + 0.29 + 0.40 + 0.37); Chân số IV: 2.08 (0.55 + 0.30 + 0.44 + 0.50 + 0.29).

Đường kính mắt AME: 0.08; Đường kính mắt ALE: 0.04; Đường kính mắt PME là 0.06; Đường kính mắt PLE: 0.02.

Khoảng cách hai mắt AME-AME: 0.03; Khoảng cách hai mắt PME- PME là 0.02; Khoảng cách hai mắt ALE-ALE: 0.09; Khoảng cách hai mắt PLE-PLE: 0.11; Khoảng cách hai mắt AME-ALE: 0.02; Khoảng cách hai mắt AME-PME: 0.07; Khoảng cách hai mắt ALE-PLE: 0.01; Khoảng cách hai mắt: PME-PLE: 0.05

3.2. Tƣơng quan giữa số lƣợng loài nhện theo số cá thể bắt gặp ở khu vực rừng tự nhiên VQG Tam Đảo

Tương quan giữa số lượng loài nhện theo số cá thể bắt gặp ở khu vực rừng tự nhiên Vườn Quốc gia Tam Đảo chỉ ra ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Sự đa dạng của các loài nhện tại rừng tự nhiên VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc Số cá thể / loài Số cá thể bắt gặp Số loài 1 1 1 2 2 1 3 9 3 4 12 3 5 40 8 6 18 3

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp 7 35 5 8 16 2 9 27 3 10 10 1 11 22 2 12 36 3 13 13 1 14 28 2 15 15 1 19 19 1 20 40 2 22 22 1 25 50 2 26 52 2 64 64 1 Tổng cộng 531 48

Kết quả phân tích sự đa dạng của các loài nhện (bảng 3.5) cho thấy: tại sinh cảnh rừng tự nhiên ở Vườn Quốc gia Tam Đảo có 1 loài chỉ bắt gặp 1 cá thể trong suốt quá trình nghiên cứu. Theo Coddington và cs (1996), những loài bắt gặp duy nhất 1 cá thể tại vùng nghiên cứu thuộc tình trạng đơn độc (singleton status), hoặc 2 cá thể thì thuộc tình trạng hiếm (rear status), rất có ý nghĩa cho khoa học đặc biệt trong công tác bảo tồn, những vùng có nhiều loài trong tình trạng này tương ứng với một hệ sinh thái chưa ổn định có nhiều tác động gây suy giảm sự phong phú của loài. Tại rừng tự nhiên của Vườn Quốc gia Tam Đảo chỉ có 1 loài thuộc tình trạng đơn độc và 1 loài thuộc tình trạng hiếm. Như vậy, khu hệ nhện tại rừng tự nhiên của Vườn Quốc gia Tam Đảo hiện tại là tương đối ổn định về giá trị đa dạng.

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp

3.3. Sự phân bố và thích nghi của các loài nhện ở khu vực rừng tự nhiên VQG Tam Đảo Tam Đảo

3.3.1. Phân bố ở các ở các trạng thái rừng

Theo bảng 1 và kết quả phần 3.1 ta thấy trong 2 trạng thái rừng nghiên cứu thì số lượng các loài và họ Nhện phân bố ở trạng thái RTN là nhiều nhất với 48 loài, 14 họ; RBTĐ đứng sau với 41 loài, 12 họ.

Trong 14 họ Nhện thu được ở sinh cảnh nghiên cứu thì họ Pholcidae và họ Sparassidae chỉ phân bố ở trạng thái RTN mà không tìm thấy ở trạng thái RBTĐ. 12 họ Nhện còn lại phân bố ở cả RTN và RBTĐ.

Trong 48 loài thu được ở sinh cảnh nghiên cứu thì có 41 loài phân bố ở cả trạng thái RTN và RBTĐ, có 7 loài chỉ phân bố ở RTN mà không có ở RBTĐ: Cheracanthium sp., Pholcus sp1. (*), Pholcus sp2. (*), Irura bicolor

Zabka, 1985, Dipoena sp1.(*), Dipoena sp2.(*), Thomisus sp2.

Đặc biệt, cả bốn loài nhện được xác định có thể là loài mới cho khoa học (*) đều phân bố ở rừng tự nhiên ít bị tác động.

3.3.2. Phân bố theo vị trí hoạt động của nhện

Dựa vào tập tính hoạt động, nhện được chia thành 4 nhóm chính: nhóm nhện chăng tơ, nhóm nhện hoạt động trên cây, nhóm nhện hoạt động trên mặt đất và nhóm nhện hoạt động trong tầng lá rác (Foelix R.F., 1996) [14].

Nhóm nhện chăng tơ là các loài có tập tính chăng tơ thành mạng nhện, chúng cư trú và bắt mồi trên mạng nhện. Nhóm nhện chăng tơ bao gồm các họ Araneidae, Agelelidae, Linyphiidae, Tetragnathidae, Therididae. Nhóm này có tập tính bắt mồi thụ động, gián tiếp qua mạng của nhện.

Nhóm nhện hoạt động trong tầng lá rác là các loài cư trú và hoạt động trong tầng thảm mục của rừng. Các họ thuộc nhóm này bao gồm: Pholcidae, Liocranidae, Sparassidae,Caponidae.

Nhóm nhện hoạt động trên cây là các loài cư trú và hoạt động bắt mồi trực tiếp trên cây. Các họ thuộc nhóm này đã ghi nhận được ở điểm nghiên

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp

cứu bao gồm: Clubionidae, Salticidae, Thomicidae. Các loài nhện trong nhóm này có tập tính bắt mồi chủ động, chúng bò trên cây trực tiếp tìm và bắt mồi.

Nhóm nhện hoạt động trên mặt đất là các loài cư trú và hoạt động bắt mồi trên mặt đất. Các loài thuộc nhóm này đã ghi nhận được ở điểm nghiên cứu nằm trong các họ: Lycosidae, Zodaridae.

Một số loài nhện có phổ hoạt động rộng như loài Atypena adelinae

thuộc họ Linyphiidae bắt gặp ở 3 vị trí (trên mạng nhện, trên cây, trên mặt đất). Kết quả bảng 3.6 và hình 3.7 dưới đây cho thấy: số loài nhện đã bắt gặp ở trên mạng nhện là cao nhất 20 loài), tiếp đến là số loài nhện bắt gặp trên cây (16 loài), rồi đến số loài bắt gặp trong tầng lá rác (14 loài), thấp nhất là số loài hoạt động ở trên mặt đất (4 loài).

Bảng 3.6. Số loài và số lƣợng cá thể nhện bắt gặp theo vị trí hoạt động tại rừng tự nhiên

Vị trí hoạt động của nhện

Số loài và số lượng cá thể bắt gặp

RTN RBTĐ Tổng số

Số loài Số cá thể Số loài Số cá thể Số loài Số cá thể

Trên mạng nhện 20 154 20 110 20 226

Trên cây 16 74 13 59 16 133

Trong tầng lá rác 8 58 4 19 8 77

Trên mặt đất 4 20 4 37 4 57

Tổng số 48 306 41 225 48 531

Hình 3.7. Sự phân bố các loài nhện theo vị trí hoạt động tại 2 trạng thái rừng

Số

lo

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp

Số loài và số lượng cá thể nhện thuộc nhóm nhện chăng tơ bắt gặp ở rừng tự nhiên ít bị tác động (20 loài, 154 cá thể), không sai khác nhiều so với rừng tự nhiên bị tác động mạnh (20 loài, 110 cá thể). Kết quả này chỉ ra rằng không có sự khác biệt về số lượng loài nhện chăng tơ giữa các trạng thái rừng có tương tự nhau về thảm thực vật (rừng tự nhiên). Do tập tính chăng tơ của mình, các loài nhện thuộc nhóm này thích hợp hơn sinh sống ở các sinh cảnh có những loài cây cao lớn.

Số loài và số lượng cá thể nhện thuộc nhóm nhện trên cây bắt gặp ở rừng tự nhiên ít bị tác động (16 loài, 74 cá thể), lớn hơn so với rừng tự nhiên bị tác động mạnh (13 loài, 59 cá thể).

