1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn phước hiệp công suất 1000 tấn ngày

144 180 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 10,7 MB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp công suất 1000 tấn/ngày.. Khóa luận tốt nghiệp Thiết k

Trang 1

Khóa luận tốt nghiệp

Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp công suất 1000 tấn/ngày SVTH: Lê Nhật Duy iv GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH ix

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

2 MỤC TIÊU 1

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN 1

4 NỘI DUNG THỰC HIỆN 1

5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 2

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN PHƯỚC HIỆP 3

1.1 GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ 3

1.1.1 Vị trí địa lý 3

1.1.2 Địa hình 4

1.1.3 Khí hậu, thời tiết 5

1.1.4 Môi trường 5

1.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU LIÊN HỢP 6

1.2.1 Địa điểm 6

1.2.2 Điều kiện tự nhiên 7

1.3 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI TP HCM 8

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN, CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH 10

2.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 10

2.1.1 Định nghĩa 10

2.1.2 Phân loại chất thải rắn 10

2.1.3 Thành phần, tính chất của chất thải rắn sinh hoạt 11

2.1.4 Những ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe 14

2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN 17

2.2.1 Phương pháp cơ học 17

2.2.2 Phương pháp đốt 19

2.2.3 Phương pháp xử lý sinh học (phân compost) 20

Trang 2

Khóa luận tốt nghiệp

Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp công suất 1000 tấn/ngày SVTH: Lê Nhật Duy v GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm 2.2.4 Tái chế và tái sử dụng chất thải rắn 21

2.2.5 Chôn lấp 23

2.3 BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH 23

2.3.1 Nguyên lý 23

2.3.2 Bãi chôn lấp trong khu liên hợp xử lý CTR được xây dựng gồm các hạng mục sau: 24

2.3.3 Thu gom và xử lý nước rỉ rác 24

2.3.4 Thu gom và xử lý khí 25

2.3.5 Ưu điểm: 26

2.3.6 Nhược điểm: 26

CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH 28

3.1 TÍNH TOÁN PHÂN LÔ 28

3.1.1 Ước tính lượng rác xử lý 28

3.1.2 Tính toán thiết kế các hố chôn lấp 32

3.1.3 Lớp chống thấm 39

3.1.4 Lớp che phủ cuối cùng 41

3.2 HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ KHÍ BÃI CHÔN LẤP 41

3.2.1 Các sản phẩm khí 41

3.2.2 Cơ chế hình thành các khí trong bãi chôn lấp 41

3.2.3 Hệ thống thu gom khí 42

3.2.4 Tính toán lượng khí sinh ra từ bãi chôn lấp 42

3.3 HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC BÃI CHÔN LẤP 56

3.3.1 Tính toán lưu lượng nước rỉ rác 56

3.3.2 Hệ thống thu gom thoát nước mặt 57

3.3.3 Hệ thống thoát nước tại đáy bãi 57

3.3.4 Tính toán hệ thống xử lý nước rỉ rác 61

3.4 BỐ TRÍ MẶT BẰNG 113

CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN KINH PHÍ 115

CHƯƠNG 5 VẬN HÀNH BÃI CHÔN LẤP 118

5.1 GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA BÃI CHÔN LẤP 118

5.2 GIAI ĐOẠN ĐÓNG BÃI CHÔN LẤP 118

5.3 QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG BÃI CHÔN LẤP 119

5.4 TÁI SỬ DỤNG DIỆN TÍCH BÃI CHÔN LẤP 120

Trang 3

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

Trang 4

Khóa luận tốt nghiệp

Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp công suất 1000 tấn/ngày SVTH: Lê Nhật Duy vii GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm DANH MỤC BẢNG Bảng 2 1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 12

Bảng 3 1 Dân số phục vụ đến năm 2031 29

Bảng 3 2 Tổng lượng rác tích lũy 31

Bảng 3 3 Tính toán diện tích chôn lấp qua từng năm 34

Bảng 3 4 Kết cấu chống thấm mặt vách hố 40

Bảng 3 5 Khối lượng rác hữu cơ có trong mẫu rác khối lượng 100kg 42

Bảng 3 6 Thành phần % các nguyên tố trong rác có khả năng phân hủy sinh học 43

Bảng 3 7 Khối lượng các nguyên tố có trong rác phân tích 44

Bảng 3 8 Tổng khối lượng và số mol các nguyên tố trong mỗi thành phần chất hữu cơ 45

Bảng 3 9 Tổng lượng khí sinh ra của 1 kg chất hữu cơ phân hủy nhanh trong từng năm 48

Bảng 3 10 Tổng lượng khí sinh ra của 1kg CHC trong từng năm 50

Bảng 3 11 Lượng khí sinh ra từ bãi chôn lấp trong 15 năm 52

Bảng 3 12 Thành phần nước rỉ rác cần xử lý 64

Bảng 3 13 Thông số của song chắn rác 69

Bảng 3 14 Thông số hồ chứa 70

Bảng 3 15 Thông số thiết kế bể trộn vôi 72

Bảng 3 16 Thông số thiết kế bể lắng cặn vôi 75

Bảng 3 17 Thông số thiết kế tháp Stripping 79

Bảng 3 18 Thông số thiết kế bể lắng cặn vôi 83

Bảng 3 19 Các thông số thiết kế bể trộn nhanh bằng cơ khí 84

Bảng 3 20 Thông số thiết kế bể khuấy trộn cơ khí 86

Bảng 3 21 Thông số thiết kế bể lắng cặn vôi 91

Bảng 3 22 Thông số thiết kế bể UASB 98

Bảng 3 23 Thông số thiết kế bể Anoxic 100

Bảng 3 24 Các thông số thiết kế của bể Aerotank xáo trộn hoàn toàn 101

Trang 5

Khóa luận tốt nghiệp

Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp công suất 1000 tấn/ngày SVTH: Lê Nhật Duy viii GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm Bảng 3 25 Các kích thước điển hình của bể Aerotank xáo trộn hoàn toàn 102

Bảng 3 26 Thông số thiết kế bể Aerotank 105

Bảng 3 27 Thông số thiết kế bể lắng 110

Bảng 3 28 Thông số thiết kế bể khử trùng 112

Bảng 4 1 Kinh phí dự kiến xây dựng một module rác có diện tích 7,6 ha 115

Bảng 4 2 Kinh phí xây dựng cơ bản cho bãi chôn lấp 116

Trang 6

Khóa luận tốt nghiệp

Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp công suất 1000 tấn/ngày SVTH: Lê Nhật Duy ix GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm DANH MỤC HÌNH Hình 1 1 Thành phố Hồ Chí Minh 3

Hình 1 2 Bản đồ hành chính TP Hồ Chí Minh 4

Hình 2 1 Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường nước 14

Hình 2 2 Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường đất 15

Hình 2 3 Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường không khí 16

Hình 2 4 Xe ép chất thải rắn 17

Hình 2 5 Lò đốt rác công nghiệp 19

Hình 2 6 Công đoạn làm phân Compost 21

Hình 2 7 Phân loại chất thải rắn để tái chế 22

Hình 2 8 Bãi chôn lấp Đa Phước 24

Hình 3 1 Mô hình tam giác phân hủy nhanh 47

Hình 3 2 Mô hình tam giác phân hủy chậm 48

Hình 3 3 Hệ thống thu gom nước rỉ rác 60

Hình 3 4 Tấm chắn khí và hướng dòng UASB 94

Trang 7

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, Thành Phố Hồ Chí Minh(TP HCM) với tốc

độ đô thị hóa ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch

vụ,… Lượng chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều

hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại về tính chất Các bãi chôn lấp cũ đang quá

tải, để xử lý tốt hơn lượng chất thải rắn(CTR) phát sinh là một vấn đề vô cùng cấp thiết

Vì vậy việc mở rộng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh là một việc làm hết sức cần thiết và

cấp bách Trước tình hình đó đề tài “THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN

SINH HOẠT HỢP VỆ SINH SỐ 3 CHO KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI

RẮN PHƯỚC HIỆP CÔNG SUẤT 1000 TẤN/NGÀY” được thực hiện nhằm giải

quyết tình trạng CTR đổ đống lộ thiên mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường hiện nay,

đồng thời cũng giải quyết sức ép đối với một lượng CTR sinh ra trong tương lai

2 MỤC TIÊU

Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý

chất thải rắn Phước Hiệp công suất 1000 tấn/ngày

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN

Bãi chôn lấp cho chất thải rắn sinh hoạt tại TP HCM

4 NỘI DUNG THỰC HIỆN

Lập bản thuyết minh tính toán bao gồm:

 Giới thiệu dự án bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu

liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

 Tổng quan về các thành phần, tính chất chất thải rắn sinh hoạt

 Tổng quan về phương pháp xử lý chất thải rắn

 Tính toán các công trình đơn vị

 Khai toán chi phí xây dựng và vận hành của bãi chôn lấp thiết kế trên

 Xây dựng phương án vận hành và bảo trì bãi chôn lấp

Lập bãn vẽ kĩ thuật gồm:

 Bãn vẽ mặt bằng tổng thể bãi chôn lấp

 Bãn vẽ chi tiết hố chôn lấp

Trang 8

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

 Bãn vẽ chi tiết ít nhất 5 bãn vẽ cần thiết

5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Phương pháp thu thập số liệu : Thu thập, tìm hiểu thành phần và tính chất chất thải

rắn và các số liệu cần thiết khác

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tìm hiểu những công nghệ xử lý chất thải rắn qua

các tài liệu chuyên ngành

Phương pháp toán : sử dụng các công thức toán học để tính toán các công trình đơn

vị

Phương pháp đồ họa : dùng phần mềm AutoCAD để mô tả kiến trúc các công trình

đơn vị

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

Giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

Góp phần nâng cao ý thức về môi trường cho nhân viên cũng như người dân

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

PHƯỚC HIỆP

1.1 GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ

Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới

cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành

phố Sài Gòn Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường

cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 2.7.1976 đã chính thức

đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh

Hình 1 1 Thành phố Hồ Chí Minh

1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10' – 10 0 38 vĩ độ bắc

và 106 0 22' – 106 054 ' kinh độ đông Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp

tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa

-Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

Trang 10

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích

2.095,06 km² Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng 4 năm

2015 thì dân số thành phố là 8.136.364 người (theo tổng cục thống kê), mật độ trung

bình 3.888 người/km² Mật độ gia tăng dân số tự nhiên là 1,65% ( năm 2015)

Hình 1 2 Bản đồ hành chính TP Hồ Chí Minh

1.1.2 Địa hình

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long,

địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông Vùng cao nằm ở

phía bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét Xen kẽ có một số

gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9 Ngược lại, vùng trũng nằm

ở phía nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét,

nơi thấp nhất 0,5 mét Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn

bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét

Trang 11

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:

 Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi

 Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi

 Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ

 Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ

1.1.3 Khí hậu, thời tiết

Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, cũng như một số tỉnh Nam bộ khác Thành phố Hồ

Chí Minh không có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, nhiệt độ cao đều và mưa quanh năm

(mùa khô ít mưa) Trong năm Thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa là biến thể của mùa

hè: mùa mưa – khô rõ rệt Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11 (khí hậu nóng

ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều), còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khô,

nhiệt độ cao và mưa ít) Nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất

xuống 13,8 °C Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C

Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao

nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958 Một năm, ở thành phố có

trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng

90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9 Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố

không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc Các quận nội thành và

các huyện phía bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại

Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây –

Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình

3,6 m/s, vào mùa mưa Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s,

vào mùa khô Ngoài ra còn có gió mậu dịch theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng

tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng

không có gió bão Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa

mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%) Bình quân độ ẩm không khí đạt

79,5%/năm

1.1.4 Môi trường

Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp

tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường

chung Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm

môi trường rất lớn Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông

ngòi còn rất phổ biến Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống

Trang 12

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động Tại cụm công nghiệp Tham Lương,

nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính

500.000 m³/ngày Sông Sài Gòn, mức độ ô nhiễm vi sinh chủ yếu do hoạt động nuôi

trồng thuỷ sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần Vẫn chưa có giải pháp cụ

thể nào để chấm dứt tình trạng ô nhiễm này

Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 7.500 tấn/ngày (theo Sở Tài Nguyên

và Môi Trường TP.HCM năm 2016), trong đó một phần lượng rác thải rắn không được

thu gom hết Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất còn góp phần

gây ô nhiễm không khí Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc

bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên Hệ số phát thải trung bình từ 0,45 –

0,75kg/người/ngày (theo Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ và quản lý môi

trường CENTEMA ,năm 2015)

Mật độ cây xanh của thành phố chỉ khoảng 1–2 m²/người, thuộc hàng rất thấp so với

các thành phố trên thế giới (Stockholm trên 70 m²/người) Việc thiếu cây xanh đã gây

ảnh hưởng đến chất lượng không khí của thành phố Trước những bức xúc về thực trạng

môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương tìm mọi cách nâng cao chất

lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn Trước tình hình đó đề tài “THIẾT KẾ

BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HỢP VỆ SINH SỐ 3 CHO KHU

LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN PHƯỚC HIỆP CÔNG SUẤT TRUNG

BÌNH 1000 TẤN/NGÀY” được thực hiện nhằm giải quyết một phần lượng CTR sinh

ra ở TP Hồ Chí Minh

1.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU LIÊN HỢP

1.2.1 Địa điểm

Bãi chôn lấp số 3 nằm trong tổng thể Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Tp

Hồ Chí Minh Vị trí xây dựng bãi chôn lấp số 3 nằm liền kề bãi chôn lấp số 2, giữa hai

kênh thủy lợi 15 và 16 và cách kênh Thầy Cai khoảng 1,1km

 Phía Bắc: giáp kênh thủy lợi 16 và các khu sản xuất phân bón, khu lò đốt rác

và khu chôn lấp chất thải nguy hại;

 Phía Nam: giáp kênh thủy lợi 15

 Phía Đông: giáp khu đất ruộng hiện trạng trong phạm vi quy hoạch khu liên

hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Tp Hồ Chí Minh;

 Phía tây: giáp bãi chôn lấp số 2

Trang 13

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

1.2.2 Điều kiện tự nhiên

a) Địa hình

Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam bộ và miền

sụt Đông nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây bắc - Đông nam và Đông bắc

- Tây nam Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m - 10m Ngoài ra địa bàn huyện

có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so với các huyện

trong Thành phố

b) Khí hậu:

Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích

đạo Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ

tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là:

 Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm

khoảng 26,6oC Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8oC (tháng 4), nhiệt độ trung

bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12)

 Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm - 1.770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo

chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung

vào tháng 7,8,9; vào tháng 12,tháng 1 lượng mưa không đáng kể

 Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80

- 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%

 Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 - 2.920 giờ

c) Thủy văn:

Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm chính:

 Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều

bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m

 Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ hủy

văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy

Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông

 Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của

huyện và nét nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều

Nước ngầm

 Mực nước ngầm xấp xỉ mặt đất ở cao độ +0,00 đến +0,50 m Tầng chứa nước

cách mặt đất khoảng 15 – 40 m, có khả năng bị ô nhiễm nếu như không thực hiện tốt

lớp cách nước

 Tầng nước ngầm cách mặt đất 15 – 40 m, trong khi thiết kế phần chìm BCL sâu

15 m, nguyên nhân là do quan điểm của nhà thiết kế là đào hết lớp đất yếu dạng bùn sét

Trang 14

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

bên trên để đặt phần chìm của BCL, giải pháp này sẽ giúp BCL ổn định còn về vấn đề

bảo vệ môi trường đất và nước ngầm đã được quan tâm thực hiện thông qua việc thiết

kế các lớp kết cấu lót đáy bãi đảm bải cách ly khối rác với môi trường xung quanh

d) Khoảng cách đến khu vực xung quanh

 Các đối tượng tự nhiên:

 Hệ thống đường giao thông: Cách khu đất dự án khoảng 1,8km về phía Tây

Nam là trục đường Tam Tân nối tỉnh lộ 8 ra Quốc lộ 22

 Hệ thống sông suối, ao hồ: Hai bên rãnh khu đất dự án về phía Bắc và phía

Nam là kênh 15 và kênh 16 Cách kênh Thầy Cai khoảng 1,1 km về phia Tây Nam

 Các đối tượng kinh tế - xã hội:

 Cách nhà dân gần nhất khoảng 300m về phía Đông

 Cách khu dân cư gần nhất khoảng 3km về phía Đông

 Cách UBND xã Phước Hiệp khoảng 3km về phía Bắc

 Các bệnh viện Củ Chi khoảng 3,3km về phía Đông

 Cách KCN Tây Bắc Củ Chi khoảng 3,8km về phía Đông

 Cách KCN Đức Hòa 3, Long An khoảng 3,9km về phía Nam

 Cách Cầu vượt Củ Chi, Chợ Củ Chi, Bến xe Củ Chi khoảng 4,5km về phía

Đông Nam

e) Dân số phục vụ

Dân số bắt đầu dự án là 1.423.100 dân (năm 2017), bao gồm các địa bàn các huyện

Củ Chi, Hóc Môn, và các Quận nội thành bao gồm Quận 12, Quận Gò Vấp, Quận Tân

Bình, Quận Tân Phú Còn lượng rác còn lại trong Thành Phố sẽ được thu gom và đưa

đến các khu xử lý khác như khu xử lý Đa Phước do Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn

Việt Nam (VWS) làm chủ đầu tư có diện tích 128 ha đang tiếp nhận và xử lý 5.000

tấn/ngày; Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ tái chế nhựa và làm

compost (Khu Tây Bắc Củ Chi) do Công ty Vietstar – Lemna của Hoa Kỳ làm chủ đầu

tư xử lý 1.200 tấn/ngày; Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt công nghệ tái chế nhựa,

làm phân compost và đốt chất thải còn lại do Công ty cổ phần Tâm Sinh Nghĩa làm chủ

đầu tư xử lý 1.000 tấn/ngày

Là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh chất thải rắn đô thị hàng năm tại TP.Hồ Chí

Minh rất cao Theo số liệu của Sở Tài nguyên - Môi trường, mỗi ngày trên địa bàn TP.Hồ

Chí Minh đổ ra khoảng 6.500 – 6.800 tấn rác thải sinh hoạt, 500 - 700 tấn chất thải rắn

công nghiệp, 150 - 200 tấn chất thải nguy hại, 9 - 12 tấn chất thải rắn y tế Chất thải rắn

Trang 15

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu từ các nguồn: hộ gia đình, trường học, chợ,

nhà hàng,

Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 7.500 tấn/ngày (theo Sở Tài Nguyên

và Môi Trường TP.HCM năm 2016).Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực nội

thành của TP.HCM đạt tỷ lệ 100% ( trong đó tỷ lệ trực tiếp từ các hộ dân trong nội thành

khoảng 95%, khoảng 5% còn lại các hộ dân không chuyển giao trực tiếp mà để rác dọc

theo tuyến đường, các thùng rác công cộng, vớt rác trên kênh) Còn tại khu vực ngoại

thành, tỷ lệ thu gom trực tiếp từ các hộ dân khoảng 70 – 80%, do khu vực ngoại thành

còn nhiều khu đất trống như ao, vườn nên một bộ phận không nhỏ người dân khu vực

ngoại thành tự xử lý tỷ lệ rác còn lại trong khu đất của mình, hoặc vứt ra ngoài các khu

đất trống, ít nhiều gây ra tình trạng ô nhiễm cục bộ

Hiện nay, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày trên địa bàn TP.HCM được

xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi – huyện Củ Chi và Khu liên

hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước - huyện Bình Chánh Trên địa bàn TP.HCM hiện nay

có 42 đơn vị tham gia dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại; 10 đơn vị hành

nghề xử lý chất thải nguy hại

Toàn bộ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của TP.HCM được xử lý tại 2 khu liên

hợp xử lý chất thải rắn của thành phố: Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi

(huyện Củ Chi) và Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước (huyện

Bình Chánh) với các công trình, nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt tiêu chuẩn,

quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Trong đó, khu xử lý Đa Phước do Công ty TNHH Xử lý

chất thải rắn Việt Nam (VWS) làm chủ đầu tư có diện tích 128 ha đang tiếp nhận và xử

lý 5.000 tấn/ngày; Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ tái chế nhựa

và làm compost (Khu Tây Bắc Củ Chi) do Công ty Vietstar – Lemna của Hoa Kỳ làm

chủ đầu tư xử lý 1.200 tấn/ngày; Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt công nghệ tái

chế nhựa, làm phân compost và đốt chất thải còn lại do Công ty cổ phần Tâm Sinh Nghĩa

làm chủ đầu tư xử lý 1.000 tấn/ngày

Tuy nhiên công tác thu gom, xử lý CTR vẫn chưa thực sự được làm tốt Các trạm

trung chuyển CTR không đảm bảo vệ sinh gây ra tác động xấu tới đời sống sinh hoạt

của người dân và mất mỹ quan đô thị, giảm lượng khách du lịch.Có thể thấy rõ điều đó

qua những bức xúc của người dân đối với vấn đề này, điển hình như ở vụ bãi rác Đa

Phước (TPHCM) Vì vậy dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ

sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp cần cấp thiết được thực hiện

để tránh sự quá tải của các bãi chôn lấp khác gây ùng ứ chất thải rắn sinh hoạt

Trang 16

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN, CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

CHẤT THẢI RẮN VÀ BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH

2.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN

2.1.1 Định nghĩa

Chất thải rắn là toàn bộ vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế

xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn

tại của cộng đồng,…) trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt

động sản xuất và hoạt động sống

Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân,

hộ gia đình, nơi công cộng

2.1.2 Phân loại chất thải rắn

a) Phân loại theo nguồn gốc phát sinh

Rác thải gia đình hay còn gọi là rác thải sinh hoạt: bao gồm các loại chất thải phát

sinh trong sinh hoạt gia đình Chúng bao gồm: rác do chế biến thức ăn, quét dọn nhà

cửa, tro bếp và rác dọn vườn, các vật dụng cũ, bao gói, giấy vệ sinh…

Chất thải thương mại: bao gồm rác tại các cửa hàng, trạm xăng dầu, nhà hàng, khách

sạn, bảo tàng và chợ… Thành phần chủ yếu là các vật đựng, bao bì và thực phẩm thải

bỏ

Chất thải công sở: bao gồm rác trường học, cơ quan, chất thải bệnh viện, nhà thờ,

doanh trại bộ đội, công an… Chất thải cơ quan, trường học chủ yếu là giấy Chất thải

của các doanh trại thì giống như rác thải sinh hoạt gia đình

Rác quét đường: thường chứa nhiều đất bẩn, lá cây, vỏ lon, bao bì Tuy vậy ở Việt

Nam trong rác quét đường vẫn có nhiều rác thải sinh hoạt trong gia đình, phân người,

phân súc vật, xác súc vật chết, bùn nạo vét cống

Chất thải xây dựng: bao gồm gạch ngói vỡ, cát, đất, vôi, gỗ Ở nước ta, rác thải xây

dựng còn chiếm một tỷ lệ lớn trong rác đô thị Loại chất thải này thường được đổ chất

đống ven đường phố hay khu dân cư

Chất thải công nghiệp: bao gồm nhiều chủng loại phát sinh trong quá trình hoạt động

sản xuất của nhà máy, xí nghiệp Chúng có thể là bao bì, phế thải chế biến thực phẩm,

kim loại, vải sợi, nhựa, tro than, dầu mỡ, hóa chất thải bỏ.…

Trang 17

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

b) Phân loại theo mức độ nguy hại

Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, nhiễm khuẩn

độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng

Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các hợp chất có

các tính chất nguy hại Thường là các chất phát sinh trong sinh hoạt gia đình, đô thị…

c) Phân loại theo thành phần

Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật liệu xây

dựng như gạch, ngói, thủy tinh, gốm sứ, một số loại phân bón

Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa, chất thải

từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ, thuốc bảo vệ thực vật

2.1.3 Thành phần, tính chất của chất thải rắn sinh hoạt

a) Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt

Thành phần CTRSH thay đổi theo điều kiện kinh tế, theo tập quán sinh hoạt, theo vị

trí địa lý cũng như theo thời gian và mùa trong năm

Trang 18

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

Bảng 2 1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Hợp phần

(kg/m 3 ) Khoảng

giá trị (KGT)

Trung bình (TB)

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, 2001, Giáo trình quản lý chất thải rắn, NXB Xây Dựng)

b) Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt

Tính chất vật lý

Những tính chất vật lý quan trọng nhất của CTRSH là khối lượng riêng, độ ẩm, kích

thước hạt và sự phân bố kích thước, khả năng giữ nước và độ xốp Trong đó, đáng quan

tâm nhất trong công tác quản lý là khối lượng riêng và độ ẩm

Trang 19

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

Khối lượng riêng: Được hiểu là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích (m3/kg),

chúng thay đổi tùy thuộc vào trạng thái như: xốp, nén, không nén, chứa trong các thùng

chứa (container)…

Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Vị trí địa lý, mùa trong

năm, thời gian lưu giữ chất thải Khối lượng riêng của CTRSH từ các khu đô thị dao

động trong khoảng 180 ÷ 400 kg/m3

Độ ẩm được xác định bằng một trong hai phương pháp sau: Tính theo thành phần

phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô Trong lĩnh vực quản

lý chất thải rắn phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn

Tính chất hóa học

Các thông tin về tính chất hóa học của CTRSH đóng vai trò rất quan trọng trong việc

đánh giá, lựa chọn phương pháp xử lý và tái sinh chất thải

Ví dụ: Khả năng cháy của CTR phụ thuộc vào thành phần hóa học của nó, đặc biệt

trong trường hợp CTRSH là hỗn hợp của chất cháy được và không cháy được Nếu CTR

được sử dụng làm nhiên liệu cho quá trình đốt thì cần xác định 4 đặc tính quan trọng

sau:

 Phân tích gần đúng – sơ bộ (xác định sơ bộ hàm lượng chất hữu cơ)

 Điểm nóng chảy của tro

 Hemicellulose: Các sản phẩm ngưng tụ của hai đường 5 và 6 carbon

 Cellulose: Sản phẩm ngưng tụ của glucose, đường 6 – carbon

 Dầu, mỡ và sáp: Là những ester của rượu và acid béo mạch dài

 Lignin: Là hợp chất cao phân tử chứa vòng thơm và các methoxyl (-OCH3)

 Lignocellulose

Trang 20

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

 Proteins: Là chuỗi các amino acid

Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong CTRSH là

hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo khí, chất rắn hữu

cơ trơ và chất vô cơ Mùi và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình rác hữu cơ thối rữa

2.1.4 Những ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe

a) Ảnh hưởng đến môi trường

Ô nhiễm môi trường nước

Các CTR nếu là chất hữu cơ thì sẽ bị phân hủy nhanh chóng trong môi trường

nước Phần lớn nổi lên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất chất hữu cơ để tạo

thành các sản phẩm trung gian, sau đó là những sản phẩm cuối là chất khoáng và nước

Phần chìm trong nước có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian

và các sản phẩm sau cùng là các chất khí CH4, H2S, H2O, CO2 Tất cả chất trung gian

đều gây mùi hôi thối và là độc chất Bên cạnh đó còn rất nhiều vi trùng và siêu vi trùng

làm ô nhiễm nguồn nước

Hình 2 1 Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường nước

Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn trong môi

trường nước Sau đó là các quá trình oxi hóa có oxi và không có oxi xuất hiện gây nhiễm

bẩn cho môi trường nước, nguồn nước

Mặc khác, từ quá trình canh tác trong các hoạt động nông nghiệp của mình, con

người đã sử dụng một lượng lớn hoá chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, diệt cỏ,

phân bón… Làm gia tăng lượng độc tố và chất dinh dưỡng vào môi trường nước một

Trang 21

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

cách cục bộ và gây ra hiện tượng tích luỹ sinh học đối với các sinh vật sống trong môi

trường nước bị ô nhiễm

Bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật sau khi được người dân sử dụng đã vứt bỏ

ngoài đồng với hàm lượng thuốc còn thừa trong bao bì đi vào nguồn nước mặt và nước

ngầm của vùng, ngoài chất thải rắn do thuốc bảo vệ thực vật, việc đốt đồng, thải rơm rạ

sau mỗi vụ mùa cũng đã góp phần làm tăng chất thải rắn của vùng, làm ô nhiễm nguồn

nước sông quê

Ô nhiễm môi trường đất

Các chất thải hữu cơ sẽ được các vi sinh vật trong đất phân hủy ở hai điều kiện

hiếu khí và kỵ khí Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian,

cuối cùng là hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO2, CH4

Với một lượng vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ làm cho

các chất từ rác không trở thành ô nhiễm Nhưng với lượng rác quá lớn thì môi trường

đất sẽ bị quá tải và gây ô nhiễm Ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất

độc hại theo nước trong đất chảy vào nguồn nước ngầm Mà một khi nước ngầm bị ô

nhiễm thì không cách gì có thể cứu chữa được

Hình 2 2 Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường đất

Đối với các loại rác không phân hủy như nhựa, cao su nếu không có những biện

pháp xử lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì nhiêu của

đất

Trang 22

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

Ô nhiễm môi trường không khí

Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển rác gây ô nhiễm

không khí

Hình 2 3 Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường không khí

Rác có thành phần dễ phân hủy sinh học, cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ

và độ ẩm cao, sau một thời gian ngắn chúng bị phân hủy kỵ khí và hiếu khí sinh ra các

khí độc hại có mùi hôi khó chịu gồm CH4, H2S, H2O, CO2, NH3 ngay từ khâu thu

gom, vận chuyển đến chôn lấp Khí metan có khả năng gây cháy nổ nên rác thải cũng là

nguồn sinh chất thải thứ cấp nguy hại

b) Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

CTRSH có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trường sống tốt cho các vector gây

bệnh như: chuột, muỗi, ruồi, gián, Qua các trung gian truyền nhiễm, bệnh có thể phát

triển thành dịch Ví dụ điển hình nhất là bệnh dịch hạch

Người ta tổng kết rác đã gây ra 22 bệnh cho con người Trực khuẩn lỵ, trực khuẩn

thương hàn, trực khuẩn lao tồn tại được từ 4 đến 42 ngày trong rác Riêng trực khuẩn

phó thương hàn tồn tại lâu hơn từ 24 đến 107 ngày Trong rác sinh hoạt với thành phần

chất hữu cơ cao chiếm 30 – 70%, trong điều kiện ẩm ướt của các vùng nhiệt đới như

Việt Nam (độ ẩm 50 – 70%) là môi trường tốt cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển

như: Vi trùng thương hàn, lỵ, tiêu chảy, lao, bạch hầu, giun sán Những ký sinh trùng

này tồn tại và phát triển nhanh chóng

Trang 23

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm

cho công nhân vệ sinh, người dân làm nghề bới rác, nhất là khi gặp phải các chắt thải

rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, mầm bệnh, hợp chất halogen hóa

2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

2.2.1 Phương pháp cơ học

a) Các thiếp bị thường sử dụng:

Búa đập, rất hiệu quả đối với vật liệu có đặc tính giòn- dễ gãy

Khoan cắt bằng thủy lực dùng để làm giảm kích thước của các vật liệu mềm hơn so

với dùng búa đập

Máy nghiền, có ưu điểm là di chuyển dễ dùng được, có thể sử dụng để làm giảm kích

thước cho nhiều loại chất thải rắn như cây nhành cây, gốc cây, hay các loại chất thải rắn

từ quá trình xây dựng

b) Nguyên lý:

Sử dụng các phương pháp ép, đập, nghiền, sàng, tuyển

Các quá trình này được ứng dụng để phân chia phế thải thành phần đoạn theo độ lớn,

bao gồm phương pháp sàng hạt vật liệu và phân chia chúng dưới tác dụng của lực quán

tính – trọng lực và li tâm – trọng lực

c) Ứng dụng:

Được sử dụng với mục đích là tăng khối lượng riêng của các loại chất thải rắn nhằm

tăng tính hiệu quả của công tác lưu trữ và vận chuyển

Hình 2 4 Xe ép chất thải rắn

Trang 24

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

Được sử dụng để thu sản phẩm có độ lớn chủ yếu là > 5mm đập được áp dụng rộng

rãi trong chế biến chất thải trong xử lí xỉ của nhà máy luyện kim, các đồ dùng kỹ thuật

bằng nhựa đã qua quá trình sử dụng, phế thải muối mỏ và thạch cao photpho, phế liệu

gỗ, một số nhựa, vật liệu xây dựng, và nhiều loại vật liệu khác

Được sử dụng khi cần thu sản phẩm chất thải có độ lớn <5mm được sử dụng phổ

biến trong công nghệ tái sử dụng chất thải của khai thác quặng mỏ phế liệu xây dựng xỉ

của luyện kim, và nhiên liệu, phế thải của tuyển than, phế thải nhựa, quặng pirit và hàng

loạt tài nguyên thứ cấp khác

Tuyển trọng lực:

Phương pháp tuyển này dưa trên vận tốc rơi trong môi trường lỏng ( hay khí) của

các hạt có kích thước và khối lượng riêng khác nhau đó là các quá trình tuyển sàng

( đãi), tuyển trong huyền phù nặng, trong dung dịch chuyển theo bề mặt nghiệng và rửa

Đãi là quá trình phân chia hạt khoảng sản theo khối lượng riêng dưới tác dụng tia

nước thay đổi theo hướng thẳng đứng, đi qua máy có lưới Đãi thường áp dụng cho vật

liệu có độ lớn 0.5-100 mm đối với vật liệu không phải quặng và 0.2 – 40 mm đối với

vật liệu là quặng mỏ

Nén chất thải:

Nén là một kĩ thuật làm tăng mật độ dẫn đến tăng khối lượng riêng của chất thải để

công tác lưu trữ và vận chuyển chất thải rắn đạt hiệu quả hơn

d) Ưu Điểm:

 Đơn giản, dễ thực hiện

 Chi phí thấp so với phương pháp khác

 Linh hoạt trong quá trình thực hiện

 Phù hợp nhiều loại chất thải rắn

e) Nhược điểm:

 Chỉ làm giảm diện tích ,không làm giảm lượng chất thải rắn

 Gây ô nhiễm trong quá trình vận chuyển

Trang 25

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định

không thể xử lý bằng các phương pháp khác Đây là một giai đoạn oxy hoá ở nhiệt độ

cao với sự có mặt của oxy không khí, trong đó rác độc hại được chuyển hóa thành khí

và các chất thải không cháy, tro Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch

thoát ra ngoài không khí, tro được đem chôn lấp

Ứng dụng : Phương pháp đốt thường được áp dụng để xử lý các loại chất thải sau:

 Rác độc hại về mặt sinh học;

 Rác không phân huỷ sinh học;

 Chất thải có thể bốc hơi và do đó dễ phân tán;

 Chất thải có thể đốt cháy với nhiệt độ dưới 400C;

 Chất thải Phenol, chất thải chứa Halogen, Chì, Thuỷ Ngân, Cadimi, Zinc, Nitơ,

Photpho, Sulfuro;

Hình 2 5 Lò đốt rác công nghiệp

Trang 26

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

 Chất thải dung môi;

 Dầu thải, nhũ tương dầu và hỗn hợp dầu, mỡ, sáp;

 Nhựa, cao su và mủ cao su;

 Rác dược phẩm;

 Nhựa đường axit và đất sét đã sử dụng;

 Chất thải rắn bị nhiễm khuẩn bởi các hóa chất độc hại

b) Ưu điểm:

Khả năng tiêu hủy tốt đối với nhiều loại rác thải, có thể đốt cháy cả kim loại, thủy

tinh, nhựa, cao su, một số chất dưới dạng lỏng và bán rắn, các loại chất thải nguy hại

Thể tích rác có thể giảm từ 75 – 96%, thích hợp cho những nơi không có điều kiện về

mặt bằng chôn lấp rác Hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm do nước rác, có hiệu quả cao đối

với chất thải có chứa vi trùng lây nhiễm và các chất đôc hại Năng lượng phát sinh khi

đốt rác có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt và

phát điện

c) Nhược điểm:

Khí thải từ các lò đốt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các vấn đề về

phát thải chất ô nhiễm dioxin trong quá trình thiêu đốt các thành phần nhựa

Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao

Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao

2.2.3 Phương pháp xử lý sinh học (phân compost)

a) Nguyên lý

Là quá trình nhờ hoạt động của các vi sinh vật chuyển hóa các thành phần hữu cơ

trong CTR thành chất mùn ổn định, không chứa các mầm bệnh, không lôi cuốn côn

trùng, có thể lưu trữ an toàn

Trang 27

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

Hình 2 6 Công đoạn làm phân Compost

b) Ưu điểm:

Loại trừ được 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần gây

ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước để chế biến làm phân bón phục vụ nông nghiệp

theo hướng cân bằng sinh thái Hạn chế việc sử dụng phân hóa học để bảo vệ đất

Tiết kiệm đất để sử dụng làm BCL Tăng khả năng chống ô nhiễm môi trường và cải

thiện đời sống cộng đồng

Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng, dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm

Giá thành rẻ

c) Nhược điểm:

Mức độ tự động của công nghệ chưa cao, việc phân loại chất thải vẫn phải thực hiện

bằng phương pháp thủ công nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân

2.2.4 Tái chế và tái sử dụng chất thải rắn

a) Nguyên lý:

Tái chế là một hoạt động thu hồi lại chất thải có trong thành phần của chất thải rắn

đô thị sau đó được chế biến thành những sản phẩm mới phục vụ cho sản xuất và sinh

hoạt

Trang 28

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

Hình 2 7 Phân loại chất thải rắn để tái chế

b) Ưu điểm:

Tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên do sử dụng những vật liệu tái chế thay

cho những nguồn tài nguyên thiên nhiên cần phải khai thác (tái chế giấy - giảm khai

thác rừng, tái chế nhiên liệu giảm áp lực khai thác các nguồn nhiên liệu hoá thạch)

Giảm được lượng rác cẩn phải xử lý, giảm chi phí cho các quá trình này, nâng cao

thời gian sử dụng của cac bãi rác

Một số chất thải trong quá trình tái chế tiết kiệm năng lượng hơn các quá trình sản

xuất từ các nguyên liệu thô ban đầu (tái chế Nhôm tiết kiệm 95% năng lượng so với

Nhôm nguyên liệu từ quá trình luyện kim)

Giảm tác động đến môi trường do lượng rác thải gây ra

Có thể thu được nguồn lợi nhuận từ lượng rác vứt bỏ

Tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lao động

c) Nhược điểm:

Đối với những quá trình tái chế hầu hết đều mang lại lợi nhuận thấp hặc không có

hiệu quả kinh tế, do vậy hầu các chương trình tái chế đều phải được sự hổ trợ của các

cấp chính quyền

Những sản phẩm tái chế thường có chất lượng không cao bằng các sản phẩm sản

xuất từ những nguyên liệu tinh ban đầu

Trang 29

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm này thường gặp nhiều khó khăn

Chất thải phải được phân loại càng chính xác càng có lợi cho quá trình tái chế (Yêu

cầu phân loại chất thải)

Quy trình công nghệ tái chế (Yêu cầu công nghệ để tái chế chất thải)

d) Một số điểm cần lưu ý khi thu hồi các chất thải

Xác định công nghệ phục vụ cho công tác tái chế

Xác định các dữ liệu cơ bản về rác thải để từ đó xác định phương thức tái chế sao

cho hiệu qủa kinh tế nhất

Thiết lập quyền ưu tiên

Xác định thị trường tiêu thụ

Sự quan tâm của các nhà quản lý

2.2.5 Chôn lấp

Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của chất thải rắn

khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan

rã nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất

giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amôn và một số khí như CO2, CH4…

Như vậy, về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là phương pháp tiêu

huỷ sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá

trình phân hủy chất thải khi chôn lấp

2.3 BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH

2.3.1 Nguyên lý

Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của chất thải rắn

khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan

rã nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất

giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amôn và một số khí như CO2, CH4…

Như vậy, về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là phương pháp tiêu

huỷ sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá

trình phân hủy chất thải khi chôn lấp

Trang 30

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

2.3.2 Bãi chôn lấp trong khu liên hợp xử lý CTR được xây dựng gồm các hạng

2.3.3 Thu gom và xử lý nước rỉ rác

Để đáp ứng tiêu chuẩn của một BCL hợp vệ sinh BCL có hệ thống thu gom và xử lý

nước rỉ rác, nước thải sinh hoạt, nước thải từ các phương tiện vận chuyển, phòng thí

nghiệm và các loại nước thải khác Nước rỉ rác và nước thải sau khi xử lý phải đạt loại

B2 theo QCVN 25/2009/BTNMT Hệ thống thu gom nước rỉ rác, nước thải bao gồm:

các rãnh, ống dẫn và hố thu nước rỉ rác, nước thải được bố trí hợp lý đảm bảo thu gom

toàn bộ nước rỉ rác, nước thải về trạm xử lý

Mạng lưới ống thu gom nước rỉ rác được đặt ở bên trong tầng thu gom nước rỉ rác

Mạng lưới đường ống thu gom nước rỉ rác này phải đáp ứng các yêu cầu sau:

 Có thành bên trong nhẵn và có đường kính tối thiểu 150 mm

Hình 2 8 Bãi chôn lấp Đa Phước.

Trang 31

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

 Có độ dốc tối thiểu 1%

Lựa chọn phương pháp thu gom và vận chuyển nước rỉ rác từ bãi chôn lấp

Để thu gom và vận chuyển nước rỉ rác ở bãi chôn lấp, có thể áp dụng 3 phương pháp

sau:

 Phương pháp vận chuyển nổi

Nước rỉ rác từ ô chôn lấp được tập trung về một giếng thu trung tâm ngay cạnh

hố Từ giếng thu, nước rỉ rác được bơm đưa lên hệ thống cống nổi và tự chảy về khu

vực xử lý nước rỉ rác của bãi chôn lấp

Phương pháp này thích hợp với các hố chôn lấp có quy mô lớn và rất lớn, tốn

nhiều kinh phí cho các trạm bơm phân tán, quản lý phức tạp, các hạng mục công trình

phụ trợ cồng kềnh và rất khó đảm bảo thu gom nước rỉ rác triệt để và có mùi gây ô nhiễm

môi trường

 Phương pháp vận chuyển chìm

Nước rỉ rác được thoát vào hệ thống cống ngầm trong lòng đất và tự chảy về

giếng thu gom tập trung ở cuối mạng lưới thoát nước rỉ rác, từ đó nước rỉ rác được bơm

lên và dẫn vào khu xử lý nước thải

Phương pháp này thích hợp đối với các khu vực có mực nước ngầm thấp, dễ quản

lý vận hành hệ thống, không cần nhiều trạm bơm phân tán và hoàn toàn có thể đảm bảo

thu gom nước thải triệt để và kịp thời Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải xây

dựng hệ thống ống ngầm ở dưới sâu, do đó tốn kém và phức tạp hơn hệ thống ống nổi

Phương pháp thu gom dọc theo cuối hố chôn lấp

Nước rỉ rác được thoát theo bề mặt nghiên (theo chiều dọc của ô chôn lấp) của

lớp sạn sỏi ở tầng dưới sau đó được bơm về khu xử lý

Phương pháp này tận dụng được bề mặt địa hình nghiên của khu vực xử lý, xây

dựng hệ thống ống thoát nước cho toàn bộ các ô chôn lấp Nhược điểm, thi công khó để

đảm bảo độ sâu thu gom

Từ việc phân tích các ưu nhược điểm của các phương pháp vận chuyển nước rỉ

rác và dựa trên các yếu tố tự nhiên địa hình chọn phương pháp thu gom dọc theo cuối

hố chốn lấp

2.3.4 Thu gom và xử lý khí

Để xử lý khí bãi chôn lấp có các phương pháp được đề xuất như sau:

Trang 32

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

Trong các phương pháp trên thì phương pháp thu hồi để sản xuất điện là khả thi và

phù hợp với nguồn vốn đầu tư và đảm bảo tiêu chuẩn môi trường

Hình thức đặt ống thu gom trong bãi chôn lấp gồm:

 Đặt ống thu khí nằm ngang song song với lớp vật liệu nằm phủ, các ống thu khí

nằm ngang của một lớp sẽ được nối với nhau bởi một ống đặt nằm ngang cặp sát vào

thành hố chôn lấp rồi được dẫn lên trên mặt đất về khu xử lý khí;

 Đặt ống thu khí thẳng đứng, chiều cao ống ngập trong lớp rác là 80% chiều cao

lớp rác 1/3 chiều cao ống ngập trong rác sẽ được đục lỗ có đường kính đủ lớn để thu

khí Ống thu khí được giữ cố định nhờ ống lồng cấu tạo bằng thép, với đường kính ngoài

bằng đường kính giếng thu khí, đường kính trong đảm bảo lớn hơn đường kính ống thu

khí, xung quanh phần đục lỗ được bao bọc bởi một lớp sỏi có đường kính lớn hơn đường

kính lỗ của ống thu khí, để giữ ống thẳng đứng Phần ống đưa lên khỏi đơn nguyên sau

khi đổ hoàn chỉnh cả lớp che phủ cuối cùng đủ cao để tránh sự cố làm bít ống

Chọn phương án 2 làm phương án tính toán và thiết kế vì ống thu khí đứng ít bị ảnh

hưởng bị gãy ống do quá trình phân hủy sinh học thể tích rác bị sụt xuống, đồng thời

đảm bảo được yêu cầu là thu hết khí sinh ra từ ô chôn rác

2.3.5 Ưu điểm:

 Nơi nào có sẵn đất thì phương pháp này là kinh tế nhất

 Đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động ít hơn so với các phương pháp khác

 Có thể thu hồi lượng khí sinh học, đất có thể sử dụng vào mục đích khác sau khi

bãi chôn lấp đóng cửa như: bãi đỗ xe, sân chơi, công viên

 Linh hoạt trong quá trình sử dụng (khi khối lượng CTR gia tăng có thể tăng cường

thêm công nhân và thiết bị cơ giới), trong khi các phương pháp khác phải được mở rộng

quy mô công nghệ để tăng công suất

2.3.6 Nhược điểm:

 Tốn nhiều diện tích đất chôn lấp nhất là những nơi tài nguyên đất khan hiếm

 Lây lan các dịch bệnh do sự hoạt động của ruồi, nhặng và các loại côn trùng

 Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí xung quanh BCL

 Có nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ, gây nguy hiểm do sự phát sinh khí CH4 và H2S

Trang 33

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

 Công tác quan trắc chất lượng môi trường BCL và xung quanh vẫn phải thực hiện

sau khi đóng cửa

 Ảnh hưởng đến cảnh quan

 Một số khí, nước rác sinh ra từ quá trình phân hủy rác có thể gây nguy hiểm và

tạo mùi khó chịu cho người và động vật xung quanh

Trang 34

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH

3.1 TÍNH TOÁN PHÂN LÔ

3.1.1 Ước tính lượng rác xử lý

Xây dựng mới bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh để tiếp nhận khối lượng

rác ngoài khả năng tiếp nhận của các dự án khác đồng thời dự phòng trong một số trường

hợp bị ứ đọng rác trong thành phố, chủ động trong công tác xử lý

Thời gian khai thác: 15 năm

a) Ước tính dân số phục vụ đến năm 2031

Dân số phục vụ năm 2016 là 1.400.000 người Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là

1,65%

𝑁𝑖+1∗ = 𝑁𝑖 + 𝑟 𝑁𝑖 ∆𝑡

𝑁𝑖+1/2 = 𝑁𝑖+1

∗ + 𝑁𝑖2

𝑁𝑖+1 = 𝑁𝑖+ 𝑟 𝑁𝑖+1/2 ∆𝑡 Trong đó

𝑁𝑖: số dân ban đầu (người)

𝑁𝑖+1∗ : số dân sau một năm (người)

𝑁𝑖+1/2: số dân sau nửa năm (người)

𝑟: tỉ lệ tăng dân số (%/năm)

Δt: thời gian (năm)

Trang 35

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

Trang 36

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

b) Ước tính lượng chất thải rắn phát sinh

Giả sử ta chọn hệ số phát sinh chất thải bình quân đầu người như sau: 0,65

kg/người/ngày (trung bình từ 0,45 – 0,75kg/người/ngày, theo Trung tâm nghiên cứu ứng

dụng công nghệ và quản lý môi trường CENTEMA ,năm 2015)

Lượng CTR thu gom trong một ngày:

Mngày = ppc ∗ N (kg/ngày) Trong đó:

N: số dân trong năm, người

ppc: hệ số phát sinh rác bình quân đầu người, kg/người/ng.đ

Lượng CTR được thu gom 1 năm:

MNăm = 𝑀𝑛𝑔à𝑦× 365

1000 (𝑇ấ𝑛 𝑛ă𝑚⁄ )

Trang 37

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

Trang 38

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

3.1.2 Tính toán thiết kế các hố chôn lấp

a) Tính toán diện tích cần thiết để chôn lấp

Ta giả thiết tính toán như sau:

 Bãi chôn lấp được xây dựng kết hợp chìm – nổi;

 Chiều cao tổng thể của bãi rác sau khi đóng cửa là 10m, với độ sâu chìm dưới đất

là 5m và độ cao nổi là 5m;

 Các lớp rác dày tối đa là 0,85m sau khi đã được đầm nén kỹ;

 Các lớp đất phủ xen kẽ từng lớp rác có độ dày 0,15m;

 Tổng diện tích các lớp đất phủ chiếm 25% thể tích hố chôn;

 Hiệu suất sử dụng đất tại bãi chôn lấp là 75%, còn lại là 25% diện tích đất phục

vụ cho giao thông, bờ bao, công trình xử lý nước thải và trạm điều hành, đất trồng cây

Vngày: thể tích rác đầm nén trong một ngày (m3/ngày)

DSp: khối lượng rác xử lý trong một ngày (kg/ngày)

Dđn: tỉ trọng CTR sau đầm nén (400 – 500 Kg/m3)

Chọn Dđn= 500 kg/ngày

𝑉𝑛𝑔à𝑦 =925.139

500 = 1850 (𝑚3⁄𝑛𝑔à𝑦) Thể tích CTR đầm nén trong một năm:

𝑉𝑛ă𝑚 = 𝑉𝑛𝑔à𝑦× 365 (𝑚3⁄𝑛ă𝑚) (7)

𝑉𝑛ă𝑚 = 𝑉𝑛𝑔à𝑦× 365 = 1850 × 365 = 675.351(𝑚3⁄𝑛ă𝑚) Thể tích vật liệu bao phủ trong ngày :

𝐶 𝑀𝑛𝑔à𝑦 = 𝑉𝑛𝑔à𝑦× 0,2 (m3) (8)

𝐶 𝑀𝑛𝑔à𝑦 = 1850 × 0,2 = 370 (m3)

Trang 39

Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh số 3 cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

công suất 1000 tấn/ngày

GVHD: PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm

Thể tích vật liệu bao phủ trong năm :

𝐶 𝑀𝑛ă𝑚 = 𝑉𝑛ă𝑚× 0,2 (𝑚3) (9)

𝐶 𝑀𝑛ă𝑚 = 675.351 × 0,2 = 135.070 (𝑚3) Thể tích CTR ổn định :

𝑉ổ𝑛 đị𝑛ℎ =𝐷𝑆𝑝×365

𝐷ổ𝑛 đị𝑛ℎ (m3) (10)

𝑉ổ𝑛 đị𝑛ℎ =925.139×365

600 = 562.793 (m3) Thể tích chôn lấp

𝑉𝐶𝐿 = 𝑉ổ𝑛 đị𝑛ℎ + 𝐶 𝑀𝑛ă𝑚 (𝑚3) (11)

𝑉𝐶𝐿 = 562.793 + 135.070 = 697.863 (𝑚3) Diện tích chôn lấp CTR

𝐴𝑇 = 𝐹 × 𝐴𝐶𝐿 (𝑚2) (14) Trong đó :

F : diện tích đất sử dụng cho các công trình phụ trợ ( thường từ 20 – 40%) Chọn F=

25%

𝐴𝑇 = 125% × 69.786 = 87.233(𝑚2)

Trang 40

Bảng 3 3 Tính toán diện tích chôn lấp qua từng năm

Năm Dân số

Bình quân đầu người

Ngày

Tích lũy (tấn)

CTR đầm nén

Vật liệu bao

ổn định (m 3 )

tích làm đầy (m 2 )

Tổng diện tích (m 2 )

Ngày (m 3 )

Năm (m 3 )

Ngày (m 3 )

Năm (m 3 )

Thể tích (m 3 )

Tích trữ (m 3 )

Ngày đăng: 09/04/2019, 17:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w