1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế nhà máy xử lý nước cấp hòa liên, tp đà nẵng, công suất 150 000 m3 ngày đêm

100 154 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 9,86 MB

Nội dung

Công suất 150.000 m3/ngđ, phù hợp với thực tế và đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật, nhằm: - Cung cấp số lượng nước đầy đủ và an toàn về mặt hóa học, vi trùng để thỏa mãn các nhu cầu về

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

2 Mục đích của đồ án: 1

3 Giới hạn và phạm vi của đồ án 1

4 Nhiệm vụ nghiên cứu: 1

5 Phương pháp nghiên cứu: 2

6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2

7 Kế hoạch thực hiện 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TP ĐÀ NẴNG VÀ 4

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 4

1.1 Tổng quan về thành phố Đà Nẵng: 4

1.1.1 Vị trí địa lý: 4

1.1.2 Địa hình: 4

1.1.3 Khí hậu: 4

1.1.4 Tài nguyên: 5

1.1.5 Sông ngòi: 5

1.1.6 Kinh tế: 6

1.1.7 Công nghiệp: 6

1.1.8 Thương mại: 7

1.1.9 Dịch vụ: 8

1.1.10 Du lịch: 9

1.2 Đánh giá sự cần thiết của đề tài: 10

CHƯƠNG II: NGUỒN NƯỚC VÀ LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC THÔ 11

2.1 Các loại nguồn nước: 11

Trang 2

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC 20

3.1 Xác định nhu cầu dùng nước và công suất của hệ thống cấp nước: 20

3.1.1 Lưu lượng nước cấp cho ăn uống sinh hoạt: 20

3.1.2 Lưu lượng nước cấp cho các công trình công cộng 21

3.1.3 Lưu lượng nước cấp cho tiểu thủ công nghiệp 21

3.1.4 Lưu lượng nước cấp cho công nghiệp tập trung: 21

3.1.5 Lưu lượng nước rửa đường, tưới cây: 21

3.1.6 Lưu lượng nước thất thoát, rò rỉ: 21

3.1.7 Nước bản thân nhà máy nước: 22

3.1.8 Công suất của trạm bơm cấp nước: 22

3.2 Đề xuất sơ đồ công nghệ 22

3.2.1 Dữ liệu về chất lượng nước nguồn 22

3.2.2 Vị trí xây dựng nhà máy nước Hòa Liên: 23

3.2.3 Sơ đồ công nghệ 24

CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH 28

XỬ LÝ NƯỚC 28

4.1 Trạm bơm cấp 1: 28

4.1.1 Tính song chắn rác 28

4.1.2 Tính lưới chắn rác 30

4.1.3 Tính đường ống hút, ống đẩy, phễu hút 31

4.2 Bể trộn cơ khí 36

4.3 Bể phản ứng cơ khí : 38

4.4 Bể lắng ngang: 41

4.4.1 Kích thước bể lắng: 41

4.4.2 Mương phân phối nước tập trung đầu bể lắng: 42

4.4.3 Tính toán ách ngăn phân phối nước có lỗ: 43

4.4.4 Hệ thống thu cặn: 43

4.4.5 Máng thu nước: 46

4.4.6 Mương thu nước tập trung cuối bể lắng: 47

4.5 Bể lọc nhanh: 47

Trang 3

4.5.1 Tổng diện tích bể lọc nhanh: 47

4.5.2 Xác định hệ thống phân phối nước rửa lọc: 50

4.5.3 Tính toán máng thu nước rửa lọc và mương tập trung: 51

4.5.4 Tính toán số chụp lọc: 53

4.5.5 Tính ống thu nước lọc về bể chứa: 54

4.5.6 Trạm bơm nước rửa lọc: 54

4.5.7 Tính bơm gió rửa lọc: 56

4.6 Bể chứa nước sạch cho cả trạm xử lý: 57

4.7 Khử trùng 58

4.8 Xử lý bùn – Hồ lắng phơi bùn: 59

4.9 Trạm bơm cấp 2: 59

4.10 Tính toán các công trình chuẩn bị hóa chất: 62

4.10.1 Tính toán hệ thống chuẩn bị phèn 62

4.10.2 Tính toán chuẩn bị hóa chất kiềm hóa: 64

4.11 Bố trí cao độ công trình: 65

CHƯƠNG V: KHAI TOÁN SƠ BỘ KINH PHÍ XÂY DỰNG VÀ 68

CHI PHÍ QUẢN LÝ VẬN HÀNH 68

5.1 Khai toán sơ bộ chi phí xây dựng cơ bản 68

5.1.1 Chi phí xây dựng 68

5.1.2 Chi phí phần thiết bị 68

5.1.3 Chi phí khác 69

5.2 Tính toán chi phí vận hành trong 1 năm 70

5.2.1 Chi phí nhân công và quản lý 70

5.2.2 Chi phí điện năng 70

5.2.3 Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng 71

3

Trang 4

6.2.2 Các tác động môi trường chính trong quá trình sau vận hành: 74

6.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động: 74

6.3.1 Ô nhiễm bụi: 74

6.3.2 Ô nhiễm khói thải: 74

6.3.3 Ô nhiễm tiếng ồn, độ rung: 74

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 75

KẾT LUẬN 75

KIẾN NGHỊ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

THÔNG TIN TÁC GIẢ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 77

Trang 5

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1 - Thành phần các chất gây nhiễm bẩn nước mặt 12

Bảng 2.2 - Các đặc tính của nước mặt và nước ngầm 14

Bảng 3.1 Bảng chỉ tiêu chất lượng nước 23

Bảng 4.1: Dữ liệu về nguồn nước thô khai thác Công suất 150.000m 3 /ngày 28 Hình 4.1: hình vẽ cấu tạo song chắn rác 29

Bảng 4.1: Bảng thống kê song chắn rác 30

Bảng 4.2: Bảng vận tốc trong ống đẩy, ống hút 31

Bảng 4.3: Thống kê bể trộn cơ khí 38

Bảng 4.4: Thống kê bể phản ứng cơ khí 41

Bảng 4.5: Tốc độ lắng cặn của bể lắng 41

Bảng 4.6: Nồng độ trung bình của cặn đã nén sau khoảng thời gian 44

Bảng 4.7: Thống kê bể lắng ngang 47

Bảng 4.8: Cường Độ Rửa Và Thời Gian Rửa Lọc 48

Bảng 4.9: đặc trưng của lớp vật liệu lọc và tốc độ lọc 49

Bảng 4.10: Bảng thống kê bể lọc nhanh 56

Bảng 4.11: Bảng thống kê bể chứa 57

Bảng 4.11: Bảng thông kê hồ chứa bùn 59

Bảng 4.12: Vận tốc nước chảy trong ống theo TCXDVN 33-2006 61

Bảng 4.13: Hàm lượng cặn lơ lững của nước thô 62

Bảng 4.14: máy khuấy của bể 63

Bảng 5.1: Dự toán chi phí phần xây dựng 68

Bảng 5.2:Dự toán chi phí phần thiết bị 69

Bảng 5.3: Dự toán chi phí quản lý 70

Bảng 5.4: Dự toán chi phí điện năng 71

Trang 6

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí nhà máy nước Hòa Liên(WTP Hòa Liên) 24

Hình 3.2: Sơ đồ k thuật công nghệ xử lý nước phương án 1 25

Hình 3.3: Sơ đồ k thuật công nghệ xử lý nước phương án 2 26

Hình 4.2: Hình vẽ cấu tạo lưới chắn rác 31

Hình 4.3: Đường đặc tính và hình dạng của máy bơm 36

Hình 4.4: Sơ đồ cấu tạo bể trộn cơ khí 36

Hình 4.5: Bố trí máng thu nước rửa lọc 51

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Hiện nay do phát triển kinh tế xã hội ngày càng mạnh, biến đổi khí hậu hoành

hành vượt qua tầm kiểm soát của các nhà quản lý môi trường đã gây ra nhiều hậu quả

nghiêm trọng, tác động tiêu cực lên môi trường, đặc biệt là môi trường nước

Trong thời kì phát triển hiện nay nhu cầu sử dụng nước cho người dân, cho sinh

hoạt, cho hoạt động công nghiệp dịch vụ ngày một lớn Hiện nay nước từ nguồn thiên

nhiên là nguồn cung cấp nước chính, chủ yếu là nuồn nước mặt và nước ngầm Tuy

nhiên nguồn nước từ thiên nhiên có chất lượng nước khác nhau và phần lớn bị ô nhiễm

từ các hoạt động sinh hoạt công nghiệp của con người Vì vậy trước khi đưa vào sử

dụng cần phải tiến hành xử lý

Vì vậy, Đà Nẵng đang triển khai quy hoạch, chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy

nước Hòa Liên để khai thác nguồn nước sông Cu Đê với lưu vực nguồn nước sông

Nam – sông Bắc Theo quy hoạch nhà máy nước Hòa Liên có công suất 150.000

m3/ngđ chuyên xử lý và cung cấp nước sạch cho thành phố Đà Nẵng nhằm mục tiêu

phát triển bền vững cho môi trường tương lai và sức khỏe cộng đồng

2 Mục đích của đồ án:

Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp Hòa Liên, thành phố Đà Nẵng Công

suất 150.000 m3/ngđ, phù hợp với thực tế và đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật,

nhằm:

- Cung cấp số lượng nước đầy đủ và an toàn về mặt hóa học, vi trùng để thỏa

mãn các nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất công nghiệp và phục vụ sinh

hoạt công cộng của các đối tượng dùng nước

- Cung cấp nước có chất lượng nước tốt, ngon, không chứa các chất gây vẫn đục,

gây ra màu, mùi, vị của nước Đáp ứng yêu cầu nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt

theo QCVN01-2009 của Bộ Y Tế

- Chất lượng nước sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước

cấp cho ăn uống sinh hoạt

Trang 8

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp luận: Do nhu cầu cấp thiết của người dân về vấn đề nước cấp sinh

hoạt mà chất lượng nước sông, hồ không đảm bảo về tiêu chuẩn cấp nước của bộ y tế

nên đồ án này tập trung vào các thành phần lý – hóa – sinh có trong nước để đưa ra

công nghệ xử lý đạt tiêu chuẩn của bộ y tế phục vụ cho người dân

- Phương pháp thu thập số liệu: Các số liệu tính toán được thu thập từ các nguồn

đáng tin cậy, cách tính toán theo các sách do các chuyên gia đầu ngành viết và các tiêu

chuẩn của bộ xây dựng Bên cạnh đó thì có thể tham khảo một số thông tin trên

internet

- Phương pháp lấy mẫu và phân tích: Tiến hành lấy mẫu đảm bảo theo quy trình

Dùng các phương pháp phân tích theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định và tiêu chuẩn

hiện hành để phân tích các thành phần trong nước

-Phương pháp đồ họa: Phần mềm exel sau đó sẽ dùng Autocad để vẽ

- Phương pháp so sánh: Tìm hiểu, đánh giá và so sánh công nghệ xử lý nước cấp

cũ để đưa ra công nghệ mới phù hợp

6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Xây dựng nhà máy xử lý nước cấp Hòa Liên nhằm giải quyết được vấn đề thiếu

nước sạch trong sinh hoạt của người dân, góp phần phát triển kinh tế và du lịch, đảm

bảo an toàn cấp nước

- Góp phần nâng cao đời sống của người dân, xúc tiến phát triển kinh tế của cả

vùng

- Khi trạm xử lý hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nơi để các doanh nghiệp

sinh viên tham quan, học tập

Trang 10

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TP ĐÀ NẴNG VÀ

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan về thành phố Đà Nẵng:

1.1.1 Vị trí địa lý:

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2; trong đó, các quận nội

thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91

km2

Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông Vùng

đất liền nằm ở 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc, 107018' đến 108020' kinh độ Đông, Bắc

giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông

Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15045’ đến 17015’ vĩ độ Bắc, 1110 đến

1130 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120

hải lý về phía Nam Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam

về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội

764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam Ngoài ra, Đà

Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ

Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

1.1.2 Địa hình:

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi Vùng

núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra

biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp

Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn

(>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh

thái của thành phố

Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là

vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các

khu chức năng của thành phố

1.1.3 Khí hậu:

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít

biến động Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và

miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam Mỗi năm có 2 mùa

rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7,

thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài

Trang 11

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8,

trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C Riêng

vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình

85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các

tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung

bình 23-40 mm/tháng

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6,

trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến

165 giờ/tháng

1.1.4 Tài nguyên:

Tài nguyên Đất: Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên là 1.255,53 km² Trong đó,

đất lâm nghiệp chiếm 512,21 km²; đất nông nghiệp là 117,22 km²; đất chuyên dùng là

385,69 km²; đất ở 30,79 km² và đất chưa sử dụng 207,62 km² Đất ở Đà nẵng có các

loại: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất

xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng…

Tài nguyên Rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là

67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng:

rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất Tỷ lệ che phủ rừng là 49,6% Trữ

lượng gỗ khoảng 3 triệu m³ Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa

phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch với các

khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn

thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân

Tài nguyên Biển: Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km², có

các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao

gồm 16 loài Tổng trữ lượng hải sản các loại là 1.136.000 tấn Hàng năm có khả năng

khai thác 150.000 – 200.000 tấn

Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê,

Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú Quanh khu vực bán đảo

Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh

Trang 12

 Sông Chu Bái

 Sông Cổ Cò (là một loại sông đang lấp, khác với địa danh sông Cổ Cò ở tỉnh

Sóc Trăng)

1.1.6 Kinh tế:

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Đà Nẵng năm 2010 đạt 10.400 tỉ

đồng, tăng bình quân 11%/năm GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 33,2

triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung cả nước

Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên

tiếp trong 3 năm 2008, 2009 và 2010, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng, xếp thứ 4

về môi trường đầu tư Tính đến tháng 5 năm 2010, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI) tại Đà Nẵng đạt gần 2,7 tỷ USD và vốn thực hiện ước đạt 1,3 tỷ USD với

99 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động Hiện vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước

ngoài có 80% đổ vào xây dựng khu đô thị, du lịch và căn hộ biệt thự cao cấp

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông

nghiệp Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2009 đạt 50,5%; công nghiệp -

xây dựng đạt 46,5% và nông nghiệp đạt 3% Cơ cấu lao động chuyển biến tích cực,

đến năm 2010, tỷ lệ lao động nông nghiệp (thủy sản - nông - lâm) ước còn 9,6%, lao

động công nghiệp - xây dựng là 35,1% và dịch vụ 55,3%

1.1.7 Công nghiệp:

Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng

là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, da giày, nước uống giải khát, điện

tử, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp cơ khí, công

nghiệp phần mềm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Ngành công nghiệp của

thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm Hiện nay, hạ tầng các

khu công nghiệp trên địa bàn thành phố được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh,

diện tích hơn 2.158 ha, thu hút trên 360 dự án trong và ngoài nước, vốn đăng ký của

các dự án đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp ước đạt 618 triệu USD và vốn

trong nước đạt hơn 10.000 tỷ đồng Đến năm 2010, các doanh nghiệp trong các khu

Trang 13

công nghiệp đã có tổng doanh thu 2.609 tỷ đồng và 188 triệu USD, nộp ngân sách

khoảng 365 tỷ đồng, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng từ 21 triệu USD năm 1998 lên

trên 200 triệu USD vào năm 2010, chiếm trên 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu của

thành phố Trên toàn thành phố Đà Nẵng hiện có hơn 240.000 công nhân đang làm

việc trong hơn 10.000 công ty, doanh nghiệp

Đà Nẵng đã có chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, vừa

phục vụ mục tiêu “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường”, vừa góp phần giải

quyết việc làm cho người lao động, thu hút lao động chất lượng cao đến với thành phố

Trong bối cảnh Đà Nẵng đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng du

lịch - dịch vụ - công nghiệp, thì các dự án công nghiệp phải đảm bảo tiêu chí công

nghiệp "sạch", không gây ô nhiễm môi trường Cụ thể, năm 2008 chính quyền thành

phố đã từ chối 2 dự án FDI sản xuất thép và giấy, với tổng vốn đăng ký lên đến 2,5 tỷ

USD Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu

trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam, trở thành thành phố

công nghiệp trước năm 2020 Hiện nay, Đà Nẵng lựa chọn một số ngành như thuỷ sản,

dệt may, da giày, cao su là những lĩnh vực mũi nhọn để tập trung phát triển Bên

cạnh đó, thành phố còn chú tâm đến ngành CNTT (Công viên Phần mềm Đà Nẵng,

Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng, Khu Công nghệ cao), ngành công nghệ sinh học

(Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng - Danang Biotechnology Center (DanaBC))

và phát triển ngành du lịch

Hiện tại trên địa bàn thành phố có các khu công nghiệp:

 Khu công nghiệp An Đồn

 Khu công nghiệp Hòa Khánh

 Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng

 Khu công nghiệp Liên Chiểu

 Khu công nghiệp Hòa Cầm

 Khu công nghiệp Thọ Quang

 Khu công nghiệp Công nghệ cao

 Khu công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản

 Khu công nghiệp Công nghệ Thông tin

Trang 14

Cồn; cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Bài Thơ

Plaza, Metro, BigC, Co.opMart, Intimex, Viettronimex, Đệ Nhất Phan Khang, Đại

Dương, Nguyễn Kim Sài Gòn, Chợ Lớn Đó là những trung tâm thương mại chủ yếu

của Đà Nẵng

Cùng với hàng loạt chi nhánh, đại lý phân phối cấp 1 của các tập đoàn, công ty

lớn trong và ngoài nước mở ra ở đây, đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm thương mại

hàng đầu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên

1.1.9 Dịch vụ:

Tài chính - Ngân hàng

Đà Nẵng hiện là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực Miền Trung - Tây

Nguyên, với 60 chi nhánh cấp 1 của các tổ chức tín dụng, tài chính, bao gồm 1 ngân

hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh (Việt - Thái, VID Public, Indovina, Việt -

Nga và HSBC), 41 ngân hàng thương mại cổ phần (Ngoại thương, Công thương, Kỹ

thương, Á Châu, VPBank, Hàng Hải, EximBank, Việt Á, Đông Á, Sài Gòn Thương

tín, Sài Gòn Công thương, Phương Nam, Phương Đông, Phương Tây, Quân Đội, Quốc

tế, GP.Bank, PGBank, An Bình, SHB, Nam Việt, Gia Định, Đại Tín, Kiên Long,

ViệtBank, HDBank, OceanBank, Bảo Việt ), 8 ngân hàng nhà nước (Ngân hàng Nhà

nước TP Đà Nẵng, Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, MHB ), 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 1 công ty tài

chính, 3 công ty cho thuê tài chính, 01 Quỹ Đầu tư Phát triển địa phương và hơn 200

phòng giao dịch ngân hàng Cùng với hàng chục trung tâm giao dịch chứng khoán quy

mô lớn; được tập trung chủ yếu trên đường Nguyễn Văn Linh - con đường được mệnh

danh là " Phố Wall" của miền Trung

Bưu chính - Viễn thông

Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu điện lớn nhất nước với tất

cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di

động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet (viễn thông), chuyển tiền nhanh, chuyển

phát nhanh điện hoa (bưu chính) Mạng lưới viễn thông của thành phố hiện nay gồm

2 tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dung lượng hơn 40.000 số Chất lượng và

số lượng các dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao nhờ vào khai thác, sử dụng

những công nghệ hàng đầu thế giới như mạng Viba số PDH - 140 Mb/s, mang cáp

quang SDH - 2,5 bb/s tổng đài Toll AXE-10 các tuyến cáp quang biển quốc tế, khu

vực và quốc gia, đặc biệt là tuyến cáp quang biển SMW3 đã và sẽ đưa vào khai thác sử

dụng cho phép Bưu điện Đà Nẵng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ lên ngang

tầm với các nước tiên tiến có nền kỹ thuật viễn thông phát triển

Công nghệ Thông tin

Trang 15

Đà Nẵng cũng là trung tâm công nghệ thông tin lớn nhất của miền Trung, nơi

cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin và là đầu mối phân phối linh kiện máy tính

cho các tỉnh thành trong khu vực, với các thiết bị công nghệ hiện đại Nói đến công

nghệ thông tin, người ta nghĩ ngay đến đường Hàm Nghi, Nguyễn Văn Linh là những

nơi tập trung nhiều công ty chuyên cung cấp các linh kiện máy tính, laptop lớn nhất Đà

Nẵng

1.1.10 Du lịch:

Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn; phía Đông vươn ra biển Đông với

những bãi biển dài tăm tắp và bán đảo Sơn Trà còn rất hoang sơ; phía Bắc và phía Tây

được bao bọc bởi đèo núi cao Đèo Hải Vân cheo leo hiểm trở là ranh giới tự nhiên

giữa thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế

Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi

3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn Xa hơn một chút nữa là di sản thiên

nhiên thế giới Vườn Quốc gia Bạch Mã, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Vì thế

Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền

Trung

Năm 2010 là năm thành công của du lịch Đà Nẵng với tổng số lượt khách tham

quan, nghỉ dưỡng ước đạt 1,77 triệu lượt khách, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2009,

đạt 122% kế hoạch năm Đáng chú ý là lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng đã bắt đầu

tăng mạnh trở lại với 370 ngàn người, tăng 18% so với năm 2009 và khách nội địa

chiếm đến 1,4 triệu lượt người, tăng 38%

Sự khởi sắc về số lượng khách khiến tổng doanh thu chuyên ngành Du lịch năm

2010 của Đà Nẵng ước đạt 1.239 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2009, tổng thu nhập

xã hội từ hoạt động du lịch cũng mang lại 3.097 tỷ đồng Năm 2011, ngành Du lịch Đà

Nẵng phấn đấu đón 2,1 triệu lượt khách

Trang 16

Hiện tại, mặc dù khu vực đã có 1 nhà máy xử lý nước Cầu Đỏ công suất 100.000

m3/ngày đêm, tuy nhiên lượng nước này vẫn không cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng

nước tại địa phương, một phần do tách và sáp nhập lại ranh giới hành chính của khu

vực, nên còn 1 số nơi chưa có nước sạch đến tay người tiêu dùng, người dân phải sử

dụng trực tiếp từ nguồn nước mưa hoặc gánh nước từ sông lên để sử dụng Tuy nhiên

vào mùa khô, xảy ra tình trạng cạn kiệt nước, người dân phải sử dụng nước rất khó

khăn

Do tình hình phát triển kinh tế rất nhanh Nhu cầu cấp nước cho công nghiệp dịch

vụ tăng cao dẫn dến tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng, nhất là khu vực ven

biển phường Ngủ Hành Sơn Cho nên phải xây dựng thêm nhà máy nước để bổ sung

thêm nguồn nước

Trang 17

CHƯƠNG II: NGUỒN NƯỚC VÀ LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC THÔ

2.1 Các loại nguồn nước:

Nước mặt:

Bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, sông, suối Do kết hợp từ

dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của

nước mặt là:

Chứa khí hoà tan đặc biệt là oxy

Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao đầm, hồ

do xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nước có nồng độ tương

đối thấp và chủ yếu ở dạng keo

Có hàm lượng chất hữu cơ cao

Có sự hiện diện của nhiều loại tảo

Chứa nhiều vi sinh vật

Nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất

hữu cơ và vi khuẩn gây bệnh Nguồn nước tiếp nhận các dòng thải công nghiệp thường

bị ô nhiễm bởi các chất độc hại như kim loại nặng, các chất hữu cơ và các chất phóng

xạ

Thành phần và chất lượng của nguồn nước mặt chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự

nhiên, nguồn gốc xuất xứ và tác động của con người trong quá trình khai thác và sử

dụng

Nước mặt là nguồn nước tự nhiên mà con người thường sử dụng nhất nhưng

cũng là nguồn nước rất dễ bị ô nhiễm Do đó nguồn nước mặt tự nhiên khó đạt yêu cầu

để đưa vào trực tiếp sử dụng trong sinh hoạt hay phục vụ sản xuất mà không qua xử lý

Hàm lượng các chất có hại cao và nhiều vi sinh vât gây bệnh cho con người trong

nguồn nước mặt nên nhất thiết phải có sự quản lý nguồn nước, giám định chất lượng

nước, kiểm tra các thành phần hóa học, lý học, mức độ nhiễm phóng xạ thường xuyên

Trang 18

( Nguồn: Xử lý nước thiên nhiên cấp cho sinh họat và công nghiệp-Trịnh Xuân Lai)

Tổ chức thế giới đưa ra một số nguồn ô nhiễm chính trong nước mặt như sau:

- Nước nhiễm bẩn do vi trùng, virus và các chất hữu cơ gây bệnh Nguồn nhiễm

bẩn này có trong các chất thải của người và động vật, trực tiếp hay gián tiếp đưa vào

nguồn nước Hậu quả là các bệnh truyền nhiễm như tả, thương hàn, lỵ… sẽ lây qua

môi trường nước ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

- Nguồn ô nhiễm là các chất hữu cơ phân hủy từ động vật và các chất thải trong

nông nghiệp Các chất này không trực tiếp gây bệnh nhưng là môi trường tốt cho các

vi sinh vật gây bệnh hoạt động Đó là lý do bệnh tật dễ lây lan qua môi trường nước

- Nguồn nước bị nhiễm bẩn do chất thải công nghiệp, chất thải rắn có chứa các

chất độc hại của các cơ sở công nghiệp như phenol, cyanur, crom, cadimi, chì, … Các

chất này tích tụ dần trong nguồn nước và gây ra các tác hại lâu dài

- Nguồn ô nhiễm dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu mỏ trong quá trình khai thác,

sản xuất và vận chuyển làm ô nhiễm nặng nguồn nước và gây trở ngại lớn trong công

nghệ xử lý nước

- Nguồn ô nhiễm do các chất tẩy rửa tổng hợp được sử dụng và thải ra trong sinh

hoạt và công nghiệp tạo ra lượng lớn các chất hữu cơ không có khả năng phân hủy

sinh học cũng gây ảnh hưởng ô nhiễm đến nguồn nước mặt

- Tóm lại, các yếu tố địa hình, thời tiết là yếu tố khách quan gây ảnh hưởng đến

chất lượng nước mặt; còn xét đến một yếu tố khác chủ quan hơn là các tác động của

con người trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình gây ô nhiễm môi trường nước mặt

Nguồn nước mặt tại TP Đà Nẵng

Có hai hệ thống sông chính trong phạm vi thành phố Về phía Bắc là sông Cu Đê

và hai chi lưu chính là Sông Nam và Sông Bắc bắt nguồn chủ yếu từ các dãy núi trong

địa phận thành phố và đổ vào vịnh Đà Nẵng gần ranh giới phía Bắc của thành phố với

Trang 19

tỉnh Thừa Thiên Huế Sông Cầu Đỏ lớn hơn nhiều so với hai chi lưu lớn là Sông Côn

và sông Vu Gia bắt nguồn từ tỉnh Quảng Nam Một hệ thống sông lớn thứ hai tại tỉnh

Quảng Nam, sông Thu Bồn được nối với sông Côn bởi sông Ái Nghĩa khoảng 40km

về phía Tây Nam thành phố Đà Nẵng và việc nối thông nhau sau này sẽ xảy ra do một

loạt đập thủy điện, sẽ được xây dựng trên cả hai con sông Điều này gây ra rủi ro cho

các nguồn nước tương lai của Đà Nẵng do việc kết nối giữa các con sông sẽ dẫn đến

sự sụt giảm dòng chảy của sông Cầu Đỏ, hiện đang là nguồn cấp nước chính của thành

phố Sông Cầu Đỏ cũng có một nhánh là sông Túy Loan và một chi lưu xa hơn gia

nhập vào sông Túy Loan gọi là sông Lỗ Đông hoặc Luông Đông

Mức nước ở tất cả các con sông bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trong mùa mưa (tháng 9 -

tháng 12) và lũ lụt nghiêm trọng có thể xảy ra nếu có mưa lớn cùng lúc với triều cường

mà đặc biệt là triều cường của tháng 3 và tháng 9 Thủy triều cũng làm tăng độ mặn ở

các sông và mức độ mặn tăng lên tại vị trí phía trên thượng nguồn nhiều km Vì vậy,

một công trình thu mới được xây dựng vào năm 2008 tại đập An Trạch, thượng nguồn

của sông Cầu Đỏ, để ngăn ngừa thâm nhập nước mặn ở thượng nguồn của đập nước

Ngoài ra, hai đập nước với các hồ chứa khá lớn có vai trò đáng kể trong việc

cung cấp nước thô cho sản xuất nước sạch phục vụ cho Thành phố1 trong tương lai

Đó là đập Đồng Nghệ ở phía Nam gần ranh giới với tỉnh Quảng Nam và đập Hòa

Trung nằm ở phía Bắc và gần nhà máy nước mới được đề xuất Cả hai hồ chứa này

đều được xây dựng cho thủy lợi, tuy nhiên do việc đô thị hóa các khu đất nông nghiệp

nên cả hai hồ chứa hiện đều có khả năng tiếp cận để sử dụng cho cấp nước Cả hai hồ

chứa đều có chất lượng nước tốt và các lưu vực nằm trong địa phận Đà Nẵng nên dễ

dàng bảo vệ các lưu vực cũng như chất lượng nguồn nước

Nước ngầm

Được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc

vào thành phần khoáng hoá và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua Do vậy nước chảy

qua các địa tầng chứa cát và granit thường có tính axit và chứa ít chất khoáng Khi

nước ngầm chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm

hydrocacbonat khá cao Ngoài ra đặc trưng chung của nước ngầm là:

- Độ đục thấp

- Nhiệt độ và thành phần hoá học tương đối ổn định

- Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO2, H2S, …

Trang 20

và lượng mưa lớn thì nước ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các khoáng chất hòa tan và các

chất hữu cơ

Trong nước ngầm hầu như không có các hạt keo hay các hạt lơ lửng, các chỉ tiêu

vi sinh cũng tốt hơn so với nước mặt Ngoài ra nước ngầm không chứa rong tảo là

những nguồn rất dễ gây ô nhiễm nước

Bảng 2.2 - Các đặc tính của nước mặt và nước ngầm

Chất khoáng hòa tan Thay đổi theo chất lượng đất,

lượng mưa

Ít thay đổi, cao hơn so với nước mặt ở cùng một vùng

Fe2+ và Mn2+ Rất thấp (trừ dưới đáy hồ) Thường xuyên có

Khí CO2 hòa tan Thường rất thấp hoặc không

NH4+ Xuất hiện ở những vùng

nước nhiễm bẩn Thường xuyên có mặt

SiO2 Thường có ở nồng độ trung

bình Thường có ở nồng độ cao

sự phân hủy hóa học

Vi sinh vật Vi trùng (nhiều loại gây

bệnh), virus các loại và tảo

Các vi khuẩn do sắt gây ra thường xuất hiện

( Nguồn: Xử lý nước thiên nhiên cấp cho sinh họat và công nghiệp-Trịnh Xuân Lai)

Bản chất địa chất có ảnh hưởng lớn đến thành phần hóa học của nước ngầm,

nước luôn tiếp xúc với đất trong trạng thái bị giữ lại hay lưu thông trong đất, nó tạo

nên sự cân bằng giữa thành phần của nước và đất

Nước chảy dưới lớp đất cát hay granite là axit và ít muối khoáng Nước chảy

trong đất chứa canxi là hydrocacbonat canxi

Tại những khu vực được bảo vệ tốt, ít có nguồn thải nhiễm bẩn, nước ngầm nói

chung được đảm bảo về mặt vệ sinh và có chất lượng khá ổn định Người ta chia nước

ngầm ra hai loại khác nhau:

Trang 21

- Nước ngầm hiếu khí (có oxy): thông thường loại này có chất lượng tốt, có

trường hợp loại này không cần xử lý mà có thể cấp trực tiếp cho người tiêu dùng

Trong nước có oxy sẽ không có các chất khử như H2S, CH4, NH4…

- Nước ngầm yếm khí (không có oxy): trong quá trình nước thấm qua đất đá oxy

bị tiêu thụ, lượng oxy hòa tan tiêu thụ hết, các chất hòa tan như Fe2+, Mn2+ sẽ được

tạo thành

Nước ngầm có thể chứa Ca2+

với nồng độ cao cùng với sự có mặt của ion Mg2+

sẽ tạo nên độ cứng cho nước Ngoài ra trong nước còn chứa các ion như Na2+, Fe2+,

Mn2+, NH4+, HCO3-, SO42-, Cl-,…

Đặc tính chung về thành phần, tính chất nước ngầm là nước có độ đục thấp, nhiệt

độ, tính chất ít thay đổi và không có oxy hòa tan Các lớp nước trong môi trường khép

kín là chủ yếu, thành phần nước có thể thay đổi đột ngột với sự thay đổi độ đục và ô

nhiễm khác nhau Những thay đổi này liên quan đến sự thay đổi của lưu lượng của lớp

nước sinh ra do nước mưa Ngoài ra một tính chất của nước ngầm là thường không có

mặt của vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh

Nước mưa

Nước mưa có thể xem như nước cất tự nhiên nhưng không hoàn toàn tinh khiết

bởi vì nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi khí, bụi, và thậm chí cả vi khuẩn có trong

không khí Khi rơi xuống, nước mưa tiếp tục bị ô nhiễm do tiếp xúc với các vật thể

khác nhau Hơi nước gặp không khí chứa nhiều khí oxit nitơ hay oxit lưu huỳnh sẽ tạo

nên các trận mưa axit Hệ thống thu gom nước mưa dùng cho mục đích sinh hoạt gồm

hệ thống mái, máng thu gom dẫn về bể chứa Nước mưa có thể dự trữ trong các bể

chứa có mái che để dùng quanh năm

2.2 Lựa chọn nguồn nước và phương pháp khai thác nước thô:

2.2.1 Lựa chọn nguồn nước

Nguồn nước mặt tại TP Đà nẵng có lưu lượng và chất lượng ổn định, có khả năng

cung cấp đủ cho các nhu cầu của thành phố Do vậy nên trong đồ án lựa chọn nguồn

nước mặt làm nguồn nước thô Việc không lựa chọn nguồn nước ngầm ngoài những

nguyên nhân về lưu lượng và chất lượng không ổn định còn có thể ngăn ngừa những

tác động tiêu cựa nếu khai thác nước ngầm quá mức, như sụt lún nền, hạ thấp mực

nước…

Trang 22

làm chất keo tụ, dùng vôi kiềm hoá nước, cho Clo vào nước để khử trùng

- Biện pháp lí học: dùng các tia vật lí để khử trùng nước như tia tử ngoại, sóng

siêu âm Điện phân nước biển để khử muối Khử khí CO2 hoà tan trong nước bằng

phương pháp làm thoáng

Trong ba biện pháp xử lí nêu ra trên đây thì biện pháp cơ học là biện pháp xử lí

nước cơ bản nhất Có thể dùng biện pháp cơ học để xử lí nước một cách độc lập hoặc

kết hợp với các biện pháp hoá học và lý học để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả

xử lí nước Trong thực tế để đạt được mục đích xử lí một nguồn nước nào đó một cách

kinh tế và hiệu quả nhất phải thực hiện quá trình xử lí bằng việc kết hợp của nhiều

Khử đục và khử màu của nước, được thực hiện trong các bể lắng và bể lọc

Trong thực tế để nâng cao hiệu quả làm trong nước, người ta thường cho thêm vào

nước chất phản ứng (phèn nhôm, phèn sắt) Khi đó dây chuyền công nghệ xử lý nước

mặt có các công trình như bể trộn và bể phản ứng

2.2.3.2 Quá trình keo tụ

Cặn bẩn trong nước thiên nhiên thường là các hạt cát, sét, bùn, vật phù du, sản

phẩm phân hủy của các chất hữu cơ…Ngoài các hạt cát lớn có khả năng tự lắng trong

nước, còn có một loại cặn bé tồn tại ở trạng thái lơ lửng trong nước Kích thước các

hạt cặn lơ lửng giao động từ vài triệu milimet đến vài milimet Công nghệ xử lý nước

như lắng lọc có thể loại bỏ được các cặn có kích thước lớn hơn 10 – 4mm Còn các hạt

có kích thước nhỏ hơn 10 – 4mm không thể tự lắng được Phải dùng biện pháp xử lý

cơ học kết hợp với biện pháp hóa học, tức là cho vào nước cần xử lý cơ học kết hợp

với biện pháp hóa học, tức là cho vào nước cần xử lý các chất phản ứng, để tạo ra các

hạt keo có khả năng dính kết lại với nhau và dính kết các hạt cặn lơ lửng có trong

nước, tạo thành các bông cặn lớn hơn có thể lắng được

Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ là nhiệt độ, thành phần ion trong nước,

các hợp chất hữu cơ, liều lượng phèn, điều kiện khuấy trộn, môi trường phản ứng…

Hóa chất sử dụng trong quá trình keo tụ:

- Phèn nhôm Al2(SO4)318H2O Thành phần 9 – 17% Al2O3 dạng tinh thể hoặc

lỏng, có màu trắng

- Phèn sắt FeSO4.7H2O (thường dùng loại phèn này khi cần kết hợp với làm mềm

nước) hay Fe2(SO4)3.9H2O Có màu xanh hoặc trắng

Trang 23

- Có thể dùng kết hợp cả phèn sắt và phèn nhôm (gọi là kết tủa hỗn hợp) Tỉ lệ

hỗn hợp giữa phèn sắt và phèn nhôm tương ứng là 1:1 hoặc 2:1

Hiện nay ở hầu hết các công trình xử lý nước mặt tại Việt Nam thường sử dụng

phèn nhôm làm chất keo tụ do tính an toàn trong quá trình xử lý nước và an toàn chất

lượng nước sau xử lý cho người sử dụng Mặt khác, phèn nhôm là sản phẩm có bán

rộng rãi trên thị trường, giá thành rẻ vì vậy làm hạ giá thành nước thương phẩm phù

hợp với yêu cầu của người sử dụng

2.2.3.3 Quá trình lắng

Bể lắng có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoàn thành

quá trình làm trong nước Theo chiều dòng chảy, bể lắng được phân thành:

Bể lắng ngang: nước chuyển động theo chiều ngang từ đầu bể đến cuối bể

Bể lắng đứng: nước chuyển động theo chiều đứng từ dưới lên trên

Bể lắng li tâm: nước chuyển động từ trung tâm bể ra phía ngoài

Bể lắng lớp mỏng: gồm 3 kiểu tùy theo hướng chuyển động của lớp nước và cặn:

dòng chảy ngang, nghiêng cùng chiều và nghiêng ngược chiều

Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng: lắng qua môi trường hạt, nước chuyển động từ

dưới lên

2.2.3.4 Quá trình lọc

Quá trình lọc nước là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất

định đủ để giữ lại trên bề mặt hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc các hạt cặn và

vi trùng có trong nước Sau một thời gian làm việc, lớp vật liệu lọc bị chít lại, làm tăng

tổn thất áp lực, tốc độ lọc giảm dần Để khôi phục lại khả năng làm việc của bể lọc,

phải thổi rửa bể lọc bằng nước hoặc gió, nước kết hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp

vật liệu lọc Tốc độ lọc là lượng nước được lọc qua một đơn vị diện tích bề mặt của bể

lọc trong một đơn vị thời gian (m/h) Chu kỳ lọc là khoảng thời gian giữa hai lần rửa

bể lọc T(h) Quá trình lọc nước được đặc trưng bởi hai thông số cơ bản là: tốc độ lọc

và chu kì lọc Công nghệ lọc hiện nay rất phong phú

- Phân loại theo áp lực: lọc hở và lọc kín

- Phân loại theo vật liệu lọc: lọc cát, lọc nổi, lọc qua lớp vật liệu đặc biệt…

- Phân loại theo tốc độ lọc: lọc nhanh và lọc chậm

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc:

- Kích thước hạt lọc và sự phân bố các cỡ hạt trong lớp vật liệu lọc

Trang 24

diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh, cần phải tiến hành khử trùng nước Hiện nay có

rất nhiều biện pháp khử trùng có hiệu quả như: khử trùng bằng các chất oxy hóa mạnh,

các tia vật lý, siêu âm, phương pháp nhiệt, ion kim loại nặng… Hiện nay ở Việt Nam

đang sử dụng phổ biến nhất là phương pháp khử trùng bằng các chất oxy hóa mạnh (sử

dụng phổ biến là clo và các hợp chất của clo vì giá thành thấp, dễ sử dụng, vận hành

và quản lý đơn giản)

2.2.4 Lựa chọn nguồn nước:

Chọn nước sông Cu Đê vì lưu lượng đáp ứng yêu cầu, có đập ngăn mặn nên chất

lượng nước sẽ được đảm bảo

Sơ đồ công nghệ điển hình của một số nhà máy nước tại Việt Nam:

Bể hòa tan

Bể lắng ngang

Bể lọc nhanh

Bể chứa nước

Trạm bơm

cấp II

Bể phản ứng cơ khí

bằng clo

Clo hóa sơ

bộ, phèn nhôm

Trang 25

- Nhà máy nước Tam Hiệp:

Bể trộn vách ngăn

Bể lắng đáy phẳng có tầng cặn lơ lửng

Bể lọc Aquazur

Bể chứa nước sạch

Trạm bơm

cấp 2

Bể phản ứng cơ khí

bằng clo

Clo hóa sơ

bộ, phèn nhôm

Trang 26

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN SƠ ĐỒ

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC

3.1 Xác định nhu cầu dùng nước và công suất của hệ thống cấp nước:

Lựa chọn tiêu chuẩn nước sinh hoạt, nước dùng cho các ngành tiểu thụ công

nghiệp, dịch vụ, công cộng, công nghiệp, tưới cây rửa đường theo TCVN 33-2006,

phụ thuộc vào mức độ tiện nghi và tính chất của đô thị

Cần xác định rõ và lựa chọn tiêu chuẩn dùng nước, tính chất đô thị, khu dân cư

cần được cấp nước rồi lựa chọn tiêu chuẩn chuyên ngành sao cho phù hợp Để xác

định được công suất cần thiết kế của nhà máy xử lý nước cấp

Tính toán công suất hệ thống:

 Dân số trung bình của thành phố theo quy hoạch đến năm 2030 là: Nội thị là

450000 người, Ngoại thị là 30000 người

 Khu vực là Đô thi loại I

3.1.1 Lưu lượng nước cấp cho ăn uống sinh hoạt:

=

x f =

= 94500 (m3/ngđ)

= 3937,5 (m3/h)

= x Kgiờ max

Kgiờ max = max x max

Trong đó

 max = 1.4 – 1.5; Chọn max = 1.4

 max : Xác định theo số dân cư dựa vào TCVN 33-2006

Nội suy, ta có max = 1.03

Vậy: K giờ max = 1.4 x 1.03 = 1.442

= x Kgiờ max = 3937,5 x 1,442 = 5378 (m3/h)

=

x Kngày max =

x 1,2 = 113400 (m3/ngđ)

= 113400 + 20% x 113400 = 136080 (m 3 /ngđ)

Trong đó

 qtc : Tiêu chuẩn lấy nước ( l/ng.ngđ) ( TCVN 33- 2006)

 f : Tỉ lệ người dân được cấp nước (Quyết định số 63/1998/QĐ-TTg) nhưng hiện

nay nhu cầu dùng nước của người dân được lấy là 100% nên f = 1

 N : Số dân tính toán (người)

Trang 27

 Kngày max : Hệ số không điều hòa ngày lớn nhất; Kngàymax = 1,2 ÷ 1.4

3.1.4 Lưu lượng nước cấp cho công nghiệp tập trung:

- Lưu lượng nước cấp cho sản xuất: Với tổng diện tích 150 ha và theo tiêu chuẩn

cấp 22 - 45 m3/ha chọn qtc = 45 m3/ha

QCN = 150 x 45 = 6750 (m3/ngđ)

3.1.5 Lưu lượng nước rửa đường, tưới cây:

Qtưới,rửa = 10% x (m3/ngđ) Thông thường lượng nước dùng cho tưới cây, rửa đường thường được dự kiến

bằng 10% lượng nước cấp sinh hoạt:

Qtưới,rửa = 10% x = 10% x 136080 = 13608 (m3/ngđ)

3.1.6 Lưu lượng nước thất thoát, rò rỉ:

Qrò rỉ = 15% x ( + QCTCC + QTiểu thủ CN + QCN + Qtưới,rửa ) =15% x (136080 + 27216 + 20412 + 6750 + 13608) = 30610 (m3/ngđ)

Trang 28

3.1.7 Nước bản thân nhà máy nước:

Qnhà máy = 10% x ( + QCTCC + QTiểu thủ CN + QCN + Qtưới,rửa + Qrò rỉ )

= 10% x (136080 + 27216 + 20412 + 6750 + 13608+30610) = 23468 (m3/ngđ)

3.1.8 Công suất của trạm bơm cấp nước:

Qtrạm = + QCTCC + QTiểu thủ CN + QCN + Qtưới + Qrò rỉ + Qnhà máy = 136080 + 27216 + 20412 + 6750 + 13608+30610+ 23468 = 250000 (m3/ngđ)

Do nhà máy nước Cầu Đỏ công suất chỉ 100000 (m3/ ngàyđêm) cho nên ta xây

dựng thêm nhà máy nước Hòa Liên công suất 150000 (m3/ ngàyđêm) để có thể cung

cấp đủ nước cho người dân sinh hoạt

QXL=150000 (m3/ ngàyđêm)

Để thuận tiện cho công tác quản lý và đảm bảo an toàn khi vận hành, em để xuất

phương án chia làm 2 đơn nguyên xử lý nước, lưa lượng của 1 đơn nguyên sẽ là 75000

m3/ngđ

3.2 Đề xuất sơ đồ công nghệ

3.2.1 Dữ liệu về chất lượng nước nguồn

Trang 29

(Nguồn: quy hoạch tổng thể HTCN TP Đà Nẵng đễn năm 2030)

3.2.2 Vị trí xây dựng nhà máy nước Hòa Liên:

Nhà máy nước được đặt tại xã Hòa Liên, thuộc huyện Hòa Vang và lấy nguồn

nước từ sông Cu Đê Nước thô được khai thác từ phía trên đập sông Bắc 2 trên song

Cu Đê và đưa về nhà máy xử lý tại xã Hòa Liên huyện Hòa Vang, chiều dài đường ống

nước thô khoảng 12km

Trang 30

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí nhà máy nước Hòa Liên(WTP Hòa Liên) 3.2.3 Sơ đồ công nghệ

Muốn đưa ra một công nghệ xử lý nước cấp có hiệu quả cao trước hết phải xem

xét thành phần, tính chất của nguồn nước, công suất xử lý yêu cầu Đối với nguồn

nước là nước mặt thì thành phần quan tâm nhiều nhất đó là hàm lượng cặn SS, vì hàm

lượng cặn này có ý nghĩa rất là quan trọng và có thể dựa vào hàm lượng cặn này mà

quyết định đưa ra sơ đồ công nghệ xử lý có hiệu quả

Căn cứ vào chất lượng nước nguồn, có thể đưa ra 2 phương án lựa chọn sơ đồ

dây chuyền công nghệ cho việc thiết kế trạm xử lý như sau:

Trang 31

Nước từ sông sẽ được bơm lên trạm bơm, tại miệng thu nước lắp đặt song chắn

rác để cản lại những vật rắn trôi nổi trong nước Sau đó nước được bơm đến bể trộn cơ

khí

Tại bể trộn nước sẽ được tiếp xúc với hóa chất phèn, vôi để tạo kết tủa Nhờ có

bể trộn mà hóa chất được phân phối nhanh và đều vào trong nước nhằm đạt hiệu quả

xử lý cao nhất

Sau khi nước tạo bông cặn lắng ở bể trộn sẽ được dẫn đến bể phản ứng

Sau đó các bông cặn sẽ được lắng ở bể lắng ngang Tiếp theo sau đó nước sẽ

chảy vào mương phân phối và được đưa vào bể lọc nhanh

Những hạt cặn còn xót lại sau quá trình lắng sẽ được giữ lại trong vật liệu lọc,

còn nước sau lọc thì sẽ tiếp tục qua các công trình xử lý tiếp theo

Nước sau khi được làm sạch thì các cặn lắng thì cần phải được khử trùng để tiêu

diệt vi khuẩn và vi trùng trước khi đưa vào sử đụng

cấp I

Bể trộn

cơ khí

Bể lắng ngang

Bể lọc nhanh truyền thống

Bể chứa nước sạch

Trạm

bơm cấp

II

Bể phản ứng cơ khí

bằng clo Clo hóa sơ bộ, phèn nhôm

Trang 32

Đường đi của nước

Đường đi của hóa chất

Hình 3.3: Sơ đồ k thuật công nghệ xử lý nước phương án 2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

- Củng giống như phương án 1 nhưng ở phương án 2 không dùng bể lắng ngang

Mà thay vào là dùng bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng Ở bể này các hạt cặn sẽ tự

kết hợp tạo thành bông cặn lớn hơn và lắng xuống đáy bể Vì thế sơ đồ sử lý này

không sử dụng để phản ứng

So sánh và lựa chọn sơ đồ công nghệ thích hợp

Đánh giá ưu nhược điểm của 2 phương án

Hai phương án trên chỉ khác nhau ở quá trình lắng, Vì vậy ta sẽ đánh giá ưu và

nhược điểm của 2 quá trình lắng

- Phương án 1:

 Ưu điểm:

Bể lắng ngang hoạt động ổn định, có thể hoạt động tốt ngay cả khi chất lượng

nước đầu vào thay đổi

Bể trộn

cơ khí

Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng

Bể lọc nhanh truyền thống

Bể chứa nước sạch

Trạm bơm

cấp II

Bể phản ứng cơ khí

bằng clo

Clo hóa sơ

bộ, phèn nhôm

Trang 33

 Ưu điểm:

Khối lượng công trình nhỏ hơn, tiết kiệm diện tích đất xây dựng

Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng đạt hiệu quả xử lý rất tốt

 Nhược điểm:

Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng rất nhạy cảm với sự dao động về lưu lượng và

nhiệt độ của nguồn nước: thay đổi lưu lượng không được quá 15% và nhiệt độ không

quá 1ºC trong vòng 1h Nếu lưu lượng thay đổi thất thường có thể gây xáo trộn cặn

gây hiệu quả xử lý rất thấp

Quản lý vận hành phức tạp: tầng cặn lơ lửng đòi hỏi phỉa ở một chiều cao nhất

định, theo dõi thường xuyên chất lượng nước đầu ra sau bể lắng để thu cặn hợp lý

Chọn phương án 1 để tính toán thiết kế nhà máy nước Hòa Liên vì

bể lắng ngang tuy khối lượng công trình lớn nhưng hoạt động ổn định, hiệu quả

cao, vận hành đơn giản, không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi đột ngột của nguồn

nước sông Cu Đê

Trang 34

CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH

XỬ LÝ NƯỚC

4.1 Trạm bơm cấp 1:

Bảng 4.1: Dữ liệu về nguồn nước thô khai thác Công suất 150.000m 3 /ngày

Loại nguồn nước khai thác Sông Cu Đê Địa chất bờ sông vững chắc

Loại công trình thu ứng

dụng vào thiết kế

Thu nước gần bờ

Kiểu kết hợp bơm phải mồi

Cao độ mực nước thấp nhất -5.0 Cao độ giả định

Cao độ mực nước cao nhất -0,5 Cao độ giả định

4.1.1 Tính song chắn rác

Song chắn rác được đặt ở cửa công trình thu lấy nước, có tác dụng ngăn ngừa các

rác lớn lọt vào cửa thu Song chắn được cấu tạo từ các thanh thép tiết diện tròn, được

đặt song song với nhau và hàn và một khung thép Diện tích công tác của song chắn

rác được tính theo công thức:

n : số cửa thu nước, số lượng cửa thu nước phụ thuộc vào số ngăn thu nước

Thường thì mỗi ngăn có một song chắn rác, chọn n=2

Theo TCXDVN 33-2006.Vận tốc nước chảy qua song chắn rác nên lấy: 0,4-0,8

(m/s) Khi nước sông đục, thu nước qua các song với diện tích nhỏ nên Chọn v=0,5

Trang 35

K3: hệ số ảnh hưởng đến hình dạng của thanh thép, tiết diện tròn K3=1,1, hình cn

Sau đây là bản vẽ song chắn rác:

Hình 4.1: hình vẽ cấu tạo song chắn rác

Trang 36

Thông số Số lƣợng Đơn vị

Sử dụng phương án lưới chắn phẳng, lưới được đan bằng dây thép có d=1-1,5

mm, (theo tiêu chuẩn, lưới được đan bằng dây thép có đường kính d=1-1,5 (mm), mắt

lưới 5 5 – 10 10 (mm)

Diện tích công tác lưới được tính bằng công thức:

1 K2 K3 Trong đó Q: lưu lượng tính toán của công trình Q= 1,74 (m3

/s) n: số lượng cửa đặt lưới trong 2 ngăn (n=2)

v: vận tốc nước chảy qua lưới v= 0,2-0,4 (m/s) Ta chọn v = 0,4 (m/s)

K1 là hệ số co hẹp tính theo công thức:

K1 =

a : là kích thước mắt lưới: a= 5 mm

d : đường kính dây đan lưới: d = 1mm

p : tỉ lệ giữa phần diện tích khung và các kết cấu khác chiếm so với diện tích

công tác của lưới, p=2% diện tích lưới công tác

Trang 37

1,5 1,18 = 5,8 (m2) Vậy h là chiều dài, b là chiều rộng, do đó:

chọn b = 2,5 m; h = 2,35 m

Hình 4.2: Hình vẽ cấu tạo lưới chắn rác 4.1.3 Tính đường ống hút, ống đẩy, phễu hút

Ống hút

+ Đường kínhống hút và các phụ tùng kèm theo phải căn cứ vào vận tốc

nước chảy theo TCXD 33-2006

Bảng 4.2: Bảng vận tốc trong ống đẩy, ống hút Đường kính ống

0,8 - 2,0 1,0 - 3,0 1,5 - 4,0

Trang 38

Tính toán và kiểm tra lại: V=

= = 1,13 (m/s)

Đường kính miệng vào phễu hút phải đặt sâu hơn mực nước thấp nhất trong ngăn

hút một khoảng h1thỏa mãn điều kiện: h1>1,5df =>chọn h1=2 m

Tránh cặn ở đáy ngăn hút, phễu hút phải được đặt cao hơn đáy ngăn hút một

khoảng h2 thỏa mãn điều kiện :h2 > 0,5df Chọn h2 = 1m

Khoảng cách của phễu hút với tường là h3 = (0,5-1)df Chọn h3=1,1m

Tính ngăn thu, ngăn hút

Ngăn thu bố trí song chắn rác, thang lên xuống, thiết bị tẩy rửa

Ngăn hút bố trí lưới chắn rác, thang lên xuống, ống hút máy bơm cấp 1, thiết

bị tẩy rửa

Ngăn thu

Nhiệm vụ ngăn thu: thu nước cho công trình

Xây dựng 5 ngăn thu Trong đó có 4 ngăn thu thường xuyên hoạt động ngăn còn lại

dùng để dự phòng nhằm tăng độ tin cậy của công trình

Trong ngăn thu bố trí song chắn rác và thang lên xuống Kích thước mặt bằng có thể

xác định như sau:

Chiều dài A1=1,6-3m, chọn A1=2m

Trang 39

- Chiều rộng B1 = BL + 2 e = 2,5 + 2 0,5 = 3,5 (m)

Trong đó: BL là chiều rộng của lưới chắn rác, BL=2,5 (m)

- E = 0,4-0,6m, chọn e=0,5m

Ngăn hút

Nhiệm vụ ngăn hút là thu nước phục vụ cho trạm bơm cấp 1

Xây dựng 5 ngăn hút: 4 ngăn hút thường xuyên hoạt động; ngăn còn lại dùng để

dự phòng nhằm tăng độ tin cậy cho công trình và luân phiên thau rửa các ngăn

Kích thước ngăn hút có thể lấy như sau:

- Chiều rộng: B2 5 df

- df = 700 mm = 0,7 m

Do đó B2 = 5 700 = 3500 mm = 3,5 m Thông thường B1 = B2 nên chọn B1 = B2 = 3,5 m

Chiều dài ngăn hút lấy A2 = 1,5-3m, chọn A2 = 3 m Khoảng cách từ mép dưới của cửa thu nước đến đáy sông: h1=0,7-1m, chọn

Khoảng cách từ mực nước thấp nhất đến miệng vào phễu hút: h6

p(m) và h6 , sau khi tính toán chọn h6 = 2 (m)

Khoảng cách từ mực nước cao nhất đến sàn công tác h4 ,chọn h4=2m

Trang 40

Mà vì tổn thất qua song chắn rác và lưới chắn rác ở đây không đáng kể, nên

chúng ta có thể bỏ qua, do đó :

- Cao trình MNCN ngăn thu MNCNsông

- Cao trình MNTN ngăn hút MNTNngăn thu

Ta chọn 5 bơm Trong đó 4 bơm hoạt động và 1 bơm dự phòng

Xác định vị trí đặt bơm và công suất bơm:

Chọn ống đẩy chung có đường kính D= 1100 mm

Kiểm tra lại v= 1,83 m/s

Áp lực máy bơm:

Áp lực toàn phần của máy bơm:

Hb = Hđh + Hh + Hđ

Trong đó:

Hđh: chiều cao nước hình học xác định bằng hiệu cao trình mực nước cao nhất

trên trạm xử lý và cao trình mực nước thấp nhất trong ngăn hút của công trình thu

nước (m)

Tổn thất trên đường ống hút: tính từ phễu hút đến máy bơm (m)

Tổn thất trên đường ống đẩy: tính từ máy bơm đến trạm xử lý(m)

Ta có:

Hđh (m)

Tổn thất trên đường ống hút:

Ngày đăng: 09/04/2019, 17:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w