Đề Văn NH 2009-2010 (Quảng Nam)

5 223 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đề Văn NH 2009-2010 (Quảng Nam)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT QUẢNG NAM Năm học 2009 – 2010 Môn NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy kể tên các thành phần biệt lập. Câu 2 (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề: Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động . (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) a. Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ. b. Xác định những từ láy được dùng trong đoạn trích. c. Hãy cho biết câu thứ nhất và câu thứ hai của đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? d. Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” đã được dùng như từ thuộc từ loại nào? Câu 3 (2,0 điểm) Nêu những điểm chung đã giúp những cô gái thanh niên xung phong (trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) gắn bó làm nên một khối thống nhất. Câu 4 (4,0 điểm) Em hãy phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. ---------- HẾT --------- Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT QUẢNG NAM Năm học 2009 – 2010 Môn NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM THI I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Giám khảo cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi. - Điểm lẻ của câu 1, 2, 3 được tính đến 0,25 điểm; riêng câu 4 (phần làm văn) tính đến 0,5 điểm. Sau khi chấm, không làm tròn điểm toàn bài. II. Đáp án và thang điểm ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 Hãy kể tên các thành phần biệt lập. 2,00 - Các thành phần biệt lập: thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú (đúng mỗi thành phần được 0,5 điểm). Câu 2 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề: 2,00 a. Câu có chứa thành phần khởi ngữ: “Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.” 0,50 b. Từ láy trong đoạn trích: ngơ ngác, lạ lùng. 0,50 c. Câu thứ nhất và câu thứ hai của đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết: phép lặp từ ngữ. 0,50 d. Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” được dùng như động từ. 0,50 Lưu ý: Đối với câu a: Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau miễn sao đáp ứng được yêu cầu của đề. Câu 3 Nêu những điểm chung đã giúp những cô gái thanh niên xung phong (trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) gắn bó làm nên một khối thống nhất. 2,00 - Cùng chung hoàn cảnh sống và chiến đấu: + Cùng chung hoàn cảnh sống: Họ ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, là nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt . 0,50 + Cùng chung nhiệm vụ chiến đấu: Công việc của họ là tính khối lượng đất đá bị bom đào xới, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Đó là công việc hết sức nguy hiểm vì phải đối mặt với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh . 0.50 2 ĐỀ CHÍNH THỨC - Có chung phẩm chất cao đẹp: Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, có lòng dũng cảm, không ngại hi sinh, có tình đồng đội gắn bó . 0,50 - Có những nét chung về tâm hồn của những cô gái trẻ: Dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình dù trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt . 0,50 Lưu ý: Trong từng điểm chung, bài làm không nhất thiết phải nêu trọn vẹn các ý nhỏ cụ thể. Câu 4 Em hãy phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. 4,00 a. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. - Biết vận dụng kĩ năng nghị luận về một bài thơ. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Phạm Tiến Duật và hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, học sinh có thể diễn đạt và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: - Vẻ đẹp của người lính lái xe nổi lên trên hiện thực những chiếc xe không kính: + Tư thế ung dung, hiên ngang. 1,00 + Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ, hiểm nguy. 0,50 + Niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội. 0,50 + Ý chí chiến đấu vì mục đích giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 1,00 - Vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được tác giả khắc họa thành công, góp phần làm tăng thêm giá trị nghệ thuật và tư tưởng của bài thơ; giúp cho thế hệ trẻ của ngày hôm nay hiểu đầy đủ hơn những phẩm chất đẹp đẽ của người lính thời chống Mĩ. 1,00 * Giám khảo chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. 3 I.Trắc nghiệm (2,0 điểm): Trong 8 câu, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào bài. Câu 1: Văn bản nào thường chứa nghĩa hàm ý nhiều nhất A. Văn bản khoa học B. Văn bản nghệ thuật C. văn bản hành chính công vụ D. Văn bản chính luận Câu 2: Văn học Việt Nam được hợp thành bởi 2 bộ phận văn học. Phương án nào sau đây nói đúng hai bộ phận văn học đó? A. Văn học chữ hán và văn học chữ Nôm B. Văn học trung đại và văn học hiện đại C. Văn học cách mạng và văn học hiện thực D. Văn học dân gian và văn học viết. Câu 3: Qua tiếng đàn của Kiều được Nguyễn Du miêu tả trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”, em hiểu thêm điều gì về nhân vật Thuý Kiều? A. Là người đa sầu, đa cảm B. Là người luôn vui vẻ, tươi tắn C. Là người gắn bó với gia đình D. Là người có tình yêu chung thuỷ. Câu 4: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương) Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ vựng nào? A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 5: “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” (“ Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long) Dong nào dưới đây nêu đúng nội dung câu văn trên: A. Hoàn cảnh sống của anh thanh niên. B. Công việc của anh thanh niên C. Cách sống của anh thanh niên. D. Đặc điểm khí hậu, thời tiết của Sa-Pa Câu 6: Nhà văn Lê Minh Khuê là tác giả của tác phẩm nào sau đây? A. Những ngôi sao xa xôi B. Chi ếc l ư ợc ng à C. Bến Quê D. Con cò Câu 7: Trong các câu tục ngữ sau đây, câu nào đúng với lời nhắn nhủ của tác giả qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy A. Ăn cây nào rào cây ấy B. Gieo gió thì gặp bão C. U ống n ư ớc nh ớ ngu ồn D. Yªu nªn tèt, ghÐt nªn xÊu SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠOSỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2009-2010 MÔN :NGỮ VĂN - Đề chung Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 01 trang 4 Đề chính thức 5 . 1: Văn bản nào thường chứa nghĩa hàm ý nhiều nh t A. Văn bản khoa học B. Văn bản nghệ thuật C. văn bản h nh ch nh công vụ D. Văn bản ch nh luận Câu 2: Văn. cầu của đề: Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nh của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa

Ngày đăng: 27/08/2013, 17:10

Hình ảnh liên quan

Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Phạm Tiến Duật và hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” , học sinh có thể diễn đạt và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: - Đề Văn NH 2009-2010 (Quảng Nam)

r.

ên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Phạm Tiến Duật và hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” , học sinh có thể diễn đạt và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: Xem tại trang 3 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan