TRUNG TÂM LTĐH HÙNG VƯƠNG KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC – NĂM 2009 GV : LÊ QUANG NGHỊ MÔN THI: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀTHI CHÍNH THỨC (Đề thi có 6 trang) Câu 1: Trong một gia đình bố mẹ bình thường, sinh con đầu lòng bị hội chứng đao, ở lần sinh con thứ 2 con của họ A. Không bao giờ xuất hiện vì chỉ có một giao tử mang đột biến. B. Chắc chắn bị hội chứng Đao vì đây là bệnh di truyền. C. Không bao giờ bị hội chứng Đao vì rất khó xảy ra. D. Có thể bị hội chứng Đao nhưng với tần số thấp. Câu 2: Tỉ lệ kiểu gen dị hợp thu được ở đời con trong phép lai AAaa (4n) x AAaa (4n) là: A.8/36 B. 27/36 C.1/36 D.34/36 Câu 3: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Kiểu gen Aa bd BD khi lai phân tích sẽ cho thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình là: A. 1:1:1:1 B. 3:3:1:1 C. 3:1 D:1:2:1 Câu 4: Ở người, tính trạng tóc quăn do gen trội A, tóc thẳng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định; còn bệnh mù màu đỏ - lục do gen lặn m nằm trên NST giới tính X gây nên. Bố mẹ đều tóc quăn, mắt bình thường , sinh một con trai tóc thẳng, mù màu đỏ - lục. kiểu gen của người mẹ là A. AAX M X M B. AaX M X m C. AaX M X M D. AAX M X m Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn. B. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. C. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. D. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định. Câu 6: Câu có nội dung không đúng trong các câu sau đây: A. Trong một quần thể đa hình, chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn. B. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. Tác dụng quan trọng nhất của chọn lọc tự nhiên là sự chọn lọc ở cấp độ cá thể và quần xã. D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa. Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về lai thuận nghịch ? A. Phép lai thuận, nghịch đối với tính trạng do gen liên kết giới tính quy định thường cho kết quả khác nhau. B. Phép lai thuận nghịch có thể sử dụng để xác định các gen liên kết hoàn toàn hay không hoàn toàn (xảy ra hoán vị gen) ở mọi loài sinh vật. C. Phép lai thuận , nghịch đối với tính trạng do gen trong tế bào chất quy định thường cho kết quả khác nhau. D. Trong một số phép lai tạo ưu thế lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai, nhưng phép lai nghịch cho ưu thế lai và ngược lại. Câu 8: Trái Đất không phải là một hệ sinh thái kín, bởi vì: A. Vi khuẩn có thể sống được trên những ngọn núi tuyết phủ quanh năm nhờ gió có thể mang các chất dinh dưỡng đến cho chúng. B. Mưa trong đất liền có nguồn gốc từ sự bốc hơi nước ngoài đại dương. C. Con người đã làm ô nhiễm bầu khí quyển cũng như thủy quyển. D. Các loài thực vật, tảo và các vi khuẩn quang hợp hấp thu năng lượng từ mặt trời, và nhiệt năng từ sinh quyển trên Trái Đất thoát ra không gian vũ trụ. Câu 9: Ngày nay, đa dạng sinh học trên Trái Đất đang bị tổn thất ngày một lớn với nguyên nhân chủ yếu là: A. Do con người khai thác, sử dụng không hợp lý và không vững bền. B. Do thiên tai (lũ lụt, hạn hán, khí hậu trái đất nóng dần lên). C. Dịch bệnh trong các loài sinh vật - 1 - Mã đề thi: 888 D. Cạnh tranh cùng loài. Câu 10: Khi lai hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn với nhau thu được F 1 gồm toàn cây cho hạt trơn, có tua cuốn. Cho F 1 giao phấn với nhau. Biết hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và liên kết hoàn toàn với nhau, ở F 2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình là: A. 1 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn B. 1 hạt trơn, không có tua cuốn: 2 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn ,có tua cuốn. C. 3 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn. D. 9 hạt trơn, có tua cuốn: 3 hạt nhăn, không có tua cuốn: 3 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn. Câu 11: Đặc trưng nào dưới đây là đúng với đại Trung sinh? A. Sự phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú. B. Sự phát triển ưu thế của cây hạt trần và bò sát. C. Sự chinh phục đất liền của động vật, thực vật đã được vi khuẩn, tảo và địa y chuẩn bị trước. D. Sự xuất hiện của những động vật, thực vật cạn đầu tiên Câu 12: Ở người, hội chứng Tơcnơ là do bất thường trong cặp NST giới tính (chỉ có 1 NST giới tính X). cơ chế phát sinh hội chứng này là do A. cặp NST giới tính không phân ly trong giảm phân tạo giao tử xảy ra đồng thời ở mẹ và bố B. cặp NST giới tính không phân ly trong giảm phân tạo giao tử ở bố. C. cặp NST giới tính không phân ly trong giảm phân tạo giao tử ở mẹ. D. cặp NST giới tính không phân ly trong giảm phân tạo giao tử ở mẹ hoặc bố. Câu 13: Câu nhận xét nào sau đây không đúng? A. Bộ não của người H.sapiens sống cách đây hàng chục nghìn năm có kích thước rất nhỏ so với người ngày nay. B. Trong các loại vượn người thì tinh tinh có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất. C. Trong quá trình tiến hóa của loài người, càng về sau càng ít chịu ảnh hưởng của nhân tố sinh học. D. Có nhiều nhánh phát sinh trong quá trình hình thành loài người nhưng đã bị tuyệt chủng chỉ còn lại một nhánh duy nhất là người hiện đại H.sapiens. Câu 14: Khi xử lý hóa chất trên mô đơn bội để gây lưỡng bội hóa tạo nên cây lưỡng bội thì cây này có đặc điểm là: A. Có ưu thế lai cao vì các cặp gen đều dị hợp. B. Cho quả không hạt C. Có kiểu gen đồng hợp tử ở tất cả các gen. D. Có cơ quan dinh dưỡng to hơn cây lưỡng bội bình thường khác. Câu 15: Ưu điểm nổi bật của phương pháp lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật là: A. Tạo ra nhiều cây đồng nhất về kiểu hình. B. Tạo giống cây có quả không hạt. C. Tạo được cây con mang đặc điểm của cả hai loài. D. Tạo ra cây con nhanh. Câu 16: Ở cà chua gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Khi chọn một số cây cà chua tứ bội cho tự thụ phấn thì kết quả thu được ở đời sau của mỗi cây đều đồng nhất về kiểu hình. Các cây được chọn trong thí nghiệm này có thể có kiểu gen là: (1) AAAA (2) AAAa (3) AAaa (4) Aaaa (5)aaaa A. 1, 2, 4 B. 1, 2, 3 C. 1, 2, 5 D. 3, 4, 5. Câu 17: Phát biểu nào sau đây không nằm trong nội dung của học thuyết Đacuyn ? A. Chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền, đó là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. B. loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng. C. Ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải. D. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung. Câu 18: Nếu các gen nghiên cứu là trội hoàn toàn thì phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBbDD x AabbDd sẽ cho thế hệ sau có: A. 8 kiểu hình: 8 kiểu gen B. 4 kiểu hình: 8 kiểu gen - 2 - C. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen Câu 19: Nội dung chủ yếu của quy luật phân ly độc lập là: A. Nếu P khác nhau về n cặp tính trạng tương phản, thì phân ly kiểu hình ở F 2 là (3 +n) n B. Sự phân ly của cặp gen này phụ thuộc vào cặp gen khác, dẫn đến sự di truyền của các tính trạng phụ thuộc vào nhau. C. Ở F 2 , mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân ly theo tỉ lệ 3 : 1. D. Sự không phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào vặp gen khác,dẫn đến sự di truyền riêng rẻ của mỗi cặp tính trạng. Câu 20: Nhận định nào sau đây không đúng: A. ARN polimeraza là loại enzim tham gia xúc tác cho quá trình phiên mã. B. Bộ ba AUG mã hóa cho axit amin mêtiônin khởi đầu cho quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực. C. Theo bảng mã di truyền thì cứ ba nuclêotit trên mạch gốc của gen quy định cho một axit amin. D. Có ba bộ ba không mã hóa cho axit amin nào đó là UAA, UAG, UGA. Câu 21: Trong kỹ thuật tạo dòng ADN tái tổ hợp thao tác được thực hiện theo trình tự sau: A. Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp tách ADN đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận phân lập dòng ADN tái tổ hợp. B. Tách ADN đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp phân lập dòng ADN tái tổ hợp. C. Tách ADN cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận phân lập dòng ADN tái tổ hợp. D. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp tách ADN phân lập dòng ADN tái tổ hợp. Câu 22: Gen A dài 4080 ăngstron bị đột biến tạo thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi 2 lần thì môi nội bào cung cấp 7188 nuclêôtit tự do. Đột biến trên thuộc dạng: A. Mất 1 cặp nuclêôtit B. Mất 2 cặp nuclêôtit C. Mất 6 cặp nuclêôtit D. Mất 4 cặp nuclêôtit Câu 23: vì sao chim ưng biển và các động vật ăn thịt bậc cao nhất trong chuỗi thức ăn bị ảnh hưởng nhất bởi thuốc trừ sâu như DDT ? A. Vì thuốc trừ sâu tích tụ trong cơ thể con mồi. B. Vì tốc độ sinh sản của chúng rất nhanh. C. Vì chúng không tích được thuốc trừ sâu trong mô. D. Vì hệ sinh thái mà chúng sống đặc biệt nhạy cảm với chất hóa học. Câu 24: Nội dung nào sau đây thuộc định luật Hacđi-Vanbec. A. Kiểu gen dị hợp sẽ bị triệt tiêu khi thế hệ n tiến đến vô hạn. B. Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng giảm dần qua các thế hệ. C. Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng tăng dần qua các thế hệ D. Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng ổn định dần qua các thế hệ Câu 25: Cơ sở di truyền học của các quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa là: A. Cơ thể lai xa thực hiện việc duy trì và phát triển nòi giống bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng. B. Hai bộ NST đơn bội khác loài chứa ở cùng trong một tế bào gây nên khó khăn cho sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST làm trở ngại cho quá trình phát sinh giao tử. C. Sự đa bội hóa giúp tế bào sinh dục ở cơ thể lai xa giảm phân bình thường và cơ thể lai xa sẽ có khả năng sinh sản hữu tính. D. Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST của hai loài bố mẹ. Câu 26: Ở gà, gen trội A quy định màu lông vằn nằm trên NST giới tính X. Cho phép lai: gà trống lông không vằn với gà mái lông vằn. kết quả F 1 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào ? A. 1 gà trống lông vằn: 1 gà mái lông không vằn. B. 100% gà có màu lông vằn. C. 1 gà trống lông vằn: 2 gà mái lông không vằn. D. 2 gà trống lông vằn: 1 gà mái lông không vằn. Câu 27: Ở cà chua, gen quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với gen quy định quả màu vàng, người ta tiến hành lai giữa hai dòng thuần có kiểu hình quả đỏ với quả vàng, thu được F 1 . Sau đó cho các cây F 1 lai với cây - 3 - bố kiểu hình quả đỏ (phép lai A) và với cậy mẹ quả vàng (phép lai B). Tỉ lệ kiểu hình được mong đợi thu được từ phép lai A và B lần lượt là: A. Phép lai A: 50% quả màu đỏ và 50% quả màu vàng; phép lai B: 100% quả màu vàng B. Phép lai A: 100% quả màu đỏ; phép lai B: 50% quả màu đỏ và 50% quả màu vàng C. Phép lai A: 100% quả màu đỏ; phép lai B: 100% quả màu vàng D. Phép lai A: 50% quả màu đỏ và 50% quả màu vàng; phép lai B: 100% quả màu đỏ. Câu 28: khi Menden cho đậu Hà Lan F 1 hạt vàng dị hợp kiểu gen Aa tự thụ phấn thì ở F 2 phân ly 3 vàng: 1 xanh cho F 2 tự thụ phấn thì kết quả thu được là A. 0,375AA + 0,625aa B. 0,375AA + 0,25Aa + 0,375aa C. 0,75AA + 0,25aa D. 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa Câu 29: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng dột biến cấu trúc NST nào? (1): ABCD.EFGH ABCFE.DGH (2): ABCD.EFGHI ABCD.EHGFI A. (1): đảo đoạn chứa tâm động, (2) chuyển đoạn trong một NST B. (1): đảo đoạn chứa tâm động, (2) đảo đoạn không chứa tâm động C. (1): chuyển đoạn chứa tâm động, (2) đảo đoạn chứa tâm động D. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2) chuyển đoạn trong một NST Câu 30: trong các hệ sinh thái, các cơ thể ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường có tổng sinh khối ít hơn so với các loài ở bậc dinh dưỡng thấp hơn, bởi vì: A. Không phải mọi năng lượng đều được sinh vật chuyển hóa thành sinh khối, một phần lớn hơn chuyển thành năng lượng nhiệt và thoát ra ngoài môi trường. B. Các sinh vật sản xuất thường có kích thước cơ thể lớn hơn nhiều so với các sinh vật tiêu thụ. C. Sinh khối luôn giảm khi bậc dinh dưỡng tăng lên. D. Các loài động vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng cao nhất phải tốn nhiều năng lượng cho quá trình săn, bắt mồi. Câu 31: Một quần thể thực vật ở trạng thái cân bằng di truyền về một tính trạng với tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : o,16 aa. Nếu loại bỏ tất cả các cá thể đồng hợp lặn và cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì tần số thể đồng hợp lặn ở thế hệ sau khoảng bao nhiêu ? A. 8% B. 0% C. 16%D. 24% Câu 32: Bệnh mù màu ở người là do một gen lặn nằm trên NST X quy định. Một phụ nữ bình thường không bị bệnh có bố mẹ bình thường, nhưng người em trai bị bệnh mù màu, lấy một người chồng không bị bệnh mù màu. Cặp vợ chồng này sinh được đứa con trai đầu lòng. Xác xuất để đứa con trai này bị bệnh mù màu là bao nhiêu ? A. 1/2 B. 1/4 C. 1/16 D. 1/8 Câu 33: Trong quá trình nhân đôi ADN, có một mạch đơn mới được tổng hợp liên tục và một mạch đơn mới được tổng hợp từng doạn. Hiện tượng này xảy ra do A. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’. B. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN. C. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều từ 3’ đến 5’ D. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN. Câu 34: cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen cánh cụt. thu được F 1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F 1 giao phối với nhau, được F 2 có tỉ lệ: 70,5% thân xám, cánh dài : 20.5% thân đen, cánh cụt: 4.5% thân xám, cánh cụt: 4.5% thân đen, cánh dài. Tần số hoán vị gen ở ruồi cái F1 trong phép lai này là: A. 18% B. 20.5% C. 9% D. 4.5% - 4 - Câu 35: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn,183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật: A. Liên kết gen hoàn toàn B. Phân li độc lập của Menđen C. Tương tác bổ sung D. Tương tác cộng gộp Câu 36: Sự phân bố của một quần thể động vật trong tự nhiên: A Tùy thuộc khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực phân bố. B. Theo cấu trúc tuổi của quần thể C. Do hoạt động của con người nhưng không phải do các quá trình tự nhiên D. Theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Câu 37: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là: A. A liên kết với U, G liên kết với X B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G C. A liên kết với X, G liên kết với T D. A liên kết với T, G liên kết với X Câu 38: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo Prôtêin…Điều này chứng tỏ A. Mọi sinh vật trên Trái đất đều có chung một nguồn gốc B.các sinh vật trên Trái đất không có chung nguồn gốc nhưng có những đặc điểm giống nhau do cùng sống trong một điều kiện như nhau. C. các sinh vật trên trái đất không có chung nguồn gốc nhưng có những đặc điểm giống nhau do thực hiện các chức phận giống nhau D. Tất cả các sinh vật hiện nay đều được hình thành vào cùng một thời điểm, khi đó điều kiện tự nhiên trên Trái đất là đồng nhất Câu 39: Trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở một loài động vật (2n=12), cặp NST số 3 ở một tế bào của cả động vật đực và cái đều không phân li nên tạo các giao tử bất thường. Quá trình sinh sản giữa hai cá thể đực, cái này thì các cá thể con có thể có các dạng nào? Giả sử các dạng đột biến đều có khả năng phát triển. A. Thể ba, thể bốn, thể một, thể không B. Lưỡng bội bình thường, thể ba kép, thể ba, thể bốn, thể không C. Lưỡng bội bình thường, thể một kép, thể kép, thể ba, thể bốn, thể không D. Lưỡng bội bình thường, thể ba, thể bốn, thể một, thể không. Câu 40: Nhân tố tiến hóa trực tiếp hình thành các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường sống là A. Đột biến và chọn lọc tự nhiên B. Chọn lọc tự nhiên và khả năng di cư C. Chọn lọc tự nhiên D. Khả năng di cư Câu 41: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, chất cảm ứng có vai trò trực tiếp là: A. Khởi động cho quá trình phiên mã của gen cấu trúc B. Ngăn cản quá trình phiên mã của gen cấu trúc C. Gây bất hoạt Prôtêin ức chế D. Giúp cho gen điều hòa hoạt động để tổng hợp prôtêin ức chế. Câu 42: Sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ, theo quy tắc Anlen cho rằng: A.Động vật hằng nhiệt ở vùng ôn đới thường có kích thích cơ thể lớn hơn động vật ở vùng nóng B. Động vật ở vùng ôn đới thường có sức chịu đựng lớn hơn động vật ở vùng nhiệt đới C. Động vật ở vùng nóng thường có kích thích cơ thể nhỏ hơn động vật cùng loài ở vùng ôn đới. D. Động vật hằng nhiệt độ ở vùng ôn đới có các bộ phận tai, đuôi, chi, thường bé hơn của loài động vật tự sống ở vùng nóng. Câu 43: Hiện nay, ở Việt Nam có cấu trúc dân số trẻ, tỉ lệ sinh khá cao, tỉ lệ tử xu hướng giảm, tuổi thọ tăng do các điều kiện vật chất và tinh thần được cải thiện tốt. Dân số Việt Nam: A. Có tháp dân số tam giác cân, đáy rộng và chưa ở trạng thái ổn định B. Có tháp dân số mà đáy bị thu hẹp C. Đã ở trạng thái ổn định D. Khoảng 5 năm nữa sẽ đi vào trạng thái ổn định. Câu 44: Nhận định không đúng khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên: A. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen của mỗi gen trong quần thể theo một hướng xác định. - 5 - B. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất. C. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố xác định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa Câu 45: Hãy chọn nhóm các đặc điểm mô tả và quần thể sinh vật: (1) nhóm cá thể cùng loài (2) nhóm cá thể khác loài (3) nhóm các loài (4) sống trong cùng một khu vực (5) có khả năng sinh sản duy trì nòi giống (6) sống trong cùng một thời điểm Trả lời: A, (6), (4), (5), (2) B. (6),(2), (5), (1) C. (3),(4),(5),(6) D. (6),(4),(5),(1) Câu 46: Bố (1) mẹ (2) đều bình thường. Con gái (3) bình thường, con trai (4) bị bệnh Z, con trai (5) bình thường. Con trai (5) lấy vợ (6) bình thường sinh con gái (7) bị bệnh Z. Có thể kết luận: bệnh này nhiều khả năng bị chi phối bỡi gen A. Trội trên NST thường quy định B. Lặn trên NST thường quy định C. Trội trên NST giới tính quy định D. Lặn trên NST X quy định Câu 47: Quan niệm nào sau đây có trong học thuyết của Lamac? A. Những biến đởi trên cơ thể do tác động của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ. B. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật C. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. D. Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ theo những hướng không xác định là nguồn nguyên liệu trong chọn giống và tiến hóa. Câu 48: Điều nào sau đây không đúng đối với 2 loài thân thuộc? A. Nếu có con thì con lai bất thụ B. Giữa các cá thể của hai loài có sự giao phối tự do C. Giữa các cá thể của hai loài có sự cách li sinh sản và di truyền thể hiện ở nhiều mức độ. D. Nhiều trường hợp cần dựa vào một số tiêu chuẩn để phân biệt. Câu 49: Trong chọn giống vật nuôi, để củng cố một đặc tính mong muốn nào đó, người ta dùng phương pháp A. lai khác loài B. lai khác dòng C. lai khác thứ D. giao phối cận huyết. Câu 50: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa A. Làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống B. Làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống C. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể D. Làm tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. - 6 - . TÂM LTĐH HÙNG VƯƠNG KỲ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC – NĂM 2009 GV : LÊ QUANG NGHỊ MÔN THI: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có. không vững bền. B. Do thi n tai (lũ lụt, hạn hán, khí hậu trái đất nóng dần lên). C. Dịch bệnh trong các loài sinh vật - 1 - Mã đề thi: 888 D. Cạnh tranh