ĐỀTHI THỬ ĐH NĂM 2009 - MÔNHÓA KPB Thời gian làm bài: 90 phút; (55 câu trắc nghiệm) Mã đềthi 134 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . Câu 1: Nhận định nào không đúng về gluxit? 1. Mantozơ, glucozơ có -OH hemiaxetal, còn saccarozơ không có -OH hemiaxetal tự do. 2. Khi thuỷ phân mantozơ, saccarozơ có mặt xúc tác axit hoặc enzim đều tạo ra glucozơ. 3. Saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ thuộc nhóm đisaccarit. 4. Saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ đều hoà tan Cu(OH) 2 tạo thành phức đồng màu xanh lam. A. 1, 4. B. 1, 2. C. 3, 4. D. 2, 3. Câu 2: Axit H 3 PO 4 và axit HNO 3 cùng có phản ứng với các nhóm các chất sau: A. NaCl, KOH, Na 2 CO 3 , NH 3 . B. MgO, KOH, CuSO 4 , NH 3 . C. CuCl 2 , KOH, Na 2 CO 3 , NH 3 . D. KOH, K 2 O, NH 3 , Na 2 CO 3 . Câu 3: Một este của α -aminoaxit có chứa 15,73% nitơ về khối lượng. Công thức phân tử của este đó là A. H 2 N-CH(CH 3 )COOC 2 H 5 . B. H 2 N-CH(CH 3 )COOCH 3 . C. H 2 N-CH 2 -COOC 2 H 5 . D. H 2 N-CH 2 -COOCH 3 . Câu 4: Một cốc nước có chứa a mol Ca 2+ , c mol Cl – , d mol HCl – . Hệ thức liên hệ giữa a, b, c, d là: A. a + b = c + d B. a + b = 2c + 2d C. 2a + 2b = c + d D. 2a + 2b = c – d Câu 5: Tiến hành hai thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V 1 lít dung dịch Cu(NO 3 ) 2 1M; - Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V 2 lít dung dịch AgNO 3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V 1 so với V 2 là A. V 1 = 10V 2 . B. V 2 = 10V 1 . C. V 1 = 2V 2 . D. V 1 = V 2 . Câu 6: Phương trình ion rút gọn : CO 3 2- + 2H + CO 2 + H 2 O có phương trình phân tử là: A. Na 2 CO 3 + 2HCl2NaCl + CO 2 + H 2 O B. Na 2 CO 3 + H 2 SNa 2 S + CO 2 + H 2 O C. BaCO 3 + H 2 SO 4 BaSO 4 + CO 2 + H 2 O D. CaCO 3 + 2HNO 3 Ca(NO3) 2 + CO2 + H 2 O Câu 7: Từ 10 kg gạo nếp (chứa 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít ancol 35 0 . Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80% và khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,789 A. 2015,3 (lit). B. 2,015 (lit). C. kết quả khác. D. 20,15 (lit). Câu 8: Sục 2,24 lit (đktc) khí Cl 2 vào 200 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xong, dung dịch thu được làm quì tím đổi sang A. màu xanh. B. không đổi màu. C. mất màu tím, xanh. D. màu hồng. Câu 9: Hoà tan sắt vào dung dịch AgNO 3 dư thu được dung dịch chấ nào sau đây? A. Fe(NO 3 ) 3 ,Fe(NO 3 ) 2 , AgNO 3 B. Fe(NO 3 ) 3 ,Fe(NO 3 ) 2 C. Fe(NO 3 ) 3 , AgNO 3 D. Dung dịch AgNO 3 Câu 10: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là: A. anilin, amoniac, natri hiđroxit. B. anilin, metyl amin, amoniac. C. metyl amin, amoniac, natri axetat. D. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit. Câu 11: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23) A. 4,2 gam. B. 6,3 gam. C. 6,5 gam. D. 5,8 gam. Câu 12: Cho 5.6g Fe tác dụng hết với 400mL dung dịch HNO 3 1M ta thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử 5 + N duy nhất) khi cô cạn, khối lương Fe(NO 3 ) 3 thu được là: A. 26.44g B. 4.84g C. 21.6g D. 24.2g Câu 13: Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố ứng với công thức RH 3 . Oxit của nó có chứa 25,926%R về khối lượng. Nguyên tố R là: A. Crom. B. Nhôm. C. Photpho. D. Nitơ Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 9,75 gam một kim loại X trong dung dịch axit H 2 SO 4 loãng (phản ứng vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 24,15 gam muối khan. Kim loại X là: A. Mg. B. Zn. C. Fe. D. Al. Trang 1/4 - Mã đềthi 134 Câu 15: Thuỷ phân 62,5g dung dịch Saccarozơ 17,1% trong môi trường axit thu được dung dịch X. Cho AgNO 3 /NH 3 dư vào dung dịch X đun nhẹ thì khối lượng Ag thu được là: A. 16g B. 7,65g C. 13,5g D. 6,75g Câu 16: Chất nhiệt dẽo là A. những polime có tính đàn hồi. B. những polime không nóng chảy nhưng bị phân huỷ khi đun nóng. C. những polime có tính không có tính đàn hồi. D. những polime khi nóng chảy, cho chất lỏng nhớt, để nguội sẽ rắn lại Câu 17: Đun nóng 75 gam dung dịch glucozơ với AgNO 3 dư trong NH 3 thấy thu được 16,2 gam Ag. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là bao nhiêu? (các phản ứng xảy ra hoàn toàn) A. 18%. B. 36%. C. 9%. D. 27% Câu 18: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được điều chế từ xenlulozơ và HNO 3 . Muốn điều chế 29,7 kg chất đó (hiệu suất 90%) thì thể tích HNO 3 96% (D = 1,52 g/ml) cần dùng là. A. 14,39 lít. B. 15 lít. C. 1,439 lít. D. 24,39 lít. Câu 19: X là một ancol (rượu) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Công thức của X là (cho C = 12, O = 16) A. C 2 H 4 (OH) 2 . B. C 3 H 7 OH. C. C 3 H 6 (OH) 2 . D. C 3 H 5 (OH) 3 . Câu 20: Điện phân với điện cực trơ dung dịch muối clorua của 1 kim loại R vối cường độ dòng điện 3A. Sau 1930 giây thấy khối lượng katot tăng 1,92 gam. Kim loại R là A. Ni. B. Zn. C. Ca. D. Cu. Câu 21: Chọn khái niệm đúng về hiđrocacbon no. Hiđrocacbon no là: A. hiđrocacbon chỉ tham gia phản ứng cộng, không tham gia phản ứng thế. B. hiđrocacbon chỉ có các liên kết đơn trong phân tử. C. hiđrocacbon vừa có liên kết ĩ vừa có liên kết ð trong phân tử. D. hiđrocacbon chỉ tham gia phản ứng thế, không tham gia phản ứng cộng. Câu 22: Các chất trong dãy chất nào sau đây đều tham gia phản ứng tráng gương ? A. Axit fomic; metyl fomiat; benzanđehit B. Saccarozơ; anđehit fomic; metyl fomiat C. Metanol; metyl fomiat; glucozơ D. Đimetyl xeton; metanal; mantozơ. Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Xenlulozơ thuộc loại polime tổng hợp. B. Sobitol là hợp chất đa chức. C. Dung dịch saccarozơ tạo được kết tủa đỏ gạch khi phản ứng với Cu(OH) 2 . D. Tinh bột và xenlulozơ đều không có phản ứng của ancol đa chức. Câu 24: Cấu tạo mạch hở của phân tử glucozơ khác cấu tạo mạch hở của phân tử fructozơ là: A. phân tử glucozơ có một nhóm anđehit. B. phân tử glucozơ có nhóm xeton. C. phân tử glucozơ có cấu tạo mạch nhánh. D. phân tử glucozơ có 4 nhóm OH. Câu 25: Cho dãy các chất : KOH, Ca(NO 3 ) 2 , SO 3 , NaHSO 4 , Na 2 SO 3 , K 2 SO 4 . Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl 2 là A. 3 B. 2 C. 6 D. . 4 Câu 26: Điện phân hoàn toàn 33,3 g muối Clorua của một kim loại nhóm IIA người ta thu được 6,72 lít khí Clo(đktc). Công thức phân tử của muối Clorua là công thức nào sau đây: A. BaCl 2 B. SrCl 2 C. CaCl 2 D. MgCl 2 Câu 27: Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO 2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch NaOH dư được 318 gam muối. Hiệu suất phản ứng lên men là. A. 62,5%. B. 80%. C. 75%. D. 50%. Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 4,40 gam một este X no, đơn chức, mạch hở thu được 4,48 lít khí CO 2 (đktc).C ông thức phân tử của X là A. C 2 H 4 O 2. . B. CH 2 O 2. C. C 3 H 6 O 2. D. C 4 H 8 O 2 . Câu 29: Cho một amin no đơn chức tác dụng vừa hết 200 ml dung dịch HCl 1M,thu được 16,3 gam muối. Công thức phân tử amin là A. C 3 H 9 N B. C 2 H 7 N C.C 2 H 5 N D. C 4 H 11 N Câu 30: Hãy chon phương pháp thích hợp sau trong các phương pháp để phân biệt 3 lọ đựng hỗn hợp: Fe + FeO ; Fe + Fe 2 O 3 ; FeO+ Fe 2 O 3. (Tiến hành sau trình tự) A. Dung dịch HCl loãng, dùng dung dịch MnSO 4 , dùng dd HCl, dùng dd NaOH B. Dung dịch H 2 SO 4 loãng, dùng dung dịch NaOH, dùng dd HCl. C. Dung dịch HCl loãng, dùng dung dịch CuSO 4 , dùng dd HCl, dùng dd NaOH D. Dung dịch CuSO 4 , dùng dd HCl, dùng dd NaOH. Trang 2/4 - Mã đềthi 134 Câu 31: Trộn dung dịch H 2 SO 4 0,01M với dung dịch Ba(OH) 2 0,01M theo tỉ lệ thể tích là 1:2. Dung dịch thu được có pH là A. 11,82. B. 1,18. C. 1,114. D. 12,9. Câu 32: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Xenlulozơ và tinh bột là đồng phân của nhau vì có cùng công thức (C 6 H 10 O 5 ) n . B. Saccarozơ có thể cho phản ứng tráng bạc và khử Cu(OH) 2 tạo Cu 2 O. C. Fructozơ cho phản ứng tráng gương và khử được Cu(OH) 2 /OH - , t 0 . D. Trong dung dịch mantozơ chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng. Câu 33: Điện phân 250g dd CuS0 4 8% đến khi nồng độ CuS0 4 trong dd thu được giảm đi và băng một nữa so với trước phản ứng thì dừng lại. Khối lượng kim loại bám vào catot có giá trị nào sau đây A. 4,5g B. 2,04g C. 4,08g D. 4,58g Câu 34: Cho 11g hỗn hợp X gồm Al và Fe phản ứng với dung dịch NaOH thu được 6.72lít khí H 2 (đktc). Nếu đem 11g hỗn hợp X trong HCl dư thì thể tích H 2 (đktc) thu được là: A. 4.48lít B. 22.4lít C. 8,96 lit D. 6.72lít Câu 35: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag 2 O (hoặc AgNO 3 ) trong dung dịch NH 3 , đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là A. 10,8 gam B. 21,6 gam C. 43,2 gam D. 64,8 gam Câu 36: Đồ dùng bằng Al bền trong không khí và H 2 O là vì A. Al là kim loại kém hoạt động B. Al có tính thụ động với không khí và H 2 O C. có lớp Al 2 O 3 bền vững bảo vệ D. có lớp Al(OH) 3 bền vững bảo vệ Câu 37: Điện phân 800 ml dung dịch AgNO 3 với điện cực trơ, I=1,34A trong vòng 36 phút (khi đó catot chưa thoát khí). Khối lượng của kim loại ở catot và thể tích khí thoát ra ở anot (đktc) là : A. 2,16 gam, 0,112 lít . B. 1,08 gam, 0,224 lít . C. 3,24 gam, 0,168 lít . D. 1,944 gam, 0,1008 lít Câu 38: Hỗn hợp gồm Al 2 O 3 , FeO, Fe 3 O 4 , Fe, Al. Hóa chất nào sau đây có thể tách được Fe ra khỏi hỗn hợp mà không làm thay đổi khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu: A. H 2 SO 4 đặc, và dung dịch NH 3 . B. H 2 SO 4 loãng, NaOH đặc. C. NaOH và khí CO 2 D. HNO 3 đặc, và NaOH đặc. Câu 39: Thể tích dung dịch Ba(OH) 2 0,025M cần để cho vào 100 ml dung dịch gồm HNO 3 và HCl có pH = 1 để thu được dung dịch có pH= 2 là: A. 125 B. 150 C. 100 D. 50 Câu 40: Cho 16 g hổn hợp Ba và một kim loại kiềm , tan hết vào nước được dung dịch X và 3.36 l H 2 (đktc) Nếu muốn trung hoà 1/10 dung dịch X thì thể tích dung dịch HCl 0.5 M cần dùng là : A. 50ml . B. 600ml C. 6ml D. 60ml Câu 41: Khi làm thí nghiệm với HNO 3 đặc và kim loại, để khí thoát ra không bị ô nhiễm người ta có thể dùng cách: A. nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn B. nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm C. nút ống nghiệm bằng bông tẩm dd xút D. nút ống nghiệm bằng bông khô Câu 42: Cho V (lit) khí CO 2 (đktc) vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ca(OH) 2 2M. Để thu được 18,0 gam kết tủa thì giá trị của V là (lit) A. 5,125 hoặc 4,032. B. 4,032. C. 2,575. D. 4,48. Câu 43: Chon phương trình ion thu gọn đúng khi cho Cu vào dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 A. 2Fe 3+ + Cu → 2Fe + Cu 2+ B. 2Fe 3+ + Cu → 2Fe 2+ Cu 2+ C. Fe 3+ + Cu → Fe↓ + Cu 2+ D. 2Fe 3+ +3Cu → 2Fe ↓+ 3Cu 2+ Câu 44: Cho 3,36 gam bột Mg vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl 2 0,12 mol và FeCl 3 0,02 mol. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn X. Khối lượng chất rắn X là A. 7,92g B. 8,16 g. C. 8,24 g. D. 8,46 g. Câu 45: Nilon–7 được điều chế bằng phản ứng ngưng tụ amino axit nào sau: A. H 2 N(CH 2 ) 6 NH 2 B. H 2 N–(CH 2 ) 6 COOH C. H 2 N(CH 2 ) 6 NH 2 và HOOC(CH 2 ) 6 COOH D. CH 3 CH(NH 2 )COOH Câu 46: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì tổng số mol CO 2 và H 2 O sinh ra bằng 12/7 lần số mol O 2 đã phản ứng. Tên gọi của este là A. metyl fomiat B. etyl axetat. C. metyl axetat. D. propyl axetat. Câu 47: Cho dãy các chất : glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Trang 3/4 - Mã đềthi 134 Câu 48: Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H 2 SO 4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít H 2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là A. 77,86 gam B. 38,93 gam C. 25,95 gam D. 103,85 gam Câu 49: 2,8 lit (đktc) hỗn hợp của ankan, anken và ankin có số nguyên tử cacbon như nhau, có thể phản ứng với dung dịch chứa 25,5 gam AgNO 3 trong NH 3 hoặc kết hợp với 28 gam brom. Công thức phân tử và %(m) của mỗi hidrocacbon là A. C 3 H 8 : 25%; C 3 H 6 : 25%; C 3 H 4 : 50%. B. C 2 H 6 : 25%; C 2 H 4 : 25%; C 2 H 2 : 50%. C. C 2 H 6 : 20%; C 2 H 4 : 20%; C 2 H 2 : 75%. D. C 3 H 8 : 20%; C 3 H 6 : 25%; C 3 H 4 : 55%. Câu 50: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 1,9 g muối MCl 2 được 0,48 g kim loại M ở catot. Công thức phân tử của muối MCl 2 là công thức nào sau đây: A. MgCl 2 B. ZnCl 2 C. CuCl 2 D. CaCl 2 Câu 51: Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhóm VIII), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì A. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần. C. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần. D. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần. Câu 52: Trộn 500 ml dung dịch HNO 3 0,2M với 500 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2M. Nếu bỏ qua hiệu ứng thể tích, pH của dung dịch thu được là: A. 12 B. 7 C. 1 D. 13 Câu 53: Khử 1 oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, thu được 1,68 gam Fe và 0,896 lit CO 2 (đktc). Công thức của oxit sắt là A. Fe 2 O 3 . B. FeO. C. Fe 3 O 4 . D. Fe 4 O 3 . Câu 54: Hoà tan hết m gam Fe bằng 400 ml dd HNO 3 1M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd chứa 26,44 gam chất tan và khí NO ( Sản phẩm duy nhất ). Giá trị của m là: A. 6,12 B. 12,24 C. 7,84 D. 5,60 Câu 55: Tính khối lượng etanol cần thiết để pha được 5,0 lít cồn 90 0 . Biết khối lượng riêng của etanol nguyên chất là 0,8g/ml. A. 3,6g B. 6,3kg C. 4,5kg D. 5,625kg ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Ghi chú: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đềthi 134 . ĐỀ THI THỬ ĐH NĂM 2009 - MÔN HÓA KPB Thời gian làm bài: 90 phút; (55 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 134 Họ, tên thí sinh: . đặc. C. NaOH và khí CO 2 D. HNO 3 đặc, và NaOH đặc. Câu 39: Thể tích dung dịch Ba(OH) 2 0,025M cần để cho vào 100 ml dung dịch gồm HNO 3 và HCl có pH =