1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

108 256 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 2,45 MB

Nội dung

Vùng ven bờ biển Ninh Thuận là nơi tập trung các dòng hải lưu nóng vàlạnh tạo nên vùng nước trồi rất giàu dinh dưỡng, đáy biển có phân bố rạn san hônên môi trường nước vùng biển Ninh Thu

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH 1 II CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH 2 III PHẠM VI VÙNG DỰ ÁN 3 1 Phạm vi dự án: 3

2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3

3 Sản phẩm dự án 4

PHẦN I 5

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 5

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN 5 1 Điều kiện tự nhiên 5

1.1 Vị trí địa lý kinh tế: 5

1.2 Đặc điểm địa hình 5

1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng 5

1.4 Đặc điểm khí hậu 6

1.5 Hệ thống sông ngòi và chế độ thủy văn 7

2 Tài nguyên nguồn lợi thuỷ sinh vật và thuỷ sản 8

2.1 Tài nguyên nguồn lợi vùng biển Ninh Thuận 8

3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên với việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng quy hoạch 9

3.1 Lợi thế 9

3.2 Hạn chế: 9

II ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 10 1 Dân số, lao động và việc làm 10

2 Vai trò của ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh 10

3 Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản 11

4 Hệ thống cơ sở hạ tầng 11

PHẦN II 14

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 14

I HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NTTS 14 1 Hiện trạng nuôi biển 14

1.1 Quy hoạch và cơ sở hạ tầng: 14

1.2 Hiện trạng nuôi một số đối tượng hải sản chính 14

2 Hiện trạng nuôi nước mặn, lợ 17

2.1 Hiện trạng quy hoạch và cơ sở hạ tầng: 17

2.2 Hiện trạng nguồn nhân lực: 18

Trang 2

2.3 Hiện trạng nuôi một số đối tượng chính: 19

3 Hiện trạng nuôi thuỷ sản ngọt 22

4 Hiện trạng sản xuất giống thuỷ sản 23

4.1 Hiện trạng quy hoạch và cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất giống thủy sản tập trung: 23

4.2 Hiện trạng sản xuất giống các đối tượng thủy sản: 24

4.3 Hiệu quả kinh tế: 28

II DỊCH VỤ CHO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 29 1 Xét nghiệm giống thủy sản 29

2 Dịch vụ cung cấp thức ăn, trang thiết bị và thuốc dùng trong NTTS: 29

III HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG KHCN & KHUYẾN NGƯ 30 1 Hiện trạng áp dụng khoa học và công nghệ 30

1.1 Trong sản xuất giống thủy sản: 30

1.2 Trong nuôi thương phẩm 30

2 Công tác khuyến ngư 31

3 Hiện trạng thông tin phục vụ NTTS: 31

IV HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CHẾ BIẾN VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM32 1 Chế biến thuỷ sản 32

2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 32

2.1 Sản phẩm giống thủy sản 32

2.2 Sản phẩm nuôi thương phẩm 33

V HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÙNG NTTS 33 1 Môi trường nước mặt 33

2 Tình hình khai thác sử dụng nguồn nước ngầm: 36

VI ĐÁNH GIÁ CHUNG 36 1.1 Những mặt thuận lợi: 37

1.2 Những khó khăn hạn chế: 37

PHẦN III 38

DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN 38

I Dự báo về thị trường tiêu thụ 38

II Dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ 39

III Dự báo nguồn nhân lực 39

IV Dự báo về ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường 40

V Dự báo về nhu cầu sử dụng đất cho nuôi trồng thuỷ sản 41

VI Dự báo nguồn nước ngọt 41

VII Dự báo về biến đổi khí hậu và nước biển dâng 41

Trang 3

PHẦN IV 43

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 43

I QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 43 II ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH 43 1 Định hướng phát triển 43

2 Mục tiêu phát triển 43

2.1 Mục tiêu chung 43

2.2 Mục tiêu cụ thể 44

III NỘI DUNG QUY HOẠCH 45 1 Quy hoạch các vùng NTTS 45

1.1 Vùng nuôi lợ, mặn: 45

1.2 Vùng nuôi biển 47

1.3 Nuôi thuỷ sản ngọt 48

1.4 Sản xuất giống 51

1.5 Nuôi kết hợp Artemia trên ruộng muối 52

1.6 Dự kiến năng suất - sản lượng các đối tượng nuôi 53

2 Tổ chức lại hoạt động sản xuất 54

2.1 Các đối tượng là sản xuất hàng hoá lớn 54

2.2 Các đối tượng khác 56

3 Đầu tư cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tập trung 56

3.1 Hệ thống thuỷ lợi: 56

3.2 Hệ thống giao thông, điện 57

4 Các dự án ưu tiên 58

4.1 Dự án đầu tư nâng cấp CSHT các vùng sản xuất tập trung: .58 4.2 Dự án đào tạo nguồn nhân lực, tiếp nhận và chuyển giao KHKT 58

4.3 Dự án nâng cao năng lực các phòng xét nghiệm phục vụ sản xuất giống thủy sản: 59

4.4 Dự án trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển 59

IV TỔNG NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ XDCB 59 1 Tổng vốn đầu tư 59

2 Hiệu quả dự án 60

2.1 Hiệu quả kinh tế 60

2.2 Hiệu quả xã hội 60

2.3 Hiệu quả môi trường 60

PHẦN V 61

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 61

I Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách 61

II Nhóm các giải pháp về cơ sở hạ tầng 61

Trang 4

III Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường 62

IV Nhóm giải pháp khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, khuyến ngư: 62

V Giải pháp tiêu thụ sản phẩm 63

VI Giải pháp về vốn đầu tư 63

VII Tổ chức thực hiện quy hoạch 64

1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm: 64

2 Các sở ngành có liên quan 64

3 Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh 65

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

I KẾT LUẬN 66 II KIẾN NGHỊ66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu 1: Thống kê diện tích các loại đất 6

Biểu 2: Giá trị sản xuất thủy sản (giá CĐ 1994) 10

Biểu 3: Cơ cấu kinh tế ngành (Giá thực tế) 10

Biểu 4: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận năm 2010 11

Biểu 5: Tình hình nuôi tôm Hùm lồng từ năm 2006 - 2012 15

Biểu 6: Tình hình nuôi ốc Hương tại Ninh Thuận từ năm 2006 - 2012 16

Biểu 7: Diện tích - Năng suất - Sản lượng tôm Sú từ năm 2006 - 2012 19

Biểu 8: DT – NS - SL tôm thẻ chân trắng từ năm 2006-2012 20

Biểu 9: Diện tích - Sản lượng nuôi nước ngọt giai đoạn 2006 - 2012 22

Biểu 10: Diễn biến tình hình sản xuất tôm Sú giống từ 2006 - 2012 25

Biểu 11: Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2006 – 2012 25 Biểu 12: Dự báo dân số và lao động tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 39

Biểu 13: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 42

Biểu 14: Quy hoạch diện tích nuôi thuỷ sản mặn, lợ đến năm 2020 45

Biểu 15: Diện tích các vùng nuôi trên biển đến năm 2020 48

Biểu 16: Diện tích đất NTTS nước ngọt đến năm 2020 50

Biểu 17: Các loại hình nuôi thuỷ sản ngọt đến năm 2020 51

Biểu 18: Quy hoạch diện tích NTTS theo loại hình nuôi đến năm 2020 53

Biểu 19: Quy hoạch sản lượng NTTS đến năm 2020 54

Biểu 20: Tổng nhu cầu vốn đầu tư 59

Trang 7

MỞ ĐẦU

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH

Ninh Thuận là tỉnh ven biển thuộc cực Nam Trung Bộ, có đường bờ biểndài khoảng 120km Theo kết quả thống kê đất đai năm 2010, diện tích đất tựnhiên toàn tỉnh là 335.832,57 ha, gồm diện tích đất nông nghiệp 266.803,5 ha,trong đó đất nuôi trồng thủy sản (NTTS) là 1.831,92 ha chiếm 0,54% diện tích

tự nhiên; đất phi nông nghiệp 29.086,02 ha; đất chưa sử dụng 39.943,050 ha Ngành Thuỷ sản giai đoạn 2006 - 2010 đã có những đóng góp đáng kể vào

sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.Năm 2010 tổng diện tích tôm thươngphẩm961 ha, cho sản lượng 7.176 tấn, đặc biệt đối với nghề nuôi tôm Thẻ chântrắng, tuy tình hình thời tiết và dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng nhìn chungvẫn tiếp tục phát triển ổn định và có hiệu quả Ở các thôn Khánh Hội (Tri Hải)

và Mỹ Tân (Thanh Hải, Ninh Hải), nghề nuôi ốc Hương thương phẩm tiếp tụcphát triển với khoảng 170 lồng và trên 7 ha diện tích ao đìa nuôi, đạt sản lượng

35 tấn Nghề nuôi tôm Hùm cũng được duy trì và phát triển ở các khu vực BìnhTiên (Công Hải, Thuận Bắc), Vĩnh Hy (Vĩnh Hải, Ninh Hải) và Đông Hải (PhanRang-Tháp Chàm) với 365 lồng nuôi, sản lượng trên 15 tấn Bên cạnh đó, nghềnuôi cá nước ngọt cũng đang phát triển ở các huyện Ninh Sơn, Ninh Phước vàThuận Bắc với diện tích 235 ha, với một số mô hình được đánh giá có hiệu quả

và đang được nhân rộng

Tuy nhiên bên cạnh đó NTTS vẫn bộc lộ những mặt tồn tại đáng quan tâm,các hoạt động của các ngành kinh tế khác như công nghiệp, du lịch, nôngnghiệp, đô thị hóa đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, làmcho sản xuất thiếu tính ổn định, bền vững và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạtđộng của nghề NTTS Trước hết là dấu hiệu suy thoái và ô nhiễm môi trường,trong năm 2010 có 160 ha ao đìa nuôi tôm bị dịch bệnh, trong đó một số bệnhmới chưa tìm được nguyên nhân Cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghề nuôi nhưđiện, đường vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ Nghề nuôi cá nước ngọt dù pháttriển nhưng còn nhỏ lẻ, chỉ tập trung vào các đối tượng nuôi truyền thống có giátrị kinh tế thấp, chưa khai thác hết những lợi thế về điều kiện tự nhiên

Ngoài ra sự biến động môi trường nuôi biển do tác động của biến đổi khíhậu trong những năm gần đây, hiện tượng nước trồi mạnh Nam Trung Bộ, cáctai biến thiên nhiên (bão, lũ lớn), đã dẫn đến những khó khăn, rào cản cho sựphát triển NTTS ở quy mô lớn và mang tính công nghiệp trong những năm tới

Từ thực tế trên việc lập Quy hoạch chi tiết Nuôi trồng thuỷ sản đến năm

2020 là rất cần thiết, nhằm cụ thể hoá các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội củatỉnh nói chung và của ngành thuỷ sản nói riêng đến năm 2020

Trang 8

II CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

- Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chínhphủ về việc Phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản đến năm

2010 và định hướng đến năm 2020

- Quyết định 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ vềphê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giốngthuỷ sản đến năm 2020

- Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng chính phủ vềviệc phê duyệt chiến lược thuỷ sản đến năm 2020

- Quyết định 332/QĐ-TTg ngày 3/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việcphê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020

- Quyết định 1222/QĐ-TTg ngày 22/ 7/ 2011 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuậnđến năm 2020

- Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ về việc Quy hoạch

sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)tỉnh Ninh Thuận

- Quyết định số 447/QĐ-BTS, ngày 03 tháng 4 năm 2007 của Bộ Thuỷ sản

về việc ban hành Hướng dẫn Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn lợbền vững cấp tỉnh

- Quyết định 1771/QĐ-BNN-TCTS ngày 27/7/2012 về việc phê duyệt quyhoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020

- Quyết định số 198/2007/QĐ-UBND ngày 10/08/2007 của UBND tỉnh vềviệc Phê duyệt Quy hoạch (điều chỉnh, bổ sung) phát triển ngành thuỷ sản TỉnhNinh Thuận giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020

- Chương trình hành động số 201-Ctr/TU ngày 7/11/2008 của Tỉnh uỷ NinhThuận về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCH Trung ươngĐảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

- Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 9/3/2009 của UBND tỉnh NinhThuận về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh

uỷ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

- Quyết định 482/QĐ-UBND ngày 05/11/2009 về việc phê duyệt điềuchỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết NTTS nước ngọt tỉnh Ninh Thuận đến năm2020

- Quyết định số 2726/QĐ-UBND ngày 16/12/2010 của Ủy ban nhân dântỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nuôi trồng thuỷ sản trên vùng biểnNinh Thuận đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

- Quyết định số 143/QĐ-SNNPTNT ngày 7/4/2011 của Sở Nông nghiệp vàPTNT tỉnh Ninh Thuận về việc giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình hành

Trang 9

động của UBND tỉnh Ninh Thuận triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh

tế xã hội giai đoạn 2011 - 2020

- Quyết định số 66/2011/QĐ-UBND ngày 1/12/2011 Ủy ban nhân dân tỉnh

về việc ban hành đề án phát triển giống thủy sản đến năm 2015 và định hướngđến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

- Quyết định 693/QĐ-UBND ngày 29/3/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnhNinh Thuận về việc Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông, Lâm nghiệp vàThủy sản của tỉnh, giai đoạn 2011 – 2020

- Quyết định số 74/QĐ-UBND ngày 15/4/2013 của UBND tỉnh NinhThuận về phân khai chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch

sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho các huyện, thành phố

- Quyết định số 848/QĐ-UBND ngày 17/4/2013 của UBND tỉnh NinhThuận phê duyệt đồ án Quy hoạch phát triển dải ven biển tỉnh Ninh Thuận đếnnăm 2030

- Các lưu vực nối với các hồ chứa lớn;

- Vùng đất ngập nước, mặt nước chưa sử dụng

- Vùng ruộng trồng lúa năng suất thấp có địa hình thấp, trũng

2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

- Cách tiếp cận: Sử dụng phương pháp phân tích hệ thống, bao gồm cácbước: nhận định vấn đề; xác định, thiết kế và rà soát những phương án có thểthực hiện; dự báo bối cảnh tương lai; so sánh và xếp hạng các phương án; phổbiến kết quả

- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng tổng hợp các phương pháp: kế thừa cáckết quả nghiên cứu, các quy hoạch đã được công bố, phối hợp liên ngành, phươngpháp chuyên gia, phương pháp phân tích thống kê, phỏng vấn, hội thảo lấy ýkiến…

- Kỹ thuật sử dụng: Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Excel; Thiết

kế bản đồ bằng phần mềm MapInfo

* Nội dung: bao gồm 5 phần chính:

- Phần thứ nhất: Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

1 Trong phạm vi dự án này không có phần nuôi biển, tuy nhiên theo yêu cầu của chủ đầu tư cần điều chỉnh một số chỉ tiêu quy hoạch nuôi biển nên đã đưa các số liệu nuôi biển vào biểu tổng hợp.

Trang 10

- Phần thứ hai: Đánh giá thực trạng phát triển NTTS

- Phần thứ ba: Một số dự báo liên quan đến quy hoạch phát triển NTTS đếnnăm 2020

- Phần thư tư: Quy hoạch phát triển NTTS đến năm 2020

- Phần thứ năm: Giải pháp thực hiện

- Bản đồ Quy hoạch vùng NTTS , tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000 (Xã có vùngnuôi tập trung)

3.3 Đĩa CD copy bản đồ các loại và báo cáo thuyết minh:

Trang 11

PHẦN I ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TÁC

ĐỘNG ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN

1 Điều kiện tự nhiên

1.2.Đặc điểm địa hình

Bao gồm 3 mặt là núi Địa hình tương đối dốc, có hướng thấp dần từ Tâysang Đông, từ Tây Bắc xuống Đông Nam, trong đó địa hình ven biển với diệntích 223,5 km2, chiếm 6,7% diện tích tự nhiên Đất ở địa hình này chủ yếu là đấtxám, đất cát và đất mặn, nghèo dinh dưỡng phù hợp cho nuôi trồng thủy sản

Bờ biển Ninh Thuận có dạng bờ kiểu Riac nguyên sinh nhô ra biển tạothành các vịnh hở như vịnh Phan Rang, vịnh Cà Ná, đồng thời tạo nên nhữngđầm, vũng ăn sâu vào đất liền như Đầm Nại, Đầm Cà Ná, Đầm Sơn Hải, vịnhVĩnh Hy rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản

Vùng ven bờ biển Ninh Thuận là nơi tập trung các dòng hải lưu nóng vàlạnh tạo nên vùng nước trồi rất giàu dinh dưỡng, đáy biển có phân bố rạn san hônên môi trường nước vùng biển Ninh Thuận trong sạch và thuận lợi cho nuôitrồng thủy sản nhất là sản xuất giống thủy sản

1.3.Đặc điểm thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất năm 2005.Toàn tỉnh có 19 đơn vị chú dẫn bản đồ, thuộc 8 nhóm đất, trong đó có 2 nhómphù hợp để phát triển nuôi trồng thủy sản: Nhóm bãi cát, cồn cát ven biển vànhóm đất mặn

Trang 12

Biểu 1: Thống kê diện tích các loại đất

* Nguồn: Phân viện QH & TKNN miền Nam - Viện QH & TK Nông nghiệp

1.4.Đặc điểm khí hậu

Theo tài liệu của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ năm

2009, các yếu tố thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến nghề nuôi như sau:

a Gió: Do ảnh hưởng của các dãy núi bao quanh nên Ninh Thuận có chế độgió quanh năm và gió thịnh hành cả ngày lẫn đêm

b Bão, áp thấp nhiệt đới: Ninh Thuận chịu ảnh hưởng không lớn của bão,đây là 1 lợi thế cho nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Mùa bão bắt đầu từ tháng

10 và kết thúc vào tháng 12 Tháng 11 là tháng tập trung bão nhiều nhất

* Bức xạ: Theo kết quả tính toán thực nghiệm, lượng bức xạ tổng cộng lýtưởng rất lớn, trung bình hàng năm tại Nha Hố trên 230Kcal/cm2, tháng ít nhấtcũng đạt trên 14 Kcal/cm2

* Nắng: Ninh Thuận có thời gian chiếu sáng dài quanh năm, hơn nữa mùakhô lại kéo dài (bắt đầu từ tháng 12 kết thúc vào tháng 4 – 7), trung bình hàngnăm có tới 2800 - 2900 giờ nắng Tháng nắng nhiều nhất là tháng 3, tháng nắng

ít nhất là tháng 7 đây là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản phát triển

* Nhiệt độ: Lượng bức xạ dồi dào đem lại một nền nhiệt độ cao, phân bốkhá đều giữa các tháng đã góp phần quan trọng cho sự thành công của nghề nuôi

ở Ninh Thuận Ninh Thuận có nền nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ trung bìnhnăm trên 260C và tổng nhiệt năm trên 95000C

* Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm của Ninh Thuận rất thấp, từ 70% đến75%; khu vực đồng bằng Phan Rang - Phước Dân thấp nhất trong tỉnh và cảnước 71%

Trang 13

* Mưa: Mưa ít, lượng mưa bình quân năm đạt 800-1000mm/năm (Nha Hố744mm, Phan Rang 723mm, Quán Thẻ: 737mm, Cà Ná: 814mm, Nhị Hà:835mm ) Ngoài ra, mùa mưa ở đây rất ngắn, có nhiều năm không có mùa mưa.

* Bốc hơi: Lượng bốc thoát hơi nước tại Ninh Thuận ở mức khá cao,TBNN khoảng 1800-1900 mm/năm, cao nhất cả nước

1.5.Hệ thống sông ngòi và chế độ thủy văn

1.5.1 Hệ thống sông suối

Do đặc điểm địa hình nên hầu hết sông, suối tại Ninh Thuận đều ngắn vàdốc, lưu lượng dòng chảy nhỏ và tập trung chủ yếu vào mùa mưa, vào các thángmùa khô hiện tượng thiếu nước ngọt thường xuyên xảy ra

Tổng diện tích lưu vực các sông chính là 3.600 km2 gồm 2 hệ thống sôngchính: Hệ thống sông Cái Phan Rang và hệ thống các sông độc lập khác như:Sông Trâu, Suối Bà Râu - Kiền Kiền, suối Đông Nha, suối Ông Kinh, suối NướcNgọt, sông Quán Thẻ, suối Núi Một

Hiện nay trên các hệ thống sông, suối đã xây dựng các công trình hồ đậpcung cấp nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt, tuy nhiên chưa đáp ứng đủ nhucầu nước ngọt cho NTTS

1.5.2 Nước ngầm:

Trữ lượng nước ngầm ở Ninh Thuận ít, độ sâu từ mặt đất đến tầng chứanước ngầm từ 14 – 20 m, điều này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồngthủy sản

Trữ lượng nước ngầm vào loại nghèo nên chỉ khai thác để phục vụ sinhhoạt cho các hộ dân cư với quy mô nhỏ còn với một số khu vực hiện đang khaithác nước ngầm để NTTS sẽ bị ảnh hưởng bởi nguồn nước không đáp ứng nhucầu sản xuất Theo đánh giá sơ bộ của liên đoàn địa chất 8, trữ lượng tháng kiệtnhất toàn tỉnh 541.844 m3/ngày, trong đó trữ lượng động 433.814 m3/ngày; trữlượng tĩnh 108.030 m3/ngày

- Ngoài ra chất lượng nước ngầm có độ khoáng hóa thấp (= 01g/l), vùngđồng bằng ven biển Phan Rang tầng chứa nước mỏng và bị ảnh hưởng của mặn

1.5.3 Chế độ thủy văn:

a Thủy văn nội địa:

- Đặc điểm lũ Ninh Thuận: Các sông ở Ninh Thuận đều có 2 thời kỳ lũ, lũtiểu mãn và lũ chính vụ Lũ chính vụ thông thường chỉ kéo dài từ 3-4 tháng,khoảng từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 12, chủ yếu tập trung vào 2 tháng 10 và

11

Trang 14

- Đặc trưng dòng chảy mùa cạn: Theo tài liệu điều tra kiệt Qmin thường xuấthiện vào tháng 4, tháng 5, nhiều sông suối bị tắt dòng vào thời gian này.

b Thủy triều:

Chế độ thủy triều vùng biển Ninh Thuận có chế độ nhật triều không đều.Các dao động triều cực đại là tháng 6, 7 và tháng 11, 12 Số ngày nhật triềukhống chế khoảng 18 - 20 ngày trong 1 tháng Kỳ nước cường dao động 1,2 -2,3 m, kỳ nước kém khoảng 0,5 m Các tháng dao động mực nước cực tiểu làtháng 3 - 4 và 8 - 9

2 Tài nguyên nguồn lợi thuỷ sinh vật và thuỷ sản

2.1.Tài nguyên nguồn lợi vùng biển Ninh Thuận.

2.1.1 Nguồn lợi hải sản biển Ninh Thuận

Biển Ninh Thuận dài 120 km, vùng đặc quyền kinh tế 24.480 km2, diện tíchvùng biển nội thủy 1.800 km2, nằm trong vùng nước trồi, có các cửa biển là Cà

Ná, Đông Hải, Khánh Hội, Vĩnh Hy nên rất phong phú các chủng loại sinh vậtphù du ở 2 tầng nổi và tầng đáy

Vùng biển Ninh Thuận có trên 500 loại cá, trong đó nhóm cá nổi có trên

146 loài, nhóm cá đáy có 392 loài, vùng biển có độ sâu từ 200 m trở vào cókhoảng 100 loài hải sản có giá trị kinh tế thuộc 4 nhóm động vật chủ yếu là giápxác, nhuyễn thể, da gai và cá; Tổng trữ lượng hải sản có khoảng 120.000 tấn,trong đó cá đáy là 70-80 ngàn tấn, cá nổi khoảng 30-40 ngàn tấn, trữ lượng chophép khai thác hàng năm từ 50-60 ngàn tấn hải sản các loại

Ngoài ra, trong số thực vật biển có 10 loài thuộc nhóm rau câu, rong mơ,rong đỏ

2.1.2 Nguồn lợi động thực vật thủy sinh

Theo kết quả điều tra bắt gặp 5 ngành tảo với 42 loài phân bố, trong đóchủ yếu là các loài thuộc ngành tảo silic và tảo lục, 2 ngành tảo silic và tảo lục

có ý nghĩa môi trường rất quan trọng, là nguồn cơ sở thức ăn tự nhiên rất cầnthiết trong hệ thống nuôi trồng thủy sản

Động vật nổi: có 14 nhóm loài trong đó có nhiều loài có giá trị dinhdưỡng cao đối với sản xuất giống và nuôi thương phẩm: copepoda, luân trùng(rotifer), artemia…

2.1.3 Rừng ngập mặn

Hệ thống rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh chủ yếu là ở khu vực Đầm Nại,theo nhiều báo cáo trước đây vào những năm 1980 ở Đầm Nại có khoảng 300 harừng ngập mặn tồn tại, tuy nhiên hiện nay số diện tích này chỉ còn khoảng 1-2

ha

Trong những năm qua được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệNinh Thuận và tổ chức ACTMANG Nhật Bản, Trung tâm Khuyến ngư đã trồng

Trang 15

được khoảng 25 ha rừng ngập mặn tại một số khu vực Đầm Nại Đây là nhữngkết quả bước đầu làm cơ sở cho dự án trồng và khôi phục 100 ha rừng ngập mặntại đầm Nại

3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên với việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng quy hoạch

3.1.Lợi thế

- Ninh Thuận là tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về sản xuất giống các loàihải sản có giá trị kinh tế (tôm sú, tôm thẻ, cua, ốc hương, tu hài), nuôi giáp xác(tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm) và nuôi cá biển

- Ninh Thuận nằm ở vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển các sản phẩm(tôm giống) đến các vùng nuôi của cả nước và tiêu thụ các sản phẩm nuôi trồngđến các cơ sở chế biến và xuất khẩu

- Vùng ven biển Ninh Thuận là nơi gặp gỡ các dòng chảy nóng và lạnh,nền đáy biển lại có các rạn san hô có khả năng tự làm sạch nên chất lượng nướcbiển ở Ninh Thuận rất thích hợp cho sản xuất giống các đối tượng hải sản (tôm

sú, tôm thẻ, cua, cá biển…)

- Có diện tích làm muối lớn, có thể kết hợp nuôi Artemia là loại thức ăn

có giá trị kinh tế cao cho nuôi trồng thuỷ sản

3.2.Hạn chế:

- Địa hình đồi núi nhiều, núi cao, dốc, chiều dài sườn dốc ngắn nên dễ gây

lũ quét vào mùa mưa làm rửa trôi đất và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệpnói chung và NTTS nói riêng

- Diện tích các mặt nước nuôi trồng thủy sản nhỏ nên khó có thể đưa nuôitrồng phát triển với quy mô lớn

- Quỹ đất có khả năng phát triển nuôi trồng không còn nhiều và bị thu hẹpdần do tốc độ phát triển đô thị và phát triển du lịch

- Bên cạnh các điều kiện thuận lợi về khí hậu, nhiệt độ cao thì bức xạ caokết hợp độ ẩm thấp, gió quanh năm và diễn ra cả ngày lẫn đêm làm cho lượngnước bốc hơi lớn (gấp 2 lần so với lượng mưa trung bình), điều này đã ảnhhưởng rất lớn đến môi trường, chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản

- Khó khăn lớn nhất của Ninh Thuận trong việc phát triển nông nghiệp nóichung và nuôi trồng thủy sản nói riêng là thiếu nước ngọt Đặc biệt từ các tháng

3 - 7 thời gian tập trung các hoạt động nuôi trồng thủy sản, sự thiếu hụt nướcngọt cũng là một trong những nguyên nhân gây dịch bệnh chết tôm nuôi hàngloạt

- Nguồn nước ngầm ít và nhiều vùng bị nhiễm mặn; khả năng khai thác sửdụng cho sản xuất và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn

Trang 16

II ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

1 Dân số, lao động và việc làm

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2012 có 574.400 người, mật độ dân sốbình quân 170 người/km2

Tổng số người trong độ tuổi lao động khoảng 365.700 người, chiếm63,67% dân số toàn tỉnh Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 40% (đào tạonghề 25%)

Cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 51,99%, trong

đó lao động trong lĩnh vực thủy sản 39.276 người chiếm 13,06% lao động trong

độ tuổi và 20,66% lao động trong ngành nông lâm thủy sản cả tỉnh Ninh Thuận

2 Vai trò của ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh

- Tăng trưởng sản xuất của ngành thời kỳ 2006 – 2010 khá cao, bình quântăng 12,64%/năm Sang giai đoạn từ năm 2010 – 2012, tăng trưởng bình quângiảm còn 6,67%/ năm, do khủng hoảng kinh tế chung toàn cầu Trong cả thời

kỳ, lĩnh vực khai thác tăng thấp nhất 2,99% do tác động của giá xăng dầu vànhững bất ổn về tình hình biển đông

Biểu 2: Giá trị sản xuất thủy sản (giá CĐ 1994)

* Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Thuận

Cơ cấu kinh tế ngành trong giai đoạn 2006 – 2010 đã có sự chuyển dịchtheo hướng tích cực đó là tăng tỷ trọng ngành nuôi trồng, tuy nhiên sang năm

2012 do tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng nuôi, tỷ trọng lĩnhvực nuôi trồng giảm xuống 19,7%, dịch vụ giống tăng lên 28,83%, khẳng địnhvai trò của sản xuất giống trong cơ cấu sản xuất của ngành thủy sản

Biểu 3: Cơ cấu kinh tế ngành (Giá thực tế)

Trang 17

3 Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh năm 2012 là 335.832,57 ha Diện tíchđang sử dụng vào các mục đích sản xuất nông nghiệp chiếm 79,25%, trong đóđất nuôi trồng thủy sản 1.801,38 ha chiếm 0,54% so với tổng diện tích tự nhiên

và 0,68% so với đất nông nghiệp

Biểu 4: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận năm 2010 - 2012

Thứ

Diên tích (Ha) Cơ cấu (%) Diên tích (Ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 335.832,57 100,00 335.832,57 100,00

1 Đất nông nghiệp 266.678,91 79,41 266.157,80 79,25

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 74.134,14 22,07 73.817,54 21,98 1.2 Đất lâm nghiệp 186.259,10 55,46 186.048,78 55,40 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.824,78 0,54 1.801,38 0,54

* Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Ninh Thuận

Với diện tích đất chỉ chiếm 0,54% so với tổng diện tích tự nhiên, nhưngnghề NTTS của tỉnh đã góp phần đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế, năm 2010giá trị sản xuất của nghề NTTS chiếm 14,53% so với tổng giá trị sản xuất ngànhnông nghiệp và chiếm 41,63% trong ngành thủy sản

4 Hệ thống cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

Mật độ đường giao thông của tỉnh nhìn chung là thấp so với mức bình quân

cả nước, bình quân là 0,24 km/km2 và 1,61 km/1.000 dân Hiện nay 100% số xãtrong toàn tỉnh có đường ô tô có thể đến trung tâm xã và có thể lưu thông quanhnăm

Trong tỉnh có 174,5 km các tuyến quốc lộ chạy qua như: QL 1A, QL 27 và

QL 27 B Toàn tỉnh có 10 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài khoảng 322,54 km;đường huyện có 189,9 km, đường đô thị có 128,24 km, đường xã dài khoảng238,3 km

* Thủy lợi:

Tính đến nay, toàn tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng được 7 hồ chứa và đangthi công 2 hồ chứa khác, nâng tổng số đến nay có 11 hồ chứa với dung tích chứa

Trang 18

137 triệu m3 Ngoài ra còn có 76 đập dâng lớn nhỏ, tổng diện tích tưới theo thiết

kế của các công trình đập dâng là 18.363 ha, trong đó thực tế tưới được 16.228ha

Trong hệ thống thuỷ nông Nha Trinh - Lâm Cấm có một số khu vực caocục bộ không thể tưới tự chảy được mà phải dùng bơm Đến nay số trạm bơmlấy nước từ kênh Bắc và kênh Nam của hệ thống thuỷ lợi Nha Trinh – Lâm Cấm

đã xây dựng được 10 trạm với diện tích tưới thiết kế là 1.480 ha, diện tích thựctưới năm cao nhất đạt được 840 ha

Hiện nay hệ thống các công trình thuỷ lợi chủ yếu tưới cho lúa và thuỷ sảnngọt Về nuôi thuỷ sản lợ, khu vực Đầm Nại sử dụng nước từ hệ thống thủy lợikênh bắc từ đập Đa Nhim tuy nhiên chỉ là lượng nước còn lại từ các kênh tiêu,khu vực nuôi An Hải – Phú Thọ sử dụng nguồn nước ngọt từ Sông Cái PhanRang, còn các khu vực khác sử dụng nguồn nước ngầm từ các giếng khoan,nhưng vùng ven biển nguồn nước ngầm ít và bị nhiễm mặn nên thiếu nước chosản xuất

* Điện:

Tỉnh Ninh Thuận được cấp điện từ lưới điện quốc gia 220 KV, 110 KVvới nguồn cấp trực tiếp là nhà máy thuỷ điện Đa Nhim công suất 160 MW.Ngoài ra còn được sự hỗ trợ của các nguồn điện tại chỗ là thuỷ điện Sông Phacông suất 7,5Mw (5 x 1,5 Mw), nhà máy thủy điện Sông Ông công suất 8,1 MW(3x2,7Mw)

Đến năm 2010, toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn và 96% điểm dân cư

và hơn 90% số hộ trong tỉnh đã có lưới điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt Hiện tại mạng lưới điện trung thế và hạ thế đã được đầu tư đến hầu hết cáckhu NTTS, tuy nhiên tại một số vùng NTTS tập trung vẫn chưa có hệ thống điện

3 pha để phục vụ sản xuất

* Công trình cấp nước sinh hoạt:

Hiện tại có 3 hệ thống công trình sau:

(1) Nhà máy nước Phan Rang – Tháp Chàm: Lấy nước từ sông Cái, có quy

mô 52.000 m3/ngày đêm Cấp nước cho thành phố Phan Rang - Tháp Chàm,vùng phụ cận và nước cho phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bànthành phố Phan Rang- Tháp Chàm

(2) Nhà máy nước Tân Sơn: Lấy nước mặt từ sông Ông để cấp nước cho thịtrấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn với quy mô 1.000 m3/ngày

(3) Nhà máy nước Phước Dân: Đây là hệ thống lấy nước ngầm tập trungvới quy mô 1.000 m3/ngày, cung cấp cho thị trấn Phước Dân, huyện NinhPhước

Trang 19

* Về giáo dục đào tạo, y tế:

- Toàn tỉnh có 212 trường/2.505 phòng học phổ thông các cấp học, trong đótrường PTTH có 16 trường ở tất cả các huyện, thành phố

- Mạng lưới đào tạo: có 8 trường và Trung tâm đào tạo: Trường Cao đẳng

sư phạm, Trường Chính trị, Trường Trung cấp nghề, trung tâm ĐH2 - Đại họcThủy lợi, Trung tâm đào tạo cán bộ y tế, Trung tâm giáo dục thường xuyên vàtin học, ngoại ngữ, 3 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Phan Rang,Ninh Sơn, Ninh Phước Hệ thống các cơ sở đào tạo đã góp phần nâng cao trình

độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, chính trị cho nguồn nhân lực của tỉnh vàngành Thủy sản

Mạng lưới y tế đang được nâng lên góp phần khám chữa bệnh cho nhândân tổng cộng 80 cơ sở y tế với 1.645 giường bệnh

Trang 20

PHẦN II HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1 Hiện trạng nuôi biển

1.1.Quy hoạch và cơ sở hạ tầng:

Trong những năm qua, nuôi ven biển được tập trung chủ yếu tại khu vựcđầm Nại, đầm Sơn Hải, vịnh Phan Rang, vịnh Vĩnh Hy và Bình Tiên Trong đó:mặt nước đầm Nại, đầm Sơn Hải dùng cho trồng rong biển, nuôi hàu, ngao, sòhuyết; Theo quy hoạch nuôi biển tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 thì khu vựcquy hoạch chính thức cho nuôi tôm Hùm thương phẩm là các tiểu vùng C1, C2,C3 thuộc vịnh Phan Rang tuy nhiên hiện nay việc mở rộng nuôi lồng, bè trênbiển còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế do đặc điểm điều kiện tự nhiên, các vùngnày là bãi ngang, biển hở, không có đảo che chắn, thường có sóng gió lớn vàomùa gió Nam và gió mùa Đông Bắc Đồng thời với kết cấu lồng bè nuôi theokiểu truyền thống trước đây đã không còn phù hợp, không thể chịu đựng đượcsóng gió tại vùng quy hoạch mà việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, côngnghệ thiết kế lồng bè theo mô hình của Đài Loan, Na Uy đối với người dân là rấtkhó khăn do chi phí đầu tư cao

Quy hoạch đã có nhưng hầu hết các vùng nuôi biển chưa được đầu tư cơ sở

hạ tầng vùng nuôi

Nuôi biển chủ yếu tập trung vào các nhóm đối tượng như tôm Hùm, ốcHương và rong Sụn

1.2.Hiện trạng nuôi một số đối tượng hải sản chính

1.2.1 Nuôi tôm Hùm thương phẩm:

Từ năm 1995 ngành Thuỷ sản Ninh Thuận đã đưa tôm Hùm vào nuôi thửnghiệm tại khu vực vịnh Vĩnh Hy (Vĩnh Hải) Nghề nuôi tôm Hùm lồng trong

Trang 21

những năm qua đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết công ănviệc làm cho nhân dân lao động và khai thác tiềm năng mặt nước ven biển củađịa phương Thời điểm phát triển mạnh nhất, tại vịnh Vĩnh Hy có đến 300 lồngnuôi Sau đó do môi trường bị ô nhiễm nên đến năm 2008 ở đây chỉ còn khoảng

60 lồng nuôi Tại vùng vịnh Phan Rang, theo đề nghị của UBND thị xã PhanRang trước đây quy hoạch để ương nâng cấp tôm Hùm giống tại khu vực Đông -Tây Giang, một năm chỉ ương 3 tháng vào mùa gió mùa Đông Bắc Từ năm

2008 một số hộ dân bắt đầu thử nghiệm nuôi thương phẩm, sau khi thấy đạt hiệuquả đã phát triển tự phát thêm nhiều lồng nuôi mới Đến năm 2012 thực hiệntheo định hướng phát triển du lịch của tỉnh, toàn bộ số lồng bè nuôi tôm Hùm đãđược di dời về vùng quy hoạch như hiện nay

Biểu 5: Tình hình nuôi tôm Hùm lồng từ năm 2006 - 2012

m – 0,7 m, các lồng nổi có kích thước thường là (3x4x4) m, kết thành bè trênmặt nước Tại Ninh Thuận nuôi tôm Hùm trong lồng bè nổi là chủ yếu

Nuôi tôm Hùm chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn ương tôm giống trong lồng

và giai đoạn nuôi thương phẩm Nguồn giống được khai thác hoàn toàn từ tựnhiên Thị trường tiêu thụ chủ yếu: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và tiêuthụ nội địa tại các nhà hàng thông qua các thương lái

1.2.2 Trồng rong Sụn

Rong Sụn (Kappaphicus Alvarezii) được di giống trồng thử nghiệm tại đầmSơn Hải từ năm 1993 Đến nay rong Sụn đã thích nghi và phát triển mạnh ởnhiều khu vực trên địa bàn tỉnh như: ven biển Khánh Hội, Mỹ Hiệp, Cà Ná, vịnhVĩnh Hy, đầm Nại Mùa vụ trồng chính đối với vùng biển Thuận Nam từ tháng

4 đến tháng 9 và với vùng biển Ninh Hải từ tháng 9, 10 đến tháng 3 năm sau.Hình thức trồng chủ yếu là dây đơn căng trên đáy (vùng nước cạn, độ sâu < 2m), dàn nổi có phao (vùng nước có độ sâu > 2 m) và trồng trong lồng lưới Phầnlớn các hộ trồng theo hình thức dàn nổi có phao vì chi phí đầu tư thấp Tuynhiên, hình thức trồng này có mặt hạn chế là rong thường bị gãy, hư hại nhiều

Trang 22

do sóng biển và bị cá ăn rong Trồng rong Sụn trong lồng lưới tuy chi phí đầu tưban đầu cao hơn nhưng an toàn và hiệu quả kinh tế cũng cao hơn.

Trong những năm qua nghề trồng rong Sụn đã góp phần khai thác hiệu quảtiềm năng diện tích mặt nước, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập, từngbước cải thiện đời sống, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cho một bộ phận cư dân

ở các vùng nông thôn ven biển Nghề trồng rong Sụn có xu hướng phát triểnnhanh cả về diện tích và sản lượng trong những năm tới do đầu tư vốn ít, khôngmất nhiều công chăm sóc, ít dịch bệnh, thị trường tiêu thụ rộng mở, hiệu quảkinh tế khá và phù hợp với khả năng của người dân địa phương ven biển, venđầm

Năm 2012, diện tích trồng rong khoảng 179 ha, trong đó kè Ninh Chữ 66

ha, Phước Dinh 133 ha; thời tiết thuận lợi nên rong sinh trưởng và phát triển tốt.Sản lượng thu hoạch 4.500 tấn rong tươi

1.2.3 Nuôi ốc Hương thương phẩm:

Ốc Hương là loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao, được nuôi thử nghiệmtại Ninh Thuận lần đầu tiên vào năm 2000

Biểu 6: Tình hình nuôi ốc Hương tại Ninh Thuận từ năm 2006 - 2012

* Nguồn: Chi cục Nuôi trồng thủy sản Ninh Thuận

Ốc Hương được nuôi theo 2 hình thức chủ yếu là nuôi trong ao và nuôitrong lồng

+ Nuôi ốc Hương trong ao: chủ yếu tận dụng các ao nuôi tôm ở vùng

trung triều và hạ triều với thành phần chất đáy là cát bùn và đá san hô pha cát.Diện tích ao nuôi trung bình 2.000 – 3.000 m2, mật độ ốc thả nuôi trung bình 50– 70 con/ m2 Khu vực nuôi tập trung chủ yếu tại Tân An, Khánh Hội và thị trấnKhánh Hải thuộc huyện Ninh Hải

+ Nuôi ốc Hương trong lồng: lồng nuôi được thiết kế theo kiểu lồng hở,

kích thước phổ biến (3x3x 2,5) m, phía trên lồng dùng bạt hoặc “lưới lan” đểche nắng, lồng nuôi thường đặt ở vùng bãi triều, gần bờ, ít sóng gió Khu vựcnuôi tập trung chủ yếu tại Mỹ Tân (Thanh Hải) và dọc theo bờ kè Ninh Chữthuộc huyện Ninh Hải

Nghề nuôi ốc Hương thương phẩm tại Ninh Thuận có mặt thuận lợi đó làchủ động về con giống do được sản xuất ngay trong tỉnh, nguồn thức ăn cho ốc

Trang 23

Hương là cá tạp tươi khá dồi dào, giá rẻ Trong những năm gần đây, nghề nuôi

ốc Hương thương phẩm cũng gặp phải một số khó khăn nhất định như dịch bệnhthường xảy ra, môi trường vùng nuôi có dấu hiệu ô nhiễm, chất lượng ốc giốngkhông đảm bảo nhất là vào các thời điểm thả nuôi tập trung trong năm, thịtrường tiêu thụ khó khăn,… làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nghề nuôi

ốc Hương

Đối với ốc Hương, ngoài việc hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạođến nay cũng chưa đạt được những thành tựu đáng kể trong nghiên cứu ứngdụng khoa học công nghệ, phòng trừ dịch bệnh

2 Hiện trạng nuôi nước mặn, lợ

Nuôi nước lợ tập trung tại 2 vùng nuôi chính là đầm Nại và các vùng nuôitrên cát tại An Hải - Ninh Phước, Phước Dinh, Cà Ná - Thuận Nam Đối tượngnuôi chính là tôm Sú và tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm thương phẩm được xác định giữ vai trò quan trọng trong cơ cấunuôi trồng thủy sản của tỉnh Trong thời gian qua ngành thủy sản Ninh Thuận đãkhông ngừng tập trung đầu tư chiều sâu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

để nâng cao năng suất và hiệu quả của nghề nuôi tôm

2.1.Hiện trạng quy hoạch và cơ sở hạ tầng:

* Đầm Nại: Hiện có 1.061,5 ha nuôi trồng thủy sản nhưng nhìn chung hệ

thống thuỷ lợi phục vụ nghề nuôi trồng thủy sản chưa được đầu tư đồng bộ: mớichỉ có đường cấp nước mặn mà chưa có đường cấp nước ngọt Năm 1993 BộThuỷ sản đã đầu tư hệ thống cấp thoát nước chung kết hợp làm đường giaothông cho đầm Nại với tổng chiều dài 817,5 km, phục vụ tưới tiêu cho 550,7 hanuôi tôm của 3 xã: Phương Hải, Tân Hải và Hộ Hải; Thị trấn Khánh Hải đượcđầu tư hệ thống cấp thoát riêng 3 km do UBND thị trấn làm chủ đầu tư; UBNDhuyện Ninh Hải đầu tư hệ thống kênh cho dự án nuôi tôm Tân Hải, Hộ Hải là10,9 km Tuy nhiên các hệ thống này chủ yếu là kênh cấp I (kênh chính), cấp II(kênh nhánh), chưa có kênh cấp III (kênh mương nội đồng)

Sau 15 năm phát triển, diện tích nuôi tôm phát triển tự phát nhanh chóngvượt quá khả năng cấp thoát của hệ thống: Diện tích cần cấp nước điều tra đượcchỉ riêng nuôi tôm đã là 973 ha (năm 2005), trong khi hệ thống thuỷ lợi chỉ cókhả năng cấp cho 780 ha Mặt khác trong quá trình sản xuất, người nuôi tôm cảitạo, bơm hút bùn thải bừa bãi; lấn chiếm bờ kênh làm cho lòng kênh và bờ kênh

bị thu hẹp đáng kể đã làm giảm tác dụng cấp thoát nước của hệ thống này Vìvậy sau một số năm phát triển khả năng cấp nước thực tế của hệ thống kênh cấpthấp hơn con số 780 ha rất nhiều

Trang 24

Đối với những khu vực trước kia là ruộng lúa hay ruộng muối nằm ngoàikhu quy hoạch, người dân tự phát chuyển đổi thành ao nuôi tôm thì hầu nhưkhông có hệ thống cấp thoát nước như các ao đìa ở Lương Cách - Hộ Hải.Người dân bắt ống dẫn nước từ rất xa để lấy vào ao đìa và khi tháo cũng bơm xảbừa bãi ra xung quanh Vì thế khi một ao bị nhiễm bệnh thì khả năng lây lan racác ao lân cận là khá lớn.

Năm 2008, Bộ Thủy sản đồng ý cho phép đầu tư Dự án nâng cấp và cải tạo

hệ thống cấp nước mặn, lợ, ngọt cho khu vực nuôi tôm đầm Nại, tuy nhiên sau 5năm thực hiện do khó khăn trong bố trí vốn nên Bộ Nông nghiệp và PTNTthông báo đến năm 2015 chỉ bố trí cho dự án tổng kinh phí là 100 tỷ đồng, theo

đó Dự án chỉ thi công được đường đê bao ven đầm còn việc nạo vét, kiên cố cáckênh cấp nước ngọt, mặn không thực hiện được

* Vùng nuôi trên cát: Nhìn chung rất thuận lợi về giao thông Đối với

vùng nuôi Sơn Hải và An Hải đã được quy hoạch từ rất sớm với 02 dự án đãđược triển khai thực hiện là: Dự án đầu tư hạ tầng khu nuôi tôm công nghiệp tậptrung Sơn Hải (đầu tư từ năm 1999, đang cố gắng hoàn thiện vào năm 2012) và

Dự án đầu tư hạ tầng khu nuôi tôm công nghiệp tập trung An Hải (đầu tư từ năm

2001 đến nay đã hoàn thành) Hai dự án này được đầu tư xây dựng các hạngmục như trạm bơm biển, hệ thống kênh cấp I, hệ thống thải nhưng hiện nayngười dân nuôi tôm không sử dụng vì không tin tưởng vào chất lượng nướcđược cung cấp từ kênh chung Các vùng nuôi này đều chưa có hệ thống cấpnước ngọt

Hệ thống điện lưới không được nhà nước đầu tư mà chủ yếu do người dân

tự bỏ vốn đầu tư

2.2.Hiện trạng nguồn nhân lực:

* Tại đầm Nại: theo kết quả khảo sát năm 2005, các hộ gia đình làm nghề

nuôi trồng thủy sản ở đầm Nại có quy mô từ 4 - 7 người, trung bình là 5 người.Tuy nhiên nếu so sánh trong nội bộ ngành nuôi trồng thủy sản ở đầm Nại, kếtquả khảo sát cho thấy rằng: so với nghề trồng rong và nuôi ghẹ, người nuôi tôm

có trình độ văn hóa cao hơn và độ tuổi tham gia lớn hơn Nghề nuôi tôm có độtuổi từ 38 - 60, trung bình là 48 Nghề trồng rong có độ tuổi từ 34 - 50, trungbình là 41 So với nghề nuôi tôm, độ tuổi của nghề nuôi ghẹ sai khác khôngnhiều, từ 32 - 60, trung bình là 44

* Vùng nuôi trên cát: trình độ nguồn nhân lực nhìn chung có khá hơn do

tại đây, thành phần tham gia là chủ trang trại gồm các hộ nuôi có tiềm lực kinh

tế từ các địa phương khác trong tỉnh đến nhiều hơn, phần đông họ là nhữngngười có trình độ học vấn tương đối cao như tốt nghiệp trung học phổ thônghoặc đại học, nhưng công nhân lao động thì vẫn là những người có trình độ thấp

Trang 25

2.3.Hiện trạng nuôi một số đối tượng chính:

2.3.1 Nuôi tôm Sú thương phẩm:

Nghề nuôi tôm Sú thương phẩm trước đây chủ yếu tập trung ở các xã AnHải (Ninh Phước), Phước Dinh (Thuận Nam) và các xã quanh đầm Nại (NinhHải) Hình thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh, thâm canh Năng suất đạt từ 2,2

* Nguồn: Chi cục Nuôi trồng thủy sản Ninh Thuận

Trong một thời gian khá dài, mô hình nuôi tôm mật độ cao, sử dụng thức

ăn công nghiệp mang lại lợi nhuận cao hơn nên có sức hấp dẫn mạnh, làm chodiện tích ao đìa được mở rộng rất nhanh vượt quá khả năng tự phục hồi của môitrường sinh thái vùng nuôi Bên cạnh đó, nuôi với mật độ cao cũng đồng nghĩavới việc phải sử dụng nhiều thuốc, hoá chất Giai đoạn này diện tích bị bệnh ở

vụ chính tăng đáng kể, do môi trường nước bị ô nhiễm, bệnh đốm trắng đỏ thân

và sau này là phân trắng teo gan liên tục xuất hiện Tiếp theo đó, đến năm 2012xuất hiện hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) hay còn gọi là hội chứngtôm chết sớm (EMS) bùng phát và lây lan trên diện rộng đã gây thiệt hại nghiêmtrọng cho nghề nuôi tôm Theo số liệu điều tra, thống kê diện tích tôm Sú bịbệnh năm 2006 là 108,8 ha chiếm 11,5 % tổng diện tích thả nuôi, năm 2007:19,3 %, năm 2008: 23,5 %, năm 2009: 12,1 %, năm 2011: 5 % và năm 2012:39,7 %

Sự suy giảm nghề nuôi tôm đã ảnh hưởng rõ rệt đến đời sống kinh tế củanhân dân trong vùng và ảnh hưởng đến giải quyết công ăn việc làm của địaphương Đa số người nuôi tôm và lao động trong nghề nuôi tôm đã rơi vào cảnhthất nghiệp hoặc phải đi tìm việc nơi khác

Hiện nay, diện tích nuôi tôm Sú chỉ còn tập trung chủ yếu tại một số xãquanh đầm Nại như Tân Hải, Hộ Hải, Phương Hải, thị trấn Khánh Hải Do thờigian nuôi tôm Sú kéo dài (4 – 5 tháng), dễ xảy ra rủi ro vì vậy xu hướng hiệnnay là các ao đìa có điều kiện thích hợp đã và đang chuyển dần sang nuôi tômthẻ chân trắng, một số ít diện tích chuyển sang nuôi các loại hải đặc sản như cá,cua, ghẹ, ốc Hương …

Trang 26

2.3.2 Nuôi tôm thẻ chân trắng:

Năm 2005 được sự cho phép của Bộ Thủy sản, Sở Thuỷ sản Ninh Thuận đãbắt đầu thử nghiệm đưa đối tượng tôm thẻ chân trắng vào nuôi ở một số vùngnuôi trên cát thuộc dự án nuôi tôm An Hải Thực tế cho thấy tôm thẻ chân trắng

có nhiều ưu điểm vượt trội so với tôm Sú đối với vùng nuôi trên cát Hiện naytại Ninh Thuận tôm thẻ chân trắng được nuôi tập trung tại một số khu vực thuộccác xã An Hải (Ninh Phước), Phước Dinh (Thuận Nam) và một số xã ven đầmNại (Tân Hải, Hộ Hải, Phương Hải, Khánh Hải) nơi có nền đáy phù hợp với tômthẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng được nuôi trong ao đất và ao trên cát chủ yếu theo hìnhthức nuôi thâm canh Diện tích ao nuôi trung bình 0,39 ha đối với ao đất và 0,35

ha đối với ao trên cát Ao đất nuôi trung bình 1,7 vụ/năm, từ tháng 4 đến tháng

10 Ao trên cát nuôi trung bình 2,9 vụ/năm, từ tháng 2 đến tháng 11 Đối vớidiện tích nuôi trong điều kiện bình thường, không xảy ra dịch bệnh thì năng suấtđạt từ 10 – 14 tấn/ha/vụ, trung bình 12 tấn/ha/vụ

Diện tích nuôi và sản lượng tôm nuôi có mối liên quan mật thiết với nhau.Thông thường, khi diện tích nuôi tăng thì tổng sản lượng cũng sẽ tăng, còn năngsuất nuôi phụ thuộc vào hình thức nuôi, mức độ đầu tư, quy trình công nghệ ápdụng

Biểu 8: DT – NS - SL tôm thẻ chân trắng từ năm 2006-2012

Diện tích thả nuôi (ha) 159 450 600 700 811,1 984 1.216Sản lượng (tấn) 1.350 3.600 5.400 6.640 6.691,4 7.342 6.988

* Nguồn: Chi cục Nuôi trồng thủy sản Ninh Thuận

Qua biểu 8 có thể thấy rằng từ năm 2006 đến năm 2012 lượt diện tích thảnuôi không ngừng gia tăng nhưng từ năm 2010 năng suất nuôi bắt đầu giảm(đồng nghĩa với hiệu quả sản xuất cũng giảm) Nguyên nhân là do có những giaiđoạn tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh phải thu hoạch sớm nên sản lượngthấp, thậm chí một số diện tích nuôi không có sản lượng do tôm quá nhỏ (15 –

30 ngày tuổi) Do vậy, mặc dù lượt diện tích thả nuôi tăng lên nhưng năng suấtlại giảm; đồng thời, diện tích bệnh tỷ lệ với diện tích thả nuôi

Về tình hình dịch bệnh, trong 2 năm trở lại đây thời tiết có nhiều thay đổibất thường gây ảnh hưởng bất lợi cho tôm nuôi Bên cạnh đó chất lượng tômgiống chưa được kiểm soát chặt chẽ, tình trạng xả thải bừa bãi, hội chứng hoại

tử gan tụy cấp tính (AHPNS) hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS)xuất hiện và lây lan tại các vùng nuôi trọng điểm đã gây thiệt hại nặng nề cho

Trang 27

nghề nuôi tôm thương phẩm của tỉnh Năm 2011 diện tích tôm bệnh chiếm 28 %tổng diện tích thả nuôi và năm 2012 là 43 %

Một số khó khăn chính hiện nay của nghề nuôi tôm tại Ninh Thuận đó là:vấn đề dịch bệnh trên tôm nuôi; ô nhiễm môi trường; cơ sở hạ tầng vùng nuôi,

hệ thống thủy lợi không đồng bộ; Người nuôi thiếu vốn đầu tư để mở rộng quy

mô sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình nuôi tiên tiến

2.3.3 Các đối tượng nuôi khác

Bên cạnh các đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng, tôm Sú, một sốđối tượng thủy sản khác cũng được nuôi rải rác tại một số địa phương quanhđầm Nại như cua, ghẹ, cá Mú, cá Hồng, hàu,…với hình thức nuôi chủ yếu là

“đánh tỉa, thả bù”, con giống được khai thác hoàn toàn từ tự nhiên Mặc dù quy

mô sản xuất nhỏ nhưng cũng đã góp phần tạo thêm thu nhập gắn với việc giảiquyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho một bộ phận cư dân ven đầm

* Từ các kết quả phân tích hiện trạng có thể tổng hợp những nguyên nhânchính gây nên suy giảm của nghề nuôi tôm thời gian qua như sau:

- Chất lượng con giống ngày càng giảm sút, do công tác quản lý chất lượngtôm giống thiếu chặt chẽ, xử lý vi phạm thiếu cương quyết, chất lượng kiểmdịch tôm giống chưa có độ tin cậy cao, có biểu hiện của sự thoái hoá giống (tômnuôi không lớn), thiếu nguồn tôm bố mẹ có chất lượng cao và sạch bệnh

- Chất lượng môi trường nuôi trồng thủy sản suy giảm do quá trình tích lũychất thải từ hoạt động nuôi tôm, bao gồm thức ăn thừa, chất bài tiết của vật nuôi,lạm dụng thuốc, hóa chất khi xử lý nước ao nuôi tôm Ngoài ra còn do khả năngtrao đổi nước của đầm với biển kém vì cửa biển hẹp và dài Diện tích nuôi mởrộng, không theo quy hoạch, vượt quá sức tải môi trường trong khi cơ sở hạ tầngnghề nuôi chưa được xây dựng đồng bộ, không được nạo vét thường xuyên,thiếu nguồn nước ngọt, vùng đệm sinh thái là rừng ngập mặn bị phá huỷ gầnnhư hoàn toàn, kéo dài tình trạng nuôi độc canh con tôm ở mật độ cao

- Thua lỗ kéo dài, đa số người sản xuất thiếu vốn để tái đầu tư vì thế việcđáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đã hạn chế ngày càng hạn chế hơn Nạn thấtnghiệp tăng, phúc lợi xã hội giảm, an ninh trật tự mất ổn định, tệ nạn xã hội tăngkhông có lợi cho sự phát triển tiếp theo của nghề nuôi trồng thủy sản

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, phân tích hiện trạng nuôi trồng thủysản nước lợ, có thể thấy rằng để phát triển ổn định và bền vững, hướng quyhoạch cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Phải sớm quy hoạch lại đầm Nại Trên cơ sở tính toán chính xác năng lựctải môi trường, đề nghị diện tích nuôi tôm tại đầm Nại chỉ nên giữ 500 ha, diệntích còn lại cho các đối tượng phụ trợ khác Phải nạo vét, kiên cố lại các kênh

Trang 28

cấp nước ngọt, nước mặn cho nuôi tôm, đầu tư đường điện 3 pha, đường giaothông nội đồng đến tận ao nuôi hoàn chỉnh để phục vụ cho sự phát triển ổn địnhlâu dài của nghề nuôi trồng thủy sản Với các vùng nuôi tôm trên cát, cần sớmđầu tư hệ thống cấp nước ngọt cho sản xuất.

- Sớm triển khai dự án trồng lại rừng ngập mặn để tạo vùng đệm, ổn địnhmôi trường sinh thái cho toàn vùng nuôi Nghiên cứu xác định tập đoàn cây -con phù hợp, chuyển giao công nghệ, thực hiện đa dạng hoá loài nuôi theohướng tạo mối quan hệ dinh dưỡng hữu cơ trong một vùng nuôi, một vụ nuôi, vàgiữa các vụ nuôi kế tiếp để khép kín vòng tuần hoàn vật chất, dinh dưỡng củathuỷ vực, trên cơ sở đó duy trì nghề nuôi thủy sản bền vững

3 Hiện trạng nuôi thuỷ sản ngọt

Nghề nuôi nước ngọt tại tỉnh Ninh Thuận phát triển từ năm 1998, xuất phát

từ một số hộ nuôi trong vườn nhà, chủ yếu mang tính tự phát, sản xuất tự cung

tự cấp là chính, nhằm tận dụng phần diện tích trữ nước cho sản xuất nôngnghiệp kết hợp với nuôi cá Năm 2005 UBND Tỉnh đã phê duyệt quy hoạch nuôitrồng thủy sản nước ngọt tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010 Theo đó hầu hết cáchuyện, thị có diện tích chủ động nước ngọt đều được quy hoạch để phát triểnnuôi cá nước ngọt Tuy nhiên diện tích tập trung không lớn, vì thế không đặt vấn

đề đầu tư cơ sở hạ tầng

Vùng nuôi tập trung chủ yếu là ở huyện Ninh Sơn, hầu hết các diện tíchnuôi mang tính nhỏ lẻ với quy mô hộ gia đình, diện tích ao nuôi trung bình từ

500 m2 – 2.000 m2 Đối tượng nuôi chủ yếu là các loại cá truyền thống như: cáTrắm cỏ, Trê lai, Mè, Chép, Rô phi, Trôi, … nuôi theo phương thức quảng canhcải tiến, còn rất ít những mô hình nuôi thâm canh năng suất cao, do vậy chưa tạo

ra được sản phẩm ở quy mô sản xuất hàng hoá Hiện nay một số đối tượng cógiá trị kinh tế cao đã được đưa vào nuôi như Ba Ba, tôm Càng xanh, cá Chình,

cá Điêu hồng, cá Chim trắng… với các loại hình nuôi như: Nuôi chuyên canh,nuôi ghép nhiều đối tượng, mô hình VAC, VACR (vườn cây kết hợp ao nuôi cá,chuồng heo và ruộng lúa), mô hình Cá - Heo, mô hình nuôi luân canh Cá – Lúa

Biểu 9: Diện tích - Sản lượng nuôi nước ngọt giai đoạn 2006 - 2012

* Nguồn: Chi cục Nuôi trồng thủy sản Ninh Thuận

Hầu hết các hộ nuôi cá đều thu hoạch có lãi Tuy nhiên do đầu ra không ổnđịnh, thị trường tiêu thụ chỉ trong tỉnh nên các hộ dân không dám mạnh dạn đầu

tư mở rộng sản xuất

Trang 29

Một số mô hình nuôi thâm canh đối tượng mới đang được thử nghiệm nhưnuôi cá Chình ở Ninh Sơn, cá Lăng Nha ở Bác Ái, cá Lóc Bông ở Ninh Phước,

cá Bống Tượng ở Phan Rang,…bước đầu mang lại kết quả khả quan Các môhình đều áp dụng quy trình nuôi đảm bảo không làm suy thoái, huỷ hoại môitrường sinh thái và mang tính bền vững, an toàn và ổn định

Hạn chế lớn nhất trong việc phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt củatỉnh đó là không chủ động về nguồn nước, phải phụ thuộc vào nguồn nước từcác hồ chứa, đập thủy điện trên thượng nguồn trong khi đó nguồn nước này chủyếu chỉ được điều tiết phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

4 Hiện trạng sản xuất giống thuỷ sản

Trong những năm qua nghề sản xuất giống thủy sản ở Ninh Thuận khôngngừng phát triển cả về quy mô diện tích, số lượng và chất lượng Hiện nay trênđịa bàn tỉnh có hơn 372 cơ sở với 1.400 trại sản xuất giống thủy sản với côngsuất trên 100.000 m3 bể ương, hàng năm sản xuất 10 - 15 tỷ con tôm giống (chủyếu là giống tôm Sú và tôm thẻ chân trắng), đáp ứng khoảng 25 % nhu cầu tômgiống của cả nước Tôm giống Ninh Thuận đã trở thành thương hiệu nổi tiếng,được khẳng định về chất lượng đối với thị trường cả nước

4.1.Hiện trạng quy hoạch và cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất giống thủy sản tập trung:

4.1.1 Khu sản xuất giống thủy sản tập trung An Hải, Ninh Phước:

Với tổng diện tích 125 ha là khu quy hoạch sản xuất giống tập trung lớnnhất của tỉnh, được Nhà nước đầu tư khá đồng bộ về cơ sở hạ tầng Hiện nay tạikhu vực này đã thu hút hơn 100 cơ sở sản xuất giống tập trung với quy mô lớn,trong đó có những tập đoàn, công ty sản xuất giống thủy sản lớn như Công tyTNHH sản xuất giống thuỷ sản Minh Phú, Công ty cổ phần chăn nuôi C.P ViệtNam, Công ty TNHH Uni-President Việt Nam, Công ty TNHH sản xuất giốngGrobest & Imei Việt Nam, Công ty Việt Úc,… Sản lượng giống tối đa của vùngsản xuất giống thuỷ sản này có thể đạt 10 – 12 tỷ con giống/ năm (chiếm 35 – 40

% lượng giống của tỉnh) Hiện nay vùng sản xuất giống tập trung An Hải đượcđánh giá là một trong những khu quy hoạch mang lại hiệu quả không nhữngtrong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư, mà còn hiệu quả trong việc thu hút công nghệtiên tiến của nước ngoài và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuấtgiống, góp phần tạo ra con giống chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu nuôithương phẩm trong cả nước

Khó khăn hiện nay của khu sản xuất giống thủy sản tập trung An Hải đó là

do không có nguồn kinh phí để duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nên qua quá trình sửdụng khai thác đến nay một số hạng mục công trình như hệ thống thoát nước,

Trang 30

các bể chứa nước thải,… có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng; chưa có hệ thống cấpnước ngọt phục vụ sản xuất.

4.1.2 Khu sản xuất giống thủy sản tập trung Nhơn Hải, Ninh Hải:

Đây là khu vực sản xuất giống thủy sản tập trung lớn thứ hai của tỉnh, kéodài từ thôn Khánh Nhơn thuộc xã Nhơn Hải đến thôn Mỹ Hiệp thuộc xã ThanhHải với tổng diện tích khoảng 158 ha (hiện dự án điều chỉnh xuống còn 100ha).Mặc dù tập trung hơn 60 % số cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnhnhưng về năng lực sản xuất thực tế chỉ chiếm khoảng 40 % sản lượng giốngthủy sản của cả tỉnh

Đặc điểm của khu vực này là chưa được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, chủyếu là kế thừa cơ sở vật chất từ hoạt động sản xuất giống tôm Sú trước đây Đa

số các cơ sở, trại sản xuất xây dựng tương đối nhỏ lẻ, manh mún Việc đầu tưmáy móc trang thiết bị hiện đại, quy trình kỹ thuật tiên tiến còn nhiều hạn chế.Tính ổn định trong sản xuất chưa cao, chủ yếu sản xuất giống thủy sản đáp ứngcho nhu cầu thị trường các tỉnh phía Nam theo thời vụ

4.1.3 Các khu vực khác:

Ngoài hai khu sản xuất giống thủy sản tập trung An Hải và Nhơn Hải, một

số cơ sở sản xuất còn nằm rải rác tại khu vực thôn Khánh Hội, Tri Hải (NinhHải), ven biển Ninh Chữ, xã Cà Ná (Thuận Nam) Đây là các cơ sở phát triển tựphát, hình thành từ những năm 90 của thế kỷ 20 Do không nằm trong vùng quyhoạch sản xuất giống thủy sản tập trung nên không được đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng Hiện nay cơ sở vật chất xuống cấp, lạc hậu, hoạt động sản xuất gặpnhiều khó khăn, hạn chế, hiệu quả thấp

4.2.Hiện trạng sản xuất giống các đối tượng thủy sản:

4.2.1 Sản xuất giống tôm Sú:

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề sản xuất tôm Sú giống ởNinh Thuận được hình thành từ khá lâu, không ngừng phát triển và đạt đượcnhiều thành công to lớn cả về quy mô, số lượng cơ sở và sản lượng tôm giống.Nghề sản xuất tôm Sú giống phát triển mạnh nhất vào giai đoạn 2000 – 2005

Từ năm 2008 có xu hướng giảm do có sự dịch chuyển, thay đổi đối tượng nuôi

từ tôm Sú sang tôm thẻ chân trắng tại các địa phương trong cả nước Đầu năm

2012 toàn tỉnh có khoảng 210 cơ sở sản xuất giống tôm Sú Sau đó do có sựchuyển đổi đối tượng nuôi (từ tôm Sú chuyển sang tôm thẻ chân trắng) ở cáctỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang, nên đến giữa năm rấtnhiều cơ sở đã chuyển đổi sang sản xuất giống tôm thẻ chân trắng để đáp ứngnhu cầu của thị trường miền Nam Kết quả đến cuối năm chỉ còn 50 cơ sở sảnxuất giống tôm Sú Sản lượng trong năm 2012 đạt 4,5 tỷ con postlarvae

Trang 31

Biểu 10: Diễn biến tình hình sản xuất tôm Sú giống từ 2006 - 2012

* Nguồn: Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận

Khu vực sản xuất giống tôm Sú tập trung chủ yếu tại xã Nhơn Hải, NinhHải Mặc dầu khu vực này đã được quy hoạch nhưng chưa được đầu tư cơ sở hạtầng Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ biến đổi gen, ditruyền chọn giống, gia hóa đàn bố mẹ đối với tôm Sú vẫn chưa có được nhữngbước tiến đáng kể Quy trình sản xuất tôm giống chủ yếu vẫn dựa trên các quytrình truyền thống Chưa chủ động tạo ra đàn tôm giống sạch/ kháng bệnh (SPF/SPR) để phục vụ cho nghề nuôi thương phẩm

Nguồn tôm Sú bố mẹ chủ yếu khai thác từ vùng biển Rạch Gốc (Cà Mau).Tôm bố mẹ thường có hệ số thành thục không cao, phần lớn không qua kiểmdịch, không xét nghiệm các bệnh nguy hiểm Hiện nay tại Ninh Thuận có công

ty Moana đã và đang nghiên cứu gia hóa tôm Sú bố mẹ cung cấp cho các cơ sởsản xuất tôm giống bước đầu cho một số kết quả khả quan

4.2.2 Sản xuất giống tôm thẻ chân trắng:

Bắt đầu từ năm 2006 và nhanh chóng phát triển theo yêu cầu của thịtrường Tính đến cuối năm 2012 trên địa bàn tỉnh có khoảng 246 cơ sở sản xuấtgiống tôm thẻ chân trắng, tập trung chủ yếu tại khu sản xuất giống thủy sản AnHải, Ninh Phước và khu sản xuất giống thủy sản Nhơn Hải, Ninh Hải Sản lượngtôm giống đạt khoảng 12 tỷ postlarvae

Biểu 11: Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng giai

* Nguồn: Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận

Phần lớn các cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng là các công ty, doanhnghiệp lớn, chú trọng đầu tư mở rộng quy mô, nâng cấp trang thiết bị hiện đại,quy trình công nghệ tiên tiến nên sản lượng giống tôm thẻ chân trắng tại NinhThuận không ngừng gia tăng và đạt chất lượng cao

Nguồn tôm thẻ chân trắng bố mẹ chủ yếu được nhập khẩu từ Singapore,Thái Lan, Hawaii (Mỹ), Indonesia

Trang 32

Ngoài 2 đối tượng sản xuất chính là giống tôm Sú và giống tôm thẻ chântrắng, thời gian qua Ninh Thuận còn phát triển sản xuất giống một số đối tượngkhác như: ốc Hương, Tu hài, cua biển, ghẹ xanh và một số loài cá biển, đáp ứngnhu cầu đa dạng nghề nuôi trong tỉnh và các địa phương khác trong cả nước.Năm 2012 trên địa bàn tỉnh có khoảng 72 cơ sở sản xuất giống ốc Hương, 03 cơ

sở sản xuất giống Tu Hài, 03 cơ sở sản xuất giống cua và 02 cơ sở cung cấpgiống cá nước ngọt

4.2.3 Sản xuất giống ốc Hương:

Nghề sản xuất giống ốc Hương tại Ninh Thuận được hình thành từ năm

2003 Ban đầu chỉ có 02 đơn vị là công ty Khang Thạnh (Thuận Nam) và cơ sởLong Hải (Ninh Hải) sản xuất giống ốc Hương cung cấp cho nghề nuôi thươngphẩm trong và ngoài tỉnh Những năm tiếp theo, do sự phát triển của nghề nuôi

ốc Hương thương phẩm ở các tỉnh miền Trung đã thúc đẩy hàng chục cơ sở sảnxuất giống tôm Sú nhỏ lẻ, kém hiệu quả chuyển đổi sang sản xuất giống ốcHương Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 70 cơ sở/ 21.792 m3 bể sản xuấtgiống ốc Hương Sản lượng giống ốc Hương năm 2012 đạt 18 triệu con giốngđáp ứng nhu cầu nuôi trong tỉnh và một số tỉnh lân cận

Khó khăn hiện nay của nghề sản xuất giống ốc Hương là thị trường tiêu thụkhông ổn định, ốc nuôi thương phẩm vẫn thường xảy ra dịch bệnh chưa có biệnpháp chữa trị hiệu quả nên việc phát triển, mở rộng quy mô sản xuất còn gặpnhiều khó khăn, hạn chế

4.2.4 Sản xuất giống cá nước ngọt:

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 02 cơ sở cung cấp giống cá nước ngọt Tuynhiên, 02 cơ sở này không trực tiếp sản xuất cá giống mà chủ yếu mua cá hương

từ các tỉnh miền Nam về ương lên cá giống để cung cấp cho các hộ nuôi thươngphẩm trong và ngoài tỉnh Trong năm 2012 cung cấp cho nghề nuôi thươngphẩm được 16 triệu con giống cá nước ngọt các loại

Ngoài các cơ sở sản xuất của các thành phần kinh tế, Trung tâm giống Hảisản cấp I của tỉnh là cơ sở của nhà nước được trung ương đầu tư cơ sở vật chất,máy móc trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, có đầy đủ điều kiện để có thể sản xuấtgiống các đối tượng thủy sản nước mặn, lợ và cả nước ngọt Hiện nay trên địabàn tỉnh chỉ có Trung tâm là đơn vị được giao nhiệm vụ vừa tiếp nhận côngnghệ sản xuất giống mới, vừa sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệcho các cơ sở, đơn vị khác khi có nhu cầu

4.2.5 Hiện trạng nguồn nhân lực:

Đối với lĩnh vực sản xuất giống mà đại diện là giống tôm thẻ chân trắng,kết quả điều tra thống kê cho thấy độ tuổi của người lao động sản xuất tôm

Trang 33

giống trung bình là 33,3 ± 11,6 tuổi (khoảng dao động từ 17 ÷ 55 tuổi), trong đódưới 25 tuổi chiếm 29,5 %; từ 25 ÷ 45 tuổi chiếm 44,6 %, trên 45 tuổi chiếm26,2 % Kết quả điều tra cho thấy lực lượng lao động nghề này sẽ có xu thế pháttriển ổn định trong thời gian đến.

Về trình độ văn hóa: Kết quả điều tra thống kê cho thấy số lao động cótrình độ văn hóa cấp 3, cấp 2 và cấp 1 chiếm tỷ lệ tương ứng là 53,8 %, 31,6 %

và 14,6 % Qua đó có thể thấy nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng thu hútđược một lực lượng lao động có trình độ văn hóa nhất định, có khả năng tiếp thukhoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất

Về trình độ chuyên môn: số lao động không có trình độ chuyên môn chiếm68,4 %, trình độ trung cấp 20,8 %, đại học 10 % và sau đại học 0,8 % Trình độchuyên môn có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất và sự pháttriển ổn định của cơ sở; đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cho các

cơ quan quản lý thủy sản ở địa phương định hướng đào tạo nghề Có thể thấyrằng lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ 68,4 % làkhá cao, đây là một trong những nhân tố hạn chế, kìm hãm sự phát triển Vì vậyviệc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng lao động làrất cần thiết và phải được quan tâm chú trọng

Về kinh nghiệm: số năm kinh nghiệm của kỹ thuật viên và công nhân từ 5

- 15 năm, chiếm tỷ lệ 52,3 % Những người có kinh nghiệm từ 5 - 15 năm đềunằm trong độ tuổi 25 – 40 tuổi, đây cũng là độ tuổi phát huy được sức lao độnghiệu quả nhất Số kỹ thuật viên và công nhân có trên 15 năm kinh nghiệm chiếm2,3 %, đây là lực lượng có bề dày kinh nghiệm sống, có thâm niên nghề nghiệptuy nhiên hạn chế của những người này là tuổi tác và sức khỏe, sự năng động,nhạy bén Nhóm người này thường làm công tác quản lý hay chỉ đạo kỹ thuậtcho các cơ sở sản xuất tôm giống

Biểu 12: Hiện trạng năng lực sản xuất giống thủy sản

Trang 34

STT Huyện Xã Đối tượng Số cơ sở Công suất (m 3 )

* Nguồn: Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận.

4.3.Hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả kinh tế được thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận thu được sau mỗi đợtsản xuất Đối với sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, tỉ suất lợi nhuận trung bìnhcủa các cơ sở đạt được là 17,0 ± 2,1% (khoảng dao động 15 ÷ 20%); cao nhất ởđịa bàn Ninh Phước 18,3 ± 1,6 % và thấp nhất là Ninh Hải 16,3 ± 2,1 % Hiệuquả sản xuất của các cơ sở có quy mô khác nhau thì sẽ khác nhau, phụ thuộc vàoquy mô đầu tư, quy trình công nghệ Với những cơ sở nhỏ, sử dụng công nghệđơn giản, tốn ít nhân công sẽ giảm đáng kể chi phí đầu vào, tuy nhiên sản lượngtrung bình/ năm không cao Ngược lại, với những công ty lớn sử dụng côngnghệ hiện đại, quy trình tiên tiến thì cần nhiều nhân công, chi phí vận hành cácthiết bị công nghệ cao Mặc dù tỷ suất lợi nhuận của mỗi đợt sản xuất không caonhưng do quy mô lớn, tổng sản lượng hàng năm rất cao (khoảng 1 - 2 tỷpostlarvae/ năm) nên lợi nhuận thu được của những công ty này là rất lớn

Có thể thấy rằng sản xuất giống tôm thẻ chân trắng là nghề mang lại lợinhuận cao, tuy nhiên sản xuất giống tôm thẻ chân trắng đòi hỏi vốn đầu tư lớn,rủi ro cao, yêu cầu về kinh nghiệm sản xuất và trình độ chuyên môn phù hợp, dovậy đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để phát triển ổn định đây là một thách thứclớn

Đối với sản xuất giống các đối tượng thủy sản khác như ốc Hương, Tu hài,cua, cá nước ngọt,… Do đầu ra không ổn định, nhu cầu con giống thấp nên khó

mở rộng quy mô sản xuất

Trang 35

II DỊCH VỤ CHO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1 Xét nghiệm giống thủy sản

- Nhằm nâng cao chất lượng giống cung cấp cho người nuôi, ngành Nôngnghiệp thực hiện chương trình kiểm dịch toàn bộ giống sản xuất trong tỉnh trướckhi xuất bán cho người nuôi và giống di nhập từ tỉnh ngoài vào

- Để giúp cho người sản xuất kiểm tra một số chỉ tiêu chất lượng con giốngtrước khi đưa vào nuôi thương phẩm, hiện nay toàn tỉnh có 04 phòng xét nghiệmcủa Chi cục Thú y (01 phòng), Chi cục Nuôi trồng thủy sản (01 phòng), Trungtâm khuyến nông - khuyến ngư (01 phòng) và Trung tâm giống hải sản cấp I (01phòng) Các phòng xét nghiệm được đầu tư máy móc, trang thiết bị (ở các mức

độ khác nhau) để có thể kiểm tra một số loại bệnh virus MBV, WSSV, YHV,IHHNV, HPV, IMNV, TSV, vi khuẩn, một số yếu tố môi trường (như Oxy, pH,

độ mặn Các phòng xét nghiệm chưa đủ năng lực để kiểm tra tất cả các yếu tốvật lý, hóa học vụ phục sản xuất giống thủy sản nói riêng và nuôi trồng thủy sảnnói chung

2 Dịch vụ cung cấp thức ăn, trang thiết bị và thuốc dùng trong NTTS:

Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện có khoảng 40 cơ sở kinh doanh thức ăn,thuốc thú y thủy sản với hàng trăm loại thức ăn, chế phẩm sinh học Phần lớnthuốc, thức ăn thủy sản tiêu thụ tại địa phương đều được nhập từ ngoài tỉnh (chủyếu từ Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai) qua hệ thống phân phối làcác đại lý thuốc, thức ăn thủy sản

- Về thức ăn công nghiệp: Hiện nay đã có trên 10 hãng sản xuất thức ăncông nghiệp cho nuôi thuỷ sản có đại lý cấp I tại Ninh Thuận Mạng lưới đại lýcấp II, III đã phủ kín hầu khắp các vùng nuôi tập trung như huyện Ninh Hải,huyện Ninh Phước và TP Phan Rang Về cơ bản các cơ sở này đã đáp ứng khátốt nhu cầu của người nuôi về số lượng và sự đa dạng của hàng hóa

- Về các mặt khác:

+ Thuốc chữa bệnh: Có nhiều đại lý, nhiều chủng loại, đa dạng về cách sửdụng Một mặt rất tích cực cho phòng chữa bệnh nhưng cũng tạo ra nguy cơ caocho công tác kiểm tra kiểm soát các chất cấm sử dụng đặc biệt là dư lượngkháng sinh

+ Các thiết bị: Có nhiều đại lý, nhiều chủng loại thiết bị từ sản xuất trongnước đến nhập khẩu giá cả cạnh tranh, chất lượng đảm bảo đáp ứng nhu cầu củangười sản xuất

- Về chất lượng thì hàng năm, Chi cục NTTS đều tiến hành các đợt thu mẫuthức ăn và mẫu chế phẩm sinh học để kiểm tra chất lượng giúp người nuôi tômyên tâm sử dụng thức ăn và các chế phẩm sinh học Tuy nhiên hoạt động sản

Trang 36

xuất kinh doanh diễn ra rất phức tạp, kết quả kiểm tra cho thấy trên 50% các sảnphẩm được thu mẫu có chất lượng thấp hơn mức công bố do vậy một số thuốc,hóa chất, thức ăn không đạt tiêu chuẩn vẫn được lưu hành gây thiệt hại khôngnhỏ cho người nuôi.

III HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG KHCN & KHUYẾN NGƯ

1 Hiện trạng áp dụng khoa học và công nghệ

Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận việc áp dụng khoa học và công nghệ tronglĩnh vực nuôi trồng thủy sản được đẩy mạnh, nhất là trong lĩnh vực nuôi tômthương phẩm và sản xuất tôm giống Địa bàn tỉnh Ninh Thuận gần với TrườngĐại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, Viện Hải dươngđây là điều kiện thuận lợi để nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và áp dụngkhoa học kỹ thuật vào sản xuất

1.1.Trong sản xuất giống thủy sản:

- Đối với các cơ sở sản xuất: Khá hạn chế, chỉ một số cơ sở lớn có đầu tưkhoa học kỹ thuật tốt như nguồn tôm bố mẹ, bố trí sản xuất theo hướng an toànsinh học, có hệ thống xử lý nước thải… vì vậy đã nâng cao được năng suất vàgiống làm ra bảo đảm chất lượng theo yêu cầu người nuôi

- Đối với Nhà nước: Hiện nay đã có Trung tâm giống Hải sản cấp I là đơn

vị thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuậttrong lĩnh vực sản xuất giống trên địa bàn tỉnh, với cơ sở sản xuất được đầu tưquy mô và hiện đại, trong một vài năm đến, Trung tâm giống Hải sản cấp I sẽ làcầu nối giúp cho các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh tiếp nhận được cáctiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

1.2.Trong nuôi thương phẩm

Nhìn chung hiện nay đa số (trên 90 %) người nuôi tôm có hiểu biết khá tốt

về kỹ thuật nuôi tôm, nắm chắc quy trình nuôi từ khâu chuẩn bị ao, cải tạo, đếnchọn giống, cho ăn, chăm sóc, sử dụng chế phẩm sinh học thay cho kháng sinh,hoá chất trong quản lý môi trường ao nuôi vì 90% số diện tích đã chuyển sangnuôi bán thâm canh và thâm canh từ nhiều năm nay

Những năm gần đây, ngành liên tục phổ biến các mô hình nuôi mới, trong

đó tập trung các mô hình nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mô hình nuôi

an toàn sinh học, mô hình nuôi ứng phó với hội chứng tôm chết sớm (EMS).Nhân rộng các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng tiêu chuẩn GAqP,VietGAP, nuôi tôm theo công nghệ Biofloc/ Semi-Biofloc, mô hình nuôi “CPFTurbo Program”,… Ứng dụng các Quy trình kỹ thuật nuôi tôm theo hướng antoàn, bền vững và hiệu quả để sản xuất

Trang 37

Ngành Thủy sản đã ứng dụng một số công nghệ tiên tiến tiến, cũng nhưtrang bị một số thiết bị hiện đại như máy PCR phục vụ cho công tác xét nghiệm,nhằm chẩn đoán phát hiện sớm mầm bệnh nguy hiểm do virút gây ra trên đốitượng nuôi, cũng như giúp đỡ người nuôi trong việc kiểm tra chất lượng tômgiống

Đối với thủy sản nước ngọt, một số hình thức nuôi thâm canh và đối tượngmới đang được thử nghiệm như nuôi cá Chình ở Ninh Sơn, cá Lăng Nha ở Bác

Ái, cá Lóc Bông ở Ninh Phước, cá Bống Tượng ở Phan Rang,… các mô hìnhđều áp dụng quy trình nuôi đảm bảo không làm suy thoái, huỷ hoại môi trườngsinh thái và mang tính bền vững, an toàn và ổn định

Khuyến khích các hộ nuôi sử dụng công nghệ sạch, công nghệ sinh học

2 Công tác khuyến ngư

- Nuôi trồng thủy sản: từ đầu năm ngành luôn triển khai kế hoạch mùa vụ,chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức sản xuất, khuyến cáo mùa vụ, kiểm tra chất lượngcon giống, tập huấn kỹ thuật, quản lý đối tượng nuôi, cung ứng nguồn nước,thực hiện quan trắc môi trường

Tổ chức lại sản xuất theo hướng thành lập các tổ cộng đồng để nâng caohiệu quả trong sản xuất Đồng thời, kiểm tra chất lượng và tư vấn về tôm giốngcho người nuôi tôm

Hàng năm tổ chức cho cán bộ, nông dân tập huấn, hội thảo và tham quanhọc tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất nuôi trồng thủy sản điển hình trongtỉnh

- Sản xuất giống: Kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất giống tôm Súchuyển đổi sang sản xuất giống tôm thẻ theo quy định của pháp luật; Chứngnhận công bố chất lượng cho các cơ sở sản xuất giống; Kiểm tra và cấp chứngnhận vệ sinh thú y cho các cơ sở sản xuất giống thủy sản; Tổ chức kiểm dịchgiống

3 Hiện trạng thông tin phục vụ NTTS:

Thông tin kỹ thuật mà người nuôi thuỷ sản tiếp thu được chủ yếu qua hệthống phát thanh, truyền hình địa phương với khoảng 12 chuyên mục khuyếnngư/ năm, một ít qua sách, báo Một kênh không kém phần quan trọng là quacác lớp tập huấn của Trung tâm Khuyến ngư tỉnh khoảng từ 10 - 15 lớp/ năm.Hoặc các lớp tập huấn, tiếp thị, hội nghị khách hàng của các công ty thuốc vàthức ăn trong và ngoài nước cũng khoảng 10 - 15 lớp/ năm Các thông tin khác

về vay vốn, thị trường, luật pháp trong nuôi trồng thủy sản… do các đơn vị trựcthuộc ngành Thuỷ sản tuyên truyền, phổ biến hoặc phối hợp với ngành Ngânhàng tìm biện pháp giải quyết

Trang 38

IV HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CHẾ BIẾN VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

1 Chế biến thuỷ sản

Trong những năm qua ngành thủy sản đã tập trung xây dựng được vùngnguyên liệu chủ lực cho chế biến xuất khẩu Nhưng nhìn chung về chế biến mànhất là chế biến xuất khẩu không đáp ứng được thực tế sản xuất nguyên liệu tạiđịa phương Nguyên liệu đưa vào chế biến xuất khẩu mới sử dụng được 7-10%tổng nguyên liệu, phần còn lại chế biến sản phẩm tiêu thụ nội địa và cung cấp rangoài tỉnh Khâu bảo quản sau thu hoạch của người sản xuất còn hạn chế, cácnhà máy chế biến chưa gắn chặt với nậu vựa, đại lý thu mua ở các vùng sản xuấtnguyên liệu

Hiện nay toàn tỉnh có 1 Nhà máy chế biến tôm xuất khẩu của Công ty chếbiến thủy sản Thông Thuận với công suất 3.000 tấn thành phẩm/ năm Dự kiếnđến cuối năm 2013 sẽ có thêm 2 nhà máy đi vào hoạt động, nhà máy chế biếntôm xuất khẩu số 2 (Công ty Thông Thuận) với công suất 8.000 tấn thành phẩm/năm và nhà máy chế biến rau câu Sơn Hải (huyện Thuận Bắc) với quy mô 6.000tấn rong khô/ năm

2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm

2.1.Sản phẩm giống thủy sản

Nhu cầu giống tôm trong tỉnh hàng năm chỉ chiếm khoảng 10-20% sảnlượng giống sản xuất được, do vậy tôm giống Ninh Thuận chủ yếu (80%) cungcấp cho các tỉnh có nghề nuôi thủy sản phát triển trong cả nước Thị trường tiêuthụ tôm giống của Ninh Thuận khá rộng tùy theo nhu cầu phát triển đối tượngnuôi của từng khu vực Có thể chia ra làm 2 thị trường tiêu thụ chính: Đối vớigiống tôm Sú thị trường tiêu thụ chính là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long,nhu cầu quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 3-7 hàng năm; Đối vớigiống tôm Thẻ chân trắng thị trường tiêu thụ tất cả các tỉnh thành phố ven biểntrên cả nước và có nhu cầu quanh năm

2.2.Sản phẩm nuôi thương phẩm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản là một trong những yếu tố quantrọng quyết định đến mục đích, khả năng đầu tư và quy mô sản xuất thủy sản.Với hiện trạng sản xuất như hiện nay, nuôi tôm thương phẩm là chính, thịtrường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩutrong và ngoài tỉnh

Đối với sản phẩm thủy sản nước ngọt, do không có đầu ra ổn định vì vậysản phẩm chủ yếu là các loại cá truyền thống như mè, trôi, chép,… đây là các

Trang 39

loại sản phẩm có thể tiêu thụ ngay tại địa phương và đầu tư vốn không nhiều Vìvậy đối với sản phẩm thủy sản nước ngọt tạo ra một thị trường tiêu thụ ổn định

là vấn đề khó khăn nhất khi phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt

V HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÙNG NTTS

1 Môi trường nước mặt

Theo báo cáo “Hiện trạng tài nguyên nước tỉnh Ninh Thuận” thực hiện năm

2012 của Ban quản lý dự án CAPAS, chất lượng nước mặt của tỉnh theo cácđiểm quan trắc như sau:

- Tuyến sông Cái Phan Rang:

Chất lượng nước sông Cái trên toàn tuyến sông không bị ô nhiễm do cácchất hữu cơ (BOD5) Chủ yếu bị ô nhiễm do sắt tại hầu hết các điểm quan trắc

và vi sinh

- Tuyến kênh Bắc (nhánh Phan Rang):

Trên toàn tuyến kênh không bị ô nhiễm do các chất hữu cơ (BOD5) Chủyếu bị ô nhiễm do sắt, vi sinh (coliform) tại hầu hết các điểm quan trắc vàamoni, nitrít tại cuối kênh

Nguyên nhân chính là do hoạt động sản xuất nông nghiệp, chất thải sinhhoạt của các khu dân cư sống ven kênh xả thải trực tiếp xuống kênh và ảnhhưởng một phần của nguồn nước sông Cái có nồng độ sắt vượt quy chuẩn

- Tuyến kênh Bắc (nhánh Ninh Hải):

Không bị ô nhiễm do các chất hữu cơ (BOD5) Chủ yếu bị ô nhiễm do kimloại (sắt) và vi sinh (coliform) tại hầu hết các điểm quan trắc

Nguyên nhân chính do chất thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất nôngnghiệp, chăn nuôi của các khu dân cư sống ven sông kênh xả thải trực tiếpxuống kênh làm nồng độ vi sinh trong nước kênh cao và một phần là do ảnhhưởng của nguồn nước sông Cái có nồng độ sắt vượt quy chuẩn

- Tuyến kênh Nam (nhánh Ninh Phước):

Trên toàn tuyến kênh không bị ô nhiễm do các chất hữu cơ (BOD5) Chủyếu bị ô nhiễm do kim loại (sắt) và vi sinh (coliform) tại một số điểm quan trắc Nguyên nhân chính là do chất thải sinh hoạt, hoạt động sản xuất nôngnghiệp, chăn nuôi của các hộ dân sống ven kênh xả thải trực tiếp xuống kênhlàm nồng độ các chất ô nhiễm trong nước kênh tăng và ảnh hưởng một phần củanguồn nước sông Cái có nồng độ sắt vượt quy chuẩn

* Đánh giá chung: về hiện trạng và xu thế chất lượng nước mặt ở cấp độ 0

(Tài nguyên nước trong tình đang được cải thiện)

Trang 40

Ngoài kết quả chất lượng nước mặt theo 22 điểm quan trắc, để đánh giáthêm về chất lượng nguồn nước vùng quy hoạch chúng tôi đã tiến hành lấy bổsung mẫu tại 17 vị trí vào tháng 2/2012, kết quả thu được như sau:

(1) Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản: pH, DO, H2S, BOD5, COD (Xem biểu PL 16)

Một nguồn nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản cần đáp ứng các yêu cầusau :

- Có pH thích hợp và ổn định ( trong khoảng 6,5 – 8,5 QCVN 08 – 2008)

- Đầy đủ ôxy hòa tan ( ≥ 5 mg/L QCVN 08 - 2008)

- Không chứa chất gây ô nhiễm (H2S, BOD, COD nằm trong giới hạn chophép H2S ≤ 0,01mg/L; BOD5 < 15 mg/ L; COD < 30 mg/ L - QCVN 08–2008)Tất cả các thủy vực được khảo sát đều đáp ứng yêu cầu về chất lượng nướcnuôi trồng thủy sản theo các tiêu chí của mục đích sử dụng nước

(2) Các thông số ảnh hưởng đến phát triển và sinh trưởng của động vật thủy sản và năng suất nuôi trồng thủy sản:

* Các thông số ảnh hưởng đến phát triển và sinh trưởng của động vật thủy sản (các ion đa lượng) (Xem biểu PL 17)

K+, Na+, Ca2+, Mg2+là thành phần tự nhiên của nuớc trong các thủy vực,hàm lượng của chúng hiện hữu một cách khách quan tuỳ thuộc vào tính chất vàđặc điếm của các thủy vực Ảnh hưởng đáng kể lên đời sống của động vật thủysản chủ yếu là hai ion Ca2+ và Mg2+ Sự có mặt của hai ion này tuỳ thuộc hàmlượng cụ thể trong môi trường ở các thời điểm khác nhau sẽ ảnh hưởng đến pháttriển phôi và ấu trùng của động vật thủy sản và sinh trưởng của cá – giáp xác -nhuyễn thể nuôi trong ao, đồng thời hạn chế độc tính của một số ion kim loạinặng sẵn có trong ao nuôi

Qua kết quả phân tích, hàm lượng các ion đa lượng tăng theo mức độ mặncủa các thủy vực

* Các thông số liên quan đến năng suất nuôi trồng thủy sản: NH4+, NO2-,

NO3-, PO43-, SiO3- (Xem biểu PL 18)

Các ion NH4+, NO3-, PO43-, SiO3- có mặt trong nước sử dụng cho nuôi trồngthủy sản là các muối dinh dưỡng cần thiết cho thực vật nổi (nguồn thức ăn chođộng nổi) và sau đó cả hai nhóm sinh vật này là thức ăn của động vật thủy sảntrong hệ thống sản xuất Bởi vậy các muối dinh dưỡng có ý nghĩa môi trường

trong nuôi trồng thủy sản là: Góp phần nâng cao năng suất ao nuôi.

Các muối dinh dưỡng có thể chia làm 3 nhóm:

+ Nhóm các ion chứa N: NH4+, NO2-, NO3

Ngày đăng: 27/03/2019, 13:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w