ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẤN MẬU A, HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quyĐịnh hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2014 – 2018
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẤN MẬU A, HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quyĐịnh hướng đề tài : Hướng nghiên cứuLớp : K46 – KTNN – N02Khoa : Kinh tế và PTNTKhóa học : 2014 – 2018Giáo viên hướng dẫn : TS Đỗ Xuân Luận
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu vai trò củadoanh nghiệp trong kết nối nông dân trồng quế với thị trường trên dịa bànthị trấn mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” là công trình nghiên cứu của
bản thân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyênnghành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và sự hướng dẫn khoa họccủa thầy Đỗ Xuân Luận
Các số liệu bảng, biểu và những kết quả trong khóa luận là trung thực,các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiệncó
Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên
Thái nguyên, ngày 11 tháng 06 năm 2018
Sinh viên
Điêu Thị Việt
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoaKinh tế và phát triển nông thôn, thầy giáo hướng dẫn và sự nhất trí củaUBND Thị trấn mậu A, Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, em thực hiện nghiêncứu đề tài: “Nghiên cứu vai trò của doanh nghiệp trong kết nối nông dân trồngquế với thị trường trên dịa bàn thị trấn mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự quan tâm của nhàtrường, khoa Kinh tế và phát triển nông thôn , thầy giáo hướng dẫn, UBNDThị trấn mậu A, bà con nhân dân trong huyện, bạn bè và gia đình
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, khoa Kinh tế vàphát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiệnthuận lợi giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Đặc biệt, em xin bàytỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầygiáo hướng dẫn TS Đỗ Xuân Luận cùng vớiUBND Thị trấn mậu A, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốtquá trình thực hiện đề tài
Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp K46 Kinh tế nông nghiệp đãquan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tạitrường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và côngnghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 502.01-2016.12
Một lần nữa, em xin kính chúc toàn thể thầy, cô giáo khoa Kinh tế vàphát triển nông thôn sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt Cảm ơn sự tài trợ củaquỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Chúc toàn thể cán bộ trongUBND Thị trấn mậu A công tác tốt, chúc các bạn sinh viên mạnh khỏe họctập tốt, thành công trong cuộc sống!
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 06 năm 2018
Sinh Viên
Điêu Thị Việt
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2 1: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam 16
Bảng 2 2: Xuất khẩu quế của Việt Nam (USD/KG) 17
Bảng 4 1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm quế của hộ điều tra 50
Bảng 4.2: Thông tin vay vốn của hộ điều tra
51Bảng 4.3: Thông tin chung về các hộ điều tra 53
Bảng 4 4: Cơ cấu diện tích đất trồng quế của các hộ tham gia liên kết và cáchộ không tham gia liên kết 54
Bảng 4 5: Chi phi phân bổ cho hoạt động sản xuất quế của hộ điều tra 55
Bảng 4 6 : Chi phi đầu vào bình quân cho quế 1ha/năm của hộ tham gia liênkết và hộ không tham gia liên kết 56
Bảng 4 7: Tình hình sản xuất quế của hộ tham gia liên kết và hộ không thamgia liên kết 58
Bảng 4 8: Kết quả sản xuất quế của hộ bình quân cho 1ha 60
Bảng 4.9: Sánh hiệu quả sản xuất quế trên 1ha/năm của các hộ điều tra năm2018 61
Bảng 4 10: Thông tin chung của doanh nghiệp sản xuất, chế biến quế 64
Bảng 4.11: Tình hình sản xuất kinh doanh quế của doanh nghiệp 65
Bảng 4 12: Nhu cầu và thực trạng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp điều tra 66
Bảng 4 13: Nội dung liên kết trong hoạt động tiêu thụ 71
Bảng 4 14: Khó khăn khi tham gia liên kết 73
Bảng 4 15 Khó khăn khi vay vốn từ các tổ chức tín dụng 73
Bảng 4 16: Lý do nông dân không tham gia liên kết 74
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 2 1: Hình ảnh cho vỏ quế 5
Hình 2 2: Hình ảnh cho Rừng quế 6
Hình 2 3: Hình ảnh người dân khai thác quế 6
Hình 2 4: Hình ảnh Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quế 7
Hình 2 5: Mô tả liên kết dọc và liên kết ngang của doanh nghiệp – nôngdân10Hình 2 6: Bản đồ thị trấn mậu A – Văn Yên 37
Trang 7DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Biến động giá quế qua các năm 49Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tình hình tiêu thụ quế trên địa bàn thị trấn 67Sơ đồ 4 2: Hình thức tổ chức liên kết giữa hộ nông dân với hộ thu gom
69Sơ đồ 4.3: Hình thức tổ chức liên kết giữa hộ nông dân với DN, cơ sở chế biến
70
Trang 8VA/TC Giá trị gia tăng/tổng chi phíWTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 91.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3
1.4 Bố cục của khóa luận 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.2 Khái niệm doanh nghiệp 6
2.1.3 Khái niệm về nông dân và hộ nông dân 8
2.1.4 Khái niệm liên kết kinh tế 8
2.1.3.1 Các hình thức liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp – nông dân 10
2.1.3.2 Lợi ích của liên kết kinh tế giữa nông dân – doanh nghiệp 13
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 14
2.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước 14
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 15
Trang 102.2.3 Các nghiên cứu trên địa bàn 18
2.3 Vai trò của liên kết kinh tế 21
2.3.1 Vai trò của liên kết kinh tế trong phát triển kinh tế xã hội 21
2.3.2 Vai trò của liên kết kinh tế trong nông nghiệp qua mô hình “liên kết bốnnhà” 22
2.4 Kinh nghiêm liên kết nông dân với doanh nghiệp 25
2.4.1 Kinh nghiệm liên kết trong sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc 25
2.4.2 Kinh nghiệm liên kết thông qua hợp đồng ở Thái Lan 26
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 30
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiện cứu 30
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 30
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 30
3.2 Nội dung nghiên cứu 31
3.3 Phương pháp nghiên cứu 31
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 31
3.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 31
3.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 33
3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 33
3.4 Địa điểm và thời gian tiến hành 34
3.4.1 Địa điểm nghiên cứu 34
3.4.2 Thời gian tiến hành 34
3.5 Các chỉ tiêu dùng trong phân tích 34
3.5.1 Chỉ tiêu về đánh giá kết quả kinh tế 34
3.5.2 Chỉ tiêu về hiệu quả 35
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
Trang 114.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 38
4.1.2.1 Đặc điểm về dân số, lao động 38
4.1.2.2 Đặc điểm về kinh tế 39
4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết nối Doanh nghiệp với nông dân 39
4.2 Thực trang sản xuất kinh doanh quế của hộ điều tra 47
4.2.1 Đặc điểm sản xuất quế của hộ điều tra 52
4.2.2 Diện tích trồng quế của các hộ tham gia liên kết và các hộ không thamgia liên kết 54
4.2.3 Tình hình sản xuất của các hộ điều tra 58
4.2.4 Kết quả sản xuất 1ha quế của các hộ nghiên cứu trong một năm 59
4.2.5 Phân tích hiệu quả sản xuất quế của các hộ điều tra 61
4.2.6 Nhưng thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ quế của hộ điềutra 62
4.3 Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trồng quế trên địa bànthị trấn mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 63
4.3.1 Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân 63
4.3.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm quế 67
4.3.3 Phân tích mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi liên kết tiêu thụsản phẩm 68
4.4 Vai trò của doanh nghiệp trong kết nối nông dân trồng quế với thị trường 71
Trang 124.5 Những ưu diểm và hạn chế trong liên kết giữa nông dân trồng quế và
doanh nghiệp trên địa bàn thị trấn mậu A 72
4.5.1 Ưu điểm 72
4.5.2 Hạn chế 72
4.5.3 Phân tích liên kết chỉ dừng lại ở thỏa thuận bằng miệng 75
4.5.4 Kết quả phân tích SWOT 76
4.6 Giải pháp phát triển liên kết giữa nông dân với Doanh nghiệp ở địa bànthị trấn mậu trong thời gian tới 77
Trang 13PHẦN 1MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Doanh nghiệp và nông dân là 2 tác nhân chính của các mối liên kếttrong sản xuất nông nghiệp Trong đó, doanh nghiệp là "đầu tàu", là động cơcủa mối liên kết Doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng liên kết "3 nhà" còn lạiđể hình thành vùng nguyên liệu sản xuất; hỗ trợ đầu vào và thu mua sản phẩmcho nông dân; từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản.Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp MiềnNam, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng tham gia WTO,doanh nghiệp cần nắm bắt đầy đủ các kiến thức và sự hiểu biết về WTO,nhanh chóng đổi mới và chủ động hội nhập Các doanh nghiệp cần có chiếnlược và kế hoạch hoạt động phù hợp với thị trường trong và ngoài nước; phảixây dựng được thương hiệu và chăm sóc thương hiệu theo định hướng cạnhtranh lành mạnh Để các mối liên kết thật sự mạnh, ngoài việc có năng lực tổchức khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản thì cần có các doanh nghiệpcó tâm huyết, có trách nhiệm với nông dân và sự nghiệp phát triển nền nôngnghiệp hiện đại Tại Yên Bái, theo thống kê rừng Yên Bái hiện có 415.103ha,trong đó diện tích rừng tự nhiên 234.337ha, rừng trồng 172.521ha, trong đóđất rừng quế tập trung có khoảng 20.000ha, tỷ lệ che phủ đạt 59,6%, đứng thứtư toàn quốc Do vậy nhiều năm gần đây người dân trong xã ra sức trồng mới,diện tích ngày càng được mở rộng hơn Tuy vậy, cây quế chưa được quyhoạch tổng thể và đầu tư thích hợp, từ đó chất lượng sản phẩm quế chưa đápứng được như cầu thị trường, giá trị thu nhập của người sản xuất chưa ổnđịnh Hiện nay, việc liên kết với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuấtnông nghiệp đã hình thành ở tỉnh Yên Bái đặc biệt là ở thị trấn mậu A trungtâm của huyện Văn Yên có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập và đanghoạt động ổn định Việc liên kết này đã góp phần tránh tình trạng được mùa,
Trang 14mất giá cũng như đảm bảo nông sản cho doanh nghiệp như cam kết Tuynhiên đến đây những nghiên cứu nhằm xem xét những lợi ích doanh nghiệpđem lại cho hộ nông dân còn hạn chế Việc tìm hiểu vấn đề này có ý nghĩa hếtsức quan trọng để khẳng định chủ trương chính sách phát triển doanh nghiệpcủa Đảng và Nhà Nước, đồng thời cung cấp một minh chứng quan trọng đểđưa ra các chính sách nhằm khuyến khích nông dân tham gia kết nối doanhnghiệp và đem lại lợi ích cho nông dân
Xuất phát từ thực tế trên tác giả chọn đề tài: “ Nghiên cứu vai trò củadoanh nghiệp trong kết nối nông dân trồng quế với thị trường trên địabàn thị trấn mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” làm đề tài nghiên cứu.1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của doanh nghiệptrong kết giữa nông dân với thị trường
- Đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa nông dân trồng quế vớidoanh nghiệp bao tiêu sản phẩm trên địa bàn thị trấn mậu A; làm rõ các ưuđiểm, hạn chế, nguyên nhân và các vấn đề đặt ra cần giải quyết
- Đề xuất các giải pháp phát triển các liên kết kinh tế giữa nông dân vàdoanh nghiệp nhằm sản xuất các sản phẩm quế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu củathị trường
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trang 15- Ngoài ra đề tài còn làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và học tậptrong lĩnh vực Doanh nghiệp và làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan lãnhđạo, quản lý tại địa phương.
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài, đề án về xây dựngliên kết doanh nghiệp với nông dân tại địa phương hoặc nơi khác
- Thấy được tầm quan trọng và sự tác động của doanh nghiệp trong kếtnối nông dân với thị trường và phát triển kinh tế của một địa phương Từ đócó biện pháp phát triển mô hình liên kết Doanh nghiệp – nông dân nhằm thúcđẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa người dân
1.4 Bố cục của khóa luận
Phần 1: Phần mở đầuPhần 2: Tổng quan tài liệuPhần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứuPhần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 162.1 Cơ sở lý luận
PHẦN 2TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Một số khái niệm
Vài nét về cây quế
Quế tên koa học là Cinnamomum Cassia BL thuộc họ long nãoLauraceae Tên tiếng anh là Cinamon, tên thông thường là cây quế, ở ViệtNam, nhân dân ta gọi với tên gọi khác nhau theo từng địa phương như QuếThanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái, Quế Bì, Mạy quế
Tuy nhiên, dù gọi là gì thì chúng vẫn là loại cây thân gỗ, thường xanh,cao tầm 10-20m Vỏ cây màu nâu xám, dày, nhẵn ở cây non và sần sùi ở câygià Lá cây quế rừng thường là phiến lá đơn, hình xuông thuôn dài, mọc so lehoặc gần như đối Lúc còn nhỏ cây cần có bóng che để sinh trưởng và pháttriển tốt, càng lớn mức độ chịu bóng của cây càng giảm Sau 3-4 năm trồngthì cây quế rừng hoàn toàn ưa sáng Bộ rễ cây phát triển mạnh, rễ lớn cắm sâuvào đất, rễ nhỏ lan rộng đan chéo vào nhau nên cây thường chắc khỏe, sinhsống tốt ở các khu vực đồi núi dốc, đất đai cằn cỗi, kém màu mỡ Chu kỳ sinhtrưởng của cây quế rừng khá dài Từ 8-10 năm tuổi cây mới bắt đầu ra hoa ởcác nách lá đầu cành Hoa ra từng chùm, màu trắng hoặc phớt vàng, nhỏ chỉcỡ nửa hạt gạo nhưng hương thơm mát dịu, lan xa Với những rừng quế thấpthì khoảng 3-5 năm người trồng đã có thể thu hoạch tinh dầu Tuy nhiên, chấtlượng tinh dầu thường tốt, ổn định nhất sau khi cây quế rừng đã trên 15 nămtuổi Tất cả các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinhdầu nhưng phần vỏ luôn chứa hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt tới 4-5% Tinh dầu quế sau khi trưng cất có màu vàng nhạt với thành phần chủ yếulà Cinnamaldehyde chiếm khoảng 70 – 90% [1]
Đặc điểm sinh thái của cây Quế
Tên khoa học: Cinnamomum loureirii Nees (Cây Quế)Ngành Ngọc Lan (Magnoliophita)
Trang 17Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) Phân Lớp Ngọc Lan (Magnoliidae)Bộ Long Não (Laurales)
Họ Long Não (Lauraceae)Chi Cinnamomum
Tên Việt Nam: cây QuếTên địa phương: Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái, QuếBì, Mạy Quế
Tên tiếng Anh: CinnamoCây Quế là loại cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều,nắng nhiều, vì vậy các vùng có Quế mọc tự nhiên nhiều ở nước ta là vùng cólượng mưa cao từ 2000mm/năm trở lên, nhiệt độ bình quân hang năm từ210C-230C, ẩm độ bình quân trên 80% Quế sinh trưởng tốt trên đất dồi núicó độ dốc thoải, tầng đất dày,ẩm, nhiều mùn, nhưng phải thoát nước, độ pHkhoảng 5-6, đất phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch, sa thạch, granit,riolit Quế không thích hợp với các loại đất đã thoái hóa, tầng đất mỏng, khô.Độ cao thích hợp thường thấy từ 300-700m (độ cao tuyệt đối) Nhân dân cácvùng có Quế cho biết lên cao hơn cây Quế có xu hướng thấp, lùn, chậm lớnnhưng vỏ dày và nhiều dầu, xuống thấp hơn cây Quế thường dễ bị sâu, vỏmỏng và ít dầu trong vỏ, đời sống của cây cũng ngắn hơn
Hình 2 1: Hình ảnh cho vỏ quế
Trang 18Hình 2 2: Hình ảnh cho Rừng quế Hình 2 3: Hình ảnh người dân khai
thác quế
2.1.2 Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giaodịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằmmục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
Những lợi thế so sánh mà doanh nghiệp có thể đem lại cho nhà đầu tưlà tiêu chí quan trọng nhất cần được xem xét khi quyết định lựa chọn hìnhthức doanh nghiệp để đăng ký kinh doanh
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các loại hình doanh nghiệp với cácloại hình kinh doanh khách nhau, thường thì có các loại hình kinh doanhnhư: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh vàdoanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, nhóm công ty,…việc t h à n h l ậ p c ô n g t y đ ể kinh doanh cũng trở lên đơn giản hơn bởi các dịchvụ tư vấnthành lập công ty rất phổ biến trên thị trường hiện nay
Chính vì vậy việc lựa chọn được một hình thức doanh nghiệp phù hợpvới tính chất kinh doanh , quy mô ngành nghề kinh doanh và khả năng củangười bỏ vốn thành lập công ty là vô cùng quan trọng , có tác động tới sự tồntại và phát triển của doanh nghiệp về sau
Trang 19Các loại hình doanh nghiệp cơ bản hiện nay là:Doanh nghiệp nhà nước: là doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% từ nhànước, hoạt động phát triển kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu của xã hội donhà nước quản lý.
Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của 1 cánhân Do cá nhân đó đứng ra tổ chức thành lập doanh nghiệp, quản lý và trịtrách nhiệm về pháp lý
Doanh nghiệp chung vốn hay công ty: là loại hình công ty do nhiềuthành viên góp chung vốn để kinh doanh, cùng chia sẻ lợi nhuận cũng nhưcùng chịu lỗ
Hình 2 4: Hình ảnh Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quế
Trang 202.1.3 Khái niệm về nông dân và hộ nông dân
Nông dân là một khái niệm đã xuất hiện từ rất lâu và được sử dụng rấtphổ biến Tuy nhiên, xoay quanh khái niệm nông dân khá khác biệt Thôngthường, nông dân được hiểu là những người mà hoạt động sản xuất chính của
họ là nông nghiệp Nông dân có thể được định nghĩa rất đơn giản như: “Ngườiđiều hành một trang trại” hay là “Người sống bằng hoạt động trồng trọt, chănnuôi”
Nhưng cũng có không ít khái niệm phức tạp, theo Wikipedia thì: “Nôngdân là một người tham gia vào nông nghiệp, người nuôi sinh vật bằng thựcphẩm hoặc nguyên liệu, thường bao gồm chăn nuôi gia súc và trồng trọt nhưsản xuất và ngũ cốc Một người nông dân có thể sở hữu đất hoặc có thể làmviệc như một người lao động về đất đai thuộc sở hữu của người khác, nhưngtrong nền kinh tế tiên tiến, nông dân thường là một chủ trang trại, trong khinhân viên của trang trại là lao động nông nghiệp…’’[2]
Còn theo Bách khoa toàn thư Việt Nam thì “Nông dân là những ngườilao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp Nông dân sốngchủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuấtchính là đất đai Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người nông dân cóquyền sở hữu khác nhau về ruộng đất Họ hình thành nên giai cấp nông dân,có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội…”.
Dưới góc độ của liên kết kinh tế, nông dân tham gia vào chuỗi liên kếtvới vai trò là một chủ thể kinh tế, hộ nông dân, là loại hình kinh tế trong đóhoạt động sản xuất chủ yếu của họ là nông nghiệp, dựa vào lao động gia đình(lao động không thuê) [3]
2.1.4 Khái niệm liên kết kinh tế
Hiểu một cách đơn giản liên kết kinh tế là những hình thức phối hợphoạt động, do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc vàđề ra nhũng biện pháp có liên quan đến hoạt động của mình nhàm thúc đẩy
Trang 21việc kinh doanh phát triển theo chiều hướng có lợi nhất Liên kết kinh tế đượcthực hiện trên cơ sở nguyên tác tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông quahoặc thông qua các hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trongkhuôn khổ pháp luật của các nhà nước Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ramối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chếhoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hóa và hiệp tác hóa,nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết, hoặc để cùngnhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vịthành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm bảo vệ lợi ích của nhau, cùng giúpđỡ nhau để có khoản thu nhập cao nhất.
Liên kết kinh tế có nhiều hình thức và quy mô tổ chức khác nhau,tương ứng với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên thamgia liên kết Những hình thức phổ biến là hiệp hội sản xuất và tiêu thụ, nhómsản xuất, nhóm vệ tinh, hội đồng sản xuất và tiêu thụ theo ngành hoặc theovùng, liên đoàn xuất nhập khẩu nội dug này sẽ được trình bày cụ thể trongphần sau
Các tổ chức tham gia liên kết là các đơn vị có tư cách pháp nhân đầyđủ, không phân biệt quân hệ sở hữu, quan hệ trực thuộc về mặt quản lý NhàNước thành lập một tổ chức kinh tế với tên riêng, có quy chế hoạt động riêng,do các đơn vị thành viên dựa vào qui định này cùng nhau thỏa thuận để xácđịnh và phải được một cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền cho phép hoạt động.Các tổ chức kinh tế có thể cùng một lúc thâm gia nhiều tổ chức liên kết khácnhau, và phải tôn trọng quy chế hoạt động của các tổ chức đó Trong khi thamgia liên kết kinh tế, không một đơn vị nào bị mất quyền tự chủ của mình, cũngnhư không được giẩm bất cứ nghĩa vụ nào đối với nhà nước theo pháp luậthay nghĩa vụ hợp đồng đã kí với các đơn vị khác
Trang 222.1.3.1 Các hình thức liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp – nông dân
Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp có nhiều hình thức và ở nhiềumức độ khác nhau Căn cứ vào quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ, cóliên kết dọc, liên kết ngang và liên kết hỗn hợp
Nông dân
Liên kếtDN, cơ sở chế biến Khách hàng
Liên kết
(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)
Hình 2 5: Mô tả liên kết dọc và liên kết ngang của doanh nghiệp – nông dân
Trang 23Liên kết dọc là hình thức liên kết của hai hay nhiều chủ thể tham giavào quá trình sản xuất theo hướng hoàn thiện của sản phẩm hay dịch vụ.Nghĩa là, nông dân liên kết với doanh nghiệp, cơ sở chế biến và các kháchhàng (hình
2.5) Thông thường, thực hiện liên kết dọc giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng nghiên cứu và đổi mới sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất
Trong khi đó, liên kết ngang lại là liên kết của những doanh nghiệp haycơ sở chế biến có cùng vị trí với nhau trong chuỗi cung ứng Chẳng hạn, liênkết của những nông dân cung cấp nguyên liệu quế với nhau, liên kết củanhững doanh nghiệp quế xuất khẩu với nhau, hay liên kết của những doanhnghiệp phân phối nông sản quế ở thị trường nước ngoài Mục đích của liênkết ngang thường là hoặc tìm kiếm sự hợp tác của những tổ chức có cùngchức năng để tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm hay dịchvụ hoặc thực hiện những hoạt động nhằm tăng cường khả năng bán hàng củacác doanh nghiệp Hình thức liên kết hỗn hợp nghĩa là kết hợp giữa liên kếtdọc và liên kết ngang của các chủ thể Nhìn chung, các doanh nghiệp cho dùlà thực hiện hình thức liên kết dọc hay ngang thì đều hướng đến mục tiêuchung là hiệu quả hoạt động cao hơn
Hình 2.5 minh họa liên kết dọc và liên kết ngang của các doanh nghiệp.Mối liên kết dọc được minh học trong hình e líp nằm ngang bao gồm chuỗimắt xích nông dân – DN, cở sở chế biến – khách hàng Tương tự như vậy, cóthể có rất nhiều liên kết dọc miễn là những liên kết này hàm chứa các tổ chứccùng hướng vào việc hoàn thiện sản phẩm hay dịch vụ Liên kết ngang đượcminh họa trong hình e líp nằm dọc bao gồm các tổ chức cùng vị trí với nhautrong chuỗi giá trị như là các nhà cung cấp với nhau, các tổ chức với nhauhoặc là các khách hàng với nhau
Nếu căn cứ vào số lượng các chủ thể tham gia liên kết, có thể chia làmliên kết song phương và liên kết đa phương Liên kết song phương là việc liên
Trang 24kết của hai doanh nghiệp nhằm tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn Khi sốlượng chủ thể tham gia nghiên cứu này nhiều hơn 2 doanh nghiệp thì người tacó liên kết đa phương.
Cũng có thể phân loại liên kết kinh tế của các doanh nghiệp căn cứ vàohình thức tổ chức liên kết Nghĩa là xem xét cái gì ñược tạo ra sau liên kết.Theo đó, có thể chia làm nhiều hình thức liên kết kinh tế như sau:
- Hiệp hội (còn gọi là liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câulạc bộ): các doanh nghiệp, cá nhân cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới,có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên,không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhauhoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế- xã hội của đấtnước
- Nhóm (sản phẩm, vệ tinh, .): một số doanh nghiệp kết hợp thànhnhóm các doanh nghiệp
- Hội đồng ngành (sản xuất, tiêu thụ, ): các doanh nghiệp trong ngànhkết hợp lại tạo thành hội đồng ngành
- Hội đồng vùng (sản xuất, tiêu thụ, ): các doanh nghiệp trong cùngmột vùng ñịa lý liên kết lại thành hội ñồng vùng
- Cụm (sản xuất, thương mại, ): các doanh nghiệp trong cùng mộtvùng địa lý hoặc cùng một khu vực địa lý kết hợp tạo thành cụm
Cơ chế quản lý chủ yếu của hình thức liên kết kinh tế được qui định tùythuộc vào pháp luật của một quốc gia Ở Việt Nam, cơ chế quản lý chủ yếuđối với tổ chức được sinh ra bởi liên kết kinh tế được qui định cụ thể trongmột số văn bản ví dụ như Nghị định của Chính phủ về Quy định về tổ chức,hoạt động và quản lý Hội ngày 21/4/2010, về trợ giúp phát triển doanh nghiệpnhỏ và vừa (Nghị định 56/NĐ-CP ra ngày 30/6/2009) và mới đây là Quyếtđịnh 22/NQ-CP ngày 5/5/2010 của Chính phủ về việc triển khai Nghị định
Trang 2556/2009/NĐ-CP, tập trung vào nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa vànhỏ ở Việt Nam trong đó có phát triển cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.1.3.2 Lợi ích của liên kết kinh tế giữa nông dân – doanh nghiệp
Khắc phục bất lợi về qui mô nhỏ của các hộ
Hình thức liên kết kinh tế nhằm khắc phục những bất lợi về mặt qui môtrong tiếng Anh được thể hiện thông qua thuật ngữ outsourcing, khi đó nôngdân sẽ tận dụng được những diện tích đồi núi bỏ hoang, cho người khác thuêhoặc trồng những cây trồng không mang lại hiệu quả kinh tế Đây là hình thứcliên kết rất phổ biến, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay Nôngdân tham gia liên kết với doanh nghiệp, nông dân được hưởng lợi và doanhnghiệp có điều kiện để phát triển, tạo ra lượng sản phẩm,hàng hóa lớn đápứng nhu cầu thị trường Đây chính là cơ sở để nâng cao chất lượng hàng nôngsản và tránh rơi vào tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”
Giúp nông dân phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường
Như trên đã nói, bên cạnh việc liên kết kinh tế giúp nông dân khắc phụcđược những hạn chế về quy mô, diện tích thì ở một khía cạnh khác, liên kếtkinh tế còn giúp cho nông dân phản ứng nhanh với những thay đổi của thịtrường điều đó được thể hiện ở những nội dung sau:
Do có liên kết kinh tế với doanh nghiệp nên tiếp cận nhanh hơn vớithông tin về nhu cầu của khách hàng đồng thời sự kết hợp giữa các doanhnghiệp cũng tạo ra năng lực tốt hơn trong việc triển khai các phương án sảnxuất mới để đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Liên kết kinh tế giúp cho nông dân tiêu thụ sản phẩm của mình đượcnhanh hơn
Liên kết với doanh nghiệp nông dân sẽ được doanh nghiệp hỗ trợ rấtnhiều từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm như: hỗ trợ giống ,vật tư nông nghiệp,phân bón, thuốc BVTV…
Trang 26Liên kết kinh tế giúp cho nông dân tiếp cận nhanh chóng với các côngnghệ và kỹ thuật mới giảm thiểu lao động trực tiếp của nông dân Thông qualiên kết này, nông dân sẽ tiếp cận với công nghệ mới nhanh hơn, từ đó gópphần nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất.
Liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp và nông dân giảm thiểu rủi ro
trong sản xuất kinh doanh
Liên kết kinh tế, về bản chất là việc kết hợp giữa các hộ nông dân vớidoanh nghiệp, nhằm làm tăng hiệu quả họat động sản xuất, kinh doanh Nhưvậy, mỗi hộ nông dân tham gia liên kết kinh tế thực hiện một phần công việcnhất định trong qui định ràng buộc về lợi ích cũng như trách nhiệm chẳng hạnnhư thông qua hợp đồng kinh tế, thỏa thuận kinh tế, cam kết hợp tác,… Nhìnnhận ở một khía cạnh này thì việc liên kết kinh tế chính là giúp nông dân đạtđược mức năng lực lớn hơn và hạn chế rủi ro
Phải khẳng định, việc “bắt tay” với nông dân là giải pháp phát triển phùhợp với đặc thù và xu hướng phát triển của các doanh nghiệpnông nghiệp.Tuy nhiên, để sự hợp tác này có hiệu quả và bền vững, cả doanh nghiệp vàngười nông dân cần phải có sự thông cảm với nhau, cùng nêu cao trách nhiệmtrên tinh thần tương hỗ Bên cạnh đó, về lâu dài chính quyền địa phương cầnphải có sự tác động, can thiệp nhất định để người nông dân nâng cao tínhchuyên nghiệp, tác phong công nghiệp, tạo nên nền tảng cơ bản, bền vữngtrong mối quan hệ với doanh nghiệp nói riêng và mục tiêu mang lại lợi nhuậntrong phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới quế phân bố tự nhiên và được gây trồng trở thành hanghóa ở một số nước nhứ: Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Srilanca, Xây xen,
Trang 27Madagaxca Trong các nước có quế cây quế cũng chỉ phân bố ở một số địaphương nhất định, có đặc điểm khí hậu, đất đai, và địa hình thích hợp của nó,ở ngoài vùng vinh thái cây quế sinh trưởng và phát triển tốt Các sản phẩmquế được ưu chuộng và buôn bán trên thị trường thế giới từ rất xa xưa, cùngvới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sanr phẩm quế ngày càng được sử dụngrộng rãi trong nhiều lĩnh vực như trong sản xuất mỹ phẩm, công nghiệp dượcphẩm, công nghiệp thực phẩm…
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, các hình thức liên kết kinh tế đã xuất hiện từ lâu trong thựctiễn ngay trong thời kỳ còn thực hiện chế độ kế hoạch hóa tập trung như: Giacông đạt hàng, hợp đồng đạt hàng trong công nghiệp, hợp đồng hai chiều giữathương mại quốc doanh với nông dân trong nông nghiệp, những khái niệm vềliên kết kinh tế trong cụm từ “ liên kết liên doanh” chỉ xuất hiện sau khi Đảngta thực hiện chủ trương “ sản xuất bung ra” trong công nghiệp (1981) vàkhoán 100 cho nhóm và người lao động trong các HTX nông nghiệp (1881)
Sự do đời của nghị quyết 25CP ngầy 21-1-1981 của hội đồng chính phủtheo đó cho phép thực hiện kế hoạch 3 phần A,B,C trong xí nghiệp cuốcdoanh trong đó có phần C là phần mà nguồn vật tư sản xuất do xí nghiệp thựchiện “liên doanh liên kết” tiếp theo đó là quyết định của hội đồng bộ trưởngsố 162/HĐBT ngày 14-12-1984 về tổ chức hoạt động trong liên kết kinh tế đãchính thức đạt ra cơ sở pháp lý cho hoạt động liên kết kinh tế giữa các xínghiệp quốc doanh: đã đẩy lên một trào lưu nghiên cứu về liên kết của các nhàkhoa học.Từ đó đến nay đề tài liên kết kinh tế luôn mang tính thời sự trong xãhội và trong giới nghiên cứu nước ta với hai khuynh hướng khác nhau
Khuynh hướng thứ nhất có đặc điểm chung là nghiên cứu vấn đề liên
kết kinh tế trong khuynh hướng lý luận về kinh tế của chủ nghĩa Mác- lêninmà điểm then chốt là lý giải vấn đề liên kết kinh tế theo lý luận về mối quan
Trang 28hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất; coi liên kết kinh tế là quátrình xã hội hóa sản xuất, là tất yếu của sản xuất lớn và chú trọng nghiên cứuliên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp công thương nghiệp.
Khuynh hướng thứ hai xuất hiện từ khi việc thực hiện nghị quyết 80
gặp nhiều khó khan đòi hỏi cần có nhiều cơ sở lý luận mới để giải thích thựctiễn rất đa dạng và phức tạp sau quyết định, cùng với trào lưu toàn cầu hóa,hội nhập và mở cửa sau khi việt nam gia nhập WTO vào năm 2007
Các nghiên cứu về liên kết kinh tế thuộc khuynh hướng này tiếp thu lýluận về liên kết kinh tế của các tác giả phương Tây, theo đó coi liên kết kinhtế là một hình thức của quản trị thị trường: tối ưu hóa chi phí giao dịch làđộng lực của liên kết kinh tế; chuỗi giá trị là hình thức cơ bản của liên kếtkinh tế và chú trọng nghiêp cứu liên kết kinh tế trong lĩnh vực liên kết giữadoanh nghiệp với nông dân và liên kết kinh tế vùng, liên kết kinh tế quốc tế
Tóm lại sự phát triển của đề tài liên kết kinh tế và liên kết kinh tế giữadoanh nghiệp với nông dân trong các nghiên cứu trong và ngoài nước tươngđối phong phú Tuy nhiên còn nhiều khoảng trống khoa học có thể phát triểnđó là: Khái niệm chính xác về liên kết kinh tế, nhưng tiền đề hình thành vàphát triển của liên kết kinh tế, mối quan hệ giữa liên kết kinh tế với cơ chế thịtrường và kế hoạch hóa, quan hệ giữa liên kết kinh tế doanh nghiệp và nôngdân trông quế
Thị trường tiêu thụ sản phẩm quế
Bảng 2 1: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
Tổng lượngnhập khẩu từViệt Nam
1.773,32 17.908,68 20.640,79 16.771,80 24.719,40
Ấn Độ 11.668,32 9.957,92 12.546,23 9.940,42 15.487,27
Trang 29Mỹ 1.334,44 1.720,75 1.782,37 1.996,55 2.726,78Hàn Quốc 1.540,29 1.430,43 1.374,02 1.429,31 2.127,78
(Báo cáo của UBND thị trấn mậu A năm 2017)
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam từ Năm 2013 đến năm 20137đãtăng từ 1.773,32 tấn lên 24.719,40 tấn trong đó giá trị xuất khẩu của Ấn Độlà lới nhất 11.668,32 tấn vào năm 2013 và 15.719,40 vào năm 2017, tiếp đếnlà Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a, Ai Cập và Yemen Các nhà nhậpkhẩu Quế đã tạo nên một khối lượng xuất khẩu khổng lồ và một nguồn thulớn cho Việt Nam
Bảng 2 2: Xuất khẩu quế của Việt Nam (USD/KG)
(Nguồn: phân tích dữ liệu của COMTRADE-LHQ)
Giá xuất khẩu quế của Việt Nam về cơ bản là thấp với giá bình quândưới 2 USD/kg nhưng trong năm 2017 đã có sự gia tăng cụ thể giá xuất khẩuquế năm 2017 là 2,42 USD/kg Giá xuất khẩu cao nhất trên thị trường Mỹ và
Trang 30Nhật Bản là 2,63 và 3,79 USD/kg Xuất khẩu Quế sang Ấn Độ và Yemen chỉcó giá 1,75 và 1,25 USD/kg vào năm 2017.
2.2.3 Các nghiên cứu trên địa bàn
Nằm ở phía Bắc tỉnh Yên Bái, huyện Văn Yên có diện tích tự nhiêntrên 139 nghìn ha; trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 75%.[4] Do có địa hình đồinúi cao, nằm trong vùng khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng của cây quế, nênvùng quế Văn Yên được hình thành từ lâu đời và gắn liền với cuộc sống củangười Dao Người Dao ở Văn Yên cần cù, chịu khó, gắn bó với cây quế, nghềquế, nên những kinh nghiệm trồng quế đặc trưng như: chọn giống, trồng cây,chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cũng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Dao
Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên trong nhiều nhiệm kỳ luônxác định cây quế là cây chủ lực trong phát triển kinh tế Theo đó, huyện đãchỉ đạo các ngành chức năng, các xã có biện pháp duy trì diện tích, sản lượngquế; khai thác phù hợp; bảo tồn nguồn gen quý của giống quế bản địa; tạođiều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở thu mua quế vỏ, chếbiến tinh dầu quế hoạt động Hàng năm, huyện trồng mới từ 1.500 đến 1.600ha quế Nhờ đó, cây quế đã có mặt ở cả 27 xã, thị trấn với diện tích trên40.000 ha và trở thành vùng chuyên canh quế hàng hóa lớn nhất cả nước.[5]Cây quế ở Văn Yên đã mang lại thu nhập rất lớn cho người trồng quế, bởi vỏ,gỗ, lá, gốc rễ đều có giá trị sử dụng trong một số ngành sản xuất và đời sốngnên đều có thể trở thành hàng hóa Với giá trị như vậy, cây quế ngày càngkhẳng định vị thế kinh tế chủ lực
Mỗi năm, huyện xuất ra thị trường khoảng 9.000 tấn vỏ quế khô; cành,lá quế đạt khoảng 55.000 tấn; tinh dầu quế khoảng 290 tấn; gỗ quế đạt 62.000m3 [6] Nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ cây quế vàhàng nghìn hộ đã xóa đói, giảm nghèo, có cuộc sống ổn định hay trở nên giàucó nhờ cây quế Nguồn thu từ cây quế mang lại cho người dân Văn Yên mỗi
Trang 31năm khoảng trên 540 tỷ đồng, góp phần quan trọng vào thúc đẩy kinh tế, xãhội, thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nông thôn mới.
Những năm qua, huyện đã có nhiều giải pháp để phát triển vùngnguyên liệu quế ổn định, bền vững Đi đôi với việc vận động nhân dân trồngquế theo vùng tập trung với các giống quế chất lượng cao, mở rộng thị trườngtiêu thụ sản phẩm, huyện đặc biệt chú trọng xây dựng chiến lược phát triểnthương hiệu quế bằng việc xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế tậptrung vào các xã vùng cao nhằm bảo tồn nguồn gen có quý
Thực hiện đề án bảo tồn nguồn giống quế lá nhỏ, ngọn đỏ bản địa,huyện đã lựa chọn được 90 cây quế khỏe mạnh, sạch bệnh, đường kính thântrên 30 cm, chiều cao 15m trở lên ở các xã: Đại Sơn, Viễn Sơn, Xuân Tầm đểbảo tồn nguồn gen Ngoài ra, huyện còn bảo tồn 14 ha quế ở các xã: MỏVàng, Đại Sơn, Viễn Sơn, Nà Hẩu để làm nguồn giống cung ứng cho kếhoạch trồng quế hàng năm và làm tiền đề phục vụ du lịch Tháng 1 năm 2010,Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã có quyết định chứng nhậnđăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế Văn Yên Như vậy, Văn Yên sở hữuvùng quế lớn thứ nhất nước với giống quế được coi là tốt nhất và là sản phẩmthứ 16 trên toàn quốc được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệbảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm
Cùng với đó, huyện đã xây dựng các chính sách hỗ trợ khoa học, kỹthuật; hỗ trợ rừng trồng sản xuất; tổ chức tập huấn cho người dân cách trồng,chăm sóc, khai thác, bảo vệ quế đúng quy trình kỹ thuật; thành lập hiệp hộichế biến quế Đồng thời, tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xâydựng các cơ sở chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm từ vỏ, gỗ và cành, lá quế
Đến nay huyện có 12 nhà máy sản xuất, chế biến tinh dầu quế; 16doanh nghiệp, hợp tác xã gia công sơ chế, kinh doanh quế vỏ, 9 hợp tác xã
Trang 32chế biến gỗ quế và hàng nghìn hộ thu mua, gia công, sơ chế, kinh doanh cácsản phẩm quế.
Vượt qua những thăng trầm, biến động của cơ chế thị trường, cây quếVăn Yên vững vàng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệuquả kinh tế, cải thiện môi trường sinh thái Quế đã trở thành cây kinh tế chủlực của riêng Văn Yên và là một trong số những cây kinh tế chủ lực tham giavào thị trường nông - lâm sản xuất khẩu của tỉnh Yên Bái
Đặc biệt, từ khi được nhận văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho cây quế,uy tín trên thị trường trong và ngoài nước của cây quế đã được nâng cao, gópphần tăng hiệu quả kinh tế, tạo thương hiệu bền vững cho sản phẩm quế VănYên đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, ngoài nước như thị trườngMỹ, Hà Lan, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và các nướcĐông Âu
Với những ưu thế vượt trội, cây quế tiếp tục được xác định là cây trồngchủ lực để phát triển kinh tế của Văn Yên trong nhiều năm tới Trên cơ sởNghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015 - 2020),huyện đã quy hoạch diện tích nhằm ổn định vùng quế chất lượng cao ở 10 xãvùng cao và ở 8 xã nằm dọc hai bên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Đồng thời, chỉ đạo phát triển sản xuất quế theo hướng hàng hoá, tạo rasản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ đáp ứng thị trường trong, ngoài nước Gắnsản xuất quế với công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cây quế và tiếp tụcmời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào chế biến sản phẩmnông lâm nghiệp, trong đó, có sản phẩm quế
Quy hoạch các cơ sở chế biến vỏ quế, gỗ quế, tinh dầu quế theo hướngbền vững và hướng tới áp dụng các công nghệ chế biến, quy trình quản lý chấtlượng cao cho sản phẩm quế, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm khi
Trang 33xuất ra thị trường Quan tâm phát triển đường giao thông nông thôn để tạođiều kiện cho nhân dân sản xuất, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm quế.
Cùng đó, huyện đã và đang tiếp tục cải cách thủ tục hành chính phùhợp để tạo môi trường lành mạnh cho các hoạt động đầu tư, thương mại, dulịch Qua đó, liên kết phát triển thị trường quế trong và ngoài nước cũng nhưliên kết phát triển du lịch trên địa bàn huyện được thuận lợi…
2.3 Vai trò của liên kết kinh tế
2.3.1 Vai trò của liên kết kinh tế trong phát triển kinh tế xã hội
Từ khái niệm liên kết kinh tế ở trên cho thấy, cho dù liên kết ở hìnhthức nào, thì những lợi ích mà liên kết kinh tế mang lại đều có vai trò rất lớnvà rất đa dạng:
Thứ nhất, liên kết kinh tế giúp đạt được hiệu quả kinh tế theo qui mô.Thông qua liên kết kinh tế tạo điều kiện cho các chủ thể mở rộng qui mô thịtrường, gia tăng sản lượng và giảm chi phí sản xuất Nhờ đó nâng cao đượcnăng lực cạnh tranh, bảo đảm sự phát triển bền vững
Thứ hai, liên kết kinh tế làm giảm chi phí và tiêu hao nguồn lực, tănghiệu quả đáp ứng nhanh nhạy yêu cầu phát triển Trong hoạt động sản xuấtkinh doanh, mỗi chủ thể đều có một hoặc vài lĩnh vực hoạt động chủ đạo,mang tính đặc thù, chuyên biệt; bên cạnh đó, là một loạt các hoạt động phụ,mà bản thân một chủ thể không thể thực hiện được, nhưng nó lại không thểthiếu đối với dây chuyền sản xuất chính Tạo điều kiện giảm nhẹ cơ cấu bêntrong mỗi chủ thể, thông qua việc chuyên môn hóa trong các công đoạn sảnxuất, kinh doanh
Thứ ba, liên kết kinh tế giúp phản ứng nhanh với những thay đổi củamôi trường kinh doanh Liên kết kinh tế tạo điều kiện tăng khả năng linh hoạtcho các chủ thể thông qua giảm thiểu cơ cấu theo cấp bậc và như vậy, sẽ dễdàng hơn trong việc thay đổi, tập trung hơn cho một lĩnh vực mà mối liên kết
Trang 34đó có thế mạnh.
Thứ tư, liên kết kinh tế giúp giảm thiểu các rủi ro Khi tham gia liênkết, rủi ro sẽ được phân bổ cho các đối tác tham gia, chứ không phải chỉ tậptrung vào một chủ thể, khi đó khả năng vượt qua khó khăn sẽ cao hơn
Thứ năm, liên kết kinh tế giúp các chủ thể trong thị trường tiếp cậnnhanh chóng hơn với các công nghệ mới Các bên tham gia liên kết có thểchuyển giao công nghệ cho nhau, với những chi phí hợp lý và thời gian nhanhchóng, do sự tin cậy lẫn nhau
Thứ sáu, liên kết kinh tế tạo sức mạnh nội sinh, hạn chế sự tác độngtiêu cực từ bên ngoài, đồng thời tạo môi trường thu hút đầu tư có hiệu quả
Thứ bảy, Liên kết kinh tế tăng thêm sự phân công chuyên môn hóa vàphát triển kinh tế tổng hợp, xóa bỏ sự phát triển đơn cực, cục bộ, khép kín,mở rộng sự hợp tác và phân công quốc tế, mở rộng thị trường Liên kết kinhtế giúp doanh nghiệp chinh phục những thị trường mới do khả năng tài chính,tận dụng lợi thế chi phí thấp (hợp đồng cung cấp sản phẩm, hợp đồng nhượngquyền…)
Tuy nhiên, sự liên kết kinh tế đôi khi cũng có thể gây ra những mặt tiêucực như là việc tạo ra sự độc quyền Gây ra ảnh hưởng xấu đến sự cạnh tranhgiữa các chủ thể tham gia thị trường, dẫn đến gây thiệt hại cho người mua (dođộc quyền bán) hoặc người bán (do độc quyền mua) Ngoài ra, liên kết còn cóthể dẫn đến tình trạng sụp đổ dây chuyền khi mà một trong những chủ thểtham gia bị phá sản… gây mất ổn định cho cả nền kinh tế
2.3.2 Vai trò của liên kết kinh tế trong nông nghiệp qua mô hình “liên kếtbốn nhà”
Việt Nam là một nước nông nghiệp Đại bộ phận người dân sống ởvùng nông thôn lấy sản xuất nông nghiệp làm nghề chính Nông nghiệp đóngvai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguyên liệu
Trang 35cho nhiều ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu Nhận thức được tầmquan trọng của nông nghiệp, để góp phần phát triển nông nghiệp hiện đại,hiệu quả, bền vững, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tụckhẳng định “Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà” (nhà nông, nhàkhoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) và phát triển công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp”.
“Liên kết bốn nhà” về bản chất là một hình thức liên kết thị trường,thông qua các chính sách giúp điều hòa mâu thuẫn về lợi ích giữa các bêntham gia, đặc biệt khi nhu cầu và giá cả thị trường biến động mạnh (Vũ ThànhTự Anh, 2011) Ngoài ra, qua nghiên cứu thực tiễn của Nguyễn Công Thành(2011) còn chỉ ra nhiều lợi ích mà liên kết bốn nhà đã mang lại như:
- Giúp đỡ lẫn nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp: Ví dụ nhà doanh nghiệpđầu tư vật tư ban đầu cho nhà sản xuất (nông dân) Giúp đỡ bao tiêu sản phẩmvà tiêu thụ đầu ra với giá ổn định cho người sản xuất an tâm và có lợi nhuận,đảm bảo đời sống và phát triển kinh tế
- “Một nhà” là chỗ dựa, là hậu thuẫn, là mốc đầu trong liên hoàn với“các nhà” khác: Nhà nông dựa vào vốn, chính sách, pháp luật của Nhà nước
(nhà quản lý) để sản xuất đúng hướng và có hiệu quả Nhà quản lý cung cấp
vốn thông qua ngân hàng, cung cấp thông tin, thị trường cho nông dân Nhàquản lý có thể đứng ra tổ chức việc liên kết sản xuất và kinh doanh đi đúng
hướng và có hiệu quả Nhà khoa học tạo ra giống, quy trình kỹ thuật và đào
tạo, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người nông dân Chẳng hạn mốc đầutiên là giống/quy trình kỹ thuật có từ các nhà khoa học đem đến cho ngườinông dân sản xuất và “nhà sản xuất” là mốc đầu tiên trong liên hoàn với “nhà
doanh nghiệp” để tiêu thụ sản phẩm Nhà doanh nghiệp thường là “mốc cuối
cùng” trong liên hoàn vì là nơi tiêu thụ sản phẩm Tuy nhiên, cũng có thể là
Trang 36“mốc khởi đầu” trong nhiều trường hợp Ví dụ, không những bao tiêu sảnphẩm cho nông dân mà họ còn đầu tư giống ban đầu (để chủ động chấtlượng), vật tư, tiền vốn… Như vậy nhà doanh nghiệp trong liên kết cũng cóthuận lợi là chủ động nguồn hàng, định hướng đầu ra, chủ động chất lượng, sốlượng ngay từ đầu để hạch toán và lên kế hoạch kinh doanh, hạn chế rủi ro sovới kinh doanh không liên kết Thường những doanh nghiệp làm ăn lớnthường liên kết với nông dân và liên kết “4 nhà” Và sự liên kết rất đảm bảo,nâng cao uy tín và kinh doanh có hiệu quả hơn những nhà doanh nghiệpkhông liên kết và thường là những nhà kinh doanh nhỏ.
- Thông qua liên kết, sản xuất mang tính quy mô cao, hiện đại, hạn chếrủi ro và hiệu quả cao: Do có kế hoạch từ đầu về phương hướng sản xuất,giống kỹ thuật gì? Ai chịu trách nhiệm từng khâu thế nào, đầu ra ai bao tiêu?Giá cả được định sẵn có sự thống nhất từ đầu và thị trường đã được các doanhnghiệp định hướng theo hoạt động kinh doanh thường xuyên của họ Từ đó,người sản xuất và người kinh doanh lên phương án và hạch toán sản xuất,kinh doanh ngay từ ban đầu để biết được chi phí và lợi nhuận một cách chủđộng Với trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của liên kết “nhiều nhà” chắc chắn sẽhạn chế rủi ro và thất bại trong sản xuất Thực tế chứng minh những nơi có sựliên kết tốt, cả doanh nghiệp và nông dân đều phấn khởi khi mà vụ mùa nàocũng có lợi nhuận cao và ổn định so với những hộ nông dân sản xuất tự phátvà nhỏ lẻ, manh mún không có cả sự liên kết hoặc hợp tác với nhau
Như vậy, liên kết không chỉ có lợi cho sản xuất của nông dân mà cho cảnhà doanh nghiệp và các chủ thể khác Ngoài ra, giá trị của nông sản cũngđược gia tăng sau mỗi công đoạn của quá trình liên kết, tạo nên sức mạnhcạnh tranh trên thị trường và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng
Trang 372.4 Kinh nghiêm liên kết nông dân với doanh nghiệp
2.4.1 Kinh nghiệm liên kết trong sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc
Các hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc mớitrở nên phổ biến và mang lại hiệu quả khả quan từ thập niên 1990 nhờ vàochính sách công nghiệp hóa nông nghiệp Bằng những chính sách hỗ trợ vàkhuyến khích sản xuất theo hợp đồng của Chính phủ và chính quyền địaphương như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế đã giúp cho ngành nông nghiệp nướcnày nâng cao thu nhập và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Việc liên kết sản xuất giữa nông dân và các chủ thể khác ở Trung Quốcbao gồm các hình thức: hợp đồng trực tiếp giữa nông dân và doanh nghiệp cótiềm lực kinh tế lớn; giữa nông dân và người mua gom; giữa nông dân vàchính quyền địa phương; và một số hình thức khác như tổ chức hợp tác củanông dân (Village cooperative organization) và hợp tác xã [7]
Để thúc đẩy sản xuất theo hợp đồng, Chính phủ Trung Quốc đã lựachọn và chỉ định các doanh nghiệp trung ương hoặc địa phương có tiềm lựckinh tế, quy mô lớn, có kỹ thuật và công nghệ ký kết hợp đồng trực tiếp vớinông dân Ủy ban phối hợp phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp quốc giađưa ra tiêu chuẩn và giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp này Nhờđó việc sản xuất theo hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp chiếm tỷ lệkhá cao Tuy nhiên, hình thức hợp đồng giữa nông dân và người mua gomtrung gian cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn và chủ yếu là hợp đồng miệng
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, liên kết Sản xuất theo hợpđồng thành công còn tùy thuộc vào loại sản phẩm và thường liên quan nhiềuđến những người mua có quy mô làm ăn lớn, chẳng hạn như công ty xuấtkhẩu hay các nhà máy chế biến lương thực Những đối tượng này cần mộtnguồn cung nguyên liệu đều đặn và những nguyên liệu đó phải đảm bảo vềquy chuẩn chất lượng nhất định Do vậy, hình thức liên kết sản xuất theo hợp
Trang 38đồng thường ít thấy xuất hiện ở loại thực phẩm chính yếu, mà khá phổ biếntrong hoạt động trồng trọt các cây công nghiệp (như mía, thuốc lá và cây chè),chăn nuôi gà, ở các trang trại bò sữa, làm vườn, đặc biệt là khi sản xuất chođối tượng người tiêu dùng có thu nhập cao, những người sẵn sàng trả giá caonhất cho chất lượng và an toàn thực phẩm Và thực tế cho thấy, liên kết sảnxuất theo hợp đồng có thể giúp những nông hộ nhỏ tăng thu nhập và tiếp cậnvới các thị trường xuất khẩu cũng như các thị trường ở đô thị.
2.4.2 Kinh nghiệm liên kết thông qua hợp đồng ở Thái Lan
Sản xuất theo hợp đồng tiêu thụ nông sản là hình thức liên kết kháthành công trong sản xuất nông nghiệp ở Thái Lan Hình thức hợp đồng kháđa dạng và phần lớn xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp chế biến [8]
Phổ biến nhất là mô hình tập trung, giữa một bên là doanh nghiệp chếbiến và một bên là các trang trại Trong mô hình này người nông dân chủ yếu
sản xuất gia công cho doanh nghiệp chế biến Các doanh nghiệp chế biến đầutư giống cây trồng, vật nuôi, cung cấp đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật và kiểmsoát chất lượng Hình thức này được Tập đoàn Charoen Pokphand thực hiệnđầu tiên ở Thái Lan vào đầu những năm 1970 thông qua các hợp đồng ký vớinông dân để chăn nuôi gà gia công Đây là hình thức thành công và đượcnhân rộng khắp Thái Lan Đến cuối thập niên 1990, gần 100% hộ chăn nuôigà ở Thái Lan đều sản xuất gia công cho các doanh nghiệp chế biến Ngoài ra,Charoen Pokphand cũng triển khai nhiều hình thức khác nhưng đều thất bạinhư giữa thập niên 1980, được sự hỗ trợ của Ngân hàng nông nghiệp và hợptác xã nông nghiệp, Charoen Pokphand ký hợp đồng nuôi tôm và sản xuất lúanhưng đều thất bại do nông dân không chấp nhận giá cố định do CharoenPokphand đưa ra Ngoài ra, các tổ chức của chính phủ, các ngân hàng, cácdoanh nghiệp trong nước và nước ngoài hỗ trợ tích cực việc thực hiện sảnxuất theo hợp đồng, nên hình thức sản xuất theo hợp đồng đã lan tỏa sang
Trang 39nhiều sản phẩm khác như mía đường, rau quả Hiện nay, sản xuất rau an toàntheo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) để xuất khẩu sang Hà Lan vàNhật Bản đều dưới hình thức sản xuất theo hợp đồng [9]
Mô hình trang trại hạt nhân cũng được nhiều doanh nghiệp kinh doanh
trang trại ở Thái Lan thực hiện như Công ty CP trong sản xuất giống lúa vàbắp, công ty Euro Asian Seeds, công ty Saha Farm… Năm 1995, Frito-Laymua lại Công ty TNHH Trang trại NS (NS Farm) của Tập đoàn United Foodsở San Sai Họ tiếp nhận các nhóm nông dân của NS Farm và thành lập thêmnhóm nông dân khác để thực hiện sản xuất theo hợp đồng theo mô hình trangtrại hạt nhân
Hợp đồng miệng giữa nông dân và người mua gom, hợp tác xã và
doanh nghiệp ở địa phương cũng khá phổ biến ở Thái Lan Đây là mô hìnhphi chính thức Nông dân trồng rau, hoa ở Đông Bắc Thái Lan chủ yếu dựa
trