Phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu cho câu văn: “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh.” 3?. Từ nội dung của đo
Trang 1PHÒNG GD & ĐT
PHÙ NINH ĐỀ KSCL LỚP 9 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Phần I: (5,0 điểm): Đọc đoạn văn sau:
“Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh.”
1 Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm ấy?
1 Đoạn truyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó?
2 Phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu cho câu văn: “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh.”
3 Từ nội dung của đoạn trích, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng theo cách quy nạp) trình bày suy nghĩ của em về tình phụ tử.
Phần II: (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
“Con cò bay la
Con cò bay lả Con cò cổng phủ, Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn, Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
“Con cò ăn đêm,
Con cò xa tổ,
Cò gặp cành mềm,
Cò sợ xáo măng…”
Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,
Con chưa biết con cò, con vạc.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát, Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.”
(Trích “Con cò” - Chế Lan Viên)
Trang 2
-Hết -PHÒNG GD & ĐT
PHÙ NINH
ĐÁP ÁN CHẤM KSCL LỚP 9 NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN
PHẦN
I
5,0
Câu 1 - Đoạn văn trích trong tác phẩm” “Chiếc lược ngà”.
- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng
1,0
Trang 3- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1966 khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường
Nam Bộ cũng là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt
Câu 2 - Đoạn truyện đươc kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện là bác Ba,
một người bạn thân thiết của ông Sáu
- Tác dụng của ngôi kể:
+ Câu chuyện khách quan hơn
+ Người kể chủ động nhịp kể theo mạch cảm xúc của nhân vật dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc
+ Những cảm xúc, suy nghĩ của người kể giúp người đọc hiểu nhân vật
và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ rõ
1,0
Câu 3 - Phân tích cấu tạo ngữ pháp:
Cây lược ngà ấy/ chưa chải được mái tóc của con,(nhưng) nó/ như gỡ rối
CN1 VN1 CN2
được phần nào tâm trạng của anh.
VN2
- Xác định kiểu câu: câu ghép
1,0
Câu 4 *Yêu cầu về mặt kỹ năng:
- HS viết đúng hình thức một đoạn văn nghị luận XH theo cách quy nạp
- Diễn đạt trôi chảy, hành văn lưu loát
* Về kiến thức cần đảm bảo được các ý sau:
- Nội dung đoạn văn nói về tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong hoàn
cảnh éo le của chiến tranh
- Suy nghĩ về tình phụ tử:
+ Tình phụ tử: tình cảm cha con
+ Biểu hiện: công lao sinh thành, dưỡng dục(yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ,
bảo ban, che chở…) Dẫn chứng
+ Vai trò, ý nghĩa của tình phụ tử:
- Là tình cảm thiêng liêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cuộc đời mỗi người
- Tình cảm phụ tử giúp cho mỗi người con khôn lớn, trưởng thành
- Là tình cảm truyền thống tốt đẹp bao đời nay của dân tộc ta
- Mở rộng: phê phán những hành vi đi ngược với đạo lí trong cách đối xử
với cha mẹ
- Bài học: Yêu thương, kính trọng cha mẹ; có bổn phận, trách nhiệm làm
tròn chữ hiếu
2,0
Trang 4*Yêu cầu về mặt kỹ năng:
Học sinh vận dụng các thao tác và kiến thức để viết một bài văn nghị luận
về đoạn trích thơ đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
- Bố cục mạch lạc, liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức
- Phân tích từ nghệ thuật đến nội dung Văn viết giàu cảm xúc
- Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển; không mắc các lỗi về câu, dùng
từ, chính tả
* Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo các cách khác nhau song
cần đảm bảo được các ý sau đây:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí, nội dung khái quát của đoạn thơ
+ Cảm nhận:
*4 câu đầu: Con cò đến với con qua lời hát ru của mẹ
- Khi con còn thơ bé - trên tay mẹ, trong nôi êm - mẹ gửi bao yêu thương trong lời ru vỗ về, nâng niu, chăm chút giấc ngủ cho con
- Lời ru cánh cò của mẹ thấm dần vào tâm hồn con tự nhiên, âu yếm, bắt đầu là vô thức, bản năng như dòng sữa mẹ cho con bú
*10 câu tiếp: Cánh cò bay trong lời ru của mẹ vỗ về tuổi thơ con
- Hình ảnh con cò được gợi trực tiếp từ những câu ca dao Nhà thơ đã gợi dẫn ca dao một cách khéo léo, sáng tạo Hình ảnh thơ gợi nhiều liên tưởng: không gian yên ả, thanh bình nơi làng quê; cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn, bất trắc và đức hi sinh cũng như phẩm chất trong sạch của cò mẹ…
- Tác giả đối sánh hai hình ảnh một bên là con cò phải tự mò mẫm kiếm
ăn và một bên là con có mẹ được chăm sóc đầy đủ cả về vật chất và tinh thần Từ đó, khẳng định niểm hạnh phúc lớn lao khi có mẹ
*6 câu cuối: Tình mẹ nhân từ, rộng mở
- Điệp ngữ kết hợp với hình ảnh đối lập cùng việc chuyển đổi cách xưng
hô cho thấy tình mẹ rộng lớn, nhân từ, bao dung Mẹ che chở, nâng đỡ, bảo vệ con trước sóng gió cuộc đời
- Lời ru của mẹ thấm hơi xuân: lời ru mang sức sống, mang hương vị của đất trời, của thiên nhiên; của tình cảm, của hạnh phúc, của ước mơ, khát vọng mà mẹ dành cho con
- Lời ru của mẹ với cánh cò thong thả, nhịp nhàng đã đưa con vào giấc
0,5 3,5
Trang 5ngủ say nồng.
*Đánh giá:
- Nghệ thuật: lời thơ với âm điệu dịu dàng, ngọt ngào, chan chứa cảm xúc;
các biện pháp tu từ được vận dụng linh hoạt tạo nên những hình ảnh thơ
giàu sức gợi…
- Nội dung: Đoạn thơ ca ngợi tình mẹ và khẳng định ý nghĩa của lời ru
Cánh cò trong lời hát ru của mẹ đã giữ yên giấc ngủ cho con, bồi đắp tâm
hồn, tình cảm nhân ái cho con…
- Liên hệ: “Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn.”
(Nguyễn Duy)
…
* Khẳng định giá trị của đoạn thơ, bài thơ
0,5
0,5
* Lưu ý khi chấm bài:
- Trên đây chỉ là những ý cơ bản, giáo viên cần căn cứ cụ thể vào bài thi để chấm một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc trưng bộ môn
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ vấn đề được yêu cầu trong đề bài, đảm bảo kỹ năng hành văn, nội dung được sắp xếp lô-gic, hợp lý
- Khuyến khích những bài làm có nhiều tìm tòi, phát hiện, sáng tạo trong nội dung
và hình thức thể hiện; trừ điểm đối với những bài mắc lỗi kiến thức cơ bản, lỗi hành văn và trình bày
- Điểm bài thi làm tròn đến 0,25
Họ tên GV ra đề : Nguyễn Thị Minh Lý
Trường THCS Giấy Phong Châu