Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Về mặt lý luận: Thứ nhất, nguồn nhân lực du lịch NNLDL được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, mang tínhquyết định đối với phát
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Về mặt lý luận:
Thứ nhất, nguồn nhân lực du lịch (NNLDL) được đánh
giá là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, mang tínhquyết định đối với phát triển du lịch của bất kỳ quốc gia nào.Theo đó, chất lượng của NNLDL đóng vai trò quan trọng, nóquyết định thành công của các đơn vị, tổ chức hay của chínhngành Du lịch Có thể thấy, phần lớn lao động du lịch tiếp xúctrực tiếp với khách hàng, do đó, chất lượng lao động không chỉphụ thuộc vào trình độ, kỹ năng tay nghề của người lao động
mà còn phụ thuộc vào thái độ làm việc
Thứ hai, các lý luận và đề xuất phát triển nguồn nhân
lực nói chung đã được khai thác, nghiên cứu từ rất lâu, tuynhiên, chủ đề phát triển nguồn nhân lực trong cụ thể ngành dulịch chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Với đặc thù
là một ngành dịch vụ có tiềm năng phát triển lớn trong tươnglai, ngành Du lịch đòi hỏi cần có đội ngũ nguồn nhân lực dồidào, chất lượng cao Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển nguồnnhân lực du lịch là hoạt động cần thiết, góp phần tạo nền tảng lýluận cho các hoạt động xây dựng, phát triển trên thực tế
Thứ tư, mặc dù đã có một số nghiên cứu ngoài nước về
chủ đề phát triển nguồn nhân lực du lịch, tuy nhiên mới chỉmang tính khái quát chung như Nolan (2002), Burke Ronald J.(2018), Do quy mô và đặc điểm của nguồn NLDL ở các vùng
là khác nhau, chính vì vậy, để phù hợp với điều kiện tự nhiên và
xã hội vùng TDMNBB đòi hỏi cần có nghiên cứu lý luận vềPTNNLDL cụ thể Đây chính là khoảng trống đòi hỏi cần cómột nghiên cứu cụ thể nhằm đưa ra các giải pháp chi tiết, phùhợp nhất với đặc điểm của các tỉnh TDMNBB
Trang 2Thứ ba, đa số các nghiên cứu hiện có mới chỉ tập trung
vào hoạt động đào tạo và phát triển NNLDL về chất lượng hoặc
về số lượng, điển hình như của tác giả Lee-Ross Darren,Josephine Pryce (2010), Baum Tom (2015); Cuffy Violet, JohnTribe, David Airey (2012); Ardahaey Fateme Tohidy (2012); Còn rất ít nghiên cứu đi sâu phân tích cả 4 hoạt động phát triểnNNLDL (bao gồm: Hoạt động quản lý nhà nước; Thu hút; Liênkết và hợp tác; Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồnNNLDL) Chính vì vậy, đòi hỏi cần có một nghiên cứu chi tiết,tổng hợp cả 4 yếu tố trên, tạo cơ sở lý luận chặt chẽ, đầy đủ chohoạt động phát triển NNLDL
tỷ lệ khiêm tốn trong tổng số lao động ngành Du lịch
Hầu hết lực lượng lao động (LLLĐ) trong ngành Du lịchcủa vùng được chuyển công tác từ các bộ phận và chuyên ngànhkhác nhau đến làm du lịch vì thế nghiệp vụ chuyên môn, kiếnthức về du lịch được tiếp thu chủ yếu qua các lớp tập huấn ngắnngày, qua học tập kinh nghiệm… nên hiện nay phần lớn số laođộng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, quản lý và
Trang 3hoạt động kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao, chưa tương xứngvới tiềm năng du lịch đang có.
Việc nghiên cứu xây dựng, ban hành đề án, quy hoạchphát triển NNLDL cũng chỉ được coi là một nội dung trong kếhoạch chung của ngành mà chưa có sự cụ thể hóa và toàn diện.Đây có thể nói là một trong những hạn chế trong công tác quản
lý nhà nước về du lịch mà ngành Du lịch các tỉnh trong vùngcần phải có sự biến đổi để tạo ra sự phát triển bền vững trongdài hạn
Xuất phát từ các lý do về mặt lý luận và yêu cầu củathực tiễn, với những nghiên cứu lý luận trong luận án, phântích thực trạng và đánh giá khách quan hoạt động phát triểnNNLDL tại các tỉnh TDMNBB, nghiên cứu sinh chọn đề tài
“Phát triển nguồn nhân lực du lịch cho các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ” làm đề tài luận án.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp, kiến
nghị góp phần phát triển NNLDL cho các tỉnh trung du, miềnnúi Bắc Bộ giai đoạn đến 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Nhiệm vụ nghiên cứu : Để đạt được mục đích nghiên
cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài gồm:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn nhân lực,
đặc điểm, vai trò của NNLDL, và phát triển NNLDL
Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm của một số vùng du
lịch trên thế giới và Việt Nam về phát triển NNLDL, từ đó rút rabài học kinh nghiệm cho các tỉnh TDMNBB
Ba là, phân tích thực trạng NNLDL, thực trạng hoạt
động phát triển NNLDL tại các tỉnh TDMNBB Qua đó rút racác ưu điểm, hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế tronghoạt động phát triển NNLDL tại các địa phương trong vùng làm
Trang 4cơ sở cho các đề xuất, kiến nghị phát triển nguồn nhân lực dulịch cho các tỉnh TDMNBB.
Bốn là, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm
hoàn thiện phát triển NNLDL cho các tỉnh TDMNBB đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận
án là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến NNLDL vàphát triển NNLDL của các tỉnh TDMNBB
Về nội dung và giới hạn nghiên cứu: Luận án tiếp cậnnội dung PTNNL theo góc độ quản lý kinh tế (kinh tế nguồnnhân lực), trong đó tác giả tập trung làm rõ các khái niệm, vaitrò, đặc điểm, các chức danh nhân sự của NNLDL, thực trạngNNLDL, các hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triểnNNLDL của một địa phương Luận án cũng đi vào nghiên cứukinh nghiệm phát triển NNLDL của một số vùng du lịch trong
và ngoài nước có ngành du lịch phát triển và rút ra bài học kinhnghiệm cho các tỉnh TDMNBB Luận án không nghiên cứuNNNLDL làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học, caođẳng, trung học hay cơ sở dạy nghề Một số doanh nghiệp dulịch có quy mô quá nhỏ hoặc các nhà nghỉ mới thành lập 1 nămtrở lại đây không thuộc đối tượng khảo sát
Về không gian: Việc khảo sát, điều tra số liệu của luận ántập trung tại 14 tỉnh TDMNBB bao gồm: Hòa Bình, Sơn La, ĐiệnBiên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, HàGiang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và BắcGiang
Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạngđội ngũ NNLDL và phát triển NNLDL tập trung chủ yếu tronggiai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017 Các giải pháp, kiến nghị
Trang 5đề xuất có phạm vi áp dụng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
4 Những đóng góp mới của đề tài luận án
Với việc thực hiện đề tài nghiên cứu về phát triểnNNLDL của các tỉnh TDMNBB, luận án sẽ đóng góp những vấn
đề về lý luận và thực tiễn như sau:
- Về lý luận : Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơbản về du lịch, NNL, đặc điểm, vai trò và các chức danh nhân sựcủa NNLDL nói chung, nội dung, mô hình và các yếu tố ảnhhưởng tới phát triển NNLDL nói riêng
Luận án trình bày ba nội dung của PTNNLDL gồm: tăngtrưởng về số lượng, phát triển về cơ cấu và phát triển về chấtlượng NNLDL Trong đó việc phát triển chất lượng của NNLDLqua các yếu tố: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sức khỏe, Hệthống hóa làm rõ các hoạt động PTNNLDL gồm: QLNN đối vớiPTNNLDL; Thu hút NNLDL; Đào tạo bồi dưỡng và nâng caochất lượng và Liên kết hợp tác PTNNLDL Đồng thời, luận áncũng đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới PTNNLDL theo
3 nhóm yếu tố, gồm: nhóm các yếu tố thuộc về môi trường vĩmô; nhóm các yếu tố môi trường ngành; và nhóm các yếu tốthuộc về doanh nghiệp và bản thân người lao động
- Về thực tiễn: Từ những kinh nghiệm phát triển NNLDLcủa các vùng du lịch trong và ngoài nước, luận án rút ra các bàihọc có giá trị áp dụng cho các tỉnh và thành phố cũng như cácvùng du lịch của Việt Nam Qua việc tiến hành điều tra khảo sát
và điều tra xã hội học tổng thể trên địa bàn của cả 14 tỉnh thuộcvùng TDMNBB, sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, luận án đã xemxét và đánh giá về thực trạng của NNLDL, tập trung đánh giáhoạt động phát triển NNLDL của các tỉnh TDMNBB trongnhững năm gần đây, những cơ hội và thách thức cho phát triểnNNLDL của các tỉnh TDMNBB trong quá trình hội nhập kinh tế
Trang 6Luận án chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân chínhcủa những hạn chế việc phát triển NNLDL của các tỉnhTDMNBB hiện nay; đồng thời đề xuất hệ thống các giải phápđồng bộ, có tính khả thi nhằm phát triển NNLDL tại khu vựckhảo sát; đồng thời đề xuất những kiến nghị cụ thể đối với cácbên có liên quan đến phát triển NNLDL như Bộ GD&ĐT, BộVHTTDL, Tổng cục Du lịch, UBND các tỉnh trong khu vực đểcác giải pháp có tính khả thi, mang lại hiệu quả như mong muốn.Kết quả của luận án gợi ý cho các các nhà QLNN trong lĩnh dulịch tại Việt Nam để xây dựng chính sách PTNNLDL, là tài liệutham khảo quan trọng cho các lãnh đạo doanh nghiệp du lịch trongquá trình xây dựng và phát triển đơn vị trong thời gian tới.
5 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tàiđược chia thành bốn chương với nội dung chính như sau:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triểnnguồn nhân lực du lịch và phương pháp nghiên cứu
Chương 2 Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thựctiễn về phát triển nguồn nhân lực du lịch
Chương 3 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịchcủa các tỉnh Trung du, miền núi Bắc Bộ
Chương 4 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triểnnguồn nhân lực du lịch cho các tỉnh Trung du, miền núi Bắc Bộtới năm 2025, tầm nhìn năm 2030
***
Trang 7CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
- Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và pháttriển nguồn nhân lực;
- Các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực
du lịch: Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước với phát triển nguồn nhân lực du lịch; Các công trình liên quan tới đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch; Các công trình nghiên cứu về thu hút NNLDL; Các công trình nghiên cứu về liên kết và hợp tác phát triển NNLDL của một địa phương; Các công trình nghiên cứu khác về
du lịch.
- Một số kết luận rút ra qua tổng quan tình hình nghiêncứu và những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu:
Một là, các công trình nghiên cứu trên đã hệ thống hóa,
phân tích khá rõ các khái niệm về nguồn nhân lực, phát triểnNNL, các nội dung phát triển NNL nói chung, nguồn nhân lựcngành du lịch nói riêng ở quy mô doanh nghiệp, ngành Nghiêncứu sinh sẽ kế thừa và vận dụng để xây dựng cơ sở lý luận cho đềtài luận án này
Hai là, các nghiên cứu của nước ngoài chủ yếu tập trung
vào những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị NNL Ít có nghiêncứu đi sâu phân tích PTNNLDL tại một khu vực, địa phươngtheo cả bốn hoạt động gồm: Quản lý nhà nước, thu hút, liên kết
và đào tạo, bồi dưỡng NNLDL mà chỉ tập trung vào hoạt độngđào tạo và phát triển NNLDL về chất lượng hoặc về số lượng
Trang 8Một số nghiên cứu khác đã hệ thống hóa cơ sở lý luận vềNNLDL, các đặc điểm và tiêu chuẩn chức danh nhân sự củangành du lịch, năng lực nghề nghiệp của từng chức danh nhân sựcủa du lịch, khái niệm phát triển NNLDL (gồm số lượng, cơ cấu,chất lượng, năng suất lao động); đồng thời đưa ra một số các yếu
tố ảnh hưởng đến phát triển NNLDL và nội dung, các hoạt pháttriển NNLDL tại một địa phương
Ba là, phần lớn các nghiên cứu trên đã phân tích khá rõ
thực trạng NNLDL, thực trạng hoạt động phát triển NNLDLcủacác loại hình doanh nghiệp du lịch nói riêng và ngành du lịch nóichung ở Việt Nam, đồng thời chỉ rõ được các hạn chế và nguyênnhân của hạn chế trong phát triển NNLDL ở các thời điểm và bốicảnh khác nhau
Bốn là, các công trình nghiên cứu đều nhấn mạnh về tầm
quan trọng của PTNNL, trong đó có NNLDL; đồng thời đưa ranhững giải pháp, kiến nghị và các định hướng đối với vấn đề này.Tuy nhiên, phần lớn các công trình chỉ đề cập đến những vấn đềchung của việc phát triển NNLDL Việt Nam, một số công trình
đã nghiên cứu về phát triển NNLDL của vùng Tây Bắc hoặc một
số địa phương của vùng TDMNBB hoặc từng hoạt động pháttriển nguồn nhân lực du lịch mà chưa có công trình nghiên cứuđầy đủ và toàn diện về phát triển NNLDL tại các tỉnh TDMNBBtrong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng Chưa có cáckhảo sát, đánh giá thực trạng NNLDL và phát triển NNLDLthông qua việc phân tích cả 4 hoạt động phát triển NNLDL củacác tỉnh TDMNBB (hoạt động quản lý nhà nước; hoạt động thuhút; hoạt động liên kết và hợp tác; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng,nâng cao chất lượng NNLDL) và dự báo về việc phát triểnNNLDL tại các tỉnh vùng TDMNBB
Năm là, trên cơ sở phân tích thực trạng NNLDL, phát
Trang 9triển NNLDL nói chung và chất lượng đào tạo NNLDL nói riêng
một số công trình đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả trong đào tạo, nâng cao chất lượng NNLDL Tuy nhiên, như
đã đề cập ở trên, các giải pháp đưa ra mới mang tính vĩ mô cho
cả nước, hoặc chỉ tập trung vào giải pháp đào tạo nhằm nâng cao
chất lượng nhân lực,hoặc tập trung vào một địa phương cụ thể,
chưa có công trình nghiên cứu một các toàn diện, trực tiếp đề
xuất các giải pháp phát triển NNLDL cho vùng TDMNBB
1.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án
Để đánh giá được thực trạng phát triển NNLDL cho các
tỉnh TDMNBB, tác giả đề xuất khung nghiên cứu:
Hình 1 Khung nghiên cứu của luận án
+ Phương pháp tiếp cận chung: Vận dụng các phương
Nội dung phát triển NNL DL
* Tăng trưởng NNLDL về số lượng
* Phát triển NNLDL về cơ cấu
* Phát triển NNLDL về trình độ và chất
lượng
Hoạt động phát triển NNLDL
* QLNN với phát triển NNLDL
* Thu hút nguồn nhân lực du lịch
* Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất
lượng NNLDL
* Liên kết và hợp tác phát triển
NNLDL
Các yếu tố ảnh hưởng
* Yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô
* Yếu tố thuộc về môi trường ngành
* Yếu tố thuộc về doanh nghiệp
* Yếu tố thuộc về bản thân người lao
động
Thực trạng phát triển NNLDL cho các tỉnh TDMNB B
Các giải pháp phát triển NNLDL cho các tỉnh TDMNBB
Trang 10pháp như phân tích, tổng hợp, dự báo, tư duy logic, các kỹ thuậtnhư thống kê, so sánh và đánh giá, phỏng vấn chuyên gia… kếthợp với phương pháp định lượng và định tính trong nghiên cứu
lý luận cũng như trong đánh giá thực tiễn
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Thu thập dữ liệu thứ cấp: Bộ VHTT&DL, Tổng Cục
du lịch, 14 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sách, luận án, tạpchí, kỷ yếu hội thảo,…
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập
thông qua điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn chuyêngia Dữ liệu sơ cấp là các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lýnhà nước tại các Sở VHTTDL, các cán bộ quản lý tại các doanhnghiệp du lịch tại vùng trung du, miền núi Bắc Bộ
- Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: Tiến hành cảđịnh tính và định lượng Các số liệu thu thập, khảo sát sẽ đượcphân tích trên phần mềm xử lý số liệu thống kê xã hội học SPSS
và được tổng hợp và phân tích, so sánh trên bảng Excel
***
Trang 11CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH 2.1 Một số khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch
2.1.1 Khái niệm du lịch, nguồn nhân lực và NNLDL
“ Nguồn nhân lực ngành du lịch là toàn bộ lực lượng lao động ngành Du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thể hiện thông qua số lượng, chất lượng (thể lực, trí lực, tâm lực) và cơ cấu lao động của ngành”.
2.1.2 Vai trò và đặc điểm của nguồn nhân lực du lịch
2.1.3 Phân loại, các chức danh nhân lực trong ngành du lịch2.1.4 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực du lịch
“Phát triển NNLDL là sự tăng trưởng về số lượng, phát triển về cơ cấu và nâng cao chất lượng NNLDL trên các mặt (mức độ đáp ứng yêu cầu công việc, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thể chất và tinh thần, thái độ làm việc) bằng các các hoạt động như thu hút, xây dựng chính sách, hoạt động liên kết và biện pháp đào tạo, bồi dưỡng NNLDL cho phù hợp với yêu cầu phát triển KTXH và PTDL của địa phương, vùng
du lịch, một quốc gia trong từng giai đoạn phát triển”.
2.2 Nội dung và các hoạt động phát triển nguồn nhân lực
du lịch
2.2.1 Nội dung phát triển nguồn nhân lực du lịch
- Tăng trưởng NNLDL về số lượng;
- Phát triển NNLDL về cơ cấu;
- Phát triển NNLDL về trình độ và chất lượng
2.2.2 Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch
Trang 122.2.3 Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch
a Quản lý nhà nước đối với phát triển NNLDL
b Hoạt động thu hút NNLDL
c Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng NNLDL
d Liên kết và hợp tác phát triển NNLDL
2.2.3 Tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực du lịch
Qua nghiên cứu tài liệu và tổng hợp ý kiến chuyên gia, theoquan điểm của nghiên cứu sinh có 11 tiêu chí để đánh giá sựphát triển NNLDL gồm: (1) Quy mô về NNLDL tại thời điểmđánh giá; (2) Tỷ lệ NNLDL tăng bình quân hàng năm; (3) Mứctăng (giảm) hàng năm của NNLDL; (4) Sự chuyển dịch cơ cấutheo hướng tiến bộ, hợp lý; (5) Tiêu chí đánh giá về chất lượng;(6) Hiệu quả hoạt động đào tạo NNLDL; (7) Tài chính cho pháttriển NNLDL; (8) Chất lượng xây dựng chiến lược, quy hoạchphát triển NNLDL; (9) Hiệu quả của chính sách thu hútNNLDL của địa phương; (10) Hiệu quả của công tác tổ chứcquản lý phát triển NNLDL của địa phương; (11) Hiệu quả hoạtđộng liên kết, hợp tác phát triển NNLDL
Trong đó, chín tiêu chí đánh giá chất lượng NNLDL phù hợpvới đề tài luận án được xác định gồm: (1) Kiến thức chung vàchuyên môn nghề nghiệp; (2) Kỹ năng giao tiếp, phục vụ kháchhàng; (3) Kỹ năng ngoại ngữ; (4) Kỹ năng lãnh đạo và quản lý;(5) Chấp hành nội quy về lao động; (6) Tinh thần và thái độ làmviệc; (7) Kinh nghiệm làm việc; (8) Sức khỏe và độ tuổi; (9) Kỹnăng khác (xử lý tình huống, công nghệ thông tin, làm việcnhóm ,…)
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực du lịch
2.3.1 Yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô
2.3.2 Yếu tố thuộc môi trường ngành
2.3.3 Yếu tố thuộc về doanh nghiệp và bản