1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BAY

59 245 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 714,13 KB

Nội dung

Chính vì lí do đó, em chọn đề tài “Phát tri ển ứng dụng Thương mại điện tử ở Công ty TNHH Kỹ thu ật Quản lý bay” được viết với mục đích sẽ giúp Công ty trong việc đề ra những giải pháp

Trang 1

KHÓA LU ẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

ĐIỆN TỬ Ở CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT

Trang 2

KHÓA LU ẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

ĐIỆN TỬ Ở CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT

Giáo viên hướng dẫn: TS Chử Bá Quyết

Sinh viên th ực hiện: Nguyễn Xuân Hưng

Mã sinh viên: 11D140144

L ớp: K47I3

Hà N ội, 05/2015

Trang 3

TÓM LƯỢC

Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam trong vài năm gần đây nhưng TMĐT đã chứng

tỏ ưu thế vượt trội, giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp Việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh là xu thế tất yêu, nhưng cần

phải cân nhắc mức độ ứng dụng phù hợp

Là một sinh viên được đào tạo bài bản về chuyên ngành quản trị TMĐT, được

nghiên cứu nhiều mô hình, kiến thức liên quan đến TMĐT trên thế giới và cả ở Việt Nam, và có cơ hội vận dụng những kiến thức đó vào thực tế tại các doanh nghiệp Phương pháp học và thực hành giúp sinh viên nhận thức, nắm bắt, so sánh để có thể

hiểu một cách sâu sắc và dễ dàng hơn

Việc ứng dụng TMĐT là một quá trình quan trọng, có vai trò đưa doanh nghiệp

từ thị trường thương mại truyền thống đến một thị trường mới mẻ và rộng lớn hơn rất nhiều, đó là thị trường TMĐT Các doanh nghiệp hiện nay đang phải nhanh chóng thực

hiện công cuộc này nhằm nắm bắt lấy những cơ hội to lớn mà thị trường mới này mang

lại và để không bị tụt hậu so với nền kinh tế đang thay đổi Dựa trên những kiến thức

đã tiếp thu qua quá trình học tập tại trường Đại học Thương mại và qua quá trình thực

tập tại Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay, tác giả quyết định nghiên cứu các giải pháp ứng dụng TMĐT ở Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay

Về mặt lý thuyết, đề tài đưa ra cơ sở của vấn đề cần nghiên cứu là các lý luận cơ

bản về ứng dụng TMĐT về những đặc điểm, lợi ích, khó khăn và các loại hình ứng

Trang 4

L ỜI CẢM ƠN

Sau gần 4 năm được học tập và rèn luyện tại trường Đại học Thương Mại, mỗi sinh viên đều đã tiếp thu cho mình khá nhiều kiến thức về lý luận, kinh tế, quản trị kinh doanh và đặc biệt là các bài giảng về kiến thức chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đó thì sẽ là không đủ, lý luận cần đi song hành cùng thực tiễn, để có thể giúp sinh viên trải nghiệm, và ứng dụng những gì đã học trong thực tế Do vậy, trước khi tốt nghiệp mỗi sinh viên cần phải thực tập tốt nghiệp ở các doanh nghiệp

Chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô trong Khoa Thương mại điện tử và các

thầy cô trong Trường Đại học Thương mại đã dẫn dắt, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tác giả trong quá trình học tập

Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Tiến sỹ Chử Bá Quyết đã luôn tận tình giúp

đỡ, hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Qua thời gian thực tập tổng hợp ở Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay, xin

cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của các anh chị trong phòng Kế hoạch – Kinh doanh đã hướng dẫn và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành khóa luận

Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2015

Sinh viên Nguyễn Xuân Hưng

Trang 5

M ỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2

3 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5

5 PHẠM VI VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 6

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

7 KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG TMĐT 9

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TMĐT 9

1.1.1 Khái niệm 9

1.1.2 Đặc điểm 11

1.2 LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN CỦA ỨNG DỤNG TMĐT 12

1.2.1 Lợi ích 12

1.2.2 Khó khăn 13

Trang 6

1.3 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ ỨNG DỤNG TMĐT 14

1.3.1 Yếu tố con người 14

1.3.2 Yếu tố cơ sở hạ tầng 15

1.3.3 Lĩnh vực kinh doanh 16

1.3.4 Chính sách, định hướng của doanh nghiệp 16

1.3.5 Các yếu tố khác 17

1.4 MỘT SỐ LOẠI HÌNH ỨNG DỤNG TMĐT 18

1.4.1 B2B (Business to Business) 18

1.4.2 B2C (Business to Consumer) 18

1.4.3 C2C (Consumer to Consumer) 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT Ở CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BAY 20

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 20

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT 23

2.2.1 Sự chuẩn bị cho ứng dụng TMĐT 23

2.2.2 Kết quả ứng dụng TMĐT 28

2.3 NHẬN ĐỊNH VỀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT Ở CÔNG TY 30

2.3.1 Thuận lợi và nguyên nhân 30

2.3.2 Khó khăn và nguyên nhân 31

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG TMĐT Ở CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BAY 32

Trang 7

3.1 CÁC PHÁT HIỆN VÀ KẾT LUẬN QUA NGHIÊN CỨU 32

3.1.1 Phát hiện 32

3.1.2 Kết luận 33

3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG TMĐT TRONG THỜI GIAN TỚI 34

3.2.1 Định hướng phát triển của công ty 34

3.2.2 Lựa chọn cách thức ứng dụng TMĐT của công ty 35

3.3 ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG TMĐT Ở CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BAY 35

3.3.1 Nâng cao nhận thức bộ máy lãnh đạo và nhân viên về ứng dụng TMĐT 35

3.3.2 Tăng cường cơ sở vật chất 37

3.3.3 Bổ sung các tính năng website và marketing website 37

3.3.4 Đẩy mạnh hợp tác và nghiên cứu 39

KẾT LUẬN viii

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ix

PHỤ LỤC x

PHỤ LỤC 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BAY x

PHỤ LỤC 2: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA xi

PHỤ LỤC 3: KÊT QUẢ ĐIỀU TRA xv

Trang 9

DANH M ỤC TỪ VIẾT TẮT

TMĐT Thương mại điện tử

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

UNCITRAL Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế

EU Liên minh châu Âu

PTĐT Phương tiện điện tử

APEC Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương TMTTh Thương mại truyền thống

CNTT Công nghệ thông tin

SXKD Sản xuất kinh doanh

CNHK Công nghiệp Hàng không

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CNS Dịch vụ thông tin – liên lạc – dẫn đường

Trang 10

PH ẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH C ẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong nền kinh tế thị trường Việt Nam như hiện nay, công cuộc toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng Để ra những quyết định kinh doanh đúng đắn, mọi nhà kinh

doanh trên thế giới cần phải nắm bắt được những thông tin quan trọng về đối tác, thị trường, các yếu tố sản xuất… Qua những bước phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), những tiến bộ to lớn cuối thế kỷ 20 đã tạo ra bước ngoặt mới cho sự phát triển kinh tế xã hội toàn cầu Chính trên nền tảng đó, một phương thức thương mại mới đã

xuất hiện và phát triển nhanh chóng, đó là Thương mại điện tử (TMĐT) TMĐT là một

công cụ hiện đại sử dụng Internet giúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, thu thập thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và chính xác hơn Với TMĐT, các doanh nghiệp cũng có thể giao dịch và ký kết hợp đồng, tìm hiểu đối tác, đưa các thông tin về sản phẩm của mình đến các đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau ở

mọi nơi trên thế giới với chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống

Từ những lợi ích này, các doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của

TMĐT để nhanh chóng triển khai ứng dụng vào doanh nghiệp

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của TMĐT trên thế giới, việc ứng dụng TMĐT vào quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là một tất yếu Nếu không ứng

dụng TMĐT, các doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu so với thế giới và với xu thế phát triển chung Để đáp ứng được yêu cầu đó, các doanh nghiệp cần phải có ý thức xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc về TMĐT Tuy nhiên, các điều kiện để có thể phát

triển TMĐT ở Việt Nam chưa thực sự sẵn sàng với nhiều lí do khác nhau, như hạ tầng

cơ sở kỹ thuật yếu kém, thiếu nguồn nhân lực có trình độ ứng dụng CNTT nghiêm

trọng, chưa có hệ thống pháp luật phù hợp với nền kinh tế số

Qua quá trình thực tập, nghiên cứu và tìm hiểu tại Công ty TNHH Kỹ thuật

Quản lý bay, em thấy hiện nay tại Công ty mới chỉ đang ở bước đầu trong việc đầu tư phát triển TMĐT, trong khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện đã hoàn thành

và đang tận dụng sức mạnh của phương thức kinh doanh mới này Công ty vẫn sử dụng

Trang 11

các phương pháp kinh doanh truyền thống cũ, hoặc mới áp dụng một số ứng dụng của

TMĐT như hỗ trợ qua email, gửi tải các tài liệu thông qua fax… Dù đã có xây dựng

website hoạt động riêng cho mình và đăng tải các thông tin về sản phẩm để cung cấp thông tin cho các đối tác khách hàng tiềm năng nhưng vẫn còn rất sơ sài Chính vì lí do

đó, em chọn đề tài “Phát tri ển ứng dụng Thương mại điện tử ở Công ty TNHH Kỹ thu ật Quản lý bay” được viết với mục đích sẽ giúp Công ty trong việc đề ra những

giải pháp có lợi nhất trong việc phát triển và thúc đẩy ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhằm nâng cao khả năng tiếp thu công nghệ mới, làm quen với thị trường kinh tế số và tiếp cận với những mối quan hệ đối tác mới trên

thế giới

2 T ỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

- Các công trình nghiên c ứu quốc tế:

International Trade Center UNCTAD/WTO (2001), Secrets of Electronic Commerce: A guide for small and medium - sized exporters, Geneva Cuốn sách tập

trung vào các dịch vụ dựa trên Internet có liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa - xác định các vấn đề của các doanh nghiệp và những hạn chế liên quan đến thương mại điện

tử; giải thích làm thế nào để phát triển một chiến lược thương mại điện tử và tiến hành nghiên cứu thị trường trực tuyến; vạch ra các kỹ năng tiếp thị và truyền thông trực tuyến; trả lời các câu hỏi về các vấn đề pháp lý và tài chính; làm nổi bật lên đặc điểm

của trang web thành công; giải quyết các vấn đề về kỹ thuật, chính sách và các vấn đề

cụ thể với từng quốc gia; mua sắm trực tuyến; mô tả vai trò của ITC trong việc cung

cấp hỗ trợ trong thương mại điện tử, cũng như các chương trình và dịch vụ được cung

cấp bởi các cơ quan quốc tế khác

Efraim Turban – Michael Chung – Jay Lee (1999), Electronic Commerce: A

Managerial Perspective, nhà xuất bản Prentice Hall Mỹ Cuốn sách cung cấp những hướng dẫn toàn diện nhất về quản lý, nghiên cứu các doanh nghiệp trong việc sử dụng TMĐT và ít nhấn mạnh vào nền tảng công nghệ và phát triển

Trang 12

Ian Daniel (2011), E-Commerce Get It Right!, nhà xuất bản NeuroDigital, Anh

Cuốn sách của tác giả Ian Daniel được viết với hơn 14 năm trải nghiệm cùng TMĐT, bao gồm những điều cần thiết để đạt đến thành công với việc kinh doanh TMĐT và website của chính bản thân Cuốn sách chứa đựng đầy đủ tất cả những cố gắng, thử nghiệm và những bí mật nội bộ đáng tin cậy, các chiến lược then chốt cùng những lời khuyên thiết thực đã được chứng minh trong khoảng thời gian nhiều năm tạo ra doanh thu và lợi nhuận ở mức bùng nổ

Shirley Tan (2013), Ecom Hell, nhà xuất bản CreateSpace, Mỹ Ecom Hell

nhằm vào các doanh nghiệp xây dựng kinh doanh TMĐT, những người đang cân nhắc

thực hiện trải nghiệm TMĐT, những nhà điều hành kỹ thuật muốn có sự hướng dẫn

của những người trong cuộc, các chuyên gia CNTT, những người muốn hành nghề kinh doanh TMĐT và bất cứ ai quan tâm trong việc nắm bắt những gì thực sự diễn ra trong một doanh nghiệp TMĐT Cuốn sách chứa đựng những mẹo và bản danh sách về

những gì thực sự cần thiết để bắt đầu, điều hành và phát triển kinh doanh

Marc Ostrofsky (2012), Get Rich Click, nhà xuất bản Free Press, Mỹ Trong

cuốn sách Get Rich Click, tác giả chắt lọc một loạt các mô hình kinh doanh dựa trên internet và đưa vào các ngành công nghiệp internet khác nhau Cuốn sách bao gồm các chương về các ngành công nghiệp internet khác nhau, chẳng hạn như TMĐT, tìm kiếm,

quảng cáo, tiếp thị liên kết, tên miền, và phương tiện truyền thông xã hội

- Các công trình, tài li ệu, văn bản nghiên cứu trong nước:

Nguyễn Bình Minh (2006), Các giải pháp phát triển thương mại điện tử giữa

các doanh nghi ệp ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương Mại,

Hà Nội Luận án cung cấp những hiểu biết về TMĐT và các loại hình TMĐT, điều

kiện cần thiết để áp dụng TMĐT, mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp Ngoài ra còn làm rõ thực trạng phát triển TMĐT giữa các doanh nghiệp trên thế giới ở Việt Nam: Hạ

tầng công nghệ, pháp lý, nhân lực, thanh toán, đầu tư nước ngoài Từ đó phát hiện xu hướng phát triển TMĐT và các giải pháp phát triển TMĐT ở nước ta

Trang 13

Trần Hoài Nam (2013), Phát triển ứng dụng mô hình thương mại điện tử B2B ở

Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Thương mại, Hà nội Luận án đưa ra một

bức tranh tương đối tổng thể về tình hình ứng dụng TMĐT B2B và các mô hình TMĐT B2B, chỉ ra các vấn đề tồn tại và hạn chế, những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện trong

việc ứng dụng các mô hình này của các doanh nghiệp Việt Nam Cùng việc nghiên cứu các xu hướng và định hướng phát triển TMĐT B2B, luận án đưa ra sáu giải pháp và sáu đề xuất nhằm đẩy mạnh ứng dụng và phát triển các mô hình TMĐT B2B ở Việt Nam phù hợp với kế hoạch phát triển TMĐT của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016

Quyết định số 689/QĐ-TTg, Quyết định phê duyệt chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020, Thủ tướng chính phủ ban hành ngày

11 tháng 5 năm 2014 Quyết định được ban hành với mục tiêu xây dựng các hạ tầng cơ

bản và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam, đưa TMĐT trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh

của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Quyết định số 07/2015/QĐ-TTg,Quyết định Ban hành Quy chế quản lý và thực

hiện Chương trình phát triểnthương mại điện tử quốc gia, Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 2 tháng 3 năm 2015 Quyết định bao gồm những quy định về phạm vi, đối tượng quản lý, tiêu chí, nguyên tắc đầu tư phát triển các dự án thuộc Chương trình Ban hành các nội dung thực hiện, kế hoạch xây dựng và các tổ chức thực hiện các dự án phát triển

Lan Anh (2015), “Đẩy mạnh chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia 2015”, Báo Công Thương, truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2015, http://baocongthuong.com.vn/day-manh-chuong-trinh-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-quoc-gia-2015.html Bài viết nêu rõ những vấn đề cấp bách hiện giờ trong công cuộc phát triển TMĐT ở Việt Nam của Cục TMĐT và CNTT: Củng cố và hoàn thiện hạ

tầng công nghệ thông tin, nghiên cứu hoàn thiện khung pháp lý cho TMĐT và triển khai Chương trình TMĐT quốc gia năm 2015

Trang 14

Từ những quan sát tổng quan về tình hình nghiên cứu TMĐT của Việt Nam và

trên thế giới, cho thấy chưa có nghiên cứu nào tại công ty về ứng dụng TMĐT, do đó

đề tài nghiên cứu không trùng lắp với các nghiên cứu đã công bố

3 XÁC L ẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Việc tìm ra giải pháp để giúp cho Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay thúc đẩy việc ứng dụng Thương mại điện tử trong hoạt động của mình là một nội dung cần thiết cần nhanh chóng thực hiện trong chiến lược phát triển Thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp nói chung và của Công ty nói riêng Vấn đề cần được làm rõ trong đề

tài là khả năng tiềm tàng của Công ty trong việc phát triển và ứng dụng Thương mại điện tử, các điều kiện để tập trung đầu tư phát triển và ứng dụng, từ đó có thể tìm ra hướng phát triển có khả năng lớn nhất và cuối cùng là để đưa ra các giải pháp thúc đẩy

việc ứng dụng Thương mại điện tử ở Công ty

Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề về tiềm năng phát triển và ứng dụng Thương mại điện tử cùng thực trạng hiện nay tại Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay,

từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy việc ứng dụng Thương mại điện tử vào các

hoạt động của Công ty

Việc ứng dụng TMĐT tại Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay cần phải trả lời

một số câu hỏi đang được đặt ra:

- Ứng dụng TMĐT là gì? Vai trò? Lợi ích của ứng dụng TMĐT?

- Thực trạng ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam?

- Các giải pháp và đề xuất nhằm thúc đẩy ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp ở

Việt Nam?

4 CÁC M ỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Căn cứ vào những vấn đề cần phải giải quyết về khả năng phát triển và ứng

dụng Thương mại điện tử tại Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay, cần tập trung đi sâu và nghiên cứu các vấn đề sau:

Trang 15

- Nghiên cứu một số lý luận cơ bản về Thương mại điện tử: Khái niệm, lợi ích, vai trò…

- Nghiên cứu về thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử tại Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay: Sự sẵn sàng ứng dụng TMĐT, kết quả ứng dụng, khó khăn trong ứng dụng TMĐT…

- Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng Thương mại điện tử ở Công ty

5 PH ẠM VI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU

b Ý nghĩa của nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài có thể thấy việc ứng dụng Thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng cần phải nhanh chóng thực hiện Thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp có thể đơn giản hóa các thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí hoạt động, đưa

sản phẩm của doanh nghiệp đến với các đối tác, khách hàng tiềm năng, Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Đối với Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay, việc ứng dụng Thương mại điện tử sẽ góp phần tăng hiểu

biết của khách hàng về sản phẩm của Công ty, nâng cao thương hiệu, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh và mở rộng cơ hội giao lưu với thị trường quốc tế

Trang 16

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được tác giả thực hiện bằng phương pháp thu thập và phân tích các dữ

liệu sơ cấp và thứ cấp trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay Do điều kiện khó khăn trong việc tiếp xúc với các cá nhân giữ vị trí cao trong

công ty, dẫn đến không khả thi trong việc thực hiện phương pháp phỏng vấn trực tiếp

để thu thập thông tin và dữ liệu Tác giả quyết định sử dụng phương pháp dùng phiếu điều tra với một số nhân viên trong công ty để có thể thu thập những thông tin mang tính khách quan về vấn đề nghiên cứu

Tác giả quyết định chọn phương pháp sử dụng phiếu điều tra vì:

− Phương pháp này có thể điều tra được trên phạm vi rộng, điều tra một lượng lớn khách thể về vấn đề nghiên cứu trong thời gian ngắn

− Dễ khái quát vấn đề vì phương pháp làm theo số đông, càng đông càng dễ khái quát

− Đơn giản về thiết bị và dễ sử dụng

− Tính chủ động cao

Cụ thể các dữ liệu được thu thập và phân tích như sau:

Dữ liệu sơ cấp: Các số liệu do tác giả tự thu thập được bằng phương pháp sử

dụng phiếu điều tra bao gồm 14 câu hỏi về tình hình ứng dụng TMĐT của công ty với

số lượng người tham gia điều tra là 30 người Các câu hỏi trong phiếu điều tra có các

dạng trả lời có/không, lựa chọn một hoặc nhiều đáp án và câu hỏi về mức độ đồng tình

với các phát biểu trong câu hỏi Các đối tượng tham gia điều tra là 30 nhân viên của công ty thuộc các phòng Kế hoạch – Kinh doanh, phòng Hành chính – Nhân sự, phòng

Tài chính – Kế toán và phòng Kỹ thuật – Chất lượng Các dữ liệu sau khi điều tra được đem phân tích ra kết quả tỉ lệ, từ đó tác giả có thể đưa ra đánh giá về thực trạng ứng

dụng TMĐT tại Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay

Mẫu phiếu điều tra và kết quả điều tra về tình hình ứng dụng TMĐT ở Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay (xem Phụ lục 2 và 3)

Trang 17

Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu đã qua xử lý của công ty được tác giả thu thập và

sử dụng trong bài được đúc kết từ các văn bản, quyết định, báo cáo được công khai trên website của công ty

7 K ẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp có kết cấu 3 chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT Ở CÔNG TY TNHH KỸ

THUẬT QUẢN LÝ BAY

Chương 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG TMĐT

Ở CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BAY

Trang 18

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1 KHÁI NI ỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TMĐT

1.1.1 Khái ni ệm

Thương mại điện tử (TMĐT) là hình thức quan trọng của các hoạt động thương

mại trong xã hội thông tin Kể từ khi xuất hiện cho đến khi được biết rộng rãi trên toàn

thế giới, đã có nhiều cách hiểu, định nghĩa khác nhau về TMĐT

Theo Luật mẫu về TMĐT năm 1996 của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL), “Thuật ngữ thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại

dù có hat không có hợp đồng Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng

không chỉ bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy

thác hoa hồng, cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình; đầu tư, cấp vốn, ngân hàng, bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh

và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay

hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ” Luật mẫu không định nghĩa TMĐT mà đưa ra diễn giải thuật ngữ “thương mại”, theo đó phạm vi các hoạt động thương mại bao quát hầu hết lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa chỉ là một trong các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT

Theo Liên minh châu Âu (EU) định nghĩa, “TMĐT được hiểu là việc thực hiện

hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử (PTĐT) Nó dựa trên việc xử lý và

truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh” TMĐT gồm nhiều hành vi thương mại như hoạt động mua bán hàng hóa qua các PTĐT, giao nhận các nội dung số qua mạng, chuyển tiền điện tử, tiếp thị trực tuyến, hợp tác thiết kế, chia sẻ tài nguyên mạng Các PTĐT được sử dụng không chỉ là mạng Internet mà còn bao hàm

Trang 19

các PTĐT khác như điện thoại, máy điện bào (Telex), máy fax, truyền hình kỹ thuật

số… TMĐT được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ

Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), “TMĐT bao gồm việc sản xuất,

quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm thông qua các mạng viễn thông như

Internet” Cách hiểu này về TMĐT cho thấy, khái niệm “TMĐT” khá trùng lặp với thương mại Internet, tuy nhiên cả phạm vi các hoạt động thương mại và PTĐT đều giới

hạn hẹp hơn định nghĩa đưa ra của EU

Theo Ủy ban TMĐT của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), “TMĐT là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số

liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số”

Theo E Turban et al (2010) định nghĩa, “TMĐT là quá trình mua, bán, truyền

gửi hoặc trao đổi các sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua các mạng máy tính, chủ

yếu nhất là Internet và Intranet”

Như vậy, từ một số định nghĩa trình bày ở trên cho thấy, TMĐT có thể được

hiểu theo nghĩa rộng hoặc hẹp tùy thuộc vào cách tiếp cận rộng hay hẹp của hai thuật

ngữ “thương mại” và “PTĐT” Theo nghĩa rộng thì TMĐT đồng nghĩa với hoạt động

kinh doanh có sử dụng bất kỳ PTĐT nào và nó đã tồn tại từ khá lâu trước khi xuất hiện Internet.Theo nghĩa hẹp thì TMĐT gắn với hoạt động mua bán diễn ra qua mạng Internet, và nó ra đời cùng với mạng Internet

Ở Việt Nam, các văn bản pháp luật của nhà nước như Luật Giao dịch ddienr tử

(Luật số 51/2005/QH – 11), Nghị định về TMĐT (Nghị định số 57/2006/NĐ – CP) đều chưa giải thích thuật ngữ “TMĐT” Luật số 51/2005/QH – 11 chỉ giải thích thuật ngữ

“giao dịch điện tử” là giao dịch thực hiện bằng các PTĐT, và PTĐT là “phương tiện

hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây,

quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự” Ngoài ra, theo các Báo cáo TMĐT Việt Nam hàng năm của Bộ Công Thương Việt Nam cho thấy, TMĐT của Việt Nam được

hiểu theo nghĩa rộng Các giao dịch thương mại được thực hiện qua điện thoại, máy

Trang 20

điện tín (Telex), máy fax, mạng cục bộ LAN, máy bán hàng tự động (POS)… cũng được xem là TMĐT

1.1.2 Đặc điểm

TMĐT có những đặc điểm cơ bản sau:

- TMĐT là hình thức thương mại sử dụng các PTĐT mà chủ yếu là máy tính cá nhân và mạng Internet để tiến hành các hoạt động thương mại Nhờ sử dụng các PTĐT, máy tính cá nhân và mạng Internet mà các bên giao dịch không cần gặp nhau trực tiếp

Nhiều công việc, quá trình giao dịch được tiến hành qua mạng, như đặt hàng tự động, trao đổi thông tin, thanh toán Các giao dịch được tiến hành không phụ thuộc vào thời gian, khu vực địa lí, đặc biệt đối với mua bán các sản phẩm nội dung Tốc độ của giao

dịch TMĐT cũng diễn ra “cực kì” nhanh chóng, không có bất kì tốc độ giao dịch thương mại truyền thống nào có thể so sánh được

- TMĐT lệ thuộc vào các PTĐT, sự phát triển của CNTT – TT, khoa học máy

tính và mạng Internet Để tiến hành giao dịch TMĐT hoặc các hành vi TMĐT cụ thể, đòi hỏi phải có các PTĐT được trang bị Không những thế, cá nhân, doanh nghiệp

muốn ứng dụng TMĐT phải có những kiến thức hiểu biết nhất định về sử dụng các PTĐT Nếu không có các PTĐT được trang bị cùng với người dùng thiếu kiến thức sử

dụng các PTĐT, các ứng dụng TMĐT không thể thực hiện được

- TMĐT bao gồm nhiều hoạt động, hành vi thương mại TMĐT không chỉ là hoạt động mua, bán hàng hóa, chuyển giao và trao đổi thông tin qua mạng Internet mà nó còn bao gồm các hoạt động khác như marketing điện tử, quảng cáo và xúc tiến qua

mạng, đấu giá, đấu thầu trực tuyến, thanh toán điện tử, chia sẻ tài nguyên trực tuyến cung cấp và giao nhận các sản phẩm số…

- TMĐT có mối liên quan mật thiết với thương mại truyền thống (TMTTh) Sự

phát triển TMĐT có liên quan với phát triển TMTTh Nhiều hoạt động, giao dịch TMĐT được tiến hành một phần qua mạng Internet, một phần tiến hành trong môi trường TMTTh TMTTh phát triển có tác động bổ trợ sự phát triển TMĐT, giúp nhiều quá trình trong các giao dịch TMĐT được thực hiện Mối liên quan giữa TMTTh và

Trang 21

TMĐT còn được thể hiện, phát triển TMĐT sẽ thúc đẩy sự phát triển TMTTh, cải tiến

hiệu quả giao dịch TMTTh

1.2 L ỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN CỦA ỨNG DỤNG TMĐT TRONG DOANH NGHI ỆP

1.2.1 L ợi ích

- Ứng dụng TMĐT giúp tiết kiệm chi phí và thời gian Nhờ ứng dụng TMĐT, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí kinh doanh, cá nhân tiết kiệm chi phí trong tiêu dùng, xã hội tiết kiệm chi phí các nguồn lực và tài nguyên Với lợi thế tốc độ giao dịch siêu nhanh theo tốc độ truyền thông qua Internet, việc phân phối và chia sẻ thông tin

diễn ra cực kì nhanh chóng Người mua, người bán có thể trao đổi thông tin tức thời dù

ở bất kì khoảng cách nào, cho phép tiết kiệm thời gian lao động, chảo lao động cho

hoạt động mua sắm sang các hoạt động sản xuất của cải vật chất khác tạo ra các giá trị

mới cho xã hội

- Ứng dụng TMĐT giúp các chủ thể thực hiện quyền tự do kinh doanh dễ dàng hơn Mọi cá nhân, doanh nghiệp có thể tham gia hoạt động kinh doanh qua mạng Internet mà trong TMTTh là khó có thể Tự do kinh doanh là nguyên tắc quan trọng

của nền kinh tế thị trường Các chủ thể kinh doanh ứng dụng TMĐT sẽ có nhiều cơ hội hơn để tham gia các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, phát triển thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận

- Ứng dụng TMĐT giúp các chủ thể kinh doanh cạnh tranh gay gắt hơn những cũng bình đẳng hơn so với kinh doanh truyền thống Trong thị trường điện tử, không bị

giới hạn không gian và thời gian, các cửa hàng điện tử được mở liên tục đã tạo ra sự canh tranh theo thời gian thực 24/24, cạnh tranh phi biên giới; điều này không có trong kinh doanh truyền thống Những chính đó, một cửa hàng nhỏ biết tận dụng và khai thác

tốt TMĐT vẫn có thể triển khai kinh doanh trực tuyến dễ dàng và bình đẳng với các doanh nghiệp lớn trên mạng

- Ứng dụng TMĐT giúp các chủ thể kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đổi mới công nghệ, đổi mới quản lí và cách thức kinh doanh, năng động hơn trong môi trường kinh doanh với nhiều thay đổi

Trang 22

1.2.2 Khó khăn

1.2.2.1 Khó khăn về kỹ thuật

- Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy

- Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng,

nhất là trong Thương mại điện tử

- Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển

- Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các

cơ sở dữ liệu truyền thống

- Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt

- Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao

- Thực hiện các đơn đặt hàng trong TMĐT B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn

1.2.2.2 Khó k hăn phi kỹ thuật

- An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với chủ thể tham gia TMĐT

- Thiếu lòng tin vào TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp

trực tiếp

- Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ

- Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển

- Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện

- Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian

- Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực

tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian

- Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT

- Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot.com

Trang 23

1.3 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ ỨNG DỤNG TMĐT

1.3.1 Y ếu tố con người

Lực lượng làm tin học ở nước ta có một số ưu điểm nổi bật sau:

- Nhiều người thông minh, sắc sảo và sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực phần

mềm ứng dụng;

- Có khả năng nhận biết và thích ứng nhanh nhạy với các xu hướng phát triển

mới của CNTT;

- Cần cù, chịu khó, có khả năng làm việc ngay cả trong những điều kiện rất

thiếu thốn, khó khăn, đặc biệt là có khả năng tự học để nâng cao trình độ

Tuy nhiên, đội ngũ chuyên gia tin học của chúng ta cũng còn có những nhược điểm:

- Có sự mất cân đối về số lượng chuyên gia giữa phần mềm và phần cứng, nói cách khác là ta đang rất thiếu chuyên gia phần cứng Các trường đại học trong nước

chủ yếu đào tạo cán bộ làm phần mềm, rất ít trường có đào tạo chuyên gia phần cứng, nguyên nhân là do lĩnh vực phần cứng đòi hỏi hạ tầng cơ sở mà ta chưa trang bị đủ, hơn nữa ta cũng thiếu giáo sư cho lĩnh vực này

- Trong lĩnh vực phần mềm, các chuyên gia Việt Nam chưa hoàn toàn đủ năng

lực xử lý các hệ thống và các phần mềm ứng dụng toàn cục với quy mô lớn Số chuyên gia tin học giỏi có trình độ tư vấn, thiết kế hệ thống lớn, cung cấp các giải pháp tổng

thể và quản lý dự án, xây dựng những cơ sở dữ liệu ngành và quốc gia hiện nay còn

thiếu Nguyên nhân chủ yếu là cơ sở hạ tầng CNTT toàn quốc vẫn còn nhiều hạn chế

và chưa thực sự vững chắc, nên chưa có điều kiện thuận lợi cho tin học hệ thống được ứng dụng và phát triển ở Việt Nam

- Lực lượng cán bộ tin học đào tạo từ các trường khá phong phú, nhưng chưa tận dụng được Một số người được nhận vào các cơ quan nhà nước nhưng chủ yếu làm công việc sự vụ, một số làm việc cho các công ty nước ngoài, liên doanh nhưng đa phần làm công tác tiếp thị,văn phòng, một số vào các công ty chuyên doanh công nghệ tin học nhưng chủ yếu làm công việc tiếp thị, một số khác tự đứng ra kinh doanh thiết

bị phần cứng Vì thế, lực lượng đã qua đào tạo không thể tập hợp nhau lại trong các đề

Trang 24

án lớn để phát triển, mà ngược lại, kiến thức có thể dần kém đi và đến một lúc nào đó các kiến thức này có nguy cơ không dùng được nữa, gây nên một sự lãng phí rất lớn cho xã hội

1.3.2 Yếu tố cơ sở hạ tầng

TMĐT là những giao dịch thương mại được thực hiện chủ yếu thông qua máy tính và mạng internet Do đó, để TMĐT có thể phát triển được, yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là không thể thiếu

Các yếu tố trong hạ tầng CNTT và truyền thông bao gồm:

- Ngành công nghiệp thiết bị ICT (máy tính, thiết bị mạng, ) Đây là các yếu tố thuộc về “phần cứng” trong đầu tư cho TMĐT

- Ngành công nghiệp phần mềm

- Ngành viễn thông (các hệ thống dịch vụ viễn thông cố định, di động, )

- Internet và các dịch vụ gia tăng dựa trên nền internet

- Bảo mật, an toàn và an ninh mạng

- Xây dựng hạ tầng CNTT và truyền thông để TMĐT phát triển phải đạt được

những mục tiêu sau:

- Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng các thiết bị CNTT và truyền thông như máy tính và các thiết bị xử lý

- Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ

viễn thông cơ bản và internet với giá rẻ Ngoài ra, mọi doanh nghiệp, cộng đồng và

công dân đều được kết nối và tiếp cận tới cơ sở hạ tầng băng rộng và mobile

- Thiết lập được các hệ thống mạng viễn thông cố định và không dây mạnh

Nâng cao năng lực đường tuyền với hệ thống băng thông rộng, cho phép các tổ

chức và doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ chất lượng cao vào các ứng dụng TMĐT của mình với chi phí chấp nhận được Ngoài việc đâu tư mới cho các thiết bị,

Trang 25

việc nâng cấp các hệ thống thiết bị hiện thời là điều không thể thiếu, vì các ứng dụng TMĐT ngày càng phức tạp hơn, dung lượng dữ liệu cần truyền tải ngày càng lớn hơn,

do đó, yêu cầu về mặt thiết bị và công nghệ cũng cao hơn

1.3.3 Lĩnh vực kinh doanh

Hiện nay, TMĐT đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của

các doanh nghiệp với tư cách là một thị trường mới mẻ nhiều tiềm năng Theo khảo sát báo cáo TMĐT 2014, ba lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động nhất là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ (23%), xây dựng (21%) và công nghiệp (18%)

1.3.4 Chính sách, định hướng của doanh nghiệp

Những năm gần đây, TMĐT đã được hình thành và từng bước phát triển ở Việt Nam

Nó đã đóng góp phần nào vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung, cũng như sự

lớn mạnh của các doanh nghiệp tham gia nói riêng Tuy nhiên, chúng ta cũng không

thể phủ nhận rằng TMĐT ở Việt Nam mới chỉđang ở giai đoạn chớm nở, chưa thực sự đơm hoa kết trái và đem lại những kết quả to lớn Là một nước đi sau, Việt Nam có

những lợi thế nhất định song cũng có nhiều khó khăn và thách thức khiến cho sự phát triển của TMĐT trong nền kinh tế quốc dân chưa được sâu và rộng Đa số các doanh nghiệp có ứng dụng TMĐT được phân bố ở các thành phố lớn, và đa số các website doanh nghiệp vẫn chỉ là những tấm danh thiếp của công ty Vấn đề đặt ra hiện nay là

Việt Nam cần xác định cho mình một hướng phát triển chung về TMĐT, có vai trò là

kim chỉ nam cho các doanh nghiệp tham gia TMĐT Các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư cho TMĐT không chỉ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và TMĐT mà còn phải nắm được những xu thế và định hướng phát triển chung của cả đất nước để tự tìm được cho mình hướng đi đúng đắn, đảm bảo mang lại

hiệu quả cao nhất từ việc đầu tư này Mục tiêu của kế hoạch là tới 2010, TMĐT sẽ góp

phần đáng kể nâng cao năng lực cạnh tranh cùa các doanh nghiệp nhố ứng dụng mạnh

mẽ TMĐT và nhờ sự công khai, minh bạch và hiệu quả của nhiều dịch vụ công do các

cơ quan Nhà nước cung cấp qua mạng

Trang 26

Để đạt được mục tiêu này, Nhà nước sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo về TMĐT cho các doanh nghiệp, kịp thời xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho TMĐT và phát huy vai trò tiên phong của các cơ quan Nhà nước trong việc ứng dụng TMĐT trong mua sắm công

1.3.5 Các y ếu tố khác

- Hạ tầng chính sách pháp lý:Hạ tầng này bao gồm những chù trương, chính sách, các văn bản pháp luật… Đây là công cụ hiệu quà của Nhà nước để quản lý TMĐT, thể

hiện quan điểm và định hướng của Chính phủ cho sự phát triển của TMĐT Bên cạnh

đó, chính sách và pháp luật vừa tạo hành lang cho các hoạt động vừa là khuôn khổ

quản lý TMĐT Nếu như thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho TMĐT hoạt động

thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn

đề có liên quan và về phía các cơ quan Nhà nước cũng sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát được các hoạt động kinh doanh TMĐT Trong môi trường pháp lý, có nhiều quy định và hướng dẫn mà các chủ thể phải tuân thủ như các vấn đề về tư cách của chủ thể trong TMĐT , các hoạt động TMĐT được phép tiến hành, tính họp pháp của các giao

dịch, điều kiện thừa nhận giá trị của dữ liệu điện tử,

- Nhận thức xã hội: Phát triển TMĐT càn phải có sự nhận thức sâu sắc của Chính

phủ, các nhà quản lý, các nhà hoạch địch chiến lược và toàn xã hội về cơ hội phát triển

và những lợi ích mà nó mang lại Chính phủ phải nhận thức được cơ hội và lợi ích của TMĐT để thiết lập môi trường kinh tế, xã hội và pháp lý cho TMĐT Các nhà quản lý, cách nhà hoạch định chiến lược nhận thức được cơ hội và lợi ích của TMĐT để vạch chiến lược phát triển và đề ra giải pháp thích hợp Từ chiến lược và giải pháp đó mà có

kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, có chính sách phát triển Toàn xã hội nhận

thức được cơ hội và lợi ích của thương mại điện tử để tham gia vào hoạt động TMĐT

với tư cách là những chủ thể của quá trình

Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, công nghệ đang phát triển như vũ bão.Những gì

là mới mẻ, đúng đắn ở một vài năm trước sẽ không còn là mới và không nhất thiết còn đúng trong thời điểm hiện tại nữa Sự thâm nhập mạnh mẽ cùng với tốc độ lan tỏa rộng rãi của công nghệ thông tin vào mọi mặt của đời sổng kinh tế - xã hội trên toàn thế giới

Trang 27

đã mang tính quy luật tất yếu mà bất kỳ ai không đi theo nó sẽ tự mình tụt lùi lại phía sau và có nguy cơ bị loại khỏi tiến trình vãn minh của nhân loại Và một khi, tất cả mọi đối tượng đều ý thức được tính tất yếu của TMĐT thì việc triển khai sẽ được tiến hành nhanh chóng và nhất quán, mang lại được hiệu quả cao nhất

1.4 M ỘT SỐ LOẠI HÌNH ỨNG DỤNG TMĐT

1.4.1 B2B (Business to Business)

TMĐT B2B là quá trình thực hiện việc mua và bán trực tuyến trên mạng giữa

các thành phần tham gia hoạt động thương mại là các doanh nghiệp, tức người mua và người bán đều là doanh nghiệp Khách hàng có thể chào mua, chào bán sản phẩm đồng

thời có thể nhận được những giá trị gia tăng như dịch vụ thanh toán hay dịch vụ hậu

mãi, nhận các bản tin tức kinh doanh, tham gia thảo luận trực tuyến Sử dụng Internet

để tạo mối quan hệ giữa nhà cung cấp và các cửa hàng thông qua các vấn đề về chất lượng dịch vụ Marketing giữa hai đối tượng này là marketing công nghiệp Khách hàng là doanh nghiệp, có đủ điều kiện tiếp cận và sử dụng Internet hay mạng máy tính Thanh toán bằng điện tử

Ngoài ra, thương mại điện tử B2B còn có nhiều tác nghiệp khác giữa các doanh nghiệp với nhau trong đó có việc quản lý dây chuyền cung ứng, từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp và từ doanh nghiệp tới khách hàng

1.4.2 B2C (Business to Consumer)

TMĐT B2C là các giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa cácthành phần tham gia

hoạt động thương mại gồm người bán là doanh nghiệp và người mua là người tiêu dùng thông qua mạng Internet Giao dịch loại này còn được gọi là giao dịch thị trường giúp doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng để từ đó chào bán các sản phẩm hoặc

dịch vụ của họ cho khách hàng.doanh nghiệp với khách hàng, Sử dụng trình duyệt (web browser) để tìm kiếm sản phẩm trên Internet Sử dụng giỏ hàng (shopping cart)

để lưu trữ các sản phẩm khách hàng đặt mua Thực hiện thanh toán bằng điện tử

Trang 28

Tuy nhiên, ngoài việc bán lẻ trên mạng, B2C đã phát triển cả các dịch vụ như ngân hàng trực tuyến, dịch vụ du lịch trực tuyến, đấu giá trực tuyến, thông tin về sức khoẻ và bất động sản…

1.4.3 C2C (Consumer to Consumer)

TMĐT C2C là hình thức thương mại điện tử giữa những người tiêu dùng với

nhau Loại hình thương mại điện tửnày được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau Đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới

Trang 29

Chương 2:

TH ỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT Ở CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT QUẢN

LÝ BAY 2.1 GI ỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

2.1.1 Quá trình thành l ập và phát triển Công ty

Năm 1986 Xí nghiệp Điện tử hàng không ra đời với mục tiêu xây dựng một đơn vị làm kỹ thuật điện tử chung cho toàn ngành Hàng không dân dụng Việt Nam

Ngày 29/01/1989 thành lập Trung tâm Thông tin Hàng không trên cơ sở sát nhập Xí nghiệp điện tử hàng không và Đội khai thác thông tin C29, có chức năng khai thác và bảo đảm kỹ thuật thông tin điện tử của cơ quan Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Ngày 05/6/1998 Trung tâm Thông tin hàng không đổi tên thành Trung tâm Dịch vụ

kỹ thuật Quản lý Trung tâm có chức năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành quản lý bay trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, góp phần đảm bảo hoạt động liên tục,

an toàn và hiệu quả các hệ thống, phương tiện cung cấp dịch vụ không lưu và các dịch

vụ khác của Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam

Ngày 23/3/2009 thành lập Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Bảo đảm hoạt động bay trên

cơ sở tổ chức lại Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Quản lý bay, có nhiệm vụ là cung ứng dịch vụ dẫn đường hàng không, dịch vụ bay kiểm tra hiệu chuẩn các thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không; dịch vụ xuất nhập khẩu; dịch vụ tư vấn, thiết kế, thi công, sửa chữa, bảo trì, lắp đặt các thiết bị, công trình hàng không; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ bảo đảm hoạt động bay; huấn luyện, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho các đơn vị trong và ngoài nước, sản xuất và cung ứng các dịch

vụ công ích khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng hoặc giao kế hoạch

Ngày 22/7/2010 Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Bảo đảm hoạt động bay, đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam Công ty TNHH Kỹ thuật Quản

lý bay do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam sở hữu 100% vốn Điều lệ, được tổ chức

và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ kinh doanh, hạch

Ngày đăng: 30/03/2019, 13:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w