SỰ NGHIỆP CỦA GALILEO GALILEI...13 TÀI LIỆU THAM KHẢO...36 LỜI NÓI ĐẦU Chúng ta đang sống trong thời đại mà những tiến bộ khoa học kĩ thuật nói chung cũng như khoa học Vật lí nói riêng đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÍ -o0o -
BÀI TIỂU LUẬN
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP GALILEO GALILEI
Giáo viên hướng dẫn:
Trang 2Xác nhận của giáo viên
Trang 3
MỤC LỤC Nhóm sinh viên thực hiện: 1
Nhóm 3 1
A CUỘC ĐỜI CỦA GALILEO GALILEI 5
1.Giới thiệu tổng quan 5
1.1.Sơ lược 5
1.2.Quan hệ gia đình 6
2.Các giai đoạn trong cuộc đời Galileo Galilei 8
3.Những giai thoại về Galileo Galilei 10
B SỰ NGHIỆP CỦA GALILEO GALILEI 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thời đại mà những tiến bộ khoa học kĩ thuật nói chung cũng như khoa học Vật lí nói riêng đã gặt hái được rất nhiều thành tựu và cũng không thể phủ nhận là những ứng dụng to lớn của nó đem lại đã làm thay đổi rất nhiều cuộc sống nhân sinh quan Tuy nhiên, những thành quả đó không phải là những khám phá ngẫu nhiên, cũng không phải là những hoa thơm, quả ngọt sẵn có Những thành quả đó là kết tinh của cả một quá trình không ngừng tìm tòi, khám phá, nghiên cứu miệt mài của biết bao nhà khoa học Đấy là cả một lịch sử gian khổ xuyên suốt từ thời Cổ đại đến nay
Bản thân là những người học về Vật lí, chúng ta hiểu rõ sự cần thiết của việc nghiên cứu về lịch sử khoa học Vật lí Cũng giống như đằng sau một chiến trận thắng lợi luôn là những vị tướng tài giỏi , và việc chúng ta tìm hiểu những vị tướng tài ba của trận địa khoa học này, hay nói đúng hơn là những nhà bác học, những người không những làm việc với tinh thần say mê mà còn cả một ý chí dũng cảm dám đấu tranh xóa bỏ cái cũ, đấu tranh cho cái mới cái tiến bộ, cũng không kém phần quan trọng
Đối với những ai yêu thích khoa học Vật lí hoặc thậm chí chỉ được học Vật lí
ở phổ thông thì chúng tôi tin chắc rằng bạn không thể không biết đến cái tên Galileo
- một nhà vật lý học, toán học, triết học, một nhà thiên văn học vĩ đại nhất của mọi
Trang 4thời đại Ông nổi tiếng với rất nhiều phát minh có giá trị đến bây giờ, cũng đượcbiết đến như người đầu tiên sử dụng kính thiên văn để quan sát Bầu trời và quantrọng nhất ông là một trong những người hiếm hoi đầu tiên dám chống lại nhà thờ
để bảo vệ cho mô hình hệ nhật tâm Copernics Một trong những mốc son trong sựtiến bộ về nhận thức của con người về Trái Đất, về vũ trụ Ngoài ra, cùng với thínghiệm ở tháp nghiêng Pisa, những ghi nhận từ việc quan sát bầu trời để bảo vệthuyết Nhật tâm, ông đã mở ra một con đường nghiên cứu mới cho Vật lí học đó làcon đường của Vật lí học thực nghiệm
Trong học phần Lịch sử Vật lí học kì này, nhóm chúng tôi hân hạnh chọn đềtài: “Cuộc đời và sự nghiệp của Galileo Galile” để làm đề tài tiểu luận của nhóm.Với mong muốn đem lại những tìm hiểu phần nào của mình về nhà bác học tài banày, bài tiểu luận của nhóm sẽ được trình bày thành hai phần chính:
Phần 1: Cuộc đời
Phần 2: Sự nghiệp
Mặc dù đã cố gắng hết sức và cẩn trọng, tuy nhiên vì thời gian có hạn vàkiến thức chuyên môn chưa vững nên tiểu luận này không tránh khỏi những thiếusót Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ thầy và cácbạn để chúng tôi có thể khắc phục, sữa chữa trong những lần sau Chúng tôi xinchân thành cảm ơn
Nhóm thực hiện
Trang 5A CUỘC ĐỜI CỦA GALILEO GALILEI
1 Giới thiệu tổng quan
1.1 Sơ lược
Galileo tên đầy đủ là Galileo di vincenzo dé Galilei Sinh 15/2/1564 mất8/1/1642 Galileo sinh tại thành phố Pisa, thuộc tỉnh Tuscany miền trung Italia Ông
là nhà Vật lí học, Thiên văn học, Toán học, Triết học Ngôn ngữ chính ông sử dụng
là tiếng Latinh và Hy lạp Hai học trò trung thành là Evangelista Torixelin vàVincenzo Viviani
Trang 6Bảng 1 Sơ lược về Galileo Galilei
1.2 Quan hệ gia đình
Bảng 2 Quan hệ gia đình của Galileo Galilei.
• Galileo Galilei (12/5/1564-8/1/11642).
• Nhà Thiên văn học, Vật lý học, Toán học, Triết học.
Trang 7• Cha ruột Vincenzo Galilei (3/41520-2/7/1591).
• Một người chơi đàn Lute
• Nhà lí luận âm nhạc
• Mẹ ruột Giulia Ammannati (1538-1620)
• Em út Michelangelo (Michelagnolo) (18/12/1575-3/1/1631)
• Người chơi đàn Lute
• Nhà soạn nhạc nổi tiếng
• Vợ Marina Gamba (1570-21/8/1612)
• Làm Sơ tại dòng kín SanMatteo ở Arcetri
• Con gái đầu Maria Celeste (Virginia Galilei) (8/1600-2/4/1634)
• Làm Sơ tại dòng kín SanMatteo ở Arcetri
Trang 8• Con gái thứ hai Livia Galilei (Sister
Arcangela) (1601-1659) [4]
• Làm Sơ tại dòng kín SanMatteo ở Arcetri
• Con trai thứ ba Vincenzo Gamba (1606-1649)
• Luật sư
• Có năng khiếu trong thơ
ca, âm nhạc, cơ khí
2 Các giai đoạn trong cuộc đời Galileo Galilei
Năm 1572: Gia đình chuyển từ Pisa đến Florence sinh sống.
Năm 1574: Ông đi học tu sĩ tại tu viện Santa Maria de Vallombrosa cách
Florence 35km về phía đông nam
Năm 1581: Pisa, Tôxcan học Y theo yêu cầu của cha mình, nhưng không hoàn
thành khóa học, mà thay vào đó là nghiên cứu khoa học Tiến hành nhiều thínghiệm với con lắc đơn, ông nhận thấy rằng:
Gần như con lắc trở về đúng độ cao mà nó được thả ra
Những con lắc có chu kỳ khác nhau nhưng không phụ thuộc vào khối lượng
và biên độ của nó
Bình phương của chu kỳ tỉ lệ thuận với chiều dài sợi dây
Năm 1585: Ông về Florence giảng dạy và nghiên cứu và đưa ra luận văn
“Trọng tâm của các vật thể rắn” sau đó ông nổi tiếng khắp Italia.
Năm 1589: Ông được chỉ định làm giáo sư toán tại Pisa.
Năm 1591: Cha ông mất và ông được giao phó việc chăm lo người em trai út
Michelagnolo
Năm 1593: Chế tạo ra nhiệt kế, phát minh ra máy bơm nước và cân thủy tĩnh[6].
Trang 9Từ năm 1592 -1610: Dạy học tại đại học Padua dạy địa lí, cơ khí, và thiên văn
học Ông thực hiện khám phá khoa học lí thuyết, động học của chuyển động vàthiên văn học Với khoa học ứng dụng ông nghiên cứu Sức bền vật liệu và cải tiếnkính thiên văn
Năm 1609: Tại Padua ông chế tạo được kính thiên văn có độ phóng đại lên tới
32 lần
Năm 1610: Ông xuất bản cuốn sách về quan sát thiên văn của bốn mặt trăng
quay quanh sao mộc “Sứ giả của các vì sao” Nội dung chính là:
Tất cả không phải là tĩnh tại;
Mặt trời đang quay;
Trái đất đang quay;
Trái đất không những quay quanh Mặt trời mà còn quay quanh trục của chínhnó
− Ông khám phá ra vành đai sao thổ[6]
− Quan sát các pha của sao kim, nghiên cứu về vết đen mặt trời[6]
− Ủng hộ thuyết Nhật tâm của Copernicus, chống lại thuyết địa tâm củaPtolemy và các thuyết của Aristote
Năm 1611: Ông đến thăm thành phố Rome và sử dụng
kính viễn vọng của mình để cho các nhà triết học và toán
học và giáo hoàng của học viện Dòng tên Roma tận mắt
quan sát 4 vệ tinh quay quanh sao mộc
Năm 1612: Xuất hiện sự chống đối thuyết Nhật tâm
Năm 1614: Linh mục Tommaso Caccini lên án các ý
kiến của Galileo về sự chuyển động của Trái đất, cho rằng
điều đó là nguy hiểm và gần với dị giáo
Năm 1616: Hồng y Robert Bellarmine đích thân khiển
trách Galileo, bắt ông không được ủng hộ thuyết Nhật tâm và không giảng dạythiên văn học Copernicus
Năm 1625: Ông hoàn thành tác phẩm “Đối thoại về hai hệ thống thế giới chính”
của Ptolemy và Copernicus và được khắp Châu Âu ca ngợi là một kiệt tác văn học
và triết học được duyệt và phát hành vào năm 1632
Năm 1630: Ông quay lại Rome xin giấy phép in cuốn “Đối thoại về hai hệ
thống thế giới” xuất bản tại Florence vào năm 1632, tới tháng 10, ông bị bắt phải ra
Hình 1 Galileo thảo luận tuần trăng
với các vị Hồng y
Trang 10trước “Thánh bộ giáo lí đức tin ”, ông bị nghi ngờ là dị giáo, và bị quản thúc tại gia.
Tuy nhiên vào tháng 10 năm ấy, ông bị bắt phải ra trước Thánh bộ Giáo lý Đức tin ởRome
Năm 1634: Ông sống tại ngôi nhà thôn quê Arcetri ngoài Florence
Đến 1638: Ông bị mù hoàn toàn, bị chứng thoái vị và mất ngủ, cho nên ông
được tới bệnh viện Florence chữa bệnh và tiếp khách ở đó
Năm 1641: Ông sử dụng con lắc để chế tạo đồng hồ Ông nhận thấy rằng tốc độ
rơi của vật không phụ thuộc vào trọng lượng của vật
Năm 1642: Ông bị chứng sốt, tim đập nhanh và qua đời.
3 Những giai thoại về Galileo Galilei
3.1 Khi còn trẻ
Khi còn trẻ Galileo là học sinh hay đặt câu hỏi, đối với những vấn đề hứng thúông luôn tự tìm cách chứng minh Có một thầy giáo đã đưa ra câu hỏi hóc búa chohọc sinh Dùng một sợi dây vòng thành các đường khép kín khác nhau Thì hìnhnào có diện tích lớn nhất để tìm câu trả lời Galileo đã tìm một sợi dây và vòngthành hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn…cuối cùng ông phát hiện ra hình tròn làhình có diện tích lớn nhất so với các hình còn lại, ông dùng kiến thức toán học màmình học được để chứng minh nó Thầy giáo thấy vậy cổ vũ ông học toán học
3.2 Hoài nghi học thuyết Aristote
/Aristote cho rằng thả rơi hai vật đồng thời ở cùng độ cao thì vật nặng sẽ rơinhanh hơn vật nhẹ Galileo nghĩ chẳng phải các cục đá băng lớn có kích thước lớnnhỏ khác nhau đều rơi xuống đất như nhau sao? Mình sai hay Aristote sai? Khi trởthành giáo sư Galileo đưa ra sự nghi ngờ này, các đồng nghiệp nghĩ là ông muốnchơi trội, dám nghi ngờ cả chân lý
Để chứng minh, Galileo đã dán quảng cáo trong khắp thành phố: “Trưa mai
mời mọi người đến tháp Pisa xem thực nghiệm về vật rơi” Trưa hôm sau rất nhiều
người kéo đến xem, nhà khoa học có, bạn bè có, người dân thường có, cả nhữngngười phản đối ông cũng kéo đến xem Galileo đặt hai quả cầu sắt có kích thướckhác nhau rõ rệt, đặt vào cái hộp, đáy hộp có thể mở được bằng cách kéo đáy hộpra
Trang 11Galileo tự tay kéo đáy hộp ra, hai quả cầu rơi xuống, “Bịch” một tiếng Nhữngngười xem vỗ tay reo hò, chúc mừng Những người phản đối ông im lặng.
3.3 Chuyện về kính viễn vọng
Vào mùa hè năm 1609, một người bạn gửi cho Galileo một bức thư “Có một
người Hà Lan chế tạo được một chiếc kính rất đẹp, hôm qua khi đi dạo bên bờ sông tôi đã gặp ông ta Lúc ấy bên kia bờ sông, có một cô gái rất đẹp, qua ống kính tôi
đã nhìn thấy cô gái ấy, khuôn mặt cô rõ một một cứ như cô ấy đang đứng trước mặt tôi vậy Tôi ngạc nhiên đến reo lên, tôi nghĩ rằng mình có thể sờ tay vào cô gái ấy được, nhưng khi với tay ra thì suýt ngã xuống sông, thì ra cô gái ấy vẫn ở mãi tận
bờ sông bên kia!Vì rằng ông ta không còn chiếc kính nào nữa nên không thể mua lại cho anh được”
/
Đọc xong thư, ông tìm tòi các tài liệu liên quan đến thấu kính, dùng bút vẽtrên giấy,và ngồi tính toán, ông mất một đêm để tìm ra cách chế tạo thấu kính này.Ông nhờ người phục vụ gái mua mấy miếng phôi thấu kính Ông mài kính mất mấyngày để được hai miếng thấu kính, một thấu kính lồi, một thấu kính lõm Ông lấyhai ống dài một to, một nhỏ và lồng vào nhau được Ông gắn hai chiếc thấu kính lênhai chiếc ống đó Ông điều chỉnh cự ly của hai thấu kính để, đưa ảnh của vật lại gần,
ra xa, phóng đại ảnh lên Ông ngắm thử cái cây mọc phía ngoài cửa sổ và thấy nónhỏ và gần lại ngay trước mắt, có cảm giác như giơ tay ra là có thể sờ thấy được.Qua một mùa hè, ông làm được chiếc kính phóng đại vật thể lên gấp 33 lần Mọi
người thường gọi nó là “Kính viễn vọng”.
Tin truyền đi khắp Châu Âu Có người muốn bỏ tiền muốn mua kính của ông
Ông đã cải tiến, sản xuất “Kính viễn vọng” để bán và ứng dụng vào việc quan sát
bầu trời
3.4 Châ`n lý tỏa sáng
Trang 12Năm1625 Galileo hoàn thành tác phẩm “Đối thoại về hai hệ thống thế giới-của
Ptolemy và Copernicus” Cuốn sách được xuất bản vào 1632, và được khắp Châu
Âu ca ngợi là kiệt tác về văn học và triết học Ông viết: “Tất cả không phải là tĩnh
tại, Mặt trời đang quay, Trái đất đang quay, Trái đất không những quay quanh Mặt trời mà còn tự quay quanh mình nó theo một trục ”.
Giáo hoàng đã rất tức giận và ra lệnh khởi tố Galileo, coi học thuyết là dịđoan, vi phạm lệnh cấm truyền bá thuyết Nhật tâm vào năm 1616 Sách vừa ra đời
được 6 tháng thì bị cấm bán 2/1633 ông bị cáo buộc “Bảo vệ và giảng dạy học
thuyết Copernicus” và ép ông phải nói lên rằng ông thề từ bỏ mãi mãi và ghét cay
ghét đắng những sai lầm đã phạm phải Lúc đầu giáo hội chỉ định để Galileo thừanhận việc ông tuyên truyền thuyết Mặt trời là trung tâm của vũ trụ là một sai lầm vàđồng thời yêu cầu ông viết giấy đảm bảo không tuyên truyền nữa Nhưng Galileo
không nhận lời và không viết giấy đảm bảo, ông nói: “Những điều tôi viết trong
sách đều là sự khách quan, tôi không hề phản đối Giáo hoàng Tôi có tội gì? Lẽ nào tôi lại phải che giấu chân lý, lừa dối mọi người? Lẽ nào tôi lại bị trừng phạt vì nói ra sự thật” Việc thẩm vấn kéo dài 5 tháng, mỗi lần thẩm vấn ông không hề tỏ ra
hối hận, sau mỗi lần chịu thẩm vấn ông đều phải trở về bằng cáng Tòa án giáo hội
thấy sức khỏe của ông ngày càng yếu liền phán quyết: “Tội danh Galileo là đi
ngược lại với giáo lý, tuyên truyền học thuyết dị giáo và bị cầm tù chung thân”
Người ta kể rằng, sau khi bị tuyên án, ông giậm chân xuống đất và kêu “Eppur si
muovo” (Dù sao thì Trái đất vẫn quay) Ông bị quản thúc đến cuối đời 8 năm sau
đó
Hơn 300 năm sau, năm 1979 Tòa thánh La Mã đã công khai sửa cho Galileo
“Giáo hoàng chính thức tuyên bố, phán quyết của tòa thánh La Mã đối với Galileo
là một sai lầm nghiêm trọng.”
Trang 13B SỰ NGHIỆP CỦA GALILEO GALILEI
1 Giới thiệu tổng quan
Galileo đã có những đóng góp cơ bản cho khoa học về chuyển động bằng cáchkết hợp một cách sáng tạo giữa toán học và thực nghiệm Có lẽ Galileo là người đầutiên phát biểu một cách rõ ràng rằng các quy luật của tự nhiên đều liên quan đếntoán học Trong cuốn The Assayer (Người Thí nghiệm) ông viết "Triết học đượcviết trong cuốn sách lớn này, vũ trụ Nó được viết bằng ngôn ngữ của toán học, ký
tự của nó là những hình tam giác, hình tròn, và các đường hình học khác " Xéttrên diện rộng, điều này đã thúc đẩy việc tách khoa học ra khỏi triết học và tôn giáo;một bước ngoặt trong tư duy của nhân loại
Với những tiêu chuẩn thời đó, Galileo vẫn luôn sẵn sàng thay đổi quan điểmtheo những quan sát đạt được của mình Để công bố những thực nghiệm của mình,Galileo đã phải thiết lập các tiêu chuẩn về độ dài và thời gian, để các phép đo vào
Trang 14những ngày khác nhau và trong các phòng thí nghiệm khác nhau có thể được sosánh trong cùng một khuôn mẫu.
Galileo thể hiện một sự đánh giá tiến bộ phi thường vế mối quan hệ đúng đắngiữa toán học, vật lý lý thuyết và vật lý thực nghiệm Ông hiểu biết về các parabol,
về mặt tiết diện conic lẫn về mặt toạ độ Galileo xác định thêm rằng parabol là quỹđạo lý thuyết lý tưởng đối với những vật được bắn ra, chuyển động nhanh dần đều
mà không có ma sát hay bất cứ lực cản nào Galileo thừa nhận rằng lý thuyết nàychỉ có giá trị giới hạn, về mặt lý thuyết thì quỹ đạo phóng một vật phóng có kíchthước tương tự với Trái Đất không thể là parabol, nhưng ông vẫn cho rằng quỹ đạoparabol của một phóng bị lệch không đáng kể Thứ ba, ông nhận ra rằng dữ liệuthực nghiệm của ông sẽ không bao giờ giống một cách chính xác với bất kỳ biểuthức lý thuyết hoặc toán học nào vì sự thiếu chính xác của các phép đo, sự ma sát,
và các yếu tố khác
Theo Stephen Hawking, Galileo là người ảnh hưởng nhiều nhất đối với sự rađời của khoa học hiện đại hơn bất kỳ người nào khác Albert Einstein gọi ông là cha
đẻ của khoa học hiện đại.[7]
2 Những đóng góp của Galieo cho sự nghiệp khoa học
2.1 Thí nghiệm rơi tự do
Khi còn đi học Galileo là một học
sinh hay đặt ra câu hỏi, đối với những
vấn đề hứng thú ông luôn tự tìm cách
chứng minh Có một thầy giáo đã đưa
ra một câu hỏi hóc búa cho học sinh:
Dùng một sợi dây vòng thành các hình
khép kín khác nhau, thị hình nào có
diện tích lớn nhất? Để tìm câu trả lời
Galileo đã tìm một sợi dây vòng thành
các hình như hình vuông, chữ nhật,
hình tròn vv… cuối cùng ông phát
hiện hình tròn là hình có diện tích lớn Galileo e Viviani, 1892, Tito Lessi.
Trang 15nhất trong các hình, ông còn dùng những kiến thức toán học của mình học được đểchứng minh quan điểm này.
Thầy giáo của ông thấy sự chứng minh của Galileo như vậy hết sức vui mừng,
cổ vũ ông học toán học
Gallileo ngày càng có hứng thú với toán học, ông còn thường đọc một số sáchcủa các nhà khoa học nổi tiếng, ông thích đọc sách của nhà triết học Aristotelengười Hy Lạp nhất, đồng thời ông còn thích tìm tòi thảo luận những nội dung trongsách Ông dần dần phát hiện ra có rât nhiều vấn đề Aristotele không có tư duy biệnchứng chặt chẽ mà chỉ phán đoán thông qua cảm giác và kinh nghiệm
Aristotele cho rằng hai vật cùng đồng thời rời từ trên cao xuống, vật nặng rơixuống trước, vật nhẹ rơi xuống sau Galileo thì ngày càng nghi ngờ điều này, ông
nghĩ: “Các cục đá băng rơi từ trên trời xuống , cục to cục nhỏ chẳng phải rơi
xuống đất như nhau sao? Aristotele sai hay ông sai?"
Về sau, Galileo trở thành giáo sư dạy toán tại trường Đại học pisa, ông đã đưa
ra sự hoài nghi đối với học thuyết của Aristotele.
Các đồng sự của ông biết điều hoài nghi đó của ông đều bàn tán xôn xao, cóngười nói Aristotele là nhân vật vĩ đại như vậy, lẽ nào quan điểm của ông lại saiđược?
Đây chắc là muốn chơi trội Lại có người nói Giáo hội và Giáo hoàng đều thừanhận những điều Aristotele nói là chân lý, Galileo lại dám nghi ngờ cả chân lý Điênchắc Nhưng Galileo không để ý những điều mọi người dị nghị, ông nghĩ cách dùngthực nghiệm để chứng minh sự đúng đắn của mình Ông nhớ lại lúc nhỏ cùng các
em trèo lên tháp Pisa chới trò ném đá xuống, mỗi lần ném một nắm đá xuống có
hòn to hòn nhỏ, chúng đều cùng rơi xuống đất một lúc Thế là ông quyết định phảilên tháp Pisa để làm thực nghiệm, để cho tất cả mọi người đều nhìn thấy kết quảthực nghiệm
Trang 16Galileo dán quảng cáo trong thành phố, ông viết: “Trưa mai mời mọi người dến
tháp nghiêng Pisa xem thực nghiệm về vật rơi” Tin được truyền đi, đúng trưa ngày
hôm sau rất nhiều người đã kéo đến xem thực nghiệm, có người là nhà khoa học, cóngười chỉ là dân thường trong thành phố, có bạn bè của ông và có cả những ngườiphản đối ông Trong đám người đến xem vẫn có người cười ông, họ nói rằng cóthằng ngốc mới tin rằng một chiếc lông gà và một viên đá cùng rơi xuống đất nhưnhau Lúc đó Galileo hết sức tự tin vì rằng ông và các học sinh của ông đã làm thựcnghiệm nhiều lần và mỗi lần đều chứng minh đúng
Thực nghiệm bắt đầu, Galileo và học sinh của mình đặt hai quả cầu sắt to nhỏkhác nhau tương đối rõ rệt vào một cái hộp, đáy của hộp có thể mở ra được, chỉ cầnkéo đáy hộp ra là hai viên cầu sắt trong hộp đồng thời tự do rơi xuống Galileo vàcác học sinh của mình đưa hộp lên đỉnh tháp, mọi người đứng phía dưới đều chămchú ngẩng đầu nhìn lên Galilê đích thân kéo đáy hộp ra, mọi người nhìn thấy haiquả cầu sắt một to một nhỏ rơi xuống, tất cả đều nín thở
Trang 17“Bịch” một tiếng, cả hai viên đồng thời rơi xuống đất mọi người đứng xemcùng reo lên, còn những người phản đối Galileo thì im lặng không nói gì Thực tếmọi người nhìn thấy đã chứng minh: Mọi vât thể rơi từ trên cao rơi xuống, thời gianrơi xuống không liên quan đến trọng lượng
Galileo đã đề xuất rằng một vật thể rơi sẽ rơi với gia tốc đồng nhất, khi sức cảncủa môi trường mà nó đang rơi trong đó là không đáng kể, hay trong trường hợpgiới hạn sự rơi của nó xuyên qua chân không.[3] Ông cũng xuất phát từ định luậtđộng học chính xác cho khoảng cách đã được đi qua trong một gia tốc đồng nhất bắtđầu từ sự nghỉ, có nghĩa nó tỷ lệ với bình phương của thời gian ( d ∝ t 2 ) Galileo
đã thể hiện định luật bình phương thời gian bằng các giải thích hình học và các từtoán học chính xác, so với các tiêu chuẩn của thời ấy
Điều đáng nói là năm 1969 các nhà du hành vũ trụ đã đặt chân lên mặt trăng, họ
đã làm thực nghiệm, thả một chiếc lông vũ và một hòn đá cùng rơi xuống, kết quảchiếc lông và hòn đá cùng rơi xuống mặt trăng một lúc Điều này đã nói chobiết nếu như không có lực đẩy của không khí, chiếc lông và hòn đá sẽ rơi xuốngmặt đất cùng một lúc
Câu chuyện nổi tiếng về thực nghiệm ở tháp nghiêng Pisa vẫn còn lưu truyềntrên thế giới đến ngày nay, nó đã trở thành một giai thoại lịch sử khoa học [7]
2.2 Thiên văn học
2.2.1 Kính thiên văn
Vào mùa hè một năm nọ, Galileo nhận được thư của một người bạn gửi tới,
trong thư có nói rằng: “Có một người Hà Lan chế tạo được một chiếc kính rất đặc
biệt, hôm qua khi đi dạo bên bờ sông tôi đã gặp ông ta Lúc ấy bên kia bờ sông có một cô gái rất đẹp, qua ống kính tôi đã nhìn thấy cô gái ấy, khuôn mặt cô rõ mồn một cứ như cô đang đứng ngay trước mặt tôi vậy Tôi ngạc nhiên đến reo lên, tôi nghĩ rằng mình có thể sờ tay vào cô gái được, nhưng khi tôi với tay ra thì suýt ngã xuống sông, thì ra cô gái vẫn ở mãi tận bờ sông bên kia! Vì rằng ông ta không còn chiếc kính nào nữa nên không thể mua lại cho anh được.”
Galileo đọc đi đọc lại bức thư, mừng nhảy cẫng lên, ông nói: “Tôi cũng phải
làm chiếc kính như thế! Tôi muốn nhìn tận mắt khuôn mặt của những người ở phía
xa , có lẽ tôi còn muốn nhìn rõ cả khuôn mặt của những vì sao trên trời cao!”
Trang 18Để làm được loại kính đặc biệt này Galileo đã tìm đọc các tài liệu có liên quan,sau đó suy nghĩ tìm tòi Một mặt ông dùng bút vẽ trên giấy, một mặt dùng máy tính
để tính toán Mất đúng một đêm, cuối cùng ông đã tìm được cách làm ra chiếc kínhnày Galileo muốn làm loại kính này, ông cần mua mấy chiếc phôi thấu kính để thửlàm thiết bị có thể nhìn ra được, nhưng lục túi không thấy còn đồng nào, ông nói
với người làm: “Lấy áo khoác của tôi đi đặt lấy tiền đi!” Người phục vụ gái không
nỡ làm như vậy, liền lấy tiền riêng của mình để mua mây miếng phôi thấu kính
Sau khi có vật liệu để làm rồi ông liền bắt tay vào mài kính Về tính năng củathấu kính thì Galileo quá thuộc nhưng việc mài kính là rất công phu Ông phải mấtmấy ngày mới mài được hai miếng thấu kính, một thấu kính lồi, một thấu kính lõm.Ông lấy hai ống dài một to, một nhỏ để có thể lồng vào nhau được, ông gắn haichiếc thấu kính lên hai chiếc ống đó, lúc này chỉ còn việc điều chỉnh cự ly của haithấu kính là có thể đưa những vật từ xa lại gần và phóng đại nó lên Galileo nâng cáiống kính đơn giản và kỳ lạ ấy lên ngắm cây mọc phía ngoài cửa sổ, ông điều chỉnhhai chiếc ống có gắn kính tức là điều chỉnh cự ly của hai thấu kính, khi điều chỉnhđến vị trí tốt nhất, Galileo bỗng đã nhìn thấy cái cây đứng từ xa nhỏ gần lại ngaytrước mắt, có cảm giác như giơ tay ra là có thể sờ thấy được Galilê đã thành công,
đã làm được loại kính có thể nhìn xa này, ông vô cùng sung sướng! Ông quyết tâm