1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 1 1000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại xã vĩnh tiến huyện kim bôi tỉnh hòa bình

73 119 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 3,37 MB

Nội dung

Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất là những công việc chính của công tác quản lýNhà nước về đất đai đã được quy định tro

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-HOÀNG DUY HƯỚNG

T ên đề t à i:

THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỈ LỆ 1:1000 TỜ SỐ BẢN ĐỒ 16 TỪ SỐ LIỆU ĐO ĐẠC TẠI XÃ VĨNH TIẾN, HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-HOÀNG DUY HƯỚNG

T ên đề t à i:

THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỈ LỆ 1/1000 TỜ SỐ BẢN ĐỒ 16 TỪ SỐ LIỆU ĐO ĐẠC TẠI XÃ VĨNH TIẾN, HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : ThS Vũ Thị Kim Hảo

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 3

Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tậpcủa mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng

lý thuyết vào thực tiễn Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiếnthức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầuthực tiễn của công việc sau này

Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban chủnhiệm khoa Quản lý Tài nguyên và Ban giám đốc Công ty Cổ phần Khảo sát

Đo đạc và Môi trường Nam Việt em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 1:1000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình”.

Trong suốt quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy

cô giáo và cán bộ, kỹ thuật viên nơi em thực tập tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm,Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, các thầy, cô giáo trong Khoa Quản

lý tài nguyên và đặc biệt là cô giáo ThS Vũ Thị Kim Hảo người đã trực tiếphướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Em xin cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ và kỹ thuật viên Công ty Cổ phầnKhảo sát Đo đạc và Môi trường Nam Việt đã giúp đỡ em hoàn thành khóaluận này

Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, đónggóp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2018

Sinh viên Hoàng Duy Hướng

Trang 4

Bảng 2.1 Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ 12

Bảng 2.2: Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ 14

Bảng 2.3: Chỉ tiêu kỹ thuật thành lập lưới địa chính 16

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Vĩnh Tiến năm 2017 37

Bảng 4.2 Bảng công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ 38

Bảng 4.3: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường 41

Bảng 4.4: Điểm địa chính cơ sở 44

Bảng 4.5: Tọa độ địa chính mới xây dựng 44

Bảng 4.6: Tọa độ sau khi bình sai 44

Bảng 4.7: Tọa độ điểm đo tờ bản đồ số 16 45

Trang 5

Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger 9

Hình 2.2: Phép chiếu UTM 9

Hình 2.3: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis 26

Hình 2.4 Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử 29

Hình 4.1: Làm việc với phần mềm T-COM 47

Hình 4.2: Làm việc với phần mềm TOP2ASC 48

Hình 4.3: Phần mềm chạy ra các số liệu đo được trong máy 48

Hình 4.4: Mở phần mềm Microstation V8i 49

Hình 4.5: Chọn ổ chứa file số liệu txt 49

Hình 4.6: Phun điểm chi tiết lên bản vẽ 50

Hình 4.7: Một góc tờ bản đồ trong quá trình nối điểm 51

Hình 4.8: Tự động tìm, sửa lỗi Clean 52

Hình 4.9: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất 53

Hình 4.10: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi 53

Hình 4.11: Bản đồ sau khi phân mảnh 54

Hình 4.12: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa 54

Hình 4.13: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa 55

Hình 4.14: Đánh số thửa tự động 56

Hình 4.15: Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn 57

Hình 4.16: Vẽ nhãn thửa 58

Hình 4.17: Sửa bảng nhãn thửa 59

Hình 4.18: Tạo khung bản đồ địa chính 60

Hình 4.19 : Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh 60

Trang 6

Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

UTM Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc

VN-2000 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000

Trang 7

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC BẢNG 2

DANH MỤC HÌNH 3

DANH MỤC VIẾT TẮT 4

MỤC LỤC 5

PHẦN 1 5

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.3 Yêu cầu 3

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

PHẦN 2 4

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học của việc thành lập bản đồ địa chính 4

2.1.1 Khái niệm, tính chất, vai trò bản đồ địa chính 4

2.1.2 Các loại bản đồ địa chính 4

2.1.3 Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 5

2.1.4.Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 8

2.1.5 Phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính 10

2.2 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 14

2.3 Thành lập lưới khống chế trắc địa 15

2.4 Thành lập đường chuyền kinh vĩ 16

2.5 Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 17

2.5.1 Đo vẽ chi tiết và xử lý số liệu 17

2.6 Phần mềm ứng dụng trong thành lập bản đồ địa chính 21

2.6.1 Phần mềm Mapping Office, phần mềm MicroStation 21

2.6.2 Phần mềm Famis 23

2.7 Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử 27

2.7.1 Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử 27

2.7.2 Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ 27

2.7.3 Đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử 28

2.8.Giới thiệu về phần mềm TMV.Map 29

PHẦN 3 31

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

Trang 8

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 31

3.3 Nội dung nghiên cứu 31

3.3.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Vĩnh Tiến 31

3.3.2 Thành lập lưới khống chế đo vẽ 31

3.3.3 Thành lập mảnh bản đồ địa chính xã từ số liệu đo chi tiết 31

3.4 Phương pháp nghiên cứu 31

3.4.1 Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu 31

3.4.2 Phương pháp đo đạc 32

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 32

3.4.4 Phương pháp xây dựng bản đồ địa chính 32

PHẦN 4 34

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN 34

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 34

4.1.1 Điều kiện tự nhiên: 34

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội: 34

4.1.3 Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai 36

4.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường 39

4.2 Công tác thành lập lưới kinh vĩ 40

4.2.1 Công tác ngoại ngiệp 40

4.2.2 Công tác nội nghiệp 43

4.2.3 Đo vẽ chi tiết, biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation V8i, Famis và Gcadas 46

4.2.4 Kiểm tra, nghiệm thu các tài liệu 61

PHẦN 5 63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63

5.1 Kết luận 63

5.2 Kiến nghị 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 9

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quýgiá của mỗi quốc gia Đất đai là yếu tố duy nhất của sự sống, nếu không có đất

sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người Cho nên việcbảo vệ nguồn tài nguyên đất đai là một vấn đề hết sức quan trọng

Công tác quản lý và sử dụng đất đã và đang trở thành nhu cầu khôngthể thiếu trong bất kỳ một xã hội nào Ngay từ thuở sơ khai của xã hội loàingười, vấn đề sở hữu đất đai đã giữ một vai trò cốt lõi, nó đã từng là mộttrong những căn bản chủ yếu tạo nên của cải và sự giàu có của mỗi cá nhân.Địa chính đã thực sự được nhiều dân tộc sử dụng từ thời cổ đại Trong giaiđoạn vừa qua công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn rất sơ sài do

đó đã dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng đất Để việcquản lý đất đai được chặt chẽ toàn diện chúng ta cần phải thực hiện tốt cáccông tác như đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp,lâm nghiệp và sở hữu nhà ở Xác định hiện trạng sử dụng đất, theo dõi biếnđộng đất đai, lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết, giải quyết tranh chấp đất đai,cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân cư, quy hoạch giao thông thủy lợi

Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất là những công việc chính của công tác quản lýNhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật Đất đai năm 2013 Đây làchủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong các nhu cầu cấp bách củangành Địa chính trong cả nước nói chung và của tỉnh Hòa Bình nói riêng Đểquản lý đất đai một cách chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học

và kỹ thuật cao, cần thiết phải có bộ bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ địachính hoàn chỉnh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trang 10

Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là một phần của dự

án nêu trên

Để bảo vệ quỹ đất đai của địa phương cũng như để phục vụ tốt hơn chocông tác quản lý đất đai thì bản đồ địa chính là một trong những tài liệu hếtsức cần thiết, vì nó là nguồn tài liệu cơ sở cung cấp thông tin cho người quản

lý, sử dụng đất đai, đồng thời là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chínhmang tính pháp lý cao Với tính chất hết sức quan trọng của hệ thống bản đồđịa chính

Để phục vụ mục đích trên, được sự đồng ý của Sở Tài nguyên và Môitrường tỉnh Hòa Bình, Phòng quản lý các dự án đo đạc và bản đồ - Công ty

Cổ phần Khảo sát Đo đạc và Môi trường Nam Việt đã tổ chức khảo sát, thuthập tài liệu lập Thiết kế kỹ thuật - Dự toán: Đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ

sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình,

đã tiến hành xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho các địa xã trên địa bàntỉnh trong đó có xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

Với tính cấp thiết của việc phải xây dựng hệ thống bản đồ địa chínhcho toàn khu vực xã Vĩnh Tiến, với sự phân công, giúp đỡ của Ban giámhiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, Công ty Cổphần Khảo sát Đo đạc và Môi trường Nam Việt với sự hướng dẫn của cô

giáo Th.S Vũ Thị Kim Hảo em tiến hành nghiên cứu đề tài “Thành lập bản

đồ đia chính tỉ lệ 1:1000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Từ số liệu đo đạc sử dụng công nghệ tin học trên cơ sở ứng dụng phầnmềm Microstation, Famis thành lập bản đồ địa chính

- Hỗ trợ việc quản lý hồ sơ địa chính và công tác quản lý nhà nước vềđất đai cho UBND các cấp

Trang 11

- Giúp cho cán bộ quản lý đất đai quản lý tốt đất tại xã Vĩnh Tiến mộtcách dễ dàng.

- Thành lập 1 tờ BĐĐC tỷ lệ 1:1000 cho xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi,tỉnh Hòa Bình

1.4 Ý nghĩa của đề tài

- Giúp sử dụng thành thạo các phương pháp nhập số liệu, xử lý các sốliệu đo đạc, quy trình thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo đạc

- Trong học tập và nghiên cứu khoa học

+ Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức

đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc

- Trong thực tiễn

+ Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng máy toàn đạc điện tử trongcông tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhànước về đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn

+ Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theocông nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ TàiNguyên và Môi Trường

Trang 12

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của việc thành lập bản đồ địa chính

2.1.1 Khái niệm, tính chất, vai trò bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là bản đồ trên đó thể hiện các dạng đồ họa và ghi chú,phản ánh những thông tin về vị trí, ý nghĩa, trạng thái pháp lý của các thửa đất, phản ánh các đặc điểm khác thuộc đia chính quốc gia

Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai trên đó thể hiện chínhxác vị trí ranh giới, diện tích và một số thông tin đia chính của từng thửa đất,vùng đất Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đếnđất đai được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn vàthống nhất trong phạm vi cả nước

Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính, mang tính pháp

lý cao phục vụ chặt chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, là cơ sở để thựchiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như:

Làm cơ sở thực hiện đăng kí đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Làm cơ sở để Thống kê, kiểm kê đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất Xác định hiện trạng và theo dõi biến động, phục vụ chỉnh lý biếnđộng từng thửa đất Đồng thời phục vụ công tác thanh tra tình hình sử dụngđất và giải quyết khiếu nại,tố cáo tranh chấp đất đai

2.1.2 Các loại bản đồ địa chính

- Bản đồ địa chính được lưu ở hai dạng là bản đồ giấy và bản đồ số địachính Bản đồ giấy địa chính là bản đồ truyền thống, các thông tin rõ ràng, trựcquan, dễ sử dụng nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú được thể hiện trên giấy

Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy,song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một

hệ thống ký hiệu đã số hoá Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ

Trang 13

độ, còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá Khi thành lập bản đồ địa chínhcần phải quan tâm đầy đủ đến các yêu cầu cơ bản sau:

- Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất và loại đất Ngoài ra,bản đồ địa chính cần thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố: Giao thông,thủy lợi, thông tin, địa vật đặc trưng .Ở những vùng có độ chênh cao cần thểhiện cả về mặt địa hình

- Các yếu tố pháp lý được điều tra, được thể hiện chính xác và chặt chẽ.Bản đồ địa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp

để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất

- Cơ bản bản đồ địa chính có 2 loại:

+ Bản đồ địa chính gốc: Là bản đồ được đo vẽ thể hiện hiện trạng sửdụng đất, là tài liệu cơ sở cho biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thành lập bản

đồ địa chính theo đơn vị cấp xã

+ Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất, xác định ranhgiới, diện tích, loại đất của mỗi thửa đất theo thống kê của từng chủ sử dụng

và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính

2.1.3 Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính

* Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính

Một sô yếu tố cơ bản và các yếu tố phụ khác có liên quan của bản đồ địachính mà chúng ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất

Yếu tố điểm: Điểm chỉ một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc.

Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng của địa vật, chúng tacần chú ý quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng

Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng hay những đường cong Đối với

đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối Đối vớiđường gấp khúc và Các đường cong cần quản lý toạ độ các điểm đặc trưngcủa nó và đưa về dạng hình học cơ bản để có thể quản lý các yếu tố đặc trưng

Trang 14

Thửa đất: là một mảnh đất tồn tại ở thực địa được giới hạn bởi một

đường bao khép kín, có diện tích xác định, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sửdụng nhất định Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất

Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có

đường ranh giới phân chia không ổn định, có các khu được sử dụng vào cácmục đích khác nhau, mức tính thuế khác nhau Loại thửa này gọi là thửa đấtphụ hay đơn vị tính thuế

Lô đất: Là vùng đất gồm một hoặc nhiều loại đất Thông thường lô đất

được giới hạn bởi các con đường kênh mương, sông ngòi Đất đai được chia

lô theo điều kiện tương đồng nhất định (độ cao, độ dốc, mục đích sử dụng)

Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất Khu

đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu

Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư , cộng đồng người cùng sống

và lao động sản xuất trên một vùng đất Các cụm dân cư thường có sự kếtmạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo nghề nghiệp

Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản, tổ dân

phố Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiệnchức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện trong phạm vi lãnh thổ củamình

* Nội dung của bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính vì vậy trênbản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu của quản lý đất đai:

Điểm khống chế tọa độ và độ và độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ

các điểm khống chế các cấp, lưới tọa độ địa chính cấp 1, cấp 2 và các điểmkhống chế đo vẽ có chôn mốc ở thực địa để sử dụng lâu dài Đây là yếu tốdạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0,1 mm trên bản đồ

Địa giới hành chính các cấp: Cần thể hiện chính xác đường địa giới

quốc gia, địa giới hành chính các cấp Tỉnh, Huyện, Xã, các mốc địa giới hànhchính , các điểm ngoặt của đường địa giới Khi đường địa giới cấp thấp trùngvới đường địa giới cấp cao hơn thì ưu tiên biểu thị đường địa giới cấp cao

Trang 15

hơn Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới đang được lưu thôngtrong các cơ quan nhà nước.

Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính.

Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạngđường gấp khúc hoặc đường cong Để xác định vị trí thủa đất cần đo vẽ chínhxác các điểm đặc trưng trên đường ranh giới của nó như điểm góc thửa điểmngoặt, điểm cong của đường biên Đối với mỗi thửa đất, trên bản đồ còn phảithể hiện đầy đủ 3 yếu tố là số thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích

sử dụng

Loại đất: Tiến hành phân loại và thể hiện 5 loại đất chính là đất nông

nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng Trên bản

đồ địa chính cần phân loại đến từng thửa đất, từng loại đất chi tiết

Công trình xây đựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ lớn ở

vùng đất thổ cư, đặc biệt là ở khu vực đô thị thì trên từng thửa đất còn phảithể hiện chính xác ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhàlàm việc, Các công trình được xây dựng theo mép tường phía ngoài Trên

vị trí công trình còn biểu thị tính chất công trình như gạch nhà, nhà bê tông,nhà nhiều tầng

Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ cần thể hiện ranh giới các khu dân

cư, ranh giới lãnh thổ sử dụng đất của các doanh nghiệp, của các tổ chức xãhội, doanh trại quân đội,

Hệ thống giao thông: Cần thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ,

đường trong làng, đường ngoài đồng, đường phố, ngõ phố, Đo vẽ chínhxác vị trí tim đường, mặt đường, chỉ giới đường, các công trình cấu cống trênđường và tính chất cong đường Giới hạn thể hiện hệ thông giao thông là chânđường, đường có độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độrộng nhỏ hơn 0.5 mm thì vẽ một nét và ghi chú độ rộng

Mạng lưới thủy văn: Thể hiện hệ thông sông ngòi, kênh mương, ao hồ,

Đo vẽ theo mức nước cao nhất hoặc mức nước tại thời điểm đo vẽ Độ rộng

Trang 16

lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm thìtrên bản đồ vẽ một nét theo đường tim của nó Khi đo vẽ trong khu vực dân

cư thì phải vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng Sông ngòi, kênhmương cần phải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy

Địa vật quan trọng: Trên bản đồ cần thể hiện các địa vật có ý nghĩa định

hướng

Mốc giới quy hoạch: Thể hiện đầy đủ mốc giới quy hoạch, chỉ giới quy

hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo

vệ đê điều

Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ ở vùng đặc biệt còn phải thể hiện dáng đất

bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao

2.1.4.Cơ sở toán học của bản đồ địa chính

Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thốngthông tin đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải là một hệ thốngthống nhất về cơ sở toán học và độ chính xác Muốn vậy phải xây dựng lướitoạ độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản

đồ Trong khi lựa chọn hệ quy chiếu cần đặc biệt ưu tiên giảm nhỏ đến mức

có thể ảnh hưởng của biến dạng phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ.Thực tế hiện nay có hai lưới chiếu đẳng góc có khả năng sử dụng cho bản

đồ địa chính Việt Nam đó là lưới chiếu Gauss và UTM Sơ đồ múi chiếu vàđặc điểm biến dạng của hai phép chiếu Gauss và UTM được thể hiện trên hìnhsau:

Lưới chiếu Gauss – Kruger

Trang 17

Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger

Lưới này được thiết lập theo các điều kiện sau:

Thể elipxoid quả đất Kraxovski (1946) với:

Phép chiếu UTM

Hình 2.2: Phép chiếu UTM

Lợi thế cơ bản của lưới chiếu UTM là biến dạng qua phép chiếu nhỏ vàtương đối đồng nhất Tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến trục múi 60 là m0 = 0,9996,trên hai kinh tuyến đối xứng nhau cách nhau khoảng 1,50 so với kinh tuyếnm=1, trên kinh tuyến biên của múi chiếu m>1 Ngày nay nhiều nước phươngTây và trong vùng Đông Nam Á dùng múi chiếu UTM và Elipxoid WGS84.Ngoài ưu điểm cơ bản là biến dạng nhỏ, nếu dùng múi chiếu UTM sẽ thuận

Trang 18

lợi hơn trong công việc sử dụng một số công nghệ của phương Tây và tiệnliên hệ toạ độ Nhà nước Việt Nam với hệ toạ độ quốc tế.

Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sửdụng phép chiếu Gauss Tháng 7 năm 2000 Tổng cục Địa chính đã công bố vàđưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ nhà nước VN-2000

Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kíchthước thực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1:10000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha)

ở thực địa [3]

Trang 19

Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 sốđầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ

X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trênkhung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính [3]

- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ôvuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1:5000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thựcđịa

Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 sốđầu là 03 số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của toạ độ

Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địachính [3]

- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông

có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính

tỷ lệ

1:2000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ

1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa

Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theonguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu của mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạchnối (-) và số thứ tự ô vuông [3]

- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông

có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính

tỷ lệ 1:1000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ

lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa [3]

Trang 20

Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từtrái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự

ô vuông [3]

- Bản đồ tỷ lệ 1:500

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông

có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1:500 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thựcđịa

Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theonguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạchnối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn [3]

- Bản đồ tỷ lệ 1:200

Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông cókích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính

tỷ lệ 1:200 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ

lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa

Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theonguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạchnối (-) và số thứ tự ô vuông [3]

Bảng 2.1 Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ

Trang 21

Khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làmmuối, đất nông nghiệp khác: tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000 và 1:5000 Đối vớikhu vực đất sản xuất nông nghiệp mà phần lớn các thửa đất nhỏ, hẹp hoặc khuvực đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực đất đô thị, trong khu vực đất ởchọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1:1000 hoặc 1:500 và phải được quy định rõ trongthiết kế kỹ thuật - dự toán công trình.

Khu vực đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng:

+ Các thành phố lớn, các khu vực có các thửa đất nhỏ hẹp, xây dựngchưa theo quy hoạch, khu vực giá trị kinh tế sử dụng đất cao tỷ lệ đo vẽ cơbản là 1:200 hoặc 1:500

+ Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế,văn hoá quan trọng tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:500 hoặc 1:1000

+ Các khu dân cư nông thôn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:1000 hoặc 1:2000 Khu vực đất lâm nghiệp, đất trồng cây công nghiệp tỷ lệ đo vẽ cơ bản là1:5000 hoặc 1:10000

Khu vực đất chưa sử dụng: thường nằm xen kẽ giữa các loại đất trên nênđược đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ Khu vực đất

Trang 22

đồi, núi, khu duyên hải có diện tích đất chưa sử dụng lớn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là1:10000.

Khu vực đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang,nghĩa địa, đất sông, suối, đất có mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp;thường nằm xen kẽ giữa các loại đất trên nên được đo vẽ và biểu thị trên bản

đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ cho toàn khu vực

Cơ sở để chọn tỷ lệ đo vẽ cơ bản và tỷ lệ trích đo phải nêu chi tiết trongthiết kế kỹ thuật - dự toán công trình thành lập bản đồ địa chính và hồ sơ địachính của đơn vị hành chính hay khu vực [3]

* Độ chính xác tỷ lệ bản đồ địa chính

Do khoảng cách nhìn từ mắt là 25cm, mắt người bình thường có thểphân biệt được khoảng cách giữa 2 điểm là 0,1mm trên bản đồ được coi là độchính xác của tỷ lệ bản đồ

Độ chính xác được thể hiện qua bảng 2.2:

Trang 23

Hiện nay khi đo vẽ thành lập bản đồ địa chính ta có thể chọn một trongcác phương pháp sau:

Đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa bằng các loại máy kinh vĩ (có thể là máykinh vĩ quang học hoặc máy toàn đạc điện tử) gọi là phương pháp toàn đạc.Thành lập bằng phương pháp đo vẽ ảnh chụp từ máy bay kết hợp đo vẽtrực tiếp ngoài thực địa hay phương pháp ảnh hàng không

Thành lập bằng phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiếttrên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ

Phương pháp toàn đạc: Phương pháp toàn đạc là phương pháp xác định

vị trí tương đối của các điểm chi tiết địa vật so với điểm khống chế đo vẽbằng máy kinh vĩ hoặc máy toàn đạc điện tử

Phương pháp bàn đạc: Đo góc nằm ngang người ta ghim giấy vẽ trên vánbàn đạc, đặt ván vẽ vào vị trí nằm ngang, hướng ống kính máy đến các điểm

đo và kẻ hướng đến các điểm đo theo cạnh và thước máy bàn đạc Bản đồđược thành lập và đối chiếu ngoài thực địa để đảm bảo chất lượng bản đồ.Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp biên tập, biên vẽ và bổsung chi tiết từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ Phương pháp này thực chất là biêntập lại các yếu tố nội dung của bản đồ địa hình phù hợp với nội dung bản đồđịa chính mới ở thời điểm đo vẽ [2]

2.3 Thành lập lưới khống chế trắc địa

* Quy định chung

Lưới địa chính được xây dựng bằng phương pháp đường chuyền hoặc bằng công nghệ GPS theo đồ hình lưới tam giác dày đặc, đồ hình chuỗitam giác, tứ giác để làm cơ sở phát triển lưới khống chế đo vẽ

Dù thành lập lưới địa chính bằng phương pháp nào cũng phải đảm bảo

độ chính xác sau bình sai theo quy định sau:

Trang 24

Bảng 2.3: Chỉ tiêu kỹ thuật thành lập lưới địa chính

1 Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau

bình sai

≤ 5 cm

2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai ≤ 1:50000

3 Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới

Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400 m

Đối với cạnh nhỏ hơn 400 m ≤ 10 giây≤ 5 giây

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014) [7]

Lưới địa chính phải được đo nối với ít nhất 2 điểm toạ độ Nhà nước có

độ chính xác từ điểm địa chính cơ sở hoặc từ điểm hạng IV Nhà nước trở lên

Trước khi thiết kế lưới phải tiến hành khảo sát thực địa để chọn phươngpháp xây dựng lưới phù hợp và phải lưu ý sao cho thuận tiện cho phát triểnlưới khống chế đo vẽ

2.4 Thành lập đường chuyền kinh vĩ

Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địachính của khu đo Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ và độ cao, có hai cấphạng lưới và lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2

Trang 25

Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từđiểm địa chính trở lên.

Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độchính xác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên [8]

2.5 Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ

2.5.1 Đo vẽ chi tiết và xử lý số liệu

I Để đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối Làm cơ sở sốliệu thành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp

đo như Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương phápgiao hội góc, phương pháp toạ độ cực, vv… Nhưng với khối lượng điểm chitiết nhiều và đòi hỏi độ chính xác cao và thường được áp dụng nhiều nhất đó

là phương pháp toạ độ cực tốc độ nhanh và hiệu quả nhất

Phương pháp đo toạ độ cực các điểm chi tiết:

Trên thực tế có 2 điểm khống chế đã có toạ độ, độ cao phục vụ cho việc

đo chi tiết ( điểm A01, A02), ta đặt máy tại điểm khống chế A01, cân bằngmáy đưa tâm máy trùng với tâm điểm A01 Tại điểm A02 ta dựng tiêu đượcđịnh tâm bằng tâm quang học, máy ở điểm A01 quay ống kính ngắm vào tâmtiêu A02 và đưa bàn độ bằng về 000 00‟ 00‟‟ ta đo kiểm tra lại chiều dài

từ đểm A01 đến điểm A02 Quay máy về điểm chi tiết cần đo ta đo ra đượcgóc ngang, góc đứng chiều dài Tất cả các số liệu đo được ghi vào bộ nhớriêng của máy toàn đạc điện tử

Phương pháp tính toạ độ điểm chi tiết:

Toạ độ các điểm chi tiết được tính theo công thức sau: XP = XA1 +DXA1-P

YP = YA1 + DYA1-P

Trong đó DXA1-P = Cos aA1 - P * S DYA1-P = Sin aA1 - P * S [2]

II Phương pháp đo vẽ BDDC bằng máy toàn đạc điện tử

Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử trong đo vẽ chi tiết

Trang 26

Máy toàn đạc điện tử (Total Station) cho phép ta giải quyết nhiều bàitoán trắc địa, địa chính, địa hình và công trình, ở đây trong đề tài tốt nghiệp

Em chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa chính.Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử là sự ghép nối giữa 3 khối chính làmáy đo xa điện tử EDM, máy kinh vĩ số DT với bộ vi sử lý trung tâm CPU.( Central Processing Unit- Micropocessor )

Đặc trưng cơ bản của khối EDM là xác định khoảng cách nghiêng D từđiểm đặt máy đến điểm đặt gương phản xạ ( điểm chi tiết ), còn đối với kinh

vĩ số DT là các định trị số hướng ngang ( hay góc bằng ) và góc đứng v (haythiên đỉnh z ) Bộ vi xử lý CPU cho phép nhập các dữ liệu như hằng sốmáy(K), số liệu khí tượng môi trường đo ( nhiệt độ, áp xuất), toạ độ và độ cao( X,Y,H ) của trạm đặt máy và của điểm định hướng, chiều cao máy( im),chiều cao gương (lg) Nhờ sự trợ giúp của các phần mềm tiện ích cài đặt trongCPU mà với các dữ liệu trên sẽ cho ta số liệu toạ độ và độ cao của điểm chitiết Số liệu này có thể được hiển thị trên màn hình tinh thể, hoặc lưu trữ trong

bộ nhớ trong ( RAM- Random Access Memory ) hoặc bộ nhớ ngoài ( gọi làfield book- sổ tay điện tử ) và sau đó được trút qua máy tính Việc biên tậpbản đồ gốc được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng của các thông tinđịa lý ( GIS ) cài đặt trong máy tính [2]

Quy trình đo vẽ chi tiết và sử lý số liệu tại máy toàn đạc điện tử

Công tác chuẩn bị máy móc

Tại một trạm đo cần có một máy toàn đạc điện tử, một bộ nhiệt kế và áp

kế (có một số máy tự cảm ứng mà không cần đo nhiệt độ, áp xuất ), mộtthước thép 2m để đo chiều cao máy và gương phản xạ Tại điểm định hướng,

để đảm bảo độ chính xác phải có giá ba chân gắn bảng ngắm hoặc gươngphản xạ với bộ cân bằng dọi tâm quang học Tại các điểm chi tiết có thể dùnggương sào Các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và điều chỉnh

Trình tự đo

Trang 27

Tại điểm định hướng B, tiến hành cân bằng và dọi tâm chính xác bảngngắm hoặc gương.

Trang 28

XB,YB), chiều cao máy im, chiều cao gương sào (lg) Đưa trị số hướng mở đầu về00'00'00".

Quay ống kính về ngắn tâm gương sào tại điểm chi tiết 1 lúc này máy sẽ tựđộng đo và nhập dữ liệu vào CPU các trị số khoảng cách nghiêng DA1, gócbằng 1( kẹp giữa hướng mở đầu AB và hướng A1) và góc đứng v1( hoặc gócthiên đỉnh z1)

Nguyên tắc xử lý Số liệu trong CPU.

Với các lệnh được thực hiện trên bàn phím của máy, bộ xử lý CPU bằng các phầnmềm tiện ích lần lượt thực hiện các bài toán sau:

Tính số gia toạ độ giữa điểm trạm máy A và điểm định hướng B: XAB= XB - XA YAB= YB - YA

Tính góc định hướng của cạnh mở đầu:

Trang 29

YA1= SA1sin SA1

Tính toạ độ mặt phẳng của điểm chi tiết 1: X1= XA+ XA1

Y1= YA+ XA1

Tính chênh cao giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1: HA1=SA1tgv+v1+ im- lg

Hoặc HA1= SA1cotgZ1+ im- lg

Tính độ cao điểm chi tiết 1: H1= HA+hA1

Như vậy số liệu toạ độ không gian ba chiều ( x,y,H) của điểm chi tiết 1được CPU tự động tính toán Số liệu này có thể được biểu thị trên màn hìnhtinh thể hoặc lưu giữ trong bộ nhớ trong hoặc bộ nhớ ngoài ( Field book ) [9]

2.6 Phần mềm ứng dụng trong thành lập bản đồ địa chính

Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành điện tử tin học, các máy tính,các thiết bị đo, máy vẽ kỹ thuật số không ngừng hoàn thiện Trên cơ sở đãngười ta xây dựng, tổ chức dữ liệu bản đồ mà máy tính có thể đọc và thể hiệndưới dạng hình ảnh bản đồ Vì vậy, việc ứng dụng các phần mềm CAD, GIS,LIS đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập bản đồ số [1]

2.6.1 Phần mềm Mapping Office, phần mềm MicroStation

Mapping office là một phần mềm mới nhất của tập đoàn Intergraph baogồm các phần mềm công cụ phục vụ cho việc xây dựng và duy trì toàn bộ cácđối tượng địa lý thuộc một trong hai dạng dữ liệu đồ họa và phi đồ họa sử

Trang 30

dụng trong hệ thống thông tin địa lý GIS và bản đồ chạy trên hệ điều hànhDOS/WINDOW.

Mapping office gồm 5 phần mềm ứng dụng được tích hợp trong một môitrường đồ họa thống nhất, phục vụ cho việc thu thập và duy trì dữ liệu, cácphần mềm thành phần đó là

- MicroStation là môi trường đồ hoạ làm nền để chạy các modul phầnmềm ứng dụng khác như: GEOVEC, IRASB, IRASC, MSFC, MRFClean,MRFFlag, FAMIS Các công cụ của MicroStation được sử dụng để sốhoá các đối tượng trên nền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu vàtrình bày bản đồ MicroStation có một giao diện đồ hoạ bao gồm nhiều cửa sổ,menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ hoạ đầy đủ vàmạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ hoạ nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi chongười sử dụng

- MGE sử dụng cho việc thu thập duy trì dữ liệu, tạo các bản đồ chuyên

đề, hỏi đáp, phân tích vùng và phân tích không gian Cơ sở dữ liệu được xâydựng trên nền ngôn ngữ hỏi đáp SQL Mge-pc có thể chạy cùng một hệ quảntrị cơ sở dữ liệu phổ dụng khác như D – base, Foxpro, hoặc các hệ quản trị cơ

sở dữ liệu SQL thông dụng khác trên thị trường

- I/rasc: Cung cấp đầy đủ các chức năng phục vụ cho việc hiển thị và sử

lý ảnh hàng không, ảnh viễn thám thông qua máy quét ảnh hoặc trực tiếp nếu

là ảnh số I/rasc cho phép người sử dụng cùng một lúc có thể kết hợp điềukhiển và thao tác với cả hai dạng dữ liệu raster và vector Khả năng này rất tốtkhi người sử dụng tiến hành số hóa trên màn hình [1]

- I/rasb: Là hệ phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu raster (ảnh đen trắng

– Black and White Image).Các công cụ trong I/RasB sử dụng để làm sạch cácảnh được quét vào từ các tài liệu cũ, cập nhật các bản vẽ cũ bằng các thông tinmới, phục vụ cho phần mềm vector hóa bán tự động, I/Geovec Chuyển đổi

dữ liệu dạng raster sang vector I/RasB cũng cho phép người sử dụng đồngthời thao tác với cả hai dạng dữ liệu raster và vector trong cùng một môitrường [1]

Trang 31

- I/Geovec: là phần mềm chuyên thực hiện việc chuyển đổi bán tự

động dữ liệu raster (dạng Binary ) sang vecter sang các đối tượng Với côngnghệ dượt đường bán tự động cao cấp, I/geovec giảm được rất nhiều thời giancho quá trình xử lý chuyển đổi tài liệu cũ sang dạng số I/geovec thiết kế vớigiao diện ngưới dùng rất thuận tiện [1]

2.6.2 Phần mềm Famis

Giới thiệu chung

Famis là phần mềm: “Tích hợp đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính”

(Field Work And Cadstral Mapping Intergraphted Software – Famis) Đây là

hệ thống phần mềm được Tổng cục Địa chính ban hành năm 1998 và áp dụngcho tất cả các Sở địa chính trong toàn quốc nhằm thống nhất hoá công nghệ

và chuẩn hoá số liệu để thống nhất quản lý việc lập bản đồ và hồ sơ địa chính

số và hồ sơ địa chính thống nhất

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính – CadDB là phần mềm thànhlập quản lý thông tin về hồ sơ địa chính, hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra,quản lý sử dụng đất Cấp GCNQSD đất, thống kê tình hình sử dụng đất

Chức năng của phần mềm Famis được chia làm 2 chức năng lớn:

Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo

+ Quản lý khu đo: FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo Một đơn

vị hành chính có thể được chia thành nhiều khu đo Số liệu đo trong 1 khu cóthể lưu trong 1 hoặc nhiều file dữ liệu Người dùng có thể tự quản lý toàn bộcác file dữ liệu của mình một cách đơn giản, không nhầm lẫn

Trang 32

+ Thu nhận số liệu trị đo: Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo sốliệu phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay :

- Từ các sổ đo điện tử (Electronic Field Book) TOPCON - Từ các sốliệu đo thủ công được ghi trong sổ đo

- Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến TOPCOM,TD của xí nghiệp bản đồnông nghiệp 1

+ Xử lý hướng đối tượng: Phần mềm cho phép người dùng bật / tắt hiểnthị các thông tin cần thiết của trị đo lên màn hình Xây dựng bộ mã chuẩn Bộ

mã chuẩn bao gồm hai loại mã: Mã định nghĩa đối tượng và mã điềukhiển Phần mềm có khả năng xây dựng bản đồ tự động khi xử lý mã

+ Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo FAMIS cung cấpphương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo

Phương pháp 1: Qua giao diện tương tác đồ họa màn hình Người dùngchọn trực tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình.Phương pháp 2: Qua bảng danh sách các trị đo Mỗi một trị đo tươngứng với một bản ghi trong bảng này

+ Bình sai trắc địa: FAMIS có khả năng bình sai trị đo theo phương phápbình phương tối thiểu Kết quả sau khi bình sai được hiển thị lên màn hình.+ Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị khác nhau:máy in, máy vẽ Các số liệu này cũng có thể xuất ra dưới các dạng file số liệukhác nhau để có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác như SDR.+ Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được sinh

ra qua: tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào qua vị trí cácđiểm đo

Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số :

FAMIS giao tiếp trực tiếp với một số công nghệ xây dựng bản đồ số hiệnđang được sử dụng ở Tổng cục Địa chính nhờ: ảnh số (IMAGE STATION),ảnh đơn (IRASC, MGE-PC), vector hóa bản đồ (GEOVEC MGE-PC)

Trang 33

+ Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn FAMIS cung cấpbảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính Việc phân lớp và cáchhiển thị các thông tin tuân thủ theo quy định của Tổng cục Địa chính.

+ Tạo vùng, tự động tính diện tích Tự động sửa lỗi Tự động phát hiệncác lỗi còn lại và cho phép người dùng tự sửa

+ Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tƣợng bản đồ Các chức năng nàythực hiện dựa trên thế mạnh về đồ họa sẵn có của MicroStation nên rất dễdùng, phong phú, mềm dẻo, hiệu quả

+ Đăng ký sơ bộ (quy chủ sơ bộ): Đây là nhóm chức năng phục vụ côngtác quy chủ tạm thời Gán, hiển thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính đượcgắn với thửa

+ Thao tác trên bản đồ địa chính: Bao gồm các chức năng tạo bản đồđịa chính từ bản đồ gốc Tự động vẽ khung bản đồ địa chính Đánh số thửa

tự động

+ Tạo hồ sơ thửa đất: FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng vềthửa đất bao gồm: Phiếu xác nhận kết quả hiện trạng thửa đất, Trích lục, Giấychứng nhận

+ Xử lý bản đồ: FAMIS cung cấp một số công cụ thao tác trên bản đồthông dụng nhất

Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống toạ độ này sang hệ thống tọa độ kháctheo các phương pháp nắn affine, porjective

Tạo bản đồ chủ đề từ trường dữ liệu Xây dựng các bản đồ theo phân bậc

số liệu Kết hợp các phương pháp phân bậc trong bản đồ học và khả năng biểudiễn (tô màu) của MicroStation, Vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu Các số liệuthuộc tính gán với các đối tượng bản đồ có thể hiển thị thành các đối tượng đồhọa Đây là một chức năng thuận tiện cho trình bày và phân tích bản đồ

+ Liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ Địa chính Nhóm chức năng thực hiệnviệc giao tiếp và kết nối với cơ sở dữ liệu và hệ quản trị hồ sơ Địa chính Cácchức năng này đảm bảo cho phần mềm FAMIS tạo thành một hệ thống thốngnhất

[10]

Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis

Trang 34

Sửa chữa lỗi

( MRFClean, MRFFlang ) tạo vùng

Trang 35

2.7 Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử

2.7.1 Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử

Máy toàn đạc điện tử (Total Station) cho phép ta giải quyết nhiều bàitoán trắc địa, địa chính, địa hình và công trình, ở đây trong đề tài tốt nghiệp

Em chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa chính.Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử là sự ghép nối giữa 3 khối chính làmáy đo xa điện tử EDM, máy kinh vĩ số DT với bộ vi sử lý trung tâm CPU.( Central Processing Unit- Micropocessor )

Đặc trưng cơ bản của khối EDM là xác định khoảng cách nghiêng D từđiểm đặt máy đến điểm đặt gương phản xạ ( điểm chi tiết ), còn đối với kinh

vĩ số DT là các định trị số hướng ngang ( hay góc bằng ) và góc đứng v (haythiên đỉnh z ) Bộ vi xử lý CPU cho phép nhập các dữ liệu như hằng sốmáy(K), số liệu khí tượng môi trường đo ( nhiệt độ, áp xuất), toạ độ và độ cao( X,Y,H ) của trạm đặt máy và của điểm định hướng, chiều cao máy( im),chiều cao gương (lg) Nhờ sự trợ giúp của các phần mềm tiện ích cài đặt trongCPU mà với các dữ liệu trên sẽ cho ta số liệu toạ độ và độ cao của điểm chitiết Số liệu này có thể được hiển thị trên màn hình tinh thể, hoặc lưu trữ trong

bộ nhớ trong ( RAM- Random Access Memory ) hoặc bộ nhớ ngoài ( gọi làfield book- sổ tay điện tử ) và sau đó được trút qua máy tính Việc biên tậpbản đồ gốc được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng của các thông tinđịa lý ( GIS ) cài đặt trong máy tính [9]

2.7.2 Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ

Góc và cạnh của đường truyền kinh vĩ được đo bằng máy toàn đạc điện

tử TOPCON GTS 236 số liệu đo được ghi vào bộ nhớ trong của máy và ghichú vào sổ đo dã ngoại Chênh cao được đo bằng phương pháp lượng giác và

đo đồng thời với quá trình đo góc cạnh

Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy toàn đạc bằng máy toàn đạcđiện tử TOPCON GTS 236

Trang 36

- Tạo Job là Ngày-tháng (ví dụ: 28-03) trong máy để lưu toàn bộ các sốliệu đo vào máy

- Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chênh cao máy,chiều cao gương

- Nhập tên điểm trạm máy, tên điểm định hướng, chiều cao máy, chiềucao gương

- Ngắm máy vào điểm định hướng, đặt hướng khởi đầu bằng 0, quaymáy vào điểm tiếp theo đo góc, cạnh, độ chênh cao

- Sau mỗi làn bấm nút đo máy xẽ tự động ghi số liệu và được lưu vào bộnhớ trong của máy

- Lặp lại các thao tác này với các trạm máy khác [1]

2.7.3 Đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử

Máy toàn đạc điện tử TOPCON-350N do hãng Topcon của Nhật Bản sảnxuất, máy toàn đạc điện tử TOPCON-350N cho phép đo góc, đo cạnh, đo tọa

độ các điểm và sử dụng các phần mềm được cài đặt trong máy để thực hiệnmột loạt những tiện ích của công tác đo đạc trắc địa

Khoảng cách khi đo 1 gương từ 800m đến 1300m tùy theo điều kiện thờitiết, nếu đo 2 gương có thể đo tới 2km Thời gian đo một điểm là 3”

Bộ nhớ trong có thể lưu được 2000 điểm khi đo góc cạnh, hoặc 4000điểm khi đo tọa độ

Trọng lượng máy 4,2kg

16V

Máy có thể hoạt động trong khoảng nhiệt độ từ -

Máy TOPCON-350N điều khiển tất cả các chương trình tiện ích thôngqua MENU vì vậy máy TOPCON-350N không có các phím số mà chỉ có 10phím chức năng sau:

Ngày đăng: 11/04/2019, 09:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w