Số loài nhện thuộc nhóm hoạt động trên mặt đất bắt gặp được tại các trạng thái rừng là như nhau: tại rừng tự nhiên ít bị tác động (4 loài, 20 cá thể), rừng tự nhiên bị tác động mạnh (4 loài, 37 cá thể). Số lượng cá thể nhện ở rừng tự nhiên bị tác động lớn hơn nhiều so với rừng tự nhiên ít bị tác động. Chiếm ưu thế về số lượng cá thể trong nhóm nhện hoạt động trên mặt đất là loài nhện sói Pardosa pseudoanulata. Loài nhện sói này xuất hiện chủ yếu ở rừng tự nhiên bị tác động mạnh. Điều này có thể giải thích là: loài nhện sói là loài rất phổ biến trên các cây trồng nông nghiệp, rừng tự nhiên bị tác động mạnh rất gần với hệ sinh thái rừng trồng, vì vậy nhện sói có sự di chuyển sang.

Trong khi đó, có sự sai khác rất lớn về số loài và số lượng cá thể nhện thuộc nhóm hoạt động trong tầng lá rác bắt gặp được giữa rừng tự nhiên ít bị tác động (14 loài, 58 cá thể) so với rừng tự nhiên bị tác động mạnh (4 loài, 19 cá thể). Có thể ở rừng tự nhiên ít bị tác động thì thảm lá rác phong phú hơn ở rừng tự nhiên bị tác động mạnh. Sự phong phú của thảm lá rác kéo theo sự phong phú của nhóm nhện này.

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Đã ghi nhận được 48 loài, 34 giống, 14 họ nhện trong tổng số 531 cá thể thu thập được tại rừng tự nhiên ở VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Có 4 loài được xác định có thể là loài mới cho khoa học.

2. Trạng thái rừng tự nhiên ít bị tác động thu được số lượng cá thể cũng như số loài nhện nhiều hơn (306 cá thể, 48 loài) so với rừng tự nhiên bị tác động mạnh (225 cá thể, 41 loài).

3. Chiếm ưu thế về số lượng cá thể bắt gặp tại điểm nghiên cứu là loài Ummeliata insecticeps (Bosenberg et Strand, 1906) chiếm 12,05% tổng số cá thể nhện bắt gặp.

4. Số loài số lượng cá thể nhện ghi nhận được ở các vị trí trên mạng, trên cây và trên mặt đất không khác nhau nhiều giữa hai trạng thái rừng. Trong khi đó, các loài nhện hoạt động trong tầng lá rác ở trạng thái rừng tự nhiên ít bị tác động phong phú hơn nhiều so với rừng tự nhiên bị tác động mạnh.

2. Kiến nghị

1. Cần duy trì tính đa dạng hiện có tại rừng tự nhiên Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về thành phần loài cũng như sự phân bố theo mùa của các loài nhện tại VQG Tam Đảo.

NguyÔn ThÞ Thu BÝch Khãa luËn tèt nghiÖp

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bùi Hải Sơn (1995), Nghiên cứu Nhện lớn bắt mồi (Araneae) trên ruộng lúa vùng ngoại thành Hà nội. Luận án PTS khoa học nông nghiệp.

2. Phạm Bình Quyền, Trần Ngọc Lân, Nguyễn Thị Thanh, 1999. Nhện lớn ăn thịt - thiên địch sâu hại lúa ở vùng Nghệ An. Tạp chí Bảo vệ Thực vật, số 1/1999, 18- 24.

3. Phạm Đình Sắc, 2003. Một số kết quả nghiên cứu nhện ở Vườn Quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Báo cáo hội thảo khoa học quốc gia Vườn Quốc gia Ba Bể và khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang. Nhà xuất bản Lao động, 72-79. 4. Phạm Đình Sắc, 2005. Danh sách các loài nhện (Arachnida: Araneae) đã

ghi nhận được ở Việt Nam. Tuyển tập báo cáo hội thảo Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp: 192-204.

5. Phạm Đình Sắc, Khuất Đăng Long, 2001. Nghiên cứu thành phần và vai trò của nhện lớn bắt mồi trên đậu tương. Tạp chí Bảo vệ Thực vật, số 6/2001 (180), 3-7.

6. Phạm Đình Sắc, Vũ Quang Côn, 2005. Loài nhện độc Ornithoctonus huwena (Araneae: Theraphosidae ) mới phát hiện ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, tập 27, số 4: 11-13.

7. Phạm Đình Sắc, Vũ Quang Côn, Marek Zabka, 2004. Danh sách bước đầu về các loài nhện nhảy (Araneae: Salticidae) ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, tập 26, số 3A, 48-56.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thành phần, phân bố của một số loài Bộ nhện (Araneae) ở rừng tự nhiên tại vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)