1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2011 môn NGỮ VĂN – Sở giáo dục đào tạo TỈNH ĐẮK NÔNG

8 464 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 82,5 KB

Nội dung

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2011 môn NGỮ VĂN – Sở giáo dục đào tạo TỈNH ĐẮK NÔNG

SỞ GIÁO DỤCĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK NÔNGTHI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Khóa ngày 22 tháng 6 năm 2011 MÔN THI: NGỮ VĂN (CHUYÊN) Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2.0 điểm) Xác định lỗi diễn đạt trong các câu sau và sửa lại cho đúng: a. Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm. b. Tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư duy và tình cảm trong nhiều thể văn. c. Viên ngọc đó là vật gia sản mà dòng họ ông gìn giữ bao đời. d. Những hoạt động từ thiện của ông đã khiến chúng tôi rất cảm xúc. Câu 2: (2.0 điểm) a. Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. b. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “Đầu súng trăng treo” (khoảng 20 dòng). Câu 3: (6.0 điểm) Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2, trang 122 có viết: “Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn”. Bằng cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê, em hãy làm rõ nhận định trên. . -----Hết------ (Giám thị không giải thích gì thêm). Họ và tên thí sinh: ., SBD: Giám thị 1: , Giám thị 2: ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤCĐÀO TẠOTHI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TỈNH ĐẮK NÔNG Khóa ngày 22 tháng 06 năm 2011 MÔN THI: NGỮ VĂN (chuyên) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu hướng dẫn chung để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; cần khuyến khích những bài viết có kiến thức vững vàng, giàu cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa số điểm của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHI TIẾT CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 (2.0 đ) Các câu trên đều mắc lỗi dùng từ chưa chính xác, cụ thể: a. Dự đoán sửa thành phỏng đoán, ước tính hoặc ước đoán. 0.5 đ b. Tư duy sửa thành tư tưởng. 0.5 đ c. Gia sản sửa thành gia bảo. 0.5 đ d. Cảm xúc sửa thành cảm động. Lưu ý: + Thí sinh có thể không làm theo trình tự vẫn cho điểm. + Chỉ cần thí sinh tìm ra mỗi từ sai được 0.25 điểm và sửa đúng mỗi từ dùng chưa chính xác được 0.25 điểm. 0.5 đ Câu 2 * Chép lại ba câu thơ cuối: “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.” 0.5 đ Thí sinh cần cảm nhận được các ý chính sau: Hình ảnh đẹp, hài hòa giữa vẻ đẹp hiện thực mà rất lãng mạn mà người lính bắt gặp trong những đêm “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. 0,5 đ Hình ảnh thơ giàu sức gợi vừa có ý nghĩa tả thực vừa có tính biểu tượng cho tinh thần của người lính sẵn sàng cầm súng để bảo vệ nền hòa bình, độc lập, tự do cho dân tộc. 0.5 đ Đó là hình ảnh thơ chan chứa cả chất thép và chất tình, hòa quyện vẻ đẹp của con người với thiên nhiên, gần và xa, chiến tranh và hòa bình, giữa cuộc chiến tranh khốc liệt với tinh thần lạc quan của 0,5 đ người lính . Lưu ý: + Thí sinh có thể trình bày cảm nhận không theo thứ tự trên song cần hướng đến các ý trên. + Cần linh hoạt thang điểm nếu bài viết tốt, nếu chép sai một từ trong ba câu thơ cuối trừ đi 0.25 điểm. Câu 3 1. Yêu cầu về kĩ năng : - Có kĩ năng phân tích nhân vật trong một tác phẩm truyện để làm nổi bật một ý kiến, nhận định. - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, giàu cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu… 2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết, cảm nhận về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê và vẻ đẹp của nhân vật Phương Định, thí sinh làm rõ nhận định trên. Thí sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau song cần đạt được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật. + Đánh giá nhận định và cảm nhận về thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước qua nhận định. 0.5 đ - Phương Định là cô gái có tâm hồn trẻ trung, trong sáng, luôn lãng mạn, yêu đời với một tâm hồn đẹp, giàu mơ mộng. 1.5 đ + Tác giả để nhân vật Phương Định tự giới thiệu về mình bộc lộ sự tự tin, hồn nhiên, thanh lịch với vẻ đẹp bên ngoài và duyên thầm bên trong (dẫn chứng). 0.5 đ + Phân tích vẻ đẹp lãng mạn, yêu đời với tiếng hát, những hiểu biết và cả sự “bịa” bài hát hồn nhiên, thông minh của Phương Định (dẫn chứng cụ thể). 0.5 đ + Người con gái hay ngồi bó gối mơ mộng với tâm hồn tinh tế trước trận mưa đá bât ngờ và gợi cả về một kí ức . 0. 5 đ Phương Định một cô gái dũng cảm, sống có lí tưởng. 1.5 đ + Vừa rời ghế nhà trường cô đi vào chiến trường, luôn tự trọng một cách kiêu hãnh “không bao giờ đi khom” và hình ảnh đẹp nhất trong lòng cô là hình ảnh những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ… 1,0 đ + Sẵn sàng đối mặt với khó khăn, với cái chết để hoàn thành công việc cũng như luôn bình tĩnh khi phá bom nổ chậm, cái chết cũng chỉ là một hình ảnh thoáng qua trong đầu (dẫn chứng). 0,5 đ Phương Định cô gái có tình đồng đội, đồng chí sâu nặng 1.5 đ Có những chia sẻ và cảm nhận rất trìu mến về đồng đội (với Nho và chị Thao). 0.5 đ Chia sẻ những khó khăn gian khổ với đồng đội, chăm sóc và yêu thương đồng đội của mình. 0.5 đ Với tình huống độc đáo, truyện đã thể hiện tâm trạng đau đớn, lo lắng, quan tâm của cô với đồng chí, đồng đội đó là vẻ đẹp làm cho Phương Định tỏa sáng trên trang truyện. 0.5 đ Mở rộng, liên hệ: 0.5 đ + So sánh Phương Định với chị Thao và Nho, rút ra vẻ đẹp chung của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh. 0.25 đ + Đây là truyền thống dũng cảm, kiên cường, đẹp đẽ và vinh quang của dân tộc mà thế hệ trẻ cần phải giữ gìn và phát huy. 0.25 đ - Đánh giá chung về nhận định và khẳng định vẻ đẹp của nhân vật Phương Định. 0.5 đ ------------ Hết ------------ SỞ GIÁO DỤCĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK NÔNGTHI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Khóa ngày 22 tháng 6 năm 2011 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 : (2.0 điểm) Hãy chỉ ra các thành phần biệt lập trong những câu sau đây: a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng) b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) c. Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. (Nguyễn Minh Châu, Bến quê) d. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. (Ca dao) Câu 2: (2.0 điểm) Hãy chép lại khổ thơ cuối trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương và nêu giá trị nội dung của khổ thơ trên. Câu 3: (6.0 điểm) Phân tích tình cảm cha con ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Phần trích SGK, Ngữ văn 9, tập 1). -----Hết------ (Giám thị không giải thích gì thêm). Họ và tên thí sinh: ., SBD: Giám thị 1: , Giám thị 2: ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤCĐÀO TẠOTHI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TỈNH ĐẮK NÔNG Khóa ngày 22 tháng 06 năm 2011 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản hướng dẫn chấm gồm có 02 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu hướng dẫn chung để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng bộ môn Ngữ Văn nên giám khảo cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; cần khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHI TIẾT CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 a. Phần tình thái: có lẽ 0.5 đ b. Phần cảm thán: Chao ôi 0.5 đ c. Phần phụ chú: cái giống hoa ngay khi mới nở 0.5 đ d. Phần gọi đáp: Bầu ơi 0.5 đ Câu 2 - Chép đúng khổ thơ: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. 1.0 đ - Nội dung đoạn thơ: Thể hiện ước nguyện thiêng liêng với Bác 1.0 đ + Nhà thơ giãi bày nỗi nhớ thương khi phải về miền Nam, xa Bác. 0.5 đ + Từ đó bày tỏ ước muốn hóa thân thành bông hoa tỏa hương, con chim hót bên lăng Bác. Đặc biệt muốn trở thành “cây tre trung hiếu” trong “hàng tre xanh xanh Việt Nam”. Nghĩa là, sống đẹp, sống trung thành với lí tưởng của Bác. 0.5 đ Lưu ý: - Mỗi câu đúng được: 0.25đ. - Thí sinh chép sai 1 đến 2 từ thì trừ: 0.25đ. - Thí sinh chép sai 3 đến 4 từ thì trừ: 0.5đ. - Nếu thí sinh chép sai từ 5 từ trở lên thì không cho điểm. - Thí sinh chép và nêu đúng giá trị nội dung thì được điểm tuyệt đối. Câu 3 1. Yêu cầu về kĩ năng : - Có kĩ năng làm bài phân tích nhân vật đoạn trích văn xuôi. Nêu được tình cảm của cha con ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Văn viết có cảm xúc, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiếu biết về đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu, thí sinh có thể trình bày nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0.5 đ - Sự bộc lộ tình cảm mạnh mẽ, nồng nhiệt của bé Thu đối với cha, mặc dù trước đó bé Thu cố tình xa cách, cứng đầu, ương ngạnh. 1.5 đ + Thái độ, hành động, tình cảm của bé Thu đối với cha trong những ngày đầu ông Sáu về thăm nhà. 0.5 đ + Phân tích diễn biến tâm lí, hành động, tình cảm của bé Thu lúc cha sắp ra đi. 0.5đ + Tình cảm của bé Thu đối với cha gắn liền với tình cảm gia đình, cách mạng và tình yêu quê hương đất nước là tình cảm quý báu, mỗi người cần biết trân trọng, giữ gìn phát huy. 0.5 đ - Tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu 1.5đ + Sự thể hiện tình cảm sâu sắc của ông Sáu đối với con, đặc biệt qua kỉ vật “Chiếc lược ngà” biểu hiện tình cảm cha con sâu nặng, cao đẹp. 1.0 đ + Bộc lộ nét đẹp tâm hồn của người cán bộ cách mạng. 0.5 đ - Để diễn tả tình cảm cha con sâu nặng, xúc động, thiêng liêng trong hoàn cảnh khốc liệt, éo le của chiến tranh, tác giả đã xây dựng thành công (nghệ thuật): 1.5đ + Tình huống truyện bất ngờ, hợp lí. 0.5 đ + Xây dựng tính cách nhân vật trung thực, tự nhiên. 0.5 đ + Ngôn ngữ tác phẩm đặc sắc, đậm chất Nam Bộ. 0.5đ - Liên hệ: 0.5đ + Sống và làm việc sao cho xứng đáng với các tình cảm cao quý đó. 025 đ + Đây cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc cần gìn giữ, kế thừa và phát triển. 0.25 đ - Đánh giá chung về tình cha con qua đoạn trích. 0.5 đ Biểu điểm: - Điểm 5 6: Phân tích đầy đủ, sâu sắc có liên hệ phong phú, bài viết có cảm xúc, mạch lạc, bố cụ rõ ràng. - Điểm 3 đến dưới 5: Phân tích tốt, bố cục rõ ràng, còn mắc một số lỗi chính tả. - Điểm 1 đến dưới 3: Nội dung sài, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. ------------ Hết------------ . “Mai về miền Nam thương trào nước m t Muốn l m con chim hót quanh lăng Bác Muốn l m đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn l m cây tre trung hiếu chốn này”. 1.0. đ d. C m xúc sửa thành c m động. Lưu ý: + Thí sinh có thể không l m theo trình tự vẫn cho đi m. + Chỉ cần thí sinh t m ra m i từ sai được 0.25 đi m và sửa

Ngày đăng: 28/08/2013, 08:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w