1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất mô hình chè hữu cơ tại xã hóa thượng huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

93 165 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯ Ờ NG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ NAM

T ê n đ ề t à i :

“NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH

SẢN XUẤT CHÈ HỮU CƠ CỦA CÔNG TY NTEA THUỘC XÃHÓA THƯỢNG - HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Khuyến Nông Khoa : Kinh tế và PTNTKhóa học : 2014-2018

THÁI NGUYÊN – 2018

Trang 2

TRƯ Ờ NG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ NAM

T ê n đ ề t à i :

“NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH

SẢN XUẤT CHÈ HỮU CƠ CỦA CÔNG TY NTEA THUỘC XÃHÓA THƯỢNG - HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quyChuyên nghành : Khuyến NôngLớp : K46 – Khuyến nôngKhoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2014-2018

Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Hữu Thọ

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi Các số liệu, kếtquả trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bấtkỳ công trình nào.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luânvăn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõnguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng năm 2018

Tác giả khóa luậnNguyễn Thị Nam

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứulý luận và tích luỹ kinh nghiệm thực tế của tác giả Những kiến thức mà thầycô giáo truyền thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốtquá trình thực hiện khóa luận này.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối vớiTS Nguyễn Hữu Thọ - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thànhkhóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Kinhtế và Phát triển Nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúpđỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.

Có được kết quả này, tôi không thể không nói đến công lao và sự giúpđỡ của Uỷ ban Nhân dân huyện Đồng Hỷ, các phòng ban chức năng vànhững người đã cung cấp số liệu, tư liệu khách quan, chính xác giúp đỡ tôiđưa ra những phân tích đúng đắn.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đìnhđã giúp đỡ tôi lúc khó khăn, vất vả để hoàn thành khóa luận Tôi xin chânthành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợivà đóng góp những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành khóa luận này.

Thái Nguyên,tháng 05năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Nam

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vậtDL : Du lịch SX: Sản xuất HTX : Hợp tác xã

VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩmUBND : Uỷ ban nhân dân

HQKT : Hiệu quả kinh tế

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới và một số nước

trồng chè chính năm 2014 23

Bảng 2.2: Tiêu chuẩn hàm lượng đồng và chì trong chè 26

Bảng 2.3: Tiêu chuẩn hàm lượng kim loại nặng trong đất 26

Bảng 2.4: Hàm lượng tồn dư thuốc trong chè 27

Bảng 4.1 Tình hình biến động dân số và lao động của xã năm 2015 - 2017 48Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất xã Hóa Thượng năm 2015 – 2017 51

Bảng 4.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Hóa Thượng qua 3 năm 2015 2017 55

-Bảng 4.4: Thông tin cơ bản về mô hình chè hữu cơ tại công ty cổ phần NTEAThái Nguyên 58

Bảng 4.5: Mức độ đầu tư chi phí cho chè hữu cơ của công ty cổ phần NTEA 59

Bảng 4.6 : Diện tích, năng suất và sản lượng chè của mô hình chè của công typhần NTEA 60

Bảng 4.7 Kết quả sản xuất chè bình quân 1 sào chè / 1 năm của mô hình chèhữu cơ của công ty NTEA 61

Bảng 4.8: Các loại chè hữu cơ năm 2017 của Công ty cổ phần NTEA 62

Bảng 4.9: Sản lượng chè tiêu thụ của nhà máy trong năm 2017 64

Bảng 4.10: Tình hình sản xuất chè truyền thống và chè hữu cơ tại xã năm2017 65

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Giá trị sản xuất và tăng trưởng giá trị sản xuất huyện Đồng Hỷ, tỉnhThái Nguyên giai đoạn 2015-2017 49Hình 4.2 Tỷ trọng cơ cấu kinh tế Huyện Đồng Hỷ năm 2015 và năm 2017 49

Trang 8

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3.Ý nghĩa của đề tài 3

Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5

2.1 Cơ sở lý luận về cây chè 5

2.1.1 Lịch sử phát triển cây chè tại Việt Nam 5

2.1.2 Một số khái niệm liên quan 7

2.1.3 Doanh nghiệp nông nghiệp 9

2.1.4.Hiệu quả kinh tế 13

2.1.5 Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế của cây chè hữu cơ 21

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀPHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 40

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 40

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 40

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 40

3.2 Nội dung nghiên cứu 40

3.3 Phương pháp nghiên cứu 41

3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 41

Trang 9

3.3.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 42

3.4 Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong khóa luận 42

3.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế hàng năm 42

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44

4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 44

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 44

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 46

4.1.3 Thực trạng tổ chức kinh tế và tổ chức sản xuất 53

4.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh 54

4.2 Thực trạng sản xuất chè tại công ty cổ phần NTEA thuộc xã Hóa Thượnghuyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 56

4.2.1 Tình hình chung về sản xuất chè tại công ty cổ phần NTEA 56

4.2.2 Tình hình cơ cấu tổ chức, nhân sự của Công ty 57

4.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế cây chè của mô hình sản xuất chè hữu cơ tại công ty cổ phần NTEA xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 58

4.2.4 Chi phí sản xuất chè hữu cơ của mô hình 59

4.2.5 Tình hình sản xuất của mô hình chè hữu cơ 60

4.2.6 Các loại chè hữu cơ của mô hình chè hữu cơ của công ty cổ phầnNTEA 62

4.2.7 Thị trường đầu ra của nhà nhà máy 64

4.2.8 Tình hình sản xuất chè của chè hữu cơ và chè truyền thống 65

4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè hữu cơ tại xã HoáThượng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 66

4.3.1 Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế cây chè hữu cơ tại xã Hoá Thượnghuyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 66

4.3.2 Quan điểm 68

4.3.3 Định hướng 69

Trang 10

4.3.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây chè hữu cơ 71

Trang 11

Phần 1MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Chương trình Nông nghiệp, nông thôn, nhằm nâng cao đời sống củanông dân là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định chính trị, xã hội,phát triển hài hòa và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng và Nhànước ta đã có nhiều chủ trường, chính sách lớn về nông nghiệp, nông dân,nông thôn Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) ban hành nghị quyết “về nôngnghiệp, nông dân, nông thôn” đã đưa ra những cơ sở khoa học và thực tiễn đểphát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vậtnuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường Nhờ vậy sau 7 năm thực hiện nghị quyết,cơ cấu kinh tế của ngành nông nghiệp nước ta có sự thay đổi rõ nét, sản phẩmsản xuất ra ngày càng nhiều và hoàn thiện hơn, đáp ứng đủ về số lượng và chấtlượng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Cây chè và trồng chè đã gắn bó với lịch sử lâu đời của người ViệtNam Ngày nay, người ta coi trà là một thức uống tao nhã và mang nét vănhóa cộng đồng cao Uống trà cũng là một một nhu cầu, đã trở thành thói quencủa nhiều người Chè có tác dụng chữa lành bệnh, bảo vệ và tăng cường sứckhỏe, kéo dài tuổi thọ, tang hiệu quả lao động cho con người Đặc biệt chècòn là loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao.

Trong những năm qua, cây chè đã khẳng định vị trí quan trọngtrong phát triển kinh tế của Việt Nam Chè không những là mặt hàng xuấtkhẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước mà cònlà loại cây trồng mang lại thu nhập ổn định cho người sản xuất chè.

Chè (trà) là thức uống ngày càng được ưa chuộng trên thế giới vì cácgiá trị dinh dưỡng có trong thành phần của búp chè (như là amino acid,

Trang 12

vitamin, alkaloid và polysaccharide…) được nghiên cứu là có lợi cho sứckhỏe Trà còn được coi là thực phẩm chức năng có tác dụng giảm cholesterol,chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư, hỗ trợ giảm cân…

Được thiên nhiên ưa đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên được biếtđến là vùng trồng chè trọng điểm của Miền Bắc Toàn tỉnh hiện có 19.100 hachè, trong đó gần 17.300 ha chè trong giai đoạn kinh doanh, đứng thứ 2 trêncả nước, với 29 doanh nghiệp, 30 HTX, 50 làng nghề và hàng trăm tổ hợp tácsản xuất, chế biến, tiêu thụ chè với trên 60 ngàn hộ nông dân trồng chè ChèThái Nguyên được tiêu thụ cả thị trường trong nước và nước ngoài Trong đóthị trường nội địa chiếm 70%với sản phẩm là chè xanh, chè xanh đặc sản.

Cây chè được tỉnh Thái Nguyên xác định là cây trồng chủ lực, có lợithế trong nền kinh tế thị trường Thu nhập từ cây chè cao hơn cây trồng khác,do đó được coi là cây xóa đói giảm nghèo thậm chí còn là cây làm giàu củangười nông dân ở một số địa phương của tỉnh.

Xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên có diện tích13,66 km², đất trông chủ yếu là nông, lâm nghiệp Hóa Thượng là địaphương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây chè Tuy nhiên diệntích chè kinh doanh được trồng từ những năm 60 - 70 và có một số giốngchè chất lượng cao nhưng mật độ không đồng đều, chất lượng chưacao,người dân cũng chưa chú trọng đến việc thu hái, tạo sản phẩm chè đểtăng thu nhập.Hiệu quả từ cây chè đã khẳng định hướng đi đúng trongchuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa sản xuất hàng hóa nông - lâm nghiệp lênmột bước mới Đặc biệt, cây chè không chỉ giúp phủ xanh đất trống đồi núitrọc, phòng chống thiên tai mà còn đóng vai trò quan trọng trong chươngtrình xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho các hộ dân ở các xã đặcbiệt khó khăn của xã Hóa Thượng Tuy nhiên, việc sản xuất gặp nhiều khókhăn, trong giai đoạn đầu do chưa nắm được quy trình kỹ thuật nên tỷ lệ

Trang 13

cây bị chết sau khi trồng còn cao, do đó người dân không mặn mà với việctrồng chè Sự hợp tác tổ chức sản xuất còn lỏng lẻo, công tác quảng bá thươnghiệu chưa được quan tâm thỏa đáng, người dân còn chưa thấy hết hiệu quảkinh tế của cây chè Xuất phát từ thực tiễn nói trên tôi đã lựa chọn đề tài

“Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất mô hình chè hữu cơ tại xã HóaThượng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên" để nghiên cứu với hy vọng góp

phần vào việc thực hiện thành công đề án Tái cơ cấu nông nghiệp.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu tổng quát

Đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất chè hữu cơ tại xãHóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên nhằm hướng tới một nềnnông nghiệp an toàn và bảo vệ môi trường

1.3.Ý nghĩa của đề tài

*Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học và học tập

- Đề tài là thông tin cơ sở về đặc điểm hiệu quả thu được từ trồng chètrên địa bàn.

- Khóa luận nghiên cứu thành công sẽ là công trình khoa học dùng đểtham khảo cho lãnh đạo huyện, các sở, ban ngành thuộc tỉnh trong công tácphát triển cây chè nhằm xóa đói giảm nghèo tại địa phương

- Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại kiến thức cơ bản và những

Trang 14

kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà trường , đồngthời tạo điều kiên cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ngoàithực tế.

- Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tậpnghiên cứu của sinh viên Nâng cao tinh thần học hỏi , sáng tạo và khả năngvận dụng kiến thức vào tổng hợp , phân tích , đánh giá tình hình và địnhhướng ý tưởng điều kiện thực tế.

- Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hôi được thực tế vậndụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và làm bàn đạp choviệc xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này.

*Ý nghĩa thực tiễn.

-Từ kết quả nghiên cứu của bản thân , kết hợp những kinh nghiệm,

những kiến thức đã được học tập,sẽ góp phần vào báo cáo nghiên cứuhiệu quả kinh tế mô hình chè hữu cơ.

- So sánh được sự phát triển và hiệu quả kinh tế của cây chè hữu cơvới chè thường trên mô hình sản xuất chè tại xã Hóa Thượng.Thông quaviệc sử dụng các phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu về hiệu quả kinhtế cây chè để minh họa về những kết quả đạt được cũng như hạn chế của hoạtđộng phát triển cây chè hữu cơ tại xã Hóa Thượng.

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây chè hữucơ, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế câychè với mục tiêu đưa cây chè hữu cơ vào công tác tái cơ cấu nông nghiệp,ngoài ra đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững tại địa phương

Trang 15

Phần 2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU2.1 Cơ sở lý luận về cây chè.

2.1.1 Lịch sử phát triển cây chè tại Việt Nam

2.1.1.1 Về nguồn gốc cây Chè Việt Nam

Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng: câychè vườn hộ gia đình vùng châu thổ Sông Hồng và cây chè rừng ở miền núiphía bắc Cây chè Suối Giàng trong sách "Vân Đài loại ngữ" có ghi trong mụcIX, Phẩm vật như sau: " Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, Am Giớivà Am Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hoá, mọc xanh um đầy rừng, thổnhân hái lá chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khô đem nấu nướcuống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát, ngủ ngon Hoa và nhịchè càng tốt, có hương thơm tự nhiên " Năm 1882, các nhà thám hiểm Phápđã khảo sát về sản xuất và buôn bán chè giữa sông Đà và sông Mê Kông ởmiền núi phía Bắc Việt Nam, từ Hà Nội ngược lên cao nguyên Mộc Châu,qua Lai Châu; đến tận Ipang, vùng Xípxoongpảnnả (Vân Nam), nơi có nhữngcây chè đại cổ thụ “Hàng ngày, những đoàn thồ lớn 100-200 con lừa chất đầymuối và gạo khi đi và nặng chĩu chè khi về Ipang nổi tiếng về chất lượng chèđạt mức ngự trà cống nộp cho Hoàng đế Trung Hoa Loại chè cao cấp nàykhông bán ngoài thị trường và ai cũng cố giấu lại một phần nhỏ, mặc dù cónguy cơ bị trừng trị nặng nề Tôi đã trông thấy một nắm chè loại này màutrắng ngà, bao gồm những cánh chè rất nhỏ và rất xoăn Vùng đất đai của ĐèoVăn Trị ở Lai Châu, là hàng xóm láng giềng gần gũi của Ipang, vùng Xípxoongpảnnả" Sau những chuyến khảo sát rừng chè cổ ở tỉnh Hà Giang, ViệtNam (1923) và Tây Nam Trung Quốc (1926), các nhà khoa học Pháp và HàLan, đã viết " những rừng chè, bao giờ cũng mọc bên bờ các con sông lớn,

Trang 16

như sông Dương Tử, sông Tsi Kiang ở Trung Quốc, sông Hồng ở Vân Namvà Bắc Kỳ (Việt Nam), sông Mê Kông ở Vân Nam, Thái Lan và ĐôngDương, sông Salouen và Irrawađi ở Vân Nam và Mianma, sông Bramapoutrơở Assam " Năm 1976, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô,sau những nghiên cứu về tiến hoá của cây chè, bằng phân tích chất catésintrong chè mọc hoang dại, ở các vùng chè Tứ Xuyên, Vân Nam Trung Quốc vàcác vùng chè cổ Việt Nam (Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Lạng Sơn, Nghệ An ), đãviết: Cây chè cổ Việt Nam, tổng hợp các catêchin đơn giản nhiều hơn câychè Vân Nam Từ đó, có sơ đồ tiến hoá cây chè thế giới như sau "ChiCamelli → Chè Việt Nam → Chè Vân Nam lá to → Chè Trung Quốc →ChèAssam (Ấn Độ)" [12].

Tóm lại, đến nay các nhà khoa học thế giới đã xác nhận: Cây chè xuấthiện đầu tiên từ một vùng sinh thái hình cái quạt, giữa các ngọn đồi Naga,Manipuri và Lushai, dọc theo đường biên giới giữa Assam và Mianma ở phíaTây, ngang qua Trung Quốc ở phía Đông, và theo hướng Nam chạy qua cácngọn đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, trục Tây Đông từ kinh độ950 đến 1200 Đông, trục Bắc Nam từ vĩ độ 290 đến 110 Bắc.

2.1.1.2 Sự phát triển của cây Chè Việt Nam

Thời kỳ trước năm 1882: Từ xa xưa, người Việt Nam trồng chè dưới 2loại hình: Chè vườn hộ gia đình uống lá chè tươi, tại vùng chè đồng bằngsông Hồng ở Hà Đông, chè đồi ở Nghệ An Chè rừng vùng núi, uống chèmạn, lên men một nửa, như vùng Hà Giang, Bắc Hà

Thời kỳ 1882-1945: Ngoài 2 loại chè trên, xuất hiện mới 2 loại chècông nghiệp; chè đen công nghệ truyền thống OTD và chè xanh sao chảoTrung Quốc Bắt đầu phát triển những đồn điền chè lớn tư bản Pháp với thiếtbị công nghệ hiện đại Người dân Việt Nam, sản xuất chè xanh tại hộ gia đìnhvà tiểu doanh điền Chè đen xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, chè xanh sang

Trang 17

thị trường Bắc Phi là chủ yếu Diện tích chè cả nước là 13305 ha, sản lượng6.000 tấn chè khô/năm.

Thời kỳ độc lập (1945- nay): Sau năm 1954, Nhà nước xây dựng cácNông trường quốc doanh và Hợp tác xã nông nghiệp trồng chè; chè đen OTDxuất khẩu sang Liên Xô - Đông Âu, và chè xanh xuất khẩu sang TrungQuốc.Đến hết năm 2015, tổng diện tích chè là 108.000 ha, trong đó có 87.000ha chè kinh doanh Tổng số lượng chè sản xuất 1924.5 nghìn tấn, trong đóxuất khẩu 329.7 nghìn tấn.

2.1.1.3 Các vùng chè Việt Nam

Việt Nam nằm trong vùng gió mùa Đông Nam Á, cái nôi của cây chè.Khí hậu đất đai rất thích hợp với sinh trưởng cây chè Lượng nước mưa dồidào 1700-2000mm/năm, nhiệt độ 21-22,60C, ẩm độ không khí 80-85% Đấtđai trồngchè gồm 2 loại phiến thạch sét và bazan màu mỡ Chè trồng ở vĩtuyến B 11.5-22.50, chia thành 3 vùng: vùng thấp dưới 300m, vùng giữa 300-600m, vùng cao 600 đến trên 1000m, nên chất lượng chè rất tốt.

Giống chè bản địa gồm 2 giống Trung du và Shan, làm được chè xanhvà chè đen; đặc biệt giống chè Shan miền núi có búp nhiều lông tuyết trắng,được thị trường quốc tế rất ưa chuộng Ngoài ra, còn những giống chè tốt làmchè đen, chè xanh, chè ô long, nhập nội của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,Ấn Độ và Srilanka, Inđônêxia.

2.1.2 Một số khái niệm liên quan

2.1.2.1 Khái niệm chè hữu cơ

Chè hữu cơ là loại chè đã được canh tác theo quy trình nông nghiệp hữucơ Quy trình này không sử dụng các chất hóa học như phân hóa học, thuốc

trừ sâu hay thuốc trừ cỏ Nông dân sử dụng các chất thải tự nhiên ví dụ như

phân ủ để tạo chất màu cho đất và dùng các phương pháp tự nhiên để kiểmsoát sâu bệnh và cỏ dại.

Trang 18

Nông nghiệp hữu cơ làm cho đất màu mỡ và giàu chất đạm, giữ gìn cáckhoáng chất trong đất nhằm bảo vệ chất lượng nước cũng như môi trường tựnhiên Điểm quan trọng nhất là quy trình nông nghiệp này là làm cân bằng hệsinh thái tự nhiên.

Chè Xanh, chè Đen, chè Ô long.Tất cả các loại chè đều được chế biến từlá và búp của cây Camellia Loại cây này có thể cao đến 10m, nhưng ngườitrồng chè thường giữ chúng ở độ cao 1m bằng cách cắt tỉa thường xuyên Câychè có 2 loại chính: sinensis và asamica Những búp chè xanh là lá non đượcchế biến thành chè khô Chè xanh hay chè đen là do cách chế biến khác nhau.Chè xanh là loại chè có công thức chế biến đơn giản hơn Để chế biến chèXanh, người ta hấp hoặc sấy qua ngay sau khi hái về nhằm tránh không chocác búp chè bị oxy hóa, khoogn bị hấp thu oxy vì vậy sẽ ít chát hơn Sau đó láchè tiếp tục được sấy khô để cho chúng cuộn vào và tạo thành các búp chèkhô như ta thường thấy cũng như để tạo mùi thơm và hương vị đặc trưng củachè xanh.

Để chế biến chè Đen, trước tiên người ta phải sấy cho chè héo cònkhoảng 1/3 trọng lượng tươi ban đầu Sau đó các lá chè được cuộn lại the mộtkỹ thuật nhằm để các chất hóa học bên trong phản ứng với nhau và bắt đầulên men Trong giai đoạn này, chất polyphenols có trong lá chè có tác độngcủa không khí bắt đầu làm cho lá xanh chuyển sang màu nâu đỏ Đến cuốicông đoạn này, người ta mới sấy khô chè và đóng gói.

Chè Ô long, xét về quy trình chế biến là loại chè ở giữa chè Xanh và chèĐen Để làm chè Ô long, các lá chè sau khi hái về sẽ được sấy khô trongkhoảng 1 giờ Sau đó tiếp tục sao sấy cho đến khi mép lá chè có màu đỏ Việcsao sấy sau đó sẽ được tiếp tục nhằm tránh cho lá chè không bị lên men nữa.

Trang 19

*Sự khác nhau giữa chè hữu cơ và chè thông thường

Người trồng chè hữu cơ không sử dụng bất kỳ một loại phân hóa họchay thuốc trừ sâu nào cả Thay vào đó họ dựa vào phân ủ và các loại phân hữucơ khác nhằm tăng độ phì nhiêu cho đất vườn chè Để kiểm soát sâu bệnh, họdùng các chất chiết xuất từ cây xanh hoặc dùng tay để bắt sâu hay cắt tỉanhững cành có sâu hại ăn Ngược lại, người trồng chè thông thường sử dụngrất nhiều phân hóa học ví dụ như phân đạm và các loại thuốc kích thích Họcó thể phun thuốc trừ sâu 10-15 lần/năm Nếu nương chè hữu cơ giáp vớinương chè trồng thường thì người trồng chè hữu cơ phải tiến hành các biệnpháp để ngăn không cho các chất hóa học dính bám vào nương chè của họ.Ngoài ra, nương chè hữu cơ phải trải qua quy trình kiểm định và chứng nhậnhữu cơ của một tổ chức cấp giấy chứng nhận độc lập Chè chỉ được chứng

nhận là chè hữu cơ sau khi đã trồng theo quy trình hữu cơ ít nhất là 18 tháng.

Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất nhằm duy trì độ phì nhiêu củađất, hệ sinh thái, sức khoẻ con người Tỉnh Thái Nguyên đang thực hiệnphương án sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong đó tập trung vào cây chè là câytrồng có thế mạnh của tỉnh.

2.1.3 Doanh nghiệp nông nghiệp.

2.1.3.1 Khái niệm

Doanh nghiệp nông nghiệp là tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinhdoanh chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, với các hoạt động khai thác vậnchuyển, chế biến các loại nông sản, xây dựng cơ bản và thực hiện dịch vụtrong lĩnh vực nông nghiệp [4].

2.1.3.2 Vai trò doanh nghiệp nông nghiệp

Doanh nghiệp trong nông nghiệp có vai trò quan trọng và ngày càng tănglên đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Tuynhiên các diễn đàn hay hội thảo về kinh tế đều nhấn mạnh một thực tế là đa số

Trang 20

các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều thách thức, thậm chí có thể phá sản trướcnguy cơ hội nhập kinh tế quốc tế Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực quảnlý kém công nghệ lạc hâu và chậm thay đổi, sự tồn tại hiện nay phần nào đượcbảo hộ bằng hàng rào thuế khoan Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ NN& PTNT Cao Đức Phát khẳng định: Phát triển sản xuất nông nghiệp đóng vaitrò quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội Nông nghiệp là hậu phươngvững chắc giúp nền kinh tế sớm ra khỏi ảnh hưởng khủng khoảng của kinh tếtoàn cầu thông qua việc tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho số đôngdân cư, và đặc biệt quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới Vìvậy việc phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thuỷ lợi vàthuỷ sản (sau đây viết tắt là doanh nghiệp nông nghiệp) cả về số lượng cũngnhư quy mô hoạt động và tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhsẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập chongười lao động ở các vùng nông thôn, miền núi và miền biển, góp phần vàoviệc xoá đói, giảm nghèo cho đất nước Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê,tính đến 31/12/2009, nước ta có 8.749 doanh nghiệp nông nghiệp đang hoạtđộng sản xuất kinh doanh (chiếm trên 3,5% tổng số doanh nghiệp của tất cảcác ngành kinh tế của cả nước) Những doanh nghiệp ấy đã giúp cho trên380.000 lao động có việc làm, chiếm trên 4% tổng số lao động trong cácdoanh nghiệp của tất cả các ngành kinh tế và bằng 1,6% tổng số lực lượng laođộng trong ngành nông nghiệp Trong khi Việt Nam là một nước nông nghiệpvới 70% dân số sống ở nông thôn, trong đó gần 50% lao động làm việc tronglĩnh vực nông nghiệp thì việc phát triển những doanh nghiệp nông nghiệp cóý nghĩa hết sức quan trọng Thực tế trong những năm qua cho thấy, mỗi năm,bình quân kinh tế nông nghiệp đóng góp trên 20% cho GDP của cả nước.Năm 2011, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,2% so vớinăm 2010, trong đó nông nghiệp tăng 4,78%, lâm nghiệp tăng 5,74%, thuỷ

Trang 21

sản tăng 6,39%, tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt khoảng 3% Tổng kimngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ san năm 2011 đạt gần 25 tỷ USD, tăng 29%so với năm 2010 Cũng trong năm 2011, đã có 4 mặt hàng đạt giá trị kimngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD là: Thuỷ sản 6,1 tỷ; đồ gỗ 4,1 tỷ; gạo 3,7 tỷ;cao su 3,3 tỷ Các mặt hàng khác như: Cafe có kim ngạch xuất khẩu 2,7 tỷUSD và hạt điều có kim ngạch xuất khẩu trên 1,5 tỷ USD Thặng dư thươngmại toàn ngành đạt trên 9,2 tỷ USD, góp phần tích cực vào cán cân thươngmại của cả nước Năm 2011 cũng là năm thắng lợi kép "được mùa, được giá"của ngành do đó nông nghiệp nông thôn tiếp tục phát triển khá toàn diện, đờisống của phần lớn dân cư nông thôn tiếp tục được cải thiện Thành tích nêutrên đã thể hiện sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp nông lâmnghiệp, thuỷ lợi và thuỷ sản của cả nước [7].

2.1.3.3 Các doanh nghiệp nông nghiệp còn nhiều khó khăn

Tuy số lượng doanh nghiệp nông nghiệp là khá lớn, nhưng về thực chất,thực hiện chính sách sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu doanhnghiệp nông nghiệp giữa khu vực quốc doanh và dân doanh đang có sự thayđổi Số lượng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ngày càng giảm, số lượngdoanh nghiệp dân doanh ngày càng tăng Trên 98% số doanh nghiệp nôngnghiệp là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Số lao động bình quân làm việc trongmột doanh nghiệp nông nghiệp là trên 40 người Trên 90% số doanh nghiệpnông nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng, 6,5% số doanh nghiệp có vốn từ 10 đến50 tỷ đồng và trên 1% số doanh nghiệp có mức vốn trên 200 tỷ đồng Vốn sảnxuất kinh doanh tính bình quân cho 1 lao động trong các doanh nghiệp nôngnghiệp là 200 triệu đồng, bằng gần ¼ số vốn bình quân cho 1 lao động trongcác doanh nghiệp của tất cả các ngành kinh tế Thông qua mức đầu tư vốn tạicác doanh nghiệp nông nghiệp cho thấy, quy mô sản xuất của các doanhnghiệp nông nghiệp còn ở mức nhỏ bé so với nhu cầu thực tế và so với doanh

Trang 22

nghiệp các ngành kinh tế khác Quy mô vốn nhỏ sẽ khó khăn trong việc mởrộng phát triển sản xuất kinh doanh và thị trường Theo ông Phạm NgọcThao, Hiệp hội mía đường Việt Nam: Nhiều doanh nghiệp không tiếp cậnđược các nguồn vốn vay của các ngân hàng nhất là các doanh nghiệp nhỏ.Nguyên nhân do phương án kinh doanh chưa khả thi, năng lực tài chính yếuchưa đủ điều kiện thế chấp và tín chấp đối với khoản vốn xin vay Khả năngtiếp cận thị trường quốc tế của doanh nghiệp nông nghiệp còn yếu do cònthiếu thông tin về thị trường và các quy định của thương mại quốc tế Chấtlượng sản phẩm nông sản còn thấp so với tiêu chuẩn xuất khẩu, khối lượngsản phẩm sản xuất ra chưa nhiều, thậm chí còn manh mún Tính đến nay,danh mục sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tếcủa Việt Nam còn rất ít Do vậy, dẫn đến khả năng tiếp cận thị trường của cácdoanh nghiệp nông nghiệp bị hạn chế.Còn theo ông Trần Trọng Báo, Hiệp hộigiống cây trồng Việt Nam: Phần lớn các doanh nghiệp nông nghiệp có trìnhđộ khoa học, công nghệ lạc hậu, tay nghề công nhân thấp do vậy chất lượngsản phẩm, hàng hóa dịch vụ thấp, khả năng cạnh tranh yếu, chi phí giá thànhcao, đầu tư đổi mới kỹ thuật và công nghệ còn thấp so với yêu cầu phát triển.Bên cạnh yếu kém về chất lượng sản phẩm hàng hóa, thì việc thiếu hụt vềcông nghệ thông tin và khả năng ngoại ngữ cũng là nguyên nhân quan trọngthể hiện doanh nghiệp nông nghiệp chưa thật sự có đủ sức mạnh trước yêucầu cấp bách của hội nhập Các doanh nghiệp nông nghiệp cũng đang gặp khókhăn khác như chính sách hiện hành về đất đai còn nhiều thủ tục rườm rà, giáthuê đất cao nên khó tìm được mặt bằng sản xuất, kinh doanh phù hợp [4]

2.1.3.4 Cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn

Theo ông Phạm Xuân Hoàn, Phó Trưởng Ban Đổi mới doanh nghiệpBộ NN &PTNT hiện nay, Bộ cũng đã có nhiều giải pháp đồng bộ để giúp cácdoanh nghiệp nông nghiệp yên tâm sản xuất như: Tổ chức diễn đàn doanh

Trang 23

nghiệp nông nghiệp hàng năm nhằm tiếp thu ý kiến phản ánh của các doanhnghiệp về khó khăn và vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải đồng thờibàn các biện pháp tháo gỡ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển Trợ giúp thôngtin cho doanh nghiệp thông qua đăng tải thông tin về chính sách của nhà nướccó liên quan đến doanh nghiệp qua các phương tiện thông tin đại chúng Tiếnhành các hoạt động đào tạo nhằm tăng cường trình độ chuyên môn, nghiệp vụcho lực lượng lao động của doanh nghiệp để tiến kịp xu thế hội nhập kinh tếquốc tế Tiến hành khảo sát thực địa doanh nghiệp hàng năm để nắm bắt tìnhhình thực tế và đề xuất kịp thời các chính sách, biện pháp trợ giúp doanhnghiệp phát triển Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợgiúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã quy định các chính sách trợ giúpvà khuyến khích doanh nghiệp phát triển như: Trợ giúp tài chính thông quaviệc khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng, trợ giúp mặt bằng, trợgiúp phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học kỹ thuật, chính sách miễn,giảm tiền thuê đất, mặt nước cho các nhà đầu tư Tuy nhiên, theo các đạibiểu tham dự diễn đàn, chủ trương, chính sách thì đã có, nhưng việc áp dụngtrong thực tế vẫn còn nhiều khâu vướng mắc cần được tháo gỡ để các doanhnghiệp được thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh, ổn định sản xuất.Được biết, sau diễn đàn này, Bộ NN &PTNT cũng sẽ tổ chức một diễn đànnữa tại khu vực phía Nam để tổng hợp các ý kiến và có những giải pháp cụthể hơn trong thời gian tới, giúp các doanh nghiệp nông nghiệp tháo gỡ khókhăn, phát triển sản xuất [6].

2.1.4.Hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượngcủa hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trìnhtăng cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự

Trang 24

nhiín để phục vụ cho lợi ích của con người [20].

Xuất phât từ câc góc độ xem xĩt, câc nhă kinh tế đê đưa ra nhiều quanđiểm khâc nhau về hiệu quả kinh tế Theo Kar Marx, hiệu quả lă việc“tiết

kiệm vă phđn phối một câch hợp lý thời gian lao động sống vă hiệu quả cũng

lê quy luật “tiết kiệm vă tăng năng suất lao động"".

Kar Marx [22] cũng cho rằng “nđng cao năng suất lao động vượt quâ

nhu cầu câ nhđn của người lao động lă sơ sở tiết kiệm của hết thảy mọi xê hội"

Theo David Begg (1992) [19], “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xê hội

không thể tăng sản lượng một loại hăng hóa năy mă không cắt giảm một loạihăng hóa khâc"vẵng còn khẳng định “Hiệu quả nghĩa lă không lêngphí”.Câc quan điểm năy đúng trong nền kinh tế thị trường ở câc nước phât

triển nhưng khó xâc định vì chưa đề cập đến chi phí để tạo ra sản phẩm, nhấtlă ở câc nước đang phât triển hay chậm phât triển.

Theo Nguyễn Như Ý (1999) [18] “Hiệu quả được hiểu như một hiệu số

giữa kết quả với chi phí, tuy nhiín trong thực tế đê có trường hợp không thựchiện được phĩp trừ hoặc phĩp trừ không có ý nghĩa"

Câc nhă kinh tế học thị trường như Samuelson, Nordhaus [24] cho rằng

“Hiệu quả lă một tình trạng mă trong đó câc nguồn lực của xê hội được sử

dụng hết để mang lại sự thỏa mên tối đa cho người tiíu dùng"vă “Hiệu quảkinh tế xảy ra khi không thể tăng thím mức độ thỏa mên của người năy măkhông lăm phương hại cho người khâc".

Theo Phạm Ngọc Kiểm (2009) [7] “Hiệu quả sản xuất kinh doanh lă

một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phât triển kinh tế theo chiều sđu Nó phảnânh trình độ khai thâc câc nguồn lực vă trình độ tiết kiệm chi phí câc nguồnlực đó trong quâ trình tâi sản xuất nhằm thực hiện câc mục tiíu kinh doanh".

Quan điểm năy ưu việt hơn trong đânh giâ hiệu quả đầu tư theo chiều sđu,hoặc hiệu quả của việc ứng dụng câc tiến bộ kỹ thuật.

Trang 25

Hiện nay, theo quan điểm mới, hiệu quả kinh tế (EE) gồm hai bộ phận

là hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân bổ (AE) Theo Colman và Young

(1994) [20], hiệu quả kỹ thuật được định nghĩa là khả năng của người sảnxuất có thể sản xuất mức đầu ra tối đa với một tập hợp các đầu vào và côngnghệ cho trước Cần phân biệt hiệu quả kỹ thuật với thay đổi công nghệ Sựthay đổi công nghệ làm dịch chuyển hàm sản xuất (dịch chuyển lên trên) haydịch chuyển đường đồng lượng xuống phía dưới Hiệu quả kỹ thuật được đobằng số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào hay nguồn lựcsử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể áp dụng kỹ thuật hay công nghệ.Hiệu quả kỹ thuật thường được phản ánh và biểu hiện trong mối quan hệ giữacác yếu tố trong hàm sản xuất và liên quan đến phương diện sản xuất vật chất.Nó phản ánh mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, giữa các yếutố đầu ra với nhau và giữa các sản phẩm khi nhà sản xuất quyết định sản xuất.Vì thế, nó được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sửdụng các yếu tố đầu vào cụ thể Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị chi phínguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.

Hiệu quả phân bổ là thước đo phản ánh mức độ thành công của ngườisản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp các đầu vào tối ưu, nghĩa là tỷ số giữa sảnphẩm biên của yếu tố đầu vào nào đó sẽ bằng tỷ số giá cả giữa chúng Hiệuquả phân bổ là hiệu quả do giá các yếu tố đầu vào và đầu ra được tính để phảnánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào haynguồn lực Thực chất, hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếutố giá của đầu vào và giá của đầu ra Việc xác định hiệu quả phân bổ giốngnhư xác định các điều kiện về lý thuyết để tối đa hóa lợi nhuận Cũng theo

Colman và Young (1994) [20], hiệu quả kinh tế được tính bằng tích của hiệu

quả kỹ thuật và hiệu quản phân bổ.

Theo Begg và cộng sự (1992) [19] hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế

Trang 26

mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ Điều đó cónghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụngcác nguồn lực trong nông nghiệp Nếu đạt một trong hai chỉ tiêu hiệu quả nóitrên (hoặc là hiệu quả kỹ thuật, hoặc là hiệu quả phân bổ) mới là điều kiệncần, chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế Vì thế, chỉ khi nào sửdụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thìkhi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế Trong sản xuất chè, khi xét đến hiệuquả kinh tế cần chú ý hiệu quả kinh tế tuân theo quy luật năng suất cận biêngiảm dần, nghĩa là sự phản ứng của năng suất cây chè với mức đầu tư sẽ bịgiảm dần kể từ một thời điểm nào đó, điểm đó gọi là điểm tối ưu sinh học [9].

Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng củacác hoạt động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là với khối lượng tài nguyênnguồn lực nhất định phải tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóacó giá trị lớnnhất Nói cách khác là ở một mức khối lượng vàgiá trịsản phẩm nhất định thìphải làm thế nào đểchi phí sản xuất là thấp nhất.

Như vậy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố nguồnlực đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối quanhệ này là thể hiện tính hiệu quả kinh tế trong sản xuất Với cách xem xét này,hiện nay có nhiều ý kiến thống nhất với nhau về hiệu quả kinh tế Có thể kháiquát hiệu quả kinh tế như sau:

+ Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữalượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong họat động sản xuất kinhdoanh Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượngchi phi bỏ ra là phần giá trị của các yếu tố nguồn lực đầu vào Mối tương quannày cần xét cả về tương đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽgiữa hai đại lượng đó Một phương án đúng hay một giải pháp kinh tế kỹthuật hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết qủa thu được

Trang 27

và chi phí bỏ ra để đạt được kết qua đó.

+ Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sanh tương đối(thương số) giữa kết qủa đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.Với cách biểu hiện này nó đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụngCCI hiệu quả các nguồn lực sản xuất khác nhau Từ đó so sánh được hiệu quảkinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau, nhưng nhược điểm của cách đánhgiá này là không thể hiện được quy mô hiệu quả kinh tế nói chung.

Cách đánh giá khác về hiệu quả kinh tế nữa là được đo bằng hiệu sốgiữa kết quả sản xuất đạt được và lượng chi phi bỏ ra để đạt được kết quả đó.

+ Cách xem xét khác về hiệu quả kinh tế là so sánh giữa mức độ biếnđộng của kết quả và chi phi để đạt được kết quả đó Biểu hiện của cách đánhgiá này có thể so sánh chênh lệch về số tương đối và tuyệt đối giữa hai tiêuthức đó Cách đánh giá này có ưu thế khi xem xét hiệu quả kinh tế của việcđầu tư theo chiều sâu hoặc trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,tức là nghiên cứu hiệu quả của phần chi phí đầu tư tăng thêm Tuy nhiên hạnchế của cách đánh giá này là không xem xét đến hiệu qua kinh tế của tổngchi phí bỏ ra.

Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánhbằng chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nềnsản xuất xã hội Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế xã hộikhác nhau sẽ không giống nhau Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, mụcđích và yêu cầu của một đất nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể đượcđánh giá theo những góc độ khác nhau.

Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiệnnhững yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng cácnguồn lực xã hội Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xácđịnh bằng tương quanso sánh giữa lượng kết quả hữuích thu được với lượng

Trang 28

hao phí bỏ ra.

Trên quan điểm toàn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế khôngthể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ về văn hóa, xã hội và đáp ứng các nhucầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền vững [24].Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệuquả môi trường hiện tại và lâu dài Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh tế vimô và kinh tế vĩ mô phù hợp vớixu hướng phát triển kinh tế hiện nay.

2.1.4.1.Một số công thức đánh giá hiệu quả kinh tế

+ Giá trị sản xuất: GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải và dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm), đây làtổng thu của hộ.

IC = ICi

Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i

+ Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm củadoanh nghiệp hay người sản xuất tính theo công thức:

VA = GO - IC

Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó.+ Thu nhập hỗn hợp: MI (Mixed Income) là phần thu nhập thuần tuýcủa người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sảnxuất 1 đơn vị diện tích trong một vụ.

MI = VA - (A + T)

Trang 29

Trong đó:VA là giá trị tăng thêm (gia tăng); T là thuế nông nghiệpA là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổChỉ tiêu này phản ánh khả năng đảm bảo đời sống và tích lũy của hộnông dân Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với nông hộ trong điều kiện sảnxuất chủ yếu dựa vào các nguồn lực chính của gia đình.

+ Lợi nhuận: TPr = GO - TC Trong đó: GO là giá trị sản xuất

TC là tổng chi phí trong sản xuất

+ Nếu so sánh đầu vào và đầu ra bằng phép trừ thu được hiệu quả tuyệtđối Nếu so sánh đầu vào và đầu ra bằng phép chia có hiệu quả tương đối.

+ Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: là tỷ lệ giữa tổng khốilượng sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (sào, ha): GO/sào hoặcGO/ha

+ Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí: GO/TC+ Giá trị sản xuất trên một công lao động: GO/CLĐ

+ Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA/sào hoặc VA/ha+ Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí: VA/TC

+ Giá trị gia tăng trên một công lao động: VA/CL

2.1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè hữu cơ củamô hình

*Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa, am hiểu khoa học kỹ thuật, tổ chức quản lý và sửdụng cơ sở vật chất kỹ thuật của lao động của công nhân có ý nghĩa quantrọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng chè Vì vậy, tập huấn kỹthuật cho công nhân áp dụng kỹ thuật tiến bộ là rất cần thiết Mỗi mộtcông dân có khả năng tiếp thu ở mức độ nhất định, do vậy năng suất câytrồng nói chung và chè nói riêng luôn có sự khác biệt giữa chè hữu cơ vàchè thường.

Trang 30

* Điều kiện kinh tế của mô hình

Điều kiện kinh tế mô hình cho biết tiềm lực trong sản xuất chè ảnhhưởng ở mức độ nào Điều kiện ở đây bao gồm tài chính, nguồn nhân lực, kinhnghiệm sản xuất chè,…Điều kiện này càng dồi dào phản ánh mô hình đó cókhả năng đầu tư tốt cho quá trình trồng, chăm sóc, chế biến chè và khả năngứng dụng KHCN vào quá trình tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm chè hữu cơ.

* Giống

Giống có ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng của chè thànhphẩm Vì vậy, đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè cần quan tâm đếnnguồn gốc giống và chất lượng loại giống mà công ty đang sử dụng Để códiện tích chè cho thu hoạch thì thời gian kiến thiết cơ bản mất nhiều năm (3đến 5 năm) Thực tế hiện nay giống chè được trồng chủ yếu trên địa bànnghiên cứu là chè Trung du cho năng suất, chất lượng chè không cao, muốnchuyển đổi sang các giống chè mới cho năng suất, chất lượng cao thì mấtnhiều thời gian Đây là hạn chế lớn cho việc mở rộng diện tích giống chèmới của mô hình.

* Phân bón

Phân bón liên quan đến yếu tố đầu vào, việc biến động tăng giá đầu vàophân bón trong giai đoạn hiện nay ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tếcủa sản xuất chè Do đó, khi đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè củahộ cần chú ý tới lượng phân bón mà các hộ sử dụng , toàn bộ là phân hữucơ.Nhu cầu bón phân cho chè hữu cơ cao , là phân hữu cơ nên luôn phải đảmbảo chất lượng , việc ủ phân làm chế phẩm rất tốt kém, ảnh hưởng không nhỏđến khả năng và mức độ đầu tư của các hộ trồng chè Vì thế, trong đánh giáhiệu quả kinh tế của sản xuất chè đặc biệt chú ý đến hiệu quả của việc đầu tưphân bón cho sản xuất chè hữu cơ.

Trang 31

* Quy mô diện tích

Phát triển chè hữu cơ là một trong những định hướng quan trọng củangành nông nghiệp , nhưng với quan điểm phát triển nhưng không làm ồ ạtmà chỉ tập trung tại những vùng thực sự có thế mạnh Để không ngừng nângcao hiệu quả kinh tế cây chè hữu cơ vững mạnh.

2.1.5 Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế của cây chè hữu cơ.

2.1.5.1 Tiềm năng phát triển ngành chè Việt Nam

Cây chè xuất hiện ở Việt Nam ước đã ngàn năm, hiện trên các tỉnh PhúThọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên vẫn lưu giữ những quần thể chècổ hàng mấy trăm năm Cây chè Việt Nam đứng chân chủ yếu tại các tỉnhmiền núi, trung du phía Bắc Ở phía nam, cây chè chủ yếu được di thực lênTây Nguyên từ thời Pháp thuộc và chủ yếu trên cao nguyên Lâm Đồng HiệnLâm Đồng có diện tích chè 24.000 ha, chiếm 20% diện tích chè toàn quốc vàchiếm 90% toàn vùng phía Nam [10].

Trên cả nước hiện nay có khoảng 700 đơn vị thu mua lá chè bao gồmcả nhà chế biến kiêm sản xuất có giấy phép xây dựng vùng sản xuất [10] Họvừa trồng chè vừa thu mua chè từ những người trồng quy mô nhỏ để đáp ứngnhu cầu chế biến Không chỉ cung cấp nguồn đầu vào, các dịch vụ đào tạo vàkhuyến nông để nâng cao chất lượng lá chè, họ còn chủ động xây dựng cáccấp độ và tiêu chuẩn cho chè của mình Việt Nam còn có hơn 250 công tythương mại địa phương đại diện cho khách hàng nước ngoài thu mua từnhững nhà chế biến, sản xuất với tư cách thương gia hoặc đại lý Trong đó cóít nhất 4 khách hàng quốc tế lớn đang hoạt động tại thị trường Việt Nam,chiếm 20% tổng khối lượng xuất khẩu [10] Với mạng lưới thu mua chè baophủ dày đặc như vậy, Việt Nam càng có nhiều cơ hội để mở rộng thị trườngxuất khẩu chè trong tương lai.

Ngoài ra, Việt Nam còn có quy mô sản xuất lớn, có điều kiện khí hậu

Trang 32

nông nghiệp thuận lợi cho việc mở rộng diện tích trồng chè để tăng sản lượngvà diện tích Các giống chè ở Việt Nam lại rất đa dạng, phong phú nên có thểcung cấp đầy đủ các loại chè xanh, đen và chè đặc sản xuất khẩu để đáp ứngnhu cầu tiêu dùng phong phú trên toàn thế giới Tận dụng xu hướng tiêu dùngchè trên toàn thế giới ngày càng tăng, ngành chè Việt Nam có thể vươn xa vàkhẳng định vị thế của mình trên thị trường chè thế giới.

Tuy nhiên, thực trạng trồng và chế biến chè Việt Nam cho thấy đa phầnlà năng suất lao động thấp, diện tích manh mún nhỏ lẻ, năng suất thu hoạchthấp khiến thu nhập của người trồng chè chưa đảm bảo cuộc sống và khó cócơ hội tái đầu tư [9] Mặt khác cũng cần nhìn nhận là việc tranh mua tranhbán (cả nước có trên 455 cơ sở chế biến chè) mặc dù chỉ là giá thấp vẫn xảy ranên còn hiện tượng nhiều vùng sản xuất chè phơi, chè chất lượng thấp, khôngtuân thủ quy trình quy định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm [27] làmảnh hưởng tới uy tín xuất khẩu.

Trên thực tế, cây chè được coi là cây có hiệu quả kinh tế cao so với cáccây trồng khác, đóng vai trò xoá đói giảm nghèo và góp phần quan trọng đểlàm giàu cho địa phương song hiện tại cây chè Việt chưa khẳng định đúng vịthế so với cây chè các nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự như: Kenya,Srilanca, Ân Độ, Trung Quốc, Đài Loan [26].

Sản phẩm chè Việt Nam xuất khẩu chủ yếu chè thô và giá trị cũng kém xaKenya, Banglades, Indonesia Ở các quốc gia này, người ta sử dụng thươnghiệu ngành là chất lượng sản phẩm và phương thức bán hàng qua sàn đấu giánên vừa tránh được hiện tượng ép giá, lại vừa phát huy được giá trị mà khôngcần làm công tác thương hiệu sản phẩm [27] Hiện ở Việt Nam cũng có nhiềucơ sở chế biến lớn nhưng nếu xét theo toàn ngành thì rất phân tán, đa số nhàmáy quy mô nhỏ, số nhà máy có quy mô lớn không nhiều Bên cạnh đó, hệthống tổ chức còn yếu kém và chế độ chế tài về sản xuất, chế biến, thương

Trang 33

mại còn quá lỏng lẻo, thương mại chè bị phụ thuộc và ép giá bởi khách hàngtrung gian nước ngoài Do có quá nhiều công ty tham gia xuất khẩu chè, trongđó nhiều công ty xuất khẩu tổng hợp không chuyên về chè nên không gắn vớicây chè mà chỉ kinh doanh thuần tuý có lãi thì sẵn sàng chào bán các loại chèchất lượng thấp Đây là một trong những nguyên nhân để các cơ sở sản xuấtchè tiếp tục sản xuất chè chất lượng thấp, giá rẻ, làm ảnh hưởng đến uy tíncủa ngành chè nước ta [8].

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới và một số nướctrồng chè chính năm 2014

Năng suất(tạ khô/ha)

Sản lượng(tạ khô)

(Nguồn : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2014)

Theo FAO, trong những năm gần đây sản xuất chè trên thế giới có xu hướngtăng, tăng cả về diện tích lẫn sản lượng Tính đến năm 2014 diện tích chè trênthế giới là 3.275.991 ha Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thếgiới với diện tích 1.513.000 ha, nhưng lại có năng suất thấp nhất11.334 tạkhô/ha Qua bảng ta thấy các nước có năng suất bình quân cao hơn năng suấtbình quân của thế giới là: Srilanca, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, và Việt Nam.Trong đó Thái Lan có năng suất bình quân cao nhất thế giới đạt 34.884 tạ

Trang 34

khô/ ha Về sản lượng, đứng đầu thế giới là Trung Quốc có sản lượng đạt1.714.902 tạ k

2.1.5.2 Kinh nghiệm sản xuất chè trên thế giới

Năm 2011, tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thếgiới đạt 2,18 tỉ đô la Mỹ, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toànthế giới So với cùng kỳ năm 2010, kim ngạch nhập khẩu chè các nước nàytăng trung bình 16,89% Năm nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thếgiới năm 2008 là Nga (510,6 triệu đô la), Anh (364 triệu đô la), Mỹ (318,5triệu đô la), Nhật Bản (182,1 triệu đô la) và Đức (181,4 triệu đô la).

Trong khi đó, tổng kim ngạch của 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thếgiới đạt gần 3,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2010 Danh sáchcác nước trong bảng xếp hạng top 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giớinăm 2008 không có nhiều thay đổi so với năm 2010 với ba nước dẫn đầu làSrilanka (đạt 1,2 tỉ đô la), Trung Quốc (682,3 triệu đô la) và Ấn Độ (501,3triệu đô la).

Về thị trường tiêu thụ, theo dự báo của FAO, trong giai đoạn 2013 2014, nhập khẩu chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăngtrung bình khoảng 0,6%/năm Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga,Pakistan, Mỹ, Nhật Bản sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chètoàn thế giới vào năm 2012 Cụ thể, Pakistan tăng 2,9%/năm, từ 109.400 tấnlên 150.000 tấn; Nhật Bản cũng tăng từ 18.000 lên 22.000 tấn, tăng1,8%/năm.

-Tại thị trường châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga đều có xu hướng tăngnhu cầu tiêu dùng chè Ngay từ những tháng đầu năm 2013, tại các thị trườngnày, người dân đã có xu hướng chuyển từ các đồ uống khác sang tiêu dùngcác sản phẩm từ chè như các loại chè truyền thống, chè uống liền, chè chếbiến đặc biệt Như vậy, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng chè tại các nước phát

Trang 35

triển đang chuyển dần từ các sản phẩm chè thông thường sang các sản phẩmchè uống liền và chè chế biến đặc biệt trong khi tại các nước Tây Á và châu Ávẫn thích dùng các sản phẩm chè truyền thống.

Tình hình sản xuất chè an toàn thế giới.Trung Quốc

Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới, Năm 2014, tổngdiện tích chè của Trung Quốc là 1.106.933 ha, tổng sản lượng 683.324 tấn,gồm có 498.057 tấn chè xanh, 67.608 tấn chè Ô long, 47.294 tấn chè đen,22.558 tấn chè bánh và 47.807 tấn các loại chè khác Trong những năm củathập kỷ 90, Trung Quốc đã phải trả giá đắt cho sản phẩm chè không an toàn,do sử dụng quá lớn thuốc trừ sâu, phân hoá học và không quan tâm đến ngănngừa ô nhiễm của vùng sản xuất Những năm gần đây, Trung Quốc đangchuyển mạnh sang sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ Sau năm 2000, diện tíchtrồng chè để sản xuất chè hữu cơ đạt 6.700 ha, chủ yếu ở Triết Giang, GiangTây, An Huy, Hồ Bắc Tổng sản lượng chè hữu cơ đạt khoảng 4.000 tấn,tổng trị giá sản xuất đạt khoảng 150 triệu Tệ Trong đó, khoảng 3000 – 3500tấn chè xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Mỹ, và châu Âu, nội tiêu khoảng500 tấn Nhằm khuyến khích sản suất, xuất khẩu chè, Trung Quốc đã ban hànhpháp lệnh về tiêu chuẩn chè đảm bảo VSATTP và có các chính sách hỗ trợnhư cho vay vốn, bù giá trong những năm đầu, giảm thuế v.v Trong hiện tạivà tương lai sản xuất chè đảm bảo VSATTP là hướng ưu tiên lớn của ngànhchè Trung Quốc.

Viện Nghiên cứu Chè Hàng Châu (TQ) đã xây dựng vùng sản xuất chèan toàn, bền vững gồm các bước:

Thứ nhất: Chọn vùng và quy hoạch

Thứ hai: Xây dựng vùng sinh thái (Trồng rừng, xây dựng đồng ruộng,

chăn nuôi )

Trang 36

Thứ ba: Kỹ thuật quản lý vùng chè

- Xây dựng tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩnIFOAM

- Làm giàu độ phì đất chè

- Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại cho chè

Thứ tư: Quản lý chất lượng trong vùng chè

- Ban hành “Bộ tiêu chuẩn vệ sinh chất lượng chè và kiểm định”.- Các điều kiện đảm bảo thực hiện được bộ tiêu chuẩn

Trung Quốc đã xây dựng một số tiêu chuẩn kim loại nặng và dư lượngthuốc trừ sâu như sau:

Bảng 2.2: Tiêu chuẩn hàm lượng đồng và chì trong chè

Tên kim loại nặngTiêu chuẩn trong sản phẩm chè (mg/kg)

(Nguồn : Bộ y tế nghiên cứu năm 2013)

Bảng 2.3: Tiêu chuẩn hàm lượng kim loại nặng trong đấtTên kim loại nặngTiêu chuẩn trong đất chè

Trang 37

Bảng 2.4: Hàm lượng tồn dư thuốc trong chè

(Nguồn: Bộ y tế nghiên cứu năm 2013)

Để xây dựng vùng chè an toàn, chè hữu cơ, các tiêu chuẩn VSATTPđược Trung Quốc rất coi trọng Bắt đầu từ nước, không khí, hàm lượng kimloại nặng trong đất, trong chè, và dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm chè.Nhiều xí nghiệp và sản phẩm chè đã áp dụng quản lý chất lượng theo tiêuchuẩn HACCP (điển hình là chế biến chè Phổ Nhĩ của tỉnh Vân Nam) Đây lànhững vấn đề đặc biệt quan trọng trong canh tác chè nhằm tăng sức cạnhtranh của chè trong nội tiêu và xuất khẩu.

Nhật Bản

Nhật Bản cũng chú ý đến sản xuất chè hữu cỏ và được trồng ở vùng núicao thuộc Kanaguwa, Shiga, Migazaki, Shizuoka Tuy nhiên, phổ biến ở NhậtBản là sản xuất chè an toàn dựa trên sự đồng bộ về các giải pháp kỹ thuật nhưcơ giới hoá, giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thu hoạch bảo quản chế biếnnhằm giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu và phân bón trong sản phẩm chè ởmức thị trường cho phép Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đầu tư một lượng

Trang 38

kinh phí lớn khai thác sản phẩm chè tự nhiên (sản phẩm hoàn toàn đáp ứngđược yêu cầu VSATTP), rất nhiều tiệm chè hữu cơ và chè không có thuốc trừsâu được khai trương Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã dùng nhãn hiệu nông sảnhữu cơ cho chè hữu cơ, năm 2001 Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã giới thiệumột hệ thống tiêu chuẩn chè hữu cơ Nhật Bản.

Sản xuất chè ở Nhật Bản được thực hiện bởi các hộ nông dân, các côngty tư nhân, mỗi hộ sản xuất chè thường có khoảng 2 - 3 ha, một nhà máy chếbiến (Nếu tính theo công suất sản xuất chè ở Việt Nam sản xuất 220ngày/năm thì công suất tương đương là 12 tấn/ngày) thiết bị hiện đại nhiềucông đoạn sản xuất đã được tự động hoá; ngoài ra, sản xuất chè ở Nhật Bảncũng có tổ chức khác là các hợp tác xã sản xuất chè đó là khoảng 40 hộ sảnxuất chè, với quy mô, diện tích khoảng 80 - 120 ha cùng với nhà máy chếbiến, quản lý theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi Các hộ sản xuất và cáchợp tác xã đều sản xuất ra chè bán thành phẩm sau đó tiêu thụ trên thị trường.

Thị trường chè trong nước: thông qua các chợ theo hình thức đấu giáthường diễn ra tại các trụ sở Hiệp hội nông nghiệp chè, những người sản xuấtmang sản phẩm đến Hiệp hội nông nghiệp chè của vùng (thường là huyện) đểbán, bên cạnh chợ, có kho bảo quản chè của Hiệp hôi nông nghiệp chè làmdịch vụ bảo quản chè cho người mua bán, cho các công ty kinh doanh chè, khicó nhu cầu cho bảo quản lạnh 00C, cũng lắp đặt các thiết bị tự động hoá, chỉcần một người quản lý điều hành qua mạng máy vi tính, người gửi chè đếnkho bảo quản chỉ cần đến lấy mã số lô hàng cần trả, các thiết bị sẽ tự độngchuyển đúng lô hàng cần trả ra cửa kho Các sản phẩm chè được các công tykinh doanh chè hay kinh doanh đồ uống tiếp tục chế biến thành các sản phẩmcó giá trị cao hơn chè bột, chè uống liền, kẹo, bánh chế biến từ chè,… Các sảnphẩm đó được tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước.

Trang 39

Chỉ đạo và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật sản xuất chè ở Nhật Bản đượcthực hiện thông qua Hiệp hội nông nghiệp chè kết hợp với các Viện Nghiêncứu chè đảm nhiệm Ví dụ, Hiệp hội chè gắn các thiết bị quan sát đồng ruộngtại các vị trí nhất định (thông qua các đầu đo trên đồng ruộng), hàng giờ cácthiết bị tự động thu thập các thông số kỹ thuật, các chỉ số, ẩm độ, nhiệt độ,hàm lượng NPK và báo cáo kết quả thu thập được về máy vi tính, từ cácthông số thu được, máy tính xử lý và đưa ra các phương hướng sử dụng phânbón, tưới,… khuyến cáo người sản xuất chè.

Về bảo vệ thực vật, dựa trên số liệu quan sát, điều tra dự tính, dự báovà khuyến cáo người sản xuất quy trình phòng chống sâu bệnh hại chè dướidạng các lịch phòng chống và các hướng dẫn cụ thể cho nông dân các chỉ tiêuvề chất lượng chè bán thành phẩm (tanin, chất hoà tan, cafein, acid amin ).Khi cần phân tích chất lượng chè cũng do bộ phận của Hiệp hội phân tích vàtrả lời theo đúng yêu cầu, như vậy các dịch vụ kỹ thuật và thị trường chètrong nước đều do Hiệp hội nông nghiệp chè đảm nhận, rất thuận tiện vàchính xác Biên chế cho một hiệp hội nông nghiệp rất gọn, phí dịch vụ màhiệp hội nông nghệp chè thu thông qua các dịch vụ khoảng 2% giá trị sảnphẩm được cung cấp dịch vụ.

Dư lượng thuốc hoá học trong sản phẩm chè của Nhật Bản là vấn đềđược nhà nước và người tiêu dùng quan tâm, nhưng thực tế dư lượng thuốctrừ sâu trong chè sản xuất ở Nhật Bản không có, do qui trình canh tác và điềukiện sinh trưởng chè ở nước này một năm chỉ hái chè 3 – 4 lứa, khoảng cáchgiữa hai lứa hái cách nhau 1 – 2 tháng, thuốc trừ sâu trong chè đã phân giảihết Người Nhật Bản rất thích dùng chè, nên lượng sản xuất trong nước chưađáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nội tiêu Vì vậy, người trồng chè ở NhậtBản không phải lo lắng về tiêu thụ chè.

Trang 40

Ấn Độ

Công ty Bombay Burmah với diện tích 2.822 ha, hàng năm sản xuấtkhoảng 8.000 tấn chè thành phẩm đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ Công ty đãnghiên cứu sản xuất chè hữu cơ từ năm 1988 tại đồn điền Oothu có rừng baoquanh, trong quá trình canh tác không dùng bât cứ loại phân hoá học, thuốctrừ sâu, thuốc kích thích, thuốc trừ cỏ nào Biện pháp canh tác để có năng suấtcao là dùng phân ủ khô dầu để bón cho chè Giun đất cũng được sử dụng rộngrãi để nhanh chóng phân giải chất hữu cơ, làm tăng độ phì nhiêu của đất, giữacác hàng chè được trồng xen cây bộ đậu Hiện nay, Ấn Độ có khoảng 10 côngty chè sản xuất chè hữu cơ, trong đó Oothu đã có tới 312 ha chè hữu cơ.

Nhìn chung, hiện nay, chính phủ các nước Trung Quốc, Srilanka, ẤnĐộ, Nhật Bản, Kênia,…cùng các tổ chức phi chính phủ của họ đang tích cựcphát triển chè hữu cơ nhằm chiếm lĩnh thị trường Do đòi hỏi của người tiêudùng ngày càng cao, nhiều nước sản xuất chè trên thế giới đã đặc biệt chú ýđến sản suất chè an toàn và tiến tới sản xuất chè hữu cơ nhằm đáp ứng nhucầu trên thị trường chè thế giới Hướng sản xuất chè an toàn dựa trên sự đồngbộ về các giải pháp kỹ thuật như cơ giới hoá giống, phân bón, bảo vệ thực vật,thu hoạch, bảo quản, chế biến nhằm giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu vàphân bón trong sản phẩm chè ở mức thị trường cho phép Tìm giống cho búpsớm, điều chỉnh kỹ thuật hái búp đảm bảo chất lượng búp Tập trung chủ yếuvào lứa hái chè vụ xuân chiếm tới 50 % sản lượng cả năm có chất lượng cao,ít sâu bệnh hại.

Hệ thống quản lý phân bón, thuốc trừ sâu chặt chẽ thông qua hiệp hộinông nghiệp của các địa phương gắn chặt với thị trường tiêu thụ sản phẩm.Đối với hướng sản xuất chè hữu cơ, nhiều nước trong khu vực đã tiến hànhxây dựng một hệ thống tiêu chuẩn khoa học từ không khí, nước, đất, dư lượngkim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu trong đất, trong chè, chọn vùng và quy

Ngày đăng: 27/03/2019, 08:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w