Thứ …. ngày …. tháng … năm …. BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: sinh học 9 ; Thời gian: 45' Trường THCS: …………………………………… ………… Họ tên : …………………………………… …Lớp:…………. Câu I: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. 1. Sự tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật và giao phối gần ở động vật có vai trò gì trong chọn giống? A. Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần (có cặp gen đồng hợp) để đánh giá kiểu gen, loại gen xấu ra khỏi quần thể. B. Không có ý nghĩa gì C. Không đánh giá được kiểu gen 2. Để có những cây gỗ thân thẳng, ít phân cành người ta phải trồng như thế nào? A. Trồng cây nơi quang đảng B. Trồng cạnh bìa rừng, ven tường nhà C. Trồng cây thành rừng có khoảng cách thích hợp. 3. Giun sán sống trong ruột người. Giun sán có mối quan hệ gì với con người? A. Cộng sinh B. Hội sinh C. Nữa ký sinh D. Ký sinh 4. Môi trường có thể bị ô nhiễm do những tác nhân nào? A. Khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt, cháy rừng B. Hoá chất bảo vệ thực vật, chất độc hoá học, kim loại nặng C. Chất phóng xạ, chất thải rắn, vi sinh vật gây bệnh D. Tất cả các ý trên. Câu II: Ghép nối cho đúng (điền A,B,C… vào sau các số 1,2,3 ở ô kết quả ghép nối) Dạng tài nguyên Các tài nguyên Kết quả ghép nối 1. Tài nguyên tái sinh 2. Tài nguyên không tái sinh 3. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu A. Dầu mỏ B. Tài nguyên nước C. Bức xạ mặt trời D. Đất, sinh vật E. Nhiệt trong lòng đất 1. ……… 2. ……… 3. ……… 4. ……… Câu III: Khoanh tròn vào các chữ cái đầu các câu mà em cho là đúng A. Săn bắt chim thú theo thú vui của mỗi người B. Trồng cây phủ xanh trồi trọc. C. Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn D. Vứt rác xuống sông, hồ, đường phố, ruộng đồng, rừng, biển. E. Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý. G. Không nên để cóc, nhái sống trong vườn nhà cần đập vứt đi. Câu IV: Vì sao trẻ sinh ra ở vùng không nhiểm phóng xạ nhưng củng có thể bị mắc bệnh do phóng xạ khi uống sữa bò? Câu V: Rừng đầu nguồn bị chặt phá sẽ gây hậu quả gì cho vùng hạ nguồn vào mùa mưa và mùa khô? Câu VI: Sự bùng nổ dân số gây hậu quả gì cho môi trường và các loài sinh vật? Câu VII: Vì sao cần thiết phải ban hành luật bảo vệ môi trường? Điểm MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Sinh học 9 Nhận thức nội dung Biết Hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chương VI 1 1 0,5đ 0,5đ Chương I (Phần II) 1 1 2 0,5đ 0,5đ 1đ Chương II (Phần II) 1 1 1đ 1đ Chương III (Phần II) 1 1 1 2 1 0,5đ 1,5đ 1đ 2đ 1đ Chương IV (Phần II) 1 1 1 1 2 1,5đ 1,5đ 2đ 1,5đ 3đ Tổng điểm 5đ 5đ ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Sinh học 9 Câu I: (2đ) Mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm Câu đúng: 1 A ; 2 C ; 3 D ; 4 D Câu II: (1,5đ) Mỗi câu ghép đúng được 0,5 điểm Ghép đúng: 1) B ,D 2) A 3) C, E Câu III: (1,5đ) Mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm, mỗi câu khoanh sai trừ 0,5đ ( không lấy điểm của câu khác để trừ). Câu đúng: B, C, E Câu IV: (1đ) vì: Cỏ nhiễm phóng xạ - > bò ăn cỏ nhiễm phóng xạ -> sữa bò nhiễm phóng xạ -> người uống sữa bò nhiễm phóng xạ. Câu V: (2đ) Gây lũ quét vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. Vì không còn rừng để giữ và điều hoà lượng nước mưa nữa. Câu VI: (1đ) Gây ô nhiễm môi trường; nhiều loài sinh vật bị giảm số lượng nhanh, có nguy cơ bị tuyệt diệt. Câu VII: (1đ) Luật bảo vệ môi trường nhằm điều chỉnh hành vi của cả xã hội để ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên. Điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lý phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của mỗi quốc gia. . người? A. Cộng sinh B. Hội sinh C. Nữa ký sinh D. Ký sinh 4. Môi trường có thể bị ô nhiễm do những tác nhân nào? A. Khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt,. Tài nguyên tái sinh 2. Tài nguyên không tái sinh 3. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu A. Dầu mỏ B. Tài nguyên nước C. Bức xạ mặt trời D. Đất, sinh vật E. Nhiệt