TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong nhiều năm qua, nghề nuôi tôm thủy sản nước lợ, nước mặn ở các huyện thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung ngày càng phát triển, trì
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
4 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 2
5 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NUÔI TÔM 4
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TÔM 4
1.1.1 Trên thế giới 4
1.1.2 Ở Việt Nam 6
1.2 TÌNH HÌNH NUÔI TÔM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 8
1.2.1 Trên thế giới 8
1.2.2 Ở Việt Nam 9
1.3 CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM 10
1.3.1 Nuôi tôm quảng canh (nuôi tự nhiên) 10
1.3.2 Nuôi tôm quảng canh cải tiến 11
1.3.3 Nuôi tôm bán thâm canh (nuôi bán công nghiệp) 12
1.3.4 Nuôi tôm thâm canh (nuôi công nghiệp) 12
1.4 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÔM NUÔI 13
1.4.1 Hàm lượng oxy hòa tan (DO) 13
1.4.2 Độ pH, độ kiềm 13
1.4.3 Hàm lượng Amoniac 13
1.4.4 Độ mặn 14
1.4.5 Nitrite và nitrate 14
1.5 CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH TỪ QUÁ TRÌNH NUÔI TÔM 14
1.5.1 Nuôi tôm và những nguy hại do ô nhiễm 14
Trang 21.5.2 Chất thải từ hoạt động nuôi tôm 15
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NUÔI TÔM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 18
2.1 DIỆN TÍCH NUÔI TÔM Ở ĐBSCL 18
2.1.1 Diện tích nuôi tôm sú 19
2.1.2 Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 22
2.2 SẢN LƯỢNG NUÔI TÔM Ở ĐBSCL 25
2.2.1 Sản lượng, năng suất và giá trị sản xuất tôm sú 26
2.2.2 Sản lượng, năng suất và giá trị sản xuất tôm thẻ chân trắng 31
2.3 NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGHỀ NUÔI TÔM Ở ĐBSCL 34
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ BÙN THẢI AO NUÔI TÔM 35
3.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC XỬ LÝ NƯỚC THẢI AO NUÔI TÔM 35
3.1.1 Sử dụng hệ vi sinh vật 35
3.1.2 Sử dụng hệ động, thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm 35
3.1.3 Hồ sinh học 36
3.1.4 Các hệ thống đất ngập nước 37
3.2 CÁC MÔ HÌNH SINH HỌC XỬ LÝ NƯỚC THẢI AO NUÔI TÔM ĐÃ ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 37
3.2.1 Xử lý nước thải nuôi tôm tại Thái Lan 38
3.2.2 Xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp bằng nhuyễn thể tại Trung Quốc 38
3.2.3 Mô hình nuôi tôm kết hợp cá rô phi 39
3.2.3 Mô hình nuôi tôm bền vững tại Phú Yên 39
3.2.4 Hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp bằng sò huyết tại
Đầm Dơi – Cà Mau 40
3.2.5 Kết quả nghiên cứu sử dụng rong sụn để xử lý ô nhiễm trong ao nuôi tôm 40
Trang 33.3 MÔ HÌNH XỬ LÝ BÙN THẢI AO NUÔI TÔM 41
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 44
4.1 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 44
4.2 THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 45
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN 47
5.1 THÔNG SỐ ĐẦU VÀO 47
5.2 TÍNH TOÁN BỂ ĐIỀU HÒA 47
5.3 TÍNH TOÁN BỂ UASB 50
5.4 TÍNH TOÁN BỂ AEROTANK HỖN HỢP 58
5.4.1 Thể tích vùng Aerobic để khử BOD 5 và N 58
5.4.2 Thể tích vùng Anoxic để khử N : 61
5.4.3 Lượng bùn sinh ra do khử BOD 5 63
5.4.4 Lượng oxy cần thiết 65
5.5 TÍNH TOÁN BỂ LẮNG 69
5.6 TÍNH TOÁN BỂ KHỬ TRÙNG 73
5.7 TÍNH TOÁN BỂ NÉN BÙN 75
5.8 MÁY ÉP BÙN 78
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
6.1 KẾT LUẬN 80
6.2 KIẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Diễn biến diện tích nuôi tôm vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 19
Bảng 2.2 Diễn biến diện tích nuôi tôm sú các tỉnh vùng ĐBSCL 2005 – 2014 20
Bảng 2.3 Diễn biến diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 24
Bảng 2.4 Diễn biến sản lượng nuôi tôm vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 25
Bảng 2.5 Diễn biến sản lượng nuôi tôm sú các tỉnh vùng ĐBSCL 2005 – 2014 27
Bảng 2.6 Giá trị sản xuất tôm sú giai đoạn 2005 – 2014 30
Bảng 2.7 Diễn biến sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng các tỉnh vùng ĐBSCL
giai đoạn 2005 – 2014 33
Bảng 2.8 Giá trị sản xuất tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2008 – 2014 34
Bảng 5.1 Các thông số đầu vào 47
Bảng 5.2 Tóm tắt thông số thiết kế bể điều hòa 50
Bảng 5.3 Các thông số thiết kế cho bể UASB 51
Bảng 5.4 Tóm tắt thông số thiết kế bể UASB 58
Bảng 5.5 Tóm tắt thông số thiết kế bể Aerotank hỗn hợp 68
Bảng 5.6 Tóm tắt thông số thiết kế bể lắng 72
Bảng 5.7 Tóm tắt thông số thiết kế bể khử trùng 75
Bảng 5.8 Tóm tắt các thông số bể nén bùn 78
Bảng 6.1 Tóm tắt kết quả tính toán các công trình đơn vị của hệ thống xử lý nước thải và bùn thải ao nuôi tôm 80
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus) 4
Hình 1.2 Tảo khuê Skeletonema costatum và Chaetoceros sp 5
Hình 1.3 Tôm sú Penaeus monodon 6
Hình 1.4 Tôm he Penaeus merguiensis và tôm Metapenaeus ensis 7
Hình 2.1 Diễn biến diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 18
Hình 2.2 Cơ cấu diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL năm 2014 19
Hình 2.3 Diễn biến diện tích nuôi tôm sú vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 20
Hình 2.4 Cơ cấu diện tích nuôi tôm sú các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 21
Hình 2.5 Cơ cấu diện tích các hình thức nuôi tôm sú vùng ĐBSCL năm 2014 22
Hình 2.6 Diễn biến diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ĐBSCL giai đoạn
2008 – 2014 23
Hình 2.7 Cơ cấu diện tích nuôi tôm thẻ các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 24
Hình 2.8 Diễn biến sản lượng nuôi tôm nước lợ vùng ĐBCSL giai đoạn 2005 – 2014 25
Hình 2.9 Cơ cấu sản lượng nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ĐBCSL năm 2014 26
Hình 2.10 Diễn biến sản lượng nuôi tôm sú vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 27
Hình 2.11 Cơ cấu sản lượng nuôi tôm sú các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 28
Hình 2.12 Diễn biến sản lựợng nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ĐBSCL giai đoạn 2008 – 2014 31
Hình 2.13 Cơ cấu sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng các tỉnh vùng ĐBSCL 2014 32
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình công nghệ 44
Hình 4.2 Bản vẽ sơ đồ quy trình công nghệ 45
Hình 4.3 Sơ đồ mặt bằng 46
Hình 5.1 Sơ đồ bể điều hòa 49
Hình 5.2 Sơ đồ bể UASB 57
Hình 5.3 Sơ đồ bể Aerotank 61
Hình 5.4 Sơ đồ bể Anoxic 63
Hình 5.5 Sơ đồ bể lắng 2 73
Hình 5.6 Sơ đồ bể khử trùng 75
Hình 5.7 Sơ đồ bể nén bùn 77
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD : Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hóa, mg/lít
thực và nông nghiệp
PL : Postlarvae – Giai đoạn ấu trùng tôm gần giống tôm trưởng thành
SBR : Sequencing Batch Reactor – Bể sinh học phản ứng theo mẻ
TSS : Total Suspended Solid – Tổng chất rắn lơ lửng, mg/lít
UASB : Upflow Anaerobic Sludge Blanket Reactor – Bể sinh học kỵ khí
VSS : Volatile Suspended Soild – Chất lơ lửng dễ bay hơi
WTO : World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới (hoặc tổ chức
mậu dịch thế giới)
Trang 7MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta hiện nay đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế đang từng bước hòa nhập theo sự phát triển của thế giới Đặc biệt khi nước ta gia nhập vào WTO bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thì cũng có không ít những khó khăn kèm theo, sự cạnh tranh ngày càng diễn ra quyết liệt đặt ra cho nước
ta những thách thức không nhỏ đòi hỏi nước ta phải định hướng, biết phát huy được những ngành nghề được coi là thế mạnh để có thể hướng đến được sự phát triển kinh
tế bền vững
Bên cạnh thế mạnh về nông nghiệp, thì việc nuôi trồng thủy sản cũng là một trong những thế mạnh đã và đang được phát huy ở nước ta hiện nay Đặc biệt, là việc nuôi tôm đã phát triển mạnh trong những năm gần đây, đem lại những lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà và trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người dân ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng
kể cho Chính phủ Tuy vậy, nghề nuôi tôm ở Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức đó là các mối quan ngại về các tác động kinh tế, xã hội, môi trường và gần đây là các vấn đề tranh chấp thương mại và rào cản chất lượng sản phẩm Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó: do sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp; việc chuyển đổi quá nhanh một diện tích lớn ruộng lúa năng suất thấp, ruộng muối ven biển
và đất hoang hóa sang nuôi tôm; thiếu kỹ thuật nuôi trồng; con giống; từ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh, thâm canh Nhưng điều quan trọng hơn hết đó là sự thiếu quan tâm của người nuôi đến việc xử lý nước thải sau mỗi mùa vụ, điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến mùa vụ sau mà còn ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến môi trường Thành phần nước thải nuôi tôm không lớn như nước thải công nghiệp nhưng do lưu lượng thải ra quá lớn cộng thêm lượng bùn đáy áo khiến chất lượng môi trường bị suy giảm không ít
2 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nhiều năm qua, nghề nuôi tôm thủy sản nước lợ, nước mặn ở các huyện thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung ngày càng phát triển, trình độ kỹ thuật của người nuôi và mức độ thâm canh ngày càng cao… Song, ý thức của người dân về việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm chưa cao, việc xử
lý nước thải trước khi thải ra môi trường chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của người nuôi tôm
Trang 8Thức ăn thừa, phân tôm và quá trình chuyển hóa dinh dưỡng là nguồn gốc chủ yếu của các chất gây ô nhiễm Đồng thời, trong nước thải cũng có dư lượng các chất kháng sinh, thuốc trị bệnh,… Nước thải mang theo một lượng lớn hợp chất Nitơ, Photpho và các chất dinh dưỡng khác, tạo nên sự siêu dưỡng và làm nở rộ vi khuẩn
Sự có mặt của các hợp chất Carbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan
và tăng BOD, COD, H2S, Ammonia và hàm lượng CH4 trong lưu vực tự nhiên
Phần lớn các chất gây ô nhiễm trong quá trình nuôi tôm tích tụ trong bùn đáy ao,
là nguồn gây nguy hại cho con tôm và cho hoạt động nuôi tôm do lớp bùn này rất độc, thiếu Oxy và chứa nhiều chất gây hại như Ammoniac, Nitrite, H2S, tác động trực tiếp làm tôm luôn bị giảm mức tăng trưởng do kém ăn và dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn và chết hàng loạt
Hoạt động xả thải nguồn nước trong ao và bơm bùn đáy ao ra kênh rạch tự nhiên
mà không xử lý sẽ làm cho hệ thống kênh rạch bị bồi lắng, môi trường nước tự nhiên
bị ô nhiễm nghiêm trọng Nếu việc xả thải diễn ra liên tục, không có thời gian gián đoạn để môi trường được phục hồi, mầm bệnh bị cắt thì mùn bã hữu cơ sẽ tích lũy làm môi trường nước trở nên phú dưỡng, nghề nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh sẽ lại càng chịu rủi ro nhiều hơn nữa Vì vậy, việc thiết kế một hệ thống để xử lý được nước thải và bùn thải cho ao nuôi tôm là một việc làm rất cần thiết và cấp bách không những góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường mà còn làm giảm nhiều rủi ro cho người nuôi tôm, tăng kinh tế cho người dân cũng như là tăng kinh tế cho nước nhà
3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
+ Tính toán thiết kế quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải và bùn thải cho
ao nuôi tôm
+ Thiết lập bản vẽ các công trình đơn vị và sơ đồ bố trí theo tính khả thi
4 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
+ Tổng quan về ngành nuôi tôm
+ Tổng quan tình hình nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long
+ Tổng quan về các mô hình nuôi tôm
+ Tổng quan về các mô hình xử lý nước thải ao nuôi tôm
+ Tổng quan về các mô hình xử lý bùn
+ Đưa ra được hệ thống xử lý và tính toán các công trình đơn vị
+ Lập bản vẽ kỹ thuật cho hệ thống
Trang 95 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
+ Về mặt môi trường: góp phần cải thiện môi trường, xử lý được nước thải của tôm sau khi nuôi giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc nuôi tôm đến môi trường
+ Về mặt kinh tế: góp phần giúp tôm tránh được dịch bệnh, nâng cao năng suất, giá trị, kinh tế cho người dân cũng như kinh tế của đất nước
+ Về mặt xã hội: ổn định đời sống của người dân
Trang 10CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NUÔI TÔM
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TÔM [1]
1.1.1 Trên thế giới
Nghề nuôi tôm thế giới đã trải qua nhiều thế kỷ song nghề nuôi tôm hiện đại mới thực sự bắt đầu vào những năm 1935 – 1942 Người có công đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất nhân tạo này là tiến sĩ người Nhật Motosaka – Fujinaga (Hudinaga) Năm
1936 trong một hội nghị khoa học Mexico về sinh học và nuôi tôm, ông đã công bố công trình nghiên cứu và sản xuất giống nhân tạo loài Penaeus japonicus (tôm he Nhật Bản) (Hình 1.1) Trong những thí nghiệm ban đầu do thiếu hiểu biết về dinh dưỡng ấu trùng tôm nên phần lớn ấu trùng chỉ ở giai đoạn Zoae và dưới 10% chuyển sang Mysis
Hình 1.1 Tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus)
Đến năm 1942 với sự khám phá ra loài tảo khuê Skeletonema costatum và Chaetoceros sp (Hình 1.2) Là thức ăn tốt ở giai đoạn Zoae nên nâng được tỷ lệ sống của ấu trùng lên 30% Năm 1946, Fujinaga đã tìm ra ấu trùng Nauplius của Artemia là thức ăn tốt cho giai đoạn Mysis, nhưng đến năm 1956 ông mới bắt đầu thí nghiệm và đạt được nhiều kết quả và từ đây đến năm 1964 quy trình sản xuất giống và ương nuôi
ấu trùng tôm P.japonicus mới được hoàn chỉnh
Trang 11Hình 1.2 Tảo khuê Skeletonema costatum và Chaetoceros sp
Từ quy trình này nó được phổ biến khắp thế giới, làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu sinh sản nhân tạo sau này Cũng vào thời gian 1963 Harry Cook (Mỹ) cùng
sự cộng tác của Fujinaga để cho đẻ và ương ấu trùng thành công trên đối tượng P.ortecus Trên cơ sở này quy trình bể nhỏ được hình thành ở Mỹ sau đó nhân rộng ra nhiều quốc gia khác có cải tiến hơn, như Philipin, Đài Loan, Thái Lan Đặc biệt là ở Thái Lan, đã có những phát triển vượt bậc trong ngành nuôi tôm
Vào những năm 1930, những trang trại nuôi tôm đầu tiên ở Thái Lan đã hình thành nhưng do sự phụ thuộc vào dòng chảy của thủy triều tự nhiên để có nguồn giống hoang dã và sinh vật làm thức ăn xuất hiện trong tự nhiên, do đó năng suất thường là thấp (khoảng 200 kg mỗi ha mỗi năm – kg/ha/năm) Nhưng từ những năm 1970 ở Thái Lan đã bắt đầu nuôi tôm bán thâm canh và đã được thay thế bởi nuôi tôm thâm canh vào năm 1987 Tôm sú Penaeus monodon (Hình 1.3) là loài ưa chuộng vì sự sẵn có các trại sản xuất giống và khả năng tăng trưởng nhanh của tôm sú trong điều kiện nuôi bán thâm canh Mật độ thả giống dao động từ 5 PL đến 10 PL/m2 Nuôi tôm bán thâm canh
sử dụng các ao nhỏ hơn (1 – 8 ha) so với các trang trại quảng canh truyền thống và cho năng suất cao hơn đáng kể lên đến 1.000 kg/ha/năm
Kể từ năm 1987, nuôi tôm ở Thái Lan dần dần tiến triển lên nuôi thâm canh tôm
sú P monodon với mật độ trong khoảng từ 20 PL/m2 đến 40 PL/m2 Trong gian đoạn này, các hệ thống nuôi nước chảy đã được sử dụng để duy trì chất lượng nước ao tốt và thúc đẩy tôm tăng trưởng Với hai vụ một năm, năng suất từ các hệ thống này vào khoảng 4.000 đến 10.000 kg/ha/năm Cách làm này đưa năng suất trang trại từ 23.566 tấn/năm vào năm 1987 lên khoảng 263.500 tấn/năm vào năm 1994 Ngoài ra, từ năm
2005 đến năm 2008, một chương trình lai giống mới để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của tôm thẻ chân trắng và một công nghệ nuôi siêu thâm canh mới được phát triển tại Thái Lan Mật độ thả tăng lên 40 PL/m2 đến 200 PL/m2 và sản lượng tăng
Trang 12lên khoảng 8.000 đến 30.000 kg/ha/năm, cho phép Thái Lan sản xuất gần 600.000 tấn trong năm 2009 – 2010
Hình 1.3 Tôm sú Penaeus monodon
Ngày nay trên thế giới việc sản xuất tôm nhân tạo đã phát triển đến quy mô hiện đại và tồn tại nhiều quy trình khác nhau thể hiện tính phong phú, đa dạng phù hợp với điều kiện tự nhiên, tình hình nguồn lợi khu vực Sự phát triển không ngừng của nghề nuôi tôm và điều kiện trang thiết bị của từng địa phương, khu vực, quốc gia riêng biệt làm sản lượng tôm giống thu được từ sinh sản nhân tạo ở các nước không ngừng tăng lên, hàng năm cung cấp một số lượng giống lớn cho người nuôi tôm
1.1.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam nuôi tôm là nghề truyền thống có từ lâu đời nhưng thực chất của nó
là nuôi nước lợ, trong đó có nuôi tôm với hình thức nuôi quảng canh cổ truyền và bán thâm canh, con giống tự nhiên Còn nuôi thâm canh và công nghiệp có quy mô thì chỉ mới phát triển khoảng 6 – 7 năm gần đây, khi mà sản xuất tôm bột đang đạt đến số lượng thương phẩm
Theo tổng kết của Hội thảo khoa học về nuôi tôm lần thứ nhất vào năm 1987 ở nước ta: Từ năm 1971 trạm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản nước lợ (Viện nghiên cứu)
và trường Đại học Thủy Sản đã cho đẻ tôm he P.merguiensis (tôm bạc, tôm thẻ) (Hình 1.4a) và tôm Metapenaeus ensis (tôm rảo, tôm đất) (Hình 1.4b) tại Quý Kim - Bãi Cháy Nhưng ấu trùng chỉ phát triển đến giai đoạn Zoae ít con chuyển đến giai đoạn
Trang 13a) Tôm he P.merguiensis b) Tôm Metapenaeus ensis
Mysis thì cũng chết Đến năm 1974 với sự giúp đỡ của chuyên gia Nhật Bản Macno Kasumi trạm đã cho sản xuất 65.000 Postlarvae P.oriensis ở các bể 10m3; 1,5 triệu Postlarvae P.merguiensis ở bể 200m3 theo kiểu Nhật
Hình 1.4 Tôm he Penaeus merguiensis và tôm Metapenaeus ensis
Cùng với sự nghiên cứu cho tôm đẻ, trạm đã thành công trong nghiên cứu nuôi luân trùng Brachionus làm thức ăn cho ấu trùng tôm Sự thành công của nghiên cứu gây thức ăn cho ấu trùng tôm là một nguyên nhân trực tiếp đưa đến kết quả cho đẻ thành công trong các năm 1974-1977
Năm 1981-1982 được sự giúp đỡ của chuyên gia F.A.O và viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản nước lợ Hải Phòng, trại giống Quy Nhơn bước đầu cho đẻ và ương nuôi thành công đối tượng P.merguiensis (tôm bạc, tôm thẻ) và sau đó là P.monodon (tôm sú) Năm 1983, Trại thực nghiệm Cửa Bé – Trường Đại Học Thủy Sản Nha Trang đã cho đẻ thành công với P.merguiensis và sau đó là P.monodon Năm 1984, Viện Hải Dương Học cũng cho đẻ thành công với P.merguiensis và P.monodon
Tính đến đầu năm 1986 cả nước đã sản xuất được 3,3 triệu Postlarvae của các loại tôm he và đã xây dựng các trại có quy mô lớn như Quý Kim – Bãi Cháy, Quy Nhơn, Vũng Tàu Những năm gần đây phong trào sản xuất giống đã phát triển và lan rộng, đặc biệt một số tỉnh ven biển miền Trung và miền Tây như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Cà Mau, Bạc Liêu
Năm 1986 cả nước có khoảng 28 trại sản xuất 20 triệu Postlarvae/năm đến năm
1989 có khoảng 49 trại sản xuất 200 triệu Postlarvae/năm Năm 1991 có 120 trại sản xuất đựơc khoảng 300 triệu Postlarvae/năm Đến năm 1994 cả nước có khoảng 680 trại sản xuất được khoảng 2 tỷ Postlarvae/năm Chỉ tính riêng Khánh Hòa có tới 461 trại tôm giống với 18.047 m3 nước ương ấu trùng năm 1994 đã sản xuất được 1,2 tỷ và
Trang 14đến năm 1995 đã có tới 600 trại tôm sản xuất ra được 1,4 tỷ con tôm bột trong đó chủ
yếu là tôm sú (Nguồn: Bộ Thủy sản, 2001) Diện tích nuôi tôm biển ở Việt Nam khá
lớn khoảng 340.000 ha, tuy nhiên diện tích mới sử dụng để nuôi tôm là 260.000 ha với sản lượng 52.000 tấn/năm Mặc dù một số nơi đã áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh, thâm canh năng suất quá cao Song phần lớn là khai thác tự nhiên, quầy chà giữ tôm hay đào kênh đắp bờ Nuôi theo hình thức cổ truyền là quảng canh với con giống
tự nhiên năng suất khoảng 200 kg/ha/năm Nhưng đến nay do có điều kiện thuận lợn
và sự hiểu biết thêm về kiến thức do đó người nuôi tôm đã chuyển sang nuôi thâm canh là chủ yếu bởi nó cho lợi nhuận rất cao
Hiện nay, ĐBSCL chiếm hơn 90% diện tích nuôi và 60% sản lượng hàng năm Mặc dù có xu hướng chuyển sang các hệ thống nuôi thâm canh ngày càng nhiều, nhưng các hệ quảng canh cải tiến, rừng ngập mặn và luân canh tôm/lúa vẫn chiếm phần lớn với hơn 85% diện tích nuôi ở Việt Nam
Với nhu cầu con giống cấp thiết, và lợi nhuận trong sản xuất rất cao Hiện nay số lượng trại được xây dựng rất lớn và nhiều với quy trình ngày một hoàn thiện hơn, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu về giống cho con người nuôi Vì vậy để nghề nuôi tôm phát triển mạnh việc nghiên cứu học tập nâng cao kỹ thuật hoàn thiện hơn quy trình sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng tôm giống Việc cần thiết là phải đầu tư nhiều hơn nữa vào nghề nuôi tôm
1.2 TÌNH HÌNH NUÔI TÔM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.2.1 Trên thế giới
Trên thế giới có hai khu vực nuôi tôm lớn nhất là Tây bán cầu (gồm các nước Châu Mỹ Latinh) và Đông bán cầu (gồm các nước Nam Á và Đông Nam Á).Theo TS Nguyễn Văn Hảo [2], 2000 thì năm 1997 ở khu vực Tây bán cầu, Ecuador đạt được 130.000 tấn chiếm 66% tổng sản lượng tôm nuôi của khu vực Khu vực Đông bán cầu sản lượng tôm nuôi đạt 462.000 tấn chiếm 70% tôm nuôi trên thế giới Trong đó, Thái Lan là nước đứng đầu, kế đến là Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam
Các loài tôm được nuôi nhiều nhất là là tôm chân trắng (Penaeus vannamei), tôm
sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng Trung Quốc (P chinensis) Nuôi tôm đem lại lợi nhuận cao đã tạo nên những cơn “sốt tôm” kéo theo đó là các cơn “sốt đất” và “sốt vàng” Chỉ trong vòng 2 – 3 năm người dân đã chuyển gần như toàn bộ vốn đất của họ sang ao tôm Nhu cầu thị trường đối với tôm vẫn không ngừng tăng cao trong thời gian qua làm cho tôm có một giá trị hấp dẫn và ngành nuôi tôm thâm canh có đầu ra ổn
Trang 15định Lợi nhuận hấp dẫn và giá trị xuất khẩu cao của tôm nuôi đã tác động đến chính sách phát triển của một số nước nuôi tôm Chính điều này đã làm cho nghề nuôi tôm được mở rộng và giá thành sản xuất tôm cũng thấp hơn các nước cạnh tranh rất nhiều Nghề nuôi tôm ở các nước châu Á tuy phát triển rất mạnh, đạt được kết quả bước đầu, nhưng đã phải sớm đối đầu với vấn đề dịch bệnh và sự suy thoái của môi trường nuôi Thường các vùng nuôi tôm chỉ cho lợi nhuận cao trong vòng 2 đến 4 năm đầu, sau đó do bệnh dịch bộc phát, môi trường suy thoái, con tôm dễ bị bệnh, bệnh dịch tràn lan gây nhiều thiệt hại to lớn cho người nuôi và làm giảm diện tích, sản lượng tôm nuôi Nguyên nhân chính của việc giảm năng suất trầm trọng trên được xác định do phát triển nuôi nóng vội, các khu vực nuôi chỉ tập trung vào phát triển diện tích nuôi
và tăng sản lượng trong các ao nuôi mà bỏ qua việc xử lý chất thải phát sinh trong quá trình nuôi Sau một thời kỳ nuôi có hiệu quả, môi trường trong khu nuôi dần bị suy thoái dẫn đến tôm nuôi dễ bị mắc bệnh
Trước tình hình đó các nước đã thực hiện đầu tư nghiên cứu tìm các giải pháp để vực lại nghề nuôi, trong đó tập trung vào vấn đề quản lý và bảo vệ môi trường trong các khu nuôi được chú ý Trung Quốc phải mất 10 năm để tổ chức lại nghề nuôi, dựa trên điều kiện thực tế của từng tiểu vùng để đưa ra mô hình và quy trình nuôi thích hợp
và Trung Quốc đã trở thành nước có sản lượng tôm nuôi lớn nhất trên thế giới
1.2.2 Ở Việt Nam
Vào thập kỷ 70, ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam đều tồn tại hình thức nuôi tôm quảng canh Theo Ling (1973) [3] và Rabanal (1974) [4], diện tích nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ này đạt khoảng 70.000 ha Ở Miền Bắc, trước năm
1975 có khoảng 15.000 ha nuôi tôm nước lợ Nghề nuôi tôm Việt Nam thực sự phát triển từ sau năm 1987 và nuôi tôm thương phẩm phát triển mạnh vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước (Phạm Khánh Ly, 1999 [5]) Đến giữa thập kỷ 90 (1994 – 1995), phát triển nuôi tôm ở Việt Nam có phần chững lại do gặp phải nạn dịch bệnh tôm Trong các năm 1996 – 1999, bệnh dịch có giảm nhưng vẫn tiếp tục gây thiệt hại cho người nuôi
Trong những năm gần đây, nuôi tôm ở Việt Nam đã phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người dân ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua xuất khẩu Diện tích nuôi tôm đã tăng từ 250.000 ha năm 2000 lên đến 478.000 ha năm 2001 và
540.000 ha năm 2003 (Nguồn: Báo cáo Bộ Thủy sản từ 1990 – 2003) Đến năm 2016,
diện tích thả nuôi tôm nước lợ của cả nước ước đạt 700.000 ha và sản lượng tôm nước
Trang 16lợ ước đạt 650 nghìn tấn (Nguồn: Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 0 và
tri n khai kế hoạch năm 0 của Tổng cục Thủy sản) Năm 2002, giá trị xuất khẩu
thuỷ sản đạt hơn 2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm đông lạnh chiếm 47%, đứng thứ 2 sau xuất khẩu dầu khí Năm 2004, xuất khẩu thuỷ sản đạt giá trị 2,4 tỷ USD, chiếm 8,9% tổng giá trị xuất khẩu cả nước trong đó tôm đông lạnh chiếm 53% tổng giá trị
xuất khẩu thủy sản (Nguồn: Bộ Thủy sản)
Tuy vậy, nghề nuôi tôm ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng đến tính bền vững của ngành Đó là các tác động kinh tế, xã hội, môi trường của ngành nuôi tôm và gần đây là các vấn đề về rào cản chất lượng sản phẩm và tranh chấp thương mại giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu Việc chuyển đổi quá nhanh một diện tích lớn ruộng lúa, ruộng muối năng suất thấp và đất hoang hoá ven biển sang nuôi tôm kéo theo một loạt các vấn đề bất cập về cung ứng vốn đầu tư, giống, kỹ thuật công nghệ, quản lý môi trường, kiểm soát dịch bệnh, quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng Nuôi tôm vẫn mang tính tự phát thiếu quy hoạch, chạy theo lợi ích trước mắt Ngoài một số doanh nghiệp đã tham gia vào ngành nuôi tôm, góp phần đẩy nhanh tiến
độ công nghiệp hoá – hiện đại hoá, đem lại những chuyển biến rất đáng kể ở vùng nông thôn ven biển, nuôi tôm ở Việt Nam chủ yếu vẫn do các nông hộ thực hiện ở quy
mô sản xuất nhỏ Hình thức tổ chức nuôi tôm ở Việt Nam vẫn chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, có tính chất manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành mạng lưới tổ chức chặt chẽ để nâng cao hiệu quả sản xuất, quản lý tốt chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả cạnh tranh và duy trì thị trường bền vững
1.3 CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM [6]
1.3.1 Nuôi tôm quảng canh (nuôi tự nhiên)
Đây là hình thức nuôi tôm đơn giản nhất: Nuôi với mật độ thấp khoảng 0,5 đến
3 con/m², con giống được lấy một phần từ tự nhiên, giống thả bổ sung không được kiểm soát về chất lượng, trong quá trình nuôi không cho ăn nên mô hình này ít có ảnh hưởng đến môi trường, tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất không cao, do trao đổi nước thường xuyên không có kiểm soát nên không quản lý được tôm nuôi và tôm dễ bị mắc bệnh
Đây là mô hình ít có tác động đến môi trường, đầu tư thấp, không phải chăm sóc lợi dụng được một phần nguồn giống từ tự nhiên, có thu thêm được các đối tượng thuỷ sản khác như cua, cá tuy nhiên hình thức nuôi này cho năng suất rất thấp, trung bình khoảng 150 – 300kg/ha Do tôm không được quản lý về sức khoẻ và mầm bệnh, chế
độ trao đổi nước thường xuyên theo dòng triều do vậy ngoài nguy cơ bệnh dịch tiềm
Trang 17ẩn trong chính ao nuôi nó cũng là nơi lưu trữ duy trì và là nguồn lây lan bệnh ra toàn vùng Hiện ở ĐBSCL vẫn tồn tại ở 2 dạng nuôi chính:
- Nuôi tôm rừng: Đây là hình thức nuôi phát triển khá mạnh ở Cà Mau và Trà Vinh, các khu rừng ngập mặn được khoanh bao với diện tích từ 3 – 10 ha, độ che phủ của rừng từ 50 – 70% còn lại là diện tích mặt nước nuôi tôm Nguồn tôm giống lấy từ
tự nhiên theo chế độ thủy triều và có thả bổ sung với mật độ từ 1 – 3 con/m2, không tiến hành cho ăn Thu hoạch định kỳ theo con nước khoảng 15 ngày/lần Trong thời gian đầu mô hình này được đánh giá là có hiệu quả kinh tế và môi trường Tuy nhiên, gần đây cũng đã thấy các tác động không tốt do việc đắp bờ khoanh nuôi dẫn đến nguồn nước ít được lưu thông, con giống từ tự nhiên bị giữ lại trong ao nên hiệu quả của rừng ngập mặn trong việc xử lý môi trường và bãi ương của các đối tượng thủy sản không được phát huy Các dấu hiệu suy thoái về mặt sinh thái xuất hiện như rừng ngập mặn trong các ao tôm phát triển không tốt, độ che phủ rừng có xu thế giảm, nhiều loài động vật sống trong rừng ngập mặn tự nhiên không có điều kiện phát triển trong các đầm tôm rừng
- Nuôi tôm tự nhiên: Đây là hình thức trước đây phát triển khá mạnh ở các vùng cửa sông ven biển, người dân chặt hết rừng ngập mặn hình thành lên các vuông nuôi từ một vài đến hàng chục ha, không có đầu tư về cơ sở hạ tầng, con giống được lấy hoàn toàn tự nhiên theo triều và thu hoạch theo con nước 1 tháng 2 lần Do nguồn giống từ
tự nhiên đã cạn kiệt, nhu cầu sử dụng đất cao nên mô hình này hiện không còn nhiều
mà dần chuyển sang hình thức nuôi quảng canh cải tiến
1.3.2 Nuôi tôm quảng canh cải tiến
Nuôi dựa trên nền tảng của mô hình nuôi tôm quảng canh nhưng mật đô nuôi cao hơn (2 – 10 con/m2) Trong khi nuôi có các biện pháp chăm sóc như bón phân để gây nguồn thức ăn cho tôm, giai đoạn cuối cho thêm thức ăn tự chế biến hay thức ăn dạng viên Năng suất của mô hình đạt khoảng 300 kg/ha (200 – 500 kg/ha/năm) Đây là mô hình đã có đầu tư về kỹ thuật tuy nhiên kỹ thuật nuôi chưa cao, sử dụng thức ăn ít nên ảnh hưởng đến môi trường là không nhiều Do nguồn nước vẫn chưa được kiểm soát vẫn được trao đổi thường xuyên và trực tiếp với nguồn nước trên kênh rạch theo chế
độ triều, con giống vẫn chưa được kiểm soát về chất lượng và mầm bệnh nên mô hình vẫn tồn tại nhiều rủi ro về dịch bệnh Đây cũng là mô hình có tác động xấu đến nghề nuôi như có thể là nơi lưu giữ nguồn bệnh và phát tán ra vùng nuôi Hiện đây là mô hình nuôi chủ lực ở ĐBSCL Hình thức nuôi của mô hình này có thể là chuyên tôm hoặc tôm lúa hay tôm cá
Trang 18- Mô hình quảng canh cải tiến chuyên tôm: thường được phát triển từ các khu
vực nuôi quảng canh tự nhiên và cải tạo để hình thành các ao nuôi có kích thước nhỏ
hơn, người dân đã bắt đầu có đầu tư về con giống cũng như chăm sóc quản lý tuy
nhiên do còn phú thuộc rất nhiều vào tự nhiên đặc biệt là trao đổi nước thường xuyên
với bên ngoài nên mô hình không ổn định, do không kiểm soát được mầm bệnh và số
lượng tôm
- Mô hình tôm lúa: Được phát triển trong các vùng trồng lúa trước đây chuyển
sang nuôi 1 vụ tôm vào mùa khô hoặc các vùng chuyên tôm quảng canh không hiệu
quả sang nuôi 1 vụ tôm và một vụ lúa Hiện mô hình này phát triển khá mạnh ở các
tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng Đây là phương thức nuôi được đánh
giá có hiệu quả cả về mặt kinh tế và môi trường Mô hình này đang được tiếp tục đánh
giá và xây dựng hoàn chỉnh để quy hoạch phát triển trên diện rộng Với cách thức nuôi
1 vụ tôm vào mùa khô và cấy 1 vụ lúa vào mùa mưa; mật độ nuôi khoảng từ
6 – 10con/m2 đang nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các vùng ven biển thuộc
ĐBSCL Với 2 đặc tính sinh thái đối ngược nhau (con tôm thích nghi với môi trường
nước lợ – mặn; cây lúa thích nghi với môi trường nước ngọt) việc kết hợp lúa tôm trên
cùng một vùng sinh thái là một sáng tạo Mức độ tác động của mô hình này đến môi
trường được xem là không nhiều tuy nhiên do chưa kiểm soát được nguồn con giống,
chất lượng nước lấy vào ruộng nuôi không được kiểm soát, vì vậy đây cũng là hình
thức nuôi còn chứa đựng nhiều rủi ro
1.3.3 Nuôi tôm bán thâm canh (nuôi bán công nghiệp)
Đây là một trong những hình thức đang phát triển mạnh Mật độ nuôi từ
10 – 15 con/m2, diện tích ao nuôi nhỏ từ 0,2 – 0,5 ha, được xây dựng hoàn chỉnh, có
diệt khuẩn nguồn nước và lên màu nước trước khi thả giống, chất lượng con giống
được kiểm soát Thức ăn sử dụng dạng công nghiệp từ 20 – 40% đạm, một số hộ sử
dụng thêm thức ăn tự chế Có chế độ quạt khí cung cấp oxy cho tôm, trong quá trình
nuôi có dùng hóa chất để phòng trừ dịch bệnh Việc thay nước được kiểm soát khá
chặt chẽ, Sản lượng của mô hình này khoảng 800kg/ha/vụ (500 – 2000 kg/ha/vụ) Do
nuôi với mật độ khá lớn, sử dụng thức ăn trong suốt quá trình nuôi nên nếu không có
quá trình kiểm soát tốt thì mô hình nuôi này có tác động tiêu cực nhất định đến môi
trường nuôi
1.3.4 Nuôi tôm thâm canh (nuôi công nghiệp)
Đây là hình thức nuôi có sự đầu tư và quản lý cao: Diện tích ao nuôi từ 0,2 – 0,5
ha cần phải đầu tư về vật chất và trang bị kỹ thuật nuôi khá hoàn thiện Nước trước khi
Trang 19nuôi phải khử trùng để diệt mầm bệnh và diệt tạp Mật độ nuôi cao (30 – 40 con/m2
đối với tôm sú và từ 100 – 200 con/m2 đối với tôm chân trắng) Thức ăn sử dụng là
công nghiệp dạng viên khô loại từ 35 – 45% đạm, sử dụng suốt trong quá trình nuôi;
quá trình nuôi có dùng quạt nước, một số hóa chất và chế phẩm sinh học Theo hình
thức nuôi này cần có chế độ quản lý tốt để khống chế điều kiện thích hợp môi trường
nước trong ao Giống được kiểm tra nguồn bệnh trước khi nuôi, có các biện pháp
phòng trừ dịch bệnh Môi trường nuôi thường bị ô nhiễm vào giai đoạn cuối do chất
thải của tôm sinh ra vượt quá khả năng tự làm sạch của ao nuôi dẫn đến có các biến
động bất thường khó kiểm soát Sản lượng trung bình của mô hình này là từ
3 – 6 tấn/ha đối với tôm sú và từ 8 – 15 tấn/ha đối với tôm thẻ chân trắng
1.4 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÔM NUÔI [7]
1.4.1 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
Oxy là yếu tố giới hạn đối với sự phát triển của tôm nhưng nó cũng là yếu tố
thường xuyên thay đổi Các nghiên cứu cho thấy tôm có thể sinh sống bình thường ở
nồng độ oxy hòa tan lớn hơn 4 mg/l Khi hàm lượng DO dao động 2 – 3 mg/l tôm lớn
chậm và nhỏ hơn 2 mg/l bắt đầu tôm có hiện tượng ngạt hoặc chết
1.4.2 Độ pH, độ kiềm
pH là yếu tố thường xuyên thay đổi theo thời gian trong ngày pH từ đạt giá trị
trong khoảng 6,5 – 8,8 an toàn cho sự phát triển của tôm, nhưng giá trị tối ưu là 7,5 –
8,5 Độ pH rất quan trọng bởi vì sự thay đổi của nó ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống
thủy sinh vật do nó làm thay đổi theo các yếu tố chất lượng nước khác Độ pH thấp sẽ
làm giải phóng các kim loại từ đá và các chất lắng đáy trong sông, suối, ao, hồ Các
kim loại này sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tôm, cá và khả năng hấp thu
nước qua mang
Tổng kiềm biểu hiện khả năng đệm của nước, hạn chế sự biến đổi quá lớn của
pH Đối với nước nuôi tôm giá trị tổng kiềm được xác định lớn 100 mgCaCO3/l sẽ
đảm bảo cho môi trường nước ít biến đổi lớn trong ngày Độ kiềm thích hợp cho tôm
phát triển là từ 90 – 150 mgCaCO3/l
1.4.3 Hàm lượng Amoniac
NH3 là dạng khí độc cho tôm cá, nó được hình thành từ quá trình phân huỷ các
hợp chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, phân bón, xác phiêu sinh động thực vật, chất bài
tiết của tôm… tăng lên trong ao nuôi ngày càng cao vào cuối vụ, tạo điều kiện cho khí
độc hành thành và phát sinh
Trang 20Trong các ao nuôi tôm có tới 85% lượng Nitrogen trong phân tôm chuyển sang dạng Amoni Đối với tôm sú ngưỡng thích hợp là nhỏ hơn 0,03 mg/l và hàm lượng lớn hơn 0,1 mg/l có thể gây chết
1.4.4 Độ mặn
Các loài tôm sú và tôm chân trắng là loài rộng muối có thể thích nghi với độ muối từ 5 – 45‰ Giới hạn cực thuận độ mặn của tôm trong khoảng 20 – 25‰ Trong môi trường nuôi có độ muối thấp tôm thường phát triển nhanh, sức đề kháng giảm Ngược lại trong môi trường nuôi có độ muối cao tôm chậm lớn nhưng cơ thể chắc và sức đề kháng tăng
1.4.5 Nitrite và nitrate
Nitrite: là chất rất độc đối với cá nhưng ít độc hơn đối với tôm Nitrite gây độc chính yếu là tạo thành chất methemoglobin và giảm sự chuyển oxygen tới tế bào Những hiểu biết về ảnh hưởng của N đến sự phát triển của tôm không được biết nhiều, theo khuyến cáo của các nhà khoa học ngưỡng an toàn được áp dụng là 0,1 mg/l
Nitrate: Độc tính của nitrate đối với tôm không cao Tôm vẫn có thể sống trong môi tường nước có hàm lượng nitrate lên đến 200 mg/l Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các nhà khoa học hàm lượng nitrate trong môi trường nuôi nên thấp hơn 60 mg/l
Như vậy, mặc dù con tôm có môi trường sinh thái khá rộng tuy nhiên nó cũng đòi hỏi có môi trường nuôi khá sạch, các biến động môi trường nuôi đều có thể tác động tiêu cực đến hoạt động sinh trưởng và phát triển của con tôm đặc biệt tôm nuôi với mật độ dầy trong các ao nuôi tôm công nghiệp
1.5 CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH TỪ QUÁ TRÌNH NUÔI TÔM [7]
1.5.1 Nuôi tôm và những nguy hại do ô nhiễm
Không chỉ tại Việt Nam mà ngay cả tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippine, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia hoạt động nuôi tôm đã tạo ra một sự chuyển đổi hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân Tuy nhiên, một nghiên cứu của Tổ chức Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) về hoạt động nuôi tôm tại các nước ven Thái Bình Dương đã đưa ra một cảnh báo về sự suy giảm của ngành này trong khu vực Sự suy giảm của ngành công nghiệp nuôi tôm xuất phát từ những nguyên nhân sau:
+ Mức độ tăng trưởng chậm của thị trường tiêu thụ
Trang 21+ Hệ số chuyển đổi thức ăn của tôm thấp
+ Sự xuất hiện và có chiều hướng tăng lên của một số bệnh dịch lây lan trong môi trường
+ Mực nước ngầm trong khu vực bị hạ thấp do bơm nước ngọt quá mức + Môi trường bị xuống cấp trong các khu vực nuôi tôm công nghiệp
+ Chi phí thức ăn cao so với hiệu quả nuôi tôm
+ Biến động giá tôm trên thị trường
+ Chất lượng trại nuôi con giống kém
+ Chất lượng thức ăn và nguồn nước kém
+ Thiếu sự hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân
Những vấn đề xuất hiện và ngăn cản sự phát triển của hoạt động nuôi tôm bao gồm bùng phát bệnh dịch do virus, sự xuống cấp của môi trường, triệt phá rừng ngập mặn, thiếu hụt các trại nuôi tôm giống có chất lượng Ngoài ra, việc thay đổi môi trường tự nhiên ven biển đã làm xuất hiện những lo ngại liên quan tới chất lượng nước
và đất, sự cân bằng môi trường
Càng tăng cường hoạt động nuôi thâm canh thì nhu cầu quản lý môi trường nuôi càng cần thiết Mức độ hủy hoại môi trường nuôi bên trong ao nuôi và bên ngoài xuất phát từ: mật độ nuôi quá cao, sử dụng nhiều thức ăn chế biến sẵn, các ao bố trí quá dày đặc, tăng chu kì thay nước, không có ao xử lý trước khi đưa vào nuôi…
1.5.2 Chất thải từ hoạt động nuôi tôm
Thức ăn thừa, phân tôm và quá trình chuyển hoá dinh dưỡng là nguồn gốc chủ yếu của các chất gây ô nhiễm ở các trại nuôi tôm quản lý kém Kết quả quan sát đã cho thấy rằng trong hệ thống thâm canh tôm thì chỉ có 15 – 20% thức ăn được dùng vào phát triển mô động vật, có tới 15% tổng lượng thức ăn hao hụt do không ăn hết và thất thoát, chỉ có 40 – 45% là được sử dụng trong quá trình chuyển hoá dinh dưỡng, duy trì hoạt động sống và lột vỏ
Ô nhiễm nitơ chiếm tỷ lệ lớn (30 – 40%) từ thức ăn thừa Người ta ước lượng rằng, có khoảng 63 – 78% nitơ và 76 – 80% phospho cho tôm ăn bị thất thoát vào môi trường Nitơ dưới dạng protein được tôm hấp thu và bài tiết dưới dạng ammoniac Tổng khối lượng nitơ và phospho sản sinh trên 1 ha trại nuôi tôm bán thâm canh có sản lượng 2 tấn, tương ứng khoảng 113 kg và 43 kg Ðương nhiên, trong hệ thống nuôi thâm canh thì khối lượng này tăng gấp từ 7 – 31 lần
Trang 22Lượng chất thải sinh ra có liên quan với công nghệ sản xuất thức ăn và hệ thống nuôi tôm Nitơ và photpho là những nguyên tố chủ yếu trong chất thải bắt nguồn từ thức ăn Việc cho thức ăn quá nhiều, tính chất nguồn nước không ổn định, thức ăn dễ tan, thức ăn khó hấp thu và khả năng duy trì nitơ… là những yếu tố liên quan với nước thải có chứa nhiều nitơ và photpho
Các nguồn khác của chất thải hữu cơ là mảnh vụn thực vật phù du hoặc tảo dạng sợi (lab-lab) và chất lắng đọng hoặc chất hữu cơ hoà tan, huyền phù… là do nước lấy vào mang theo Chất thải nuôi thuỷ sản còn có chứa một ít dư lượng của các chất kháng sinh, dược phẩm, thuốc trị liệu và kích thích tố
Nước thải mang theo một lượng lớn hợp chất nitơ, phospho và các chất dinh dưỡng khác, gây nên sự siêu dinh dưỡng và rộng dinh dưỡng, kèm theo sự tăng sức sản xuất ban đầu và nở rộ của vi khuẩn Sự có mặt của các hợp chất carbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm oxy hoà tan và tăng BOD, COD, sulfit hydrogen, ammoniac
và hàm lượng methan trong vực nước tự nhiên Một vấn đề khác do việc nuôi tôm gây nên đó là sự làm lắng đọng bùn ở các vùng lân cận, như rừng ngập mặn và ở những nơi nước tù
Phần lớn sản phẩm dư thừa trong nuôi tôm đã tích tụ dưới đáy ao Đây chính là nguồn gây nguy hại cho con tôm và cho hoạt động nuôi tôm Lớp bùn đáy ao này rất độc, thiếu ôxy và chứa nhiều chất gây hại như ammonia, nitrite, hydrogen sulfide Con tôm luôn có xu hướng tránh khỏi vùng này và tập trung vào những khu vực sạch sẽ hơn Do việc tập trung vào một vùng sẽ làm giảm bớt diện tích cho ăn, cũng như tăng tính cạnh tranh trong khi ăn Nếu như toàn bộ đáy ao bị dơ bẩn thì con tôm bị bắt buộc phải sống trong môi trường ô nhiễm Lớp bùn dơ bẩn còn tác động lên nước trong ao nuôi làm giảm chất lượng nước
Chất lượng nước và chất lượng đáy ao bị nhiễm bẩn sẽ tác động trực tiếp tới con tôm Con tôm luôn bị căng thẳng, thể hiện qua việc kém ăn, mức tăng trưởng giảm và
dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn như Vibriosis và dẫn đến việc tôm chết hàng loạt Phần lớn các bệnh của con tôm đều có nguồn gốc từ môi trường mà chúng sinh sống
Môi trường bên ngoài trại nuôi tôm, chất thải dơ bẩn thường không được quản lý tốt sẽ làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái ven biển Điều này không chỉ tác động lên môi trường đất mà còn lên các giá trị tài nguyên ven biển, bao gồm cả các trại nuôi tôm Việc tái sử dụng ao bị ô nhiễm hay đổ đống ra môi trường xung quanh sẽ tạo điều kiện làm cho nguồn nước ô nhiễm và tác động lên các hoạt động ven biển
Trang 23Sự tích tụ chất hữu cơ nặng đến cuối vụ nuôi cũng đã gây nên sự tự ô nhiễm chính trong ao, làm ảnh hưởng ngược lại đối với tôm do thiếu oxy và tắc nghẽn mang tôm Bệnh tăng lên, gây sức ép đối với ký chủ Sự rò rỉ nước thải cũng như nước ao nuôi làm mặn hoá đất nông nghiệp quanh vùng và nước ngầm (sinh hoạt, ăn uống)
Trang 24CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NUÔI TÔM Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG [8]
2.1 DIỆN TÍCH NUÔI TÔM Ở ĐBSCL
Diện tích nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tập trung tại 8 tỉnh ven biển gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau với 2 đối tượng chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng
Hình 2.1 Diễn biến diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL giai đoạn
2005 – 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven bi n vùng ĐBSCL)
Đến năm 2014, diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng đạt 651.267 ha, tăng trưởng bình quân 1,87%/năm so với năm 2005 chỉ đạt 551.470 ha Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ mới được phát triển vào giai đoạn 2008 – 2014, nhưng với thời gian nuôi ngắn (3 tháng so với 6 tháng nuôi tôm sú), năng suất cao (từ 5 – 11 tấn/ha/vụ
so với tôm sú chỉ đạt 4 – 6 tấn/ha/vụ), thích nghi nhanh với thay đổi môi trường, khí hậu và độ rộng muối, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng năm 2014 đã tăng hơn 13 lần
so với năm 2008 (từ 4.477 ha tăng lên 60.952 ha)
Trang 25Hình 2.2 Cơ cấu diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL năm 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven bi n vùng ĐBSCL)
Trong 8 tỉnh vùng ven biển ĐBSCL, Cà Mau là tỉnh có diện tích lớn nhất, đồng thời cũng là tỉnh có diện tích nuôi tôm mặn lợ chiếm đến 41,37% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng do diện tích nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, tôm lúa, tôm rừng Các tỉnh có đường bờ biển dài, các kênh rạch dẫn ra biển nhiều, nước mặn cung cấp sâu vào trong đất liền, diện tích canh tác mặn, lợ lớn có lợi thế phát triển nuôi tôm như Bạc Liêu (20,01%), Kiên Giang (14,79%), Sóc Trăng (12,91%), Bến Tre (5,32%)
và Trà Vinh (3,96%); trong khi đó, các tỉnh như Long An (1,03%) và Tiền Giang (0,62%) có diện tích nuôi tôm nước lợ thấp nhất do không có lợi thế bờ biển dài và hệ thống kênh rạch
Bảng 2.1 Diễn biến diện tích nuôi tôm vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014
Trang 26Trong giai đoạn 2005 – 2014, diện tích nuôi tôm sú vùng ĐBSCL tăng từ 551.470 ha năm 2005 đạt 590.315 ha năm 2014, tốc độ tăng bình quân 0,76%/năm Mặc dù trong hai năm 2013, 2014 do được giá nên tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh, một phần diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh được chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, tuy nhiên, diện tích nuôi tôm sú vẫn không giảm do xu hướng phát triển mô hình nuôi tôm – lúa ở các vùng bán ngập triều
Hình 2.3 Diễn biến diện tích nuôi tôm sú vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven bi n vùng ĐBSCL)
Bảng 2.2 Diễn biến diện tích nuôi tôm sú các tỉnh vùng ĐBSCL 2005 – 2014
Trang 27Năm 2014, Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm sú lớn nhất vùng với 44,52% tổng diện tích nuôi tôm sú Bạc Liêu (diện tích nuôi chiếm 20,70%) và Kiên Giang (diện tích nuôi chiếm 16,00%), Sóc Trăng (9,67%) và Bến Tre (5,00%) là các tỉnh có tốc độ tăng trưởng diện tích nuôi tôm sú trong giai đoạn 2005 – 2014, trong khi các tỉnh còn lại như Trà Vinh (3,50%), Tiền Giang (0,45%) và Long An (0,17%) lại có sự sụt giảm diện tích nuôi tôm sú
Hình 2.4 Cơ cấu diện tích nuôi tôm sú các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven bi n vùng ĐBSCL)
Sự tăng trưởng diện tích nuôi tôm sú của các tỉnh trên cơ sở tăng trưởng diện tích nuôi của các mô hình tôm sú – lúa, nuôi quảng canh cai tiến và nuôi sinh thái Tình hình xâm nhập mặn ngày càng tăng, các hộ canh tác lúa có thể nuôi tôm vào những tháng nước mặn cùng việc duy trì, đảm bảo diện tích rừng đã làm tăng khả năng canh tác nuôi tôm sú của người dân Các tỉnh Long An, Tiền Giang và Trà Vinh có sự sụt giảm đáng kể do sự chuyển biến mạnh mẽ từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng, có hiệu quả hơn dù rủi ro cao và đòi hỏi vốn đầu tư lớn
Trang 28Hình 2.5 Cơ cấu diện tích các hình thức nuôi tôm sú vùng ĐBSCL năm 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven bi n vùng ĐBSCL)
Các mô hình nuôi tôm sú các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL gồm nuôi thâm canh – bán thâm canh (chỉ chiếm 5,04% tổng diện tích nuôi), nuôi tôm quảng canh cải tiến (chiếm 32,01%), nuôi tôm sú kết hợp với lúa (35,04%) và nuôi tôm sú sinh thái (27,91%) Mặc dù có lợi nhuận cao, tuy nhiên, mô hình nuôi tôm sú thâm canh – bán thâm canh có diện tích nuôi thấp nhất do đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro khá cao khi thời gian nuôi từ 5 – 6 tháng, tôm dễ bị dịch bệnh và thiệt hại Trong khi đó, với yêu cầu chỉ cần thả con giống, mức độ chăm sóc, quản lý thấp hơn rất nhiều so với mô hình nuôi thâm canh – bán thâm canh, mô hình nuôi quảng canh cải tiến, và nuôi tôm sinh thái được rất nhiều người nuôi áp dụng Vốn đầu tư không lớn, không cần nhiều công chăm sóc và có thể nuôi kết hợp cùng nhiều đối tượng khác, tăng đối tượng, giảm rủi
ro và tăng hiệu quả kinh tế Mô hình nuôi tôm sú kết hợp với lúa cũng được nhiều người nuôi áp dụng, do vừa tận dụng diện tích đất lúa trong thời gian các tháng nước mặn (không canh tác được lúa hoặc canh tác lúa có hiệu quả rất thấp), vừa tăng thêm thu nhập Việc đầu tư con giống, thức ăn và chăm sóc quản lý không đòi hỏi cao như
mô hình nuôi thâm canh – bán thâm canh , khả năng thu hồi lại vốn cao do hiệu quả canh tác lúa và vốn đầu tư thấp là lựa chọn an toàn cho các hộ nuôi ít vốn và muốn tăng thêm thu nhập
2.1.2 Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng
Trang 29Nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ĐBSCL bắt đầu phát triển vào năm 2008, đến năm
2014, tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại 8 tỉnh vùng ven biển ĐBSCL là 60.952 ha, tăng hơn 13 lần so với năm 2008 (4.477 ha) với mức tăng trưởng bình quân đạt 54,53%/năm
Hình 2.6 Diễn biến diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ĐBSCL giai đoạn
2008 – 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven bi n vùng ĐBSCL)
Trong giai đoạn 2008 – 2014, tốc độ tăng trưởng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng mạnh nhất là Sóc Trăng với 138,99%/năm; trong khi các tỉnh còn lại tăng trưởng khá như Long An (90,30%/năm), Trà Vinh (83,55%/năm), Bến Tre (75,33%/năm), Tiền Giang (39,91%/năm), Kiên Giang (37,77%/năm) và Bạc Liêu khá thấp với 14,93%/năm Nguyên nhân sự tăng trưởng mạnh mẽ này đến từ sự chuyển đổi từ mô hình nuôi tôm sú thâm canh – bán thâm canh sang nuôi tôm thẻ chân trắng với thời gian nuôi ngắn, rủi ro thấp và năng suất vượt trội Điều này cho thấy hiệu quả rõ rệt của đối tượng tôm thẻ chân trắng so với tôm sú khi ngày càng được nhiều người nuôi
áp dụng Tuy nhiên, áp lực chính của tình hình phát triển đột biết này đến từ nhu cầu của thị trường tôm thế giới khi nguồn cung tôm từ Thái Lan và Trung Quốc chịu thiệt hại dịch bệnh nặng nề, tôm thẻ chân trắng có giá bán cao đã thúc đẩy diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2012 – 2014 Đây là sự thắng lợi của ngành tôm, tuy nhiên, vẫn tồn tại những vấn đề về sự phát triển bền vững khi thắng lợi phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ chứ không đến từ nội tại ngành
Trang 30Bảng 2.3 Diễn biến diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng các tỉnh vùng ĐBSCL
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven bi n vùng ĐBSCL)
Khác với tôm sú, nuôi tôm thẻ chân trắng được chỉ được cho phép phát triển mô hình nuôi thâm canh tại vùng ĐBSCL Sóc Trăng là tỉnh có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất với 27.017 ha (chiếm 44,33% tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cả vùng), trong khi các tỉnh còn lại có diện tích nuôi thấp hơn rất nhiều như Bạc Liêu (chiếm 13,25%), Cà Mau (10,83%), Long An (9,35%), Bến Tre (8,39%), Trà Vinh (8,45%) và Kiên Giang (3,14%)
Hình 2.7 Cơ cấu diện tích nuôi tôm thẻ các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven bi n vùng ĐBSCL)
Trang 312.2 SẢN LƯỢNG NUÔI TÔM Ở ĐBSCL
Mặc dù diện tích chỉ có tốc độ tăng trưởng 1,0%/năm trong giai đoạn 2005 –
2014, tuy nhiên, sản lượng nuôi tôm nước lợ có sự tăng trưởng đáng kể với 7,4%/năm, tăng từ 260.481 tấn (2005) và đạt 496.116 tấn (2014); trong đó, sản lượng tôm Sú đạt 246.125 tấn (chiếm 49,6%) và tôm thẻ chân trắng đạt 249.991 tấn (chiếm 50,4%)
Hình 2.8 Diễn biến sản lượng nuôi tôm nước lợ vùng ĐBCSL giai đoạn
2005 – 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven bi n vùng ĐBSCL)
Bảng 2.4 Diễn biến sản lượng nuôi tôm vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014
Trang 32Năm 2014, sản lượng nuôi tôm nước lợ chủ yếu đến từ các tỉnh có diện tích lớn như Cà Mau (chiếm 28,21%), Bạc Liêu (19,50%), Kiên Giang (10,37%) hoặc tỉnh có diện tích mô hình nuôi thâm canh (tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh) lớn như Sóc Trăng (chiếm 16,57%), Bến Tre (10,95%) Trong khi các tỉnh còn lại như Trà Vinh (chiếm 7,06%), Tiền Giang (chiếm 4,36%) và Long An (chiếm 2,99%) chỉ chiếm một phần nhỏ do không có lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên cũng như truyền thống canh tác
Hình 2.9 Cơ cấu sản lượng nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ĐBCSL năm 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven bi n vùng ĐBSCL)
2.2.1 Sản lượng, năng suất và giá trị sản xuất tôm sú
2.2.1.1 Sản lượng
Giai đoạn 2005 – 2014, diện tích nuôi tôm sú giảm bình quân 0,2%/năm, tuy nhiên, sản lượng lại sụt giảm ở mức 0,6%/năm Các tỉnh có sự sụt giảm sản lượng nuôi tôm sú mạnh như Long An (giảm bình quân 16%/năm), Sóc Trăng (giảm 11%/năm) và Tiền Giang (giảm 5,8%/năm) Tỉnh Bến Tre và Trà Vinh cũng đều sụt giảm, bắt nguồn
từ sự sụt giảm diện tích nuôi tôm sú và chuyển sang nuôi các đối tượng khác, đặc biệt
là tôm thẻ chân trắng Trong khi đó, các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và Bạc Liêu có tốc
độ tăng trưởng diện tích và đã đạt được sản lượng tăng trong giai đoạn 2005 – 2014 Bên cạnh đó, việc thả giống thưa nhằm chăm sóc hiệu quả hơn, đồng thời hạn chế rủi
ro, dịch bệnh đã làm giảm sản lượng tôm sú nuôi trong thời gian qua
Trang 33Hình 2.10 Diễn biến sản lượng nuôi tôm sú vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven bi n vùng ĐBSCL)
Bảng 2.5 Diễn biến sản lượng nuôi tôm sú các tỉnh vùng ĐBSCL 2005 – 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven bi n vùng ĐBSCL)
Đến cuối năm 2014, sản lượng tôm sú nuôi tại vùng ĐBSCL chủ yếu đến từ tỉnh
Cà Mau (sản lượng chiếm 40,27% tổng sản lượng tôm sú nuôi), nơi có diện tích nuôi lớn nhất Các tỉnh Bạc Liêu (26,71%), Kiên Giang (12,98%) có sản lượng đạt ở mức khá và các tỉnh Sóc Trăng (6,11%), Bến Tre (6,18%), Trà Vinh (5,17%), Tiền Giang (1,89%) và Long An (0,69%) chỉ đạt ở mức thấp, diện tích tiềm năng canh tác thấp là bất lợi của các tỉnh này
Trang 34Hình 2.11 Cơ cấu sản lượng nuôi tôm sú các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven bi n vùng ĐBSCL) Năng suất các mô hình nuôi
Thâm canh, bán thâm canh
Nuôi tôm thâm canh ở ĐBSCL dựa hoàn toàn vào thức ăn công nghiệp (chủ yếu
là thức ăn viên có chất lượng cao) Mật độ thả cao từ 25 – 32 con/m2 Diện tích ao nuôi
từ 0,3 – 0,9 ha Ao xây dựng rất hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước chủ động, có trang bị đầy đủ các phương tiện nên dễ quản lý và vận hành Nhược điểm của mô hình này là kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ (35 – 45 con/kg), giá bán dao động cao, chi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm tương đối thấp Năng suất nuôi từ 4 – 6 tấn/ha/vụ Mùa vụ nuôi: thường nuôi 2 vụ trong năm; vụ chính từ tháng 1 – tháng 2 đến tháng 5 – tháng 6 tùy thuộc theo từng địa phương; vụ phụ từ tháng 7 – tháng 8 đến tháng 11 – tháng 12
Mặc dù các ao nuôi xây dựng bờ ao có khả năng giữ nước đạt mức từ 1,2 – 1,8
m, nhưng thực tế khả năng giữ nước của hình thức nuôi này chỉ ở mức 0,8 – 1,5 m Tình trạng lạm dụng hóa chất và kháng sinh để nuôi tôm diễn ra ở nhiều nơi trong vùng Một số hóa chất đã qua kiểm nghiệm và được lưu hành trên thị trường, nhưng không ít người dân nuôi tôm sử dụng quá mức so với quy định, phương pháp và thời hạn sử dụng không đúng Có nhiều sản phẩm bán trên thị trường không có xuất xứ nguồn gốc nhưng vẫn được người dân sử dụng trong nuôi tôm thâm canh
Trang 35Việc quy hoạch hệ thống nuôi thâm canh nhìn chung chưa phát huy được hiệu quả, tình trạng sử dụng nguồn nước chung trong cùng một hệ thống cấp và thoát nước còn khá phổ biến, dẫn đến tình trạng lây lan thường xuyên xảy ra khi có dịch bệnh phát sinh
Quảng canh cải tiến
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến phát triển mạnh trong những năm gần đây
ở hầu hết các nơi sản xuất lúa 1 vụ kém hiệu quả, các hộ dân đã chuyển hẳn sang nuôi chuyên tôm vì có hiệu quả hơn so với canh tác 1 vụ lúa Giống tôm sú nhân tạo thả nuôi 4 – 6 con/m2, cỡ tôm thả nuôi PL15 kỹ thuật nuôi, mức độ đầu tư,… trung bình đạt 0,2 – 0,35 tấn/ha/vụ Ngoài ra, một số hộ thả với mật độ cao hơn từ 5 – 8 con/m2
có sự đầu tư tốt năng suất trung bình khoảng 0,55 tấn/ha/vụ nuôi Do đặc trưng sinh thái của vùng, độ mặn dao động, khó kiểm soát đầu vào nên thường thả nuôi vào những tháng mùa nắng từ tháng 12 – tháng 1 đến tháng 5 – tháng 6 tùy theo từng địa phương có thể nuôi 1 hoặc 2 vụ trong năm
Nuôi tôm sú – lúa
Đây là mô hình làm tăng đáng kể hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác so với độc canh cây lúa trước đây, đối tượng luân canh là tôm sú Năng suất tôm nuôi đạt từ 200 – 300 kg/ha/vụ
Đây được xem là mô hình phổ biến đang được đa số ngư dân các tỉnh ĐBSCL áp dụng nuôi ở các vùng ruộng trũng hiện nay, bởi hiệu quả sử dụng đất cao, phù hợp với khả năng đầu tư của người dân Hình thức nuôi này được đánh giá là có hiệu quả về kinh tế và môi trường Mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến luân canh ruộng lúa một vụ (ở vùng nước lợ), với diện tích mương bao quanh thửa ruộng; chiếm 25 – 30% diện tích Thả giống nhân tạo mật độ từ 4 – 6 con/m2 tôm giống có kích cỡ PL15 Năng suất thu hoạch tôm sú 1 ha ruộng lúa 0,20 – 0,56 tấn/ha ruộng/vụ tùy từng vùng; thời gian nuôi 4 tháng/vụ Mô hình này có điều kiện mở rộng ở những nơi sản xuất lúa
1 vụ bấp bênh, năng suất và hiệu quả thấp
Nuôi tôm sinh thái
Đặc điểm của mô hình này là thả tôm nuôi mật độ thưa, diện tích rộng, thu tỉa dần những cá thể đạt kích cỡ thương phẩm và thả bổ sung con giống Không sử dụng thức ăn công nghiệp Với mô hình này, người nuôi có thể có lãi từ 30 – 40 triệu/ha/năm Nuôi dựa vào thức ăn tự nhiên trong ao, mật độ tôm thường thấp do lệ thuộc vào nguồn giống tự nhiên, diện tích ao nuôi lớn Ưu điểm là vốn đầu tư thấp vì không tốn chi phí giống và thức ăn, kích cỡ tôm thu hoạch lớn, giá bán cao, cần ít lao động cho một đơn vị sản xuất (ha) và thời gian nuôi không dài do sử dụng giống lớn Nhược điểm là năng suất và lợi nhuận thấp, cần diện tích ao nuôi lớn để tăng sản
Trang 36lượng nên vận hành và quản lý khó, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có hình dạng rất khác nhau Mô hình nuôi tôm quảng canh có thả thêm giống vào ruộng khá phổ biến, mật độ từ 1 – 2 con/m2, cỡ tôm thả nuôi 1,5 – 2 cm/con; bổ sung thức ăn và thay nước
để lấy giống tự nhiên Đối với mô hình nuôi tôm quảng canh có bổ sung giống quanh năm nhưng không cho ăn và chỉ chăm sóc, bảo vệ đạt năng suất nuôi 0,1 – 0,15 tấn/ha/năm (tùy theo lượng giống thả, mức độ quản lý chăm sóc) Tuy nhiên những năm về sau năng suất bị giảm nhiều do nguồn lợi giống tôm tự nhiên ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức
Phương thức nuôi quảng canh như việc nuôi tôm kết hợp với trồng rừng ngập mặn chủ yếu vùng ven biển Cà Mau và Bạc Liêu Trung bình mỗi hộ có khoảng 5 – 10
ha đất rừng, kết hợp với nuôi trồng thủy sản Nuôi thủy sản trong rừng ngập mặn hiện nay chủ yếu là nuôi tôm ở phương thức quảng canh không thả giống, không cho ăn và nuôi quanh năm Phương thức này năng suất không ổn định và hiệu quả kinh tế thấp và giảm dần khi tuổi cây tăng Phương thức nuôi tiến bộ hơn là có thả giống bổ sung tôm, cua, cá,… các đối tượng nuôi được thu tỉa thà bù thường xuyên theo con nước và có bổ sung thức ăn; mật độ thả giống bình quân 3 – 5 con/m2, năng suất từ 350 – 400 kg/ha/năm Tuy nhiên, vấn đề nuôi trong rừng ngập mặn còn nhiều tồn tại như tình trạng bồi lắng theo thời gian, tỷ lệ rừng và tôm không phù hợp theo quy định (7:3), ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
2.2.1.3 Giá trị sản xuất tôm sú
Giá trị sản xuất (GTSX) nhằm đánh giá giá trị của sản lượng nuôi, qua đó có cái nhìn tổng quan về tính kinh tế của các đối tượng nuôi qua từng năm GTSX nuôi tôm
sú 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL năm 2014 đạt 36.919 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,18%/năm Trong khi GTSX theo giá so sánh năm 2010 lại có sự sụt giảm bình quân 0,63%/năm, nguyên nhân chính của sự khác biệt đến từ việc giá tôm tăng trong giai đoạn 2005 – 2014 trong khi sản lượng lại sụt giảm giảm
Bảng 2.6 Giá trị sản xuất tôm sú giai đoạn 2005 – 2014
Trang 37Nhìn chung, đối với các hộ nuôi tôm sú, giá bán thay đổi tương đối nhiều trong giai đoạn 2005 – 2014, đặc biệt là trong giai đoạn 2008 – 2014, nguyên nhân chính là
sự xuất hiện đối tượng tôm thẻ chân trắng Tôm thẻ chân trắng với thời gian nuôi ngắn hơn so với nuôi tôm Sú, giá bán tương đối cao là nguyên nhân tác động đến thị trường cung – cầu tôm nước lợ vùng ĐBSCL
2.2.2 Sản lượng, năng suất và giá trị sản xuất tôm thẻ chân trắng
2.2.2.1 Sản lượng
Trái ngược với tôm sú, giai đoạn 2008 – 2014 là giai đoạn phát triển vượt bậc của tôm thẻ chân trắng, đặc biệt là trong giai đoạn 2012 – 2014 khi khủng hoảng thiếu tôm trên thị trường thế giới Sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng đã tăng từ 23.034 tấn (2005) đạt cao nhất vào năm 2014 với 249.991 tấn, tăng hơn 10 lần với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 48,8%/năm
Hình 2.12 Diễn biến sản lựợng nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ĐBSCL giai đoạn
2008 – 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven bi n vùng ĐBSCL)
Trang 38Diện tích nuôi tăng là nguyên nhân chính dẫn đến sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua, tuy nhiên, sự tăng trưởng giữa diện tích
và sản lượng không cùng tốc độ do thiệt hại trên tôm nuôi diễn ra nghiêm trọng Mặc
dù nguyên nhân gây bệnh AHPNS (hội chứng gan tụy cấp) đã được tìm ra, nhưng cách phòng trị bệnh vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu; đây là thách thức đối với phát triển tôm thẻ chân trắng hiện nay Bên cạnh đó, các bệnh đục cơ, phân trắng,… cũng tác động không nhỏ đến tỷ lệ sống của tôm nuôi, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng canh tác của người nuôi
Hình 2.13 Cơ cấu sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng các tỉnh vùng ĐBSCL 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven bi n vùng ĐBSCL)
Đối với tôm thẻ chân trắng phát triển chủ yếu với mô hình nuôi thâm canh, các tỉnh có diện tích nuôi lớn đã đạt được sản lượng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng nuôi của toàn vùng Đến năm 2014, nuôi tôm thẻ chân trắng tại Sóc Trăng đạt 67.159 tấn (chiếm 26,86% tổng sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng toàn vùng) và Cà Mau đạt 40.859 tấn (chiếm 16,34%) Các tỉnh như Bến Tre (15,64%), Bạc Liêu (12,40%), Trà Vinh (8,93%), Kiên Giang (7,79%), Tiền Giang (6,78%) và Long An (5,24%) có tỷ trọng thấp hơn không chỉ vì diện tích nuôi thấp, mà còn ảnh hưởng bởi dịch bệnh, và mật độ thả nuôi của từng vùng
Trang 39Bảng 2.7 Diễn biến sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng các tỉnh vùng ĐBSCL
Mặc dù giá trị của tôm thẻ chân trắng đem lại khá cao tuy nhiên quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng được thực hiện nghiêm ngặt hơn so với nuôi tôm sú, đặc biệt
là khâu xử lý ao nuôi, môi trường nước và các yếu tố khác có liên quan Một khó khăn nữa là hiện nay tôm giống phải nhập về từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc, tình trạng kiểm tra, kiểm dịch còn hạn chế, chưa đảm bảo chất lượng giống thả nuôi
Bố trí mùa vụ nuôi trong năm tùy thuộc vào điều kiện cụ thể từng thời điểm mà có những điều chỉnh thích hợp sao cho có những lợi thế nhất định trong sản xuất Đối với
mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh khuyến cáo bố trí nuôi 2 vụ chính trong năm với năng suất đạt từ 5 – 11 tấn/ha/vụ
2.2.2.3 Giá trị sản xuất tôm thẻ chân trắng
Giá trị sản xuất (GTSX) tôm thẻ chân trắng nuôi 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL năm 2014 là 29.999 tỷ đồng, tăng hơn 16 lần so với năm 2008 (1.843 tỷ đồng) với tốc
độ tăng trưởng bình quân đạt 41,73%/năm; GTSX theo giá so sánh năm 2010 tăng trưởng bình quân 48,80%/năm
Trang 40Bảng 2.8 Giá trị sản xuất tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2008 – 2014
Đvt: tỷ đồng
TT GTSX tôm
TCT 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
TTBQ (%/năm)
1 GTSX (theo giá hiện hành) 1.843 2.549 3.992 7.430 11.235 24.406 29.999 41,73
2 GTSX (theo giá
so sánh 2010) 1.728 2.390 3.327 5.307 6.741 14.080 18.749 48,80
(Nguồn: Cục Thống kê 8 tỉnh ven bi n vùng ĐBSCL)
Giá bán tôm thẻ chân trắng năm 2014 đã có sự chênh lệch đáng kể so với năm
2008, nguyên nhân đến từ thị trường nhu cầu tôm thế giới tăng mạnh do khủng hoảng dịch bệnh tại 2 cường quốc về tôm thẻ chân trắng tại châu Á là Thái Lan và Trung Quốc Đây là cơ hội rất lớn với tôm thẻ chân trắng nói riêng và cả ngành tôm nước lợ vùng ĐBSCL nói chung, tuy nhiên, lại tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh và môi trường sinh thái
2.3 NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGHỀ NUÔI TÔM Ở ĐBSCL
Mặc dù ĐBSCL có tiềm năng rất lớn về diện tích nuôi thuỷ sản nước lợ nói chung (chiếm 82,9% tổng diện tích nuôi thuỷ sản nước lợ, mặn của cả nước), nuôi tôm nói riêng (chiếm 87,2% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước) nhưng nghề nuôi tôm ở đây gặp không ít những trở ngại về quản lý dịch bệnh và môi trường cũng như chất lượng tôm giống Việc nghiên cứu và phát triển nguồn tôm bố mẹ nôi địa (tôm gia hoá) là điều cần thiết góp phần nâng cao chất lượng và số lượng tôm giống Bên cạnh
đó, việc quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản nói chung, nuôi tôm nói riêng cũng là nhu cầu cấp bách để phát triển bền vững nghề nuôi tôm ở ĐBSCL Ngoài ra, vấn đề về ổn định thị trường đầu ra sản phẩm là điều rất cần thiết cho sự phát triển ổn định các mô hình nuôi tôm hiện nay ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL