THỬ SỨC TRƯỚC KÌ THI ĐH 2009 SINH

5 354 0
THỬ SỨC TRƯỚC KÌ THI ĐH 2009 SINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TR ƯỜNG THPT NGUYỄN DU Giáo viên: Bùi Hữu Tuấn ĐỀ IX Thời gian làm bài: 90 phút Câu1:ADN dài 3400 A 0 với 20% Ađênin sẽ có số liên kết hiđrô là: A. 5200 B. 1300 C. 2600 D. 3400 Câu 2: Trong thuật di truyền, điều không đúng về phương pháp đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận là: A. Dùng vi kim tiêm hoặc súng bắn gen B.Dùng muối CaCl 2 hoặc dùng xung điện C.Dùng hoóc môn thích hợp kích thích tế bào nhận thực bào D.Gói ADN tái tổ hợp trong lớp màng lipít, chúng liên kết với màng sinh chất và giải phóng ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận Câu 3: Trong thuật cấy gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là vi khuẩn E.coli vì chúng A. có cấu tạo cơ thể đơn giản B. dễ phát sinh biến dị C. thích nghi cao với môi trường D. có tốc độ sinh sản nhanh Câu 4: Ưu thế nổi bật của thuật di truyền là A. tạo ra được các động vật chuyển gen mà các phép lai khác không thể thực hiện được B. tạo ra được các thực vật chuyển gen cho năng xuất rất cao và có nhiều đặc tính quí C. khả năng cho tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất xa nhau trong hệ thống phân loại D. sản xuất một loại prôtêin nào đó với số lượng lớn trong một thời gian ngắn Câu 5: Đối với cây trồng, để duy trì và củng cố ưu thế lai người ta có thể sử dụng A. lai khác thứ B. sinh sản sinh dưỡng C. tự thụ phấn D. lai luân phiên Câu 6: Ở sinh vật nhân sơ A. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục B. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục C. các gen không có vùng mã hoá liên tục D. các gen có vùng mã hoá liên tục Câu 7: Khi cho giao phấn các cây lúa mì hạt màu đỏ với nhau, đời lai thu được 9/16 hạt mầu đỏ; 6/16 hạt màu nâu: 1/16 hạt màu trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật A. tương tác át chế B. phân tính C.tương tác cộng gộp D. tương tác bổ trợ Câu 8: Nguyên nhân chính làm loài người không bị biến đổi thành một loài khác về mặt sinh học là: A. con người ngày nay đã có cấu trúc cơ thể hoàn hảo nhất B. loài người bằng khả năng của mình có thể thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng và không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên C. sự phát triển của hệ thống tín hiệu thứ 2 D. tất cả đều đúng Câu 9: Sự kiện nổi bật nhất trong đại cổ sinh là: A. sự hình thành đầy đủ các ngành động vật không xương sống B. xuất hiện thực vật hạt kín C. sự xuất hiện lưỡng cư và bò sát D. sự di chuyển của sinh vật từ dưới nước lên cạn Câu 10: Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, khi lai 2 giống cà chua thuần chủng quả đỏ với quả vàng đời lai F 2 thu được A. 9 quả đỏ: 7 quả vàng B. 1 quả đỏ: 1 quả vàng C. 3 quả đỏ: 1 quả vàng D. đều quả đỏ Câu 11: Khi cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn thụ phấn với cơ thể có kiểu hình lặn ở con lai xuất hiện 2 loại kiểu hình đều chiếm tỉ lệ 50%, hai tính trạng đó di truyền A. liên kết không hoàn toàn B. tương tác gen C. liên kết hoàn toàn D. độc lập Câu 12: Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R thuộc dạng đột biến A. đảo đoạn ngoài tâm động B. chuyển đoạn tương hỗ C. đảo đoạn có tâm động D. chuyển đoạn không tương hỗ Câu 13: Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng A. trội lặn không hoàn toàn B. số lượng C. chất lượng D. trội lặn hoàn toàn Câu 14: Trong quá trình hình thành loài khác khu địa lí, phát biểu nào dưới đây là không đúng: A. điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật B. trong những điều kiện sống khác nhau, CLTN đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau dần dần tạo thành những nòi địa lí rồi thành loài mới C. hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức có cả ở động vật và thực vật D. khi loài mở rộng khu phân bố, điều kiện khí hậu địa chất khác nhau ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau Câu 15: Theo quan niệm của Lamac, có thể giải thích sự hình thành đặc điểm cổ dài ở hươu cao cổ là do: Trang1 TR ƯỜNG THPT NGUYỄN DU Giáo viên: Bùi Hữu Tuấn A. hươu thường xuyên vươn dài cổ để ăn các lá trên cao B. sự xuất hiện các đột biến cổ dài C. sự chọn lọc các đột biến cổ dài D. sự tích luỹ các đột biến cổ dài bởi chọn lọc tự nhiên Câu 16: Phát biểu nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên(CLTN) là không đúng: A. trong một quần thể đa hình thì CLTN đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đột biến trung tính qua đó biến đổi thành kiểu gen của quần thể B. CLTN không chỉ tác động đối với từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể C. CLTN làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định D. dưới tác dụng của CLTN các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi Câu 17: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về quá trình đột biến: A. quá trình đột bến gây ra những biến dị di truyền, các đặc tính theo hướng tăng cường hay giảm bớt gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn trên kiểu hình của cơ thể B. phần lớn là các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể vì chúng phá vỡ mối quan hệ hài hoà trong nội bộ cơ thể,trong kiểu gen, giữa cơ thể và môi trường đã được hình thành qua chọn lọc tự nhiên C. khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó D. đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì so với đột biến NST chúng phổ biến hơn Câu 18: Đơn vị tổ chức cơ sở của loài trong thiên nhiên là: A. quần thể B. nòi sinh thái C. nòi địa lí D. nòi sinh học Câu 19: Biến động di truyền là hiện tượng: A. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể B. phân hoá kiểu gen trong quần thể dưới tác động của chọn lọc tự nhiên C. quần thể kém thích nghi sẽ bị thay đổi bởi quần thể có vốn gen thích nghi hơn D. tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột khác xa với tần số của các alen đó ở quần thể gốc Câu 20: Theo Đacuyn cơ chế chính của sự tiến hoá là: A. sự thay đổi của ngoại cảnh thường xuyên không đồng nhất dẫn đến sự biến đổi dần dà và liên tục của loài B. sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên C. sự tích luỹ các đột biến trung tính một cách ngẫu nhiên, không liên quan tới tac dụng của chọn lọc tự nhiên D. sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động Câu 21: Quá trình phiên mã có ở A. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn B. sinh vật nhân chuẩn, vi rút C. vi rút, vi khuẩn D. vi rút, vi khuẩn, sinh vật nhân thực Câu 22: Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là A. sự tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng B. các gen nằm trên các nhiễm sắc thể C. do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo D. sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể Câu 23: Trong các phép lai sau phép lai có khả năng cao nhất để thu được một cá thể với kiểu gen AABb trong một lứa đẻ là A. AaBb x Aabb B. AaBb x AABb C. AaBb x AABB D. AaBb x aaBb Câu 24: Hiện tượng đa bội ở động vật rất hiếm xảy ra vì A. cơ quan sinh sản thường nằm sâu trong cơ thể, đồng thời hệ thần kinh phát triển B. chúng thường bị chết khi đa bội hoá C. chúng mẫn cảm với các yếu tố gây đột biến D. cơ quan sinh sản thường nằm sâu trong cơ thể nên rất ít chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây đa bội Câu 25: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng. Cho các cây dị hợp 2n giao phấn với những cây dị hợp 3n và 4n, F 1 cho tỉ lệ 11 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng. Kiểu gen của các cây bố mẹ là A. Aaaa x Aa; Aaa x Aa B. AAAa x Aa; AAa x Aa C. AAaa x Aa; AAa x Aa D. AAAa x Aa; Aaa x Aa Câu 26: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có cấu trúc gồm: A. sinh cảnh và sinh vật B. sinh vật sản xuất, tiêu thụ và phân giải C. chất hữu cơ và vô cơ D. các yếu tố khí hậu Câu 27: Hệ sinh thái nước có đặc điểm là: A. quần xã chịu khô hạn B. chủ yếu là cây cỏ và cây bụi C. loài ưu thế là thông lá kim D. nhiều sinh vật phù du Câu 28: Nếu hiệu suất sinh thái là 0,1( hay 10%) thì từ đầu vào là 100 đơn vị, đầu ra ở bậc dinh dưỡng thứ 5 sẽ bằng: A. 100/10 = 10 B. 100/10000 = 0,01 C. 100/1000 = 0,1 D. 100/100 = 1 Câu 29: Rừng taiga là hệ sinh thái có đặc điểm: Trang2 TR ƯỜNG THPT NGUYỄN DU Giáo viên: Bùi Hữu Tuấn A. loài ưu thế là thông lá kim B. chủ yếu là cây cỏ và cây bụi C. nhiều sinh vật phù du D. quần xã chịu khô hạn Câu 30: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi A. số lượng, hình dạng, cấu trúc nhiễm sắc thể B. số lượng không đổi C. số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể D. số lượng , hình thái nhiễm sắc thể Câu 31: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái A. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật C. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật Câu 32: Hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân chuẩn chịu sự kiểm soát bởi A. gen điều hoà, gen tăng cường và gen gây bất hoạt B. cơ chế điều hoà ức chế, gen gây bất hoạt C. cơ chế điều hoà cảm ứng, gen tăng cường D. cơ chế điều hoà cùng gen tăng cường và gen gây bất hoạt Câu 33: Tần số tương đối các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa là A. 0,7A; 0,3a B. 0,3 A; 0,7a C. 0,4A; 0,6a D. 0,9A; 0,1a Câu 34: Nguyên nhân dẫn tới sự phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là A. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau B. mỗi loài ăn một loài thức ăn khác nhau C. mỗi loài kiếm ăn vào một thời điểm khác nhau trong ngày D. tất cả các khả năng trên Câu 35: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do A. số lượng cá thể nhiều B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh C. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh D. có khả năng tiêu diệt các loài khác Câu 36: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã A. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau B. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích C. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau D. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau Câu 37: Ở chó: tính trạng lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài, cho P: lông ngắn x lông dài thì F1 là: A. 100% lông ngắn B. 50% lông ngắn : 50% lông dài C. 75% lông ngắn : 25% lông dài D. A hay B Câu 38: Nếu các gen phân li độc lập, trội hoàn toàn và tác động riêng rẽ, phép lai AaBbCcDdEe x aaBbccDdee cho F1 có kiểu hình trội về cả 5 gen chiếm tỉ lệ: A. 1/2 6 B. 9/2 7 C. (3/4) 10 D. (3/4) 7 Câu 39: Ở một loài động vật, khi cho lai giữa cá thể có lông trắng với cá thể lông màu đều thần chủng, F 1 100% lông trắng, F 2 thu được 13/16 lông trắng: 3 /16 lông màu. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật A. tương tác át chế B. tương tác cộng gộp C. phân tính D. tương tác bổ trợ Câu 40: Sự phát triển của cây hạt kín ở kỉ thứ ba đã kéo theo sự phát triển của: A. cây hạt trần B. chim thuỷ tổ C. bò sát khổng lồ D. sau bọ ăn lá, mật hoa, phấn hoa và nhựa cây Câu 41: Điều không đúng khi kết luận mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể là mật độ có ảnh hưởng tới A. mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh và tác động của loài đó trong quần xã B. tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản C. các cá thể trưởng thành D. mức độ lan truyền của vật sinh Câu 42: Quần xã là A. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất, thích nghi với môi trường sống B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định C. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định Câu 43: Để phát hiện bệnh bạch cầu ác tính do mất đoạn nhiễm sắc thể 22, là nhờ phương pháp: A. Nghiên cứu người sinh đôi khác trứng B. Nghiên cứu người sinh đôi cùng trứng C. Nghiên cứu phả hệ D. Nghiên cứu tế bào Câu 44: Mục đích của di truyền y học tư vấn là: A. chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên về khả năng mắc một loại bệnh di truyền ở thế hệ sau B. cho lời khuyên trong kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp Trang3 TR ƯỜNG THPT NGUYỄN DU Giáo viên: Bùi Hữu Tuấn C. định hướng trong sinh đẻ để dự phòng và hạn chế hậu quả xấu D. tất cả các câu đều đúng Câu 45: Nghiên cứu di truyền người có những khó khăn do: A. khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con B. bộ nhiễm sắc thể lớn, kích thước nhỏ, cấu trúc vật chất di truyền phức tạp C. các lí do phạm vi xã hội, đạo đức. D. tất cả đều đúng Câu 46: Trong một quần thể giao phối, giả sử một gen có 2 alen A và a. Gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a. Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là: A. p 2 AA : pqAa : q 2 aa B. p AA : pqAa : q aa C. p AA : 2pqAa : q aa D. p 2 AA : 2pqAa : q 2 aa Câu 47: Bộ NST của người nam bình thường là A. 44A , 2X B. 44A , 1X , 1Y C. 46A ,1X , 1Y D. 46A , 2Y Câu 48: Điều không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối là A. sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau B. trong các thế hệ con cháu của thực vật tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết của động vật sự chọn lọc không mang lại hiệu quả C. qua nhiều thế hệ tự phối các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp D. làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm Câu 49: Tác nhân hoá học như 5- brômuraxin là chất đồng đẳng của timin gây A. đột biến mất A B. đột biến thêm A C. đột biến A-T → G-X D. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau Câu 50: Nguyên nhân gây đột biến gen do A. sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường B. tác nhân vật lí, tác nhân hoá học C. sự bắt cặp không đúng, sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân vật lí của ,tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường D. sự bắt cặp không đúng, tác nhân vật lí của môi trường, tác nhân sinh học của môi trường ¤ Đáp án của đề thi 9: 1[ 1]c . 2[ 1]c . 3[ 1]d . 4[ 1]c . 5[ 1]b . 6[ 1]d . 7[ 1]c . 8[ 1]b . Trang4 TR ƯỜNG THPT NGUYỄN DU Giáo viên: Bùi Hữu Tuấn 9[ 1]d . 10[ 1]c . 11[ 1]a . 12[ 1]b . 13[ 1]c . 14[ 1]a . 15[ 1]a . 16[ 1]a . 17[ 1]d . 18[ 1]a . 19[ 1]d . 20[ 1]b . 21[ 1]d . 22[ 1]a . 23[ 1]b . 24[ 1]a . 25[ 1]c . 26[ 1]a . 27[ 1]d . 28[ 1]b . 29[ 1]a . 30[ 1]a . 31[ 1]c . 32[ 1]d . 33[ 1]d . 34[ 1]d . 35[ 1]c . 36[ 1]A . 37[ 1]d . 38[ 1]b . 39[ 1]A 40[ 1]D 41[ 1]c . 42[ 1] 43[ 1]d . 44[ 1]d . 45[ 1] 46[ 1]d . 47[ 1]b . 48[ 1]d . 49[ 1]c . 50[ 1]c . Trang5 . là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái A. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật B. vô sinh và. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật C. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật D. hữu sinh

Ngày đăng: 26/08/2013, 13:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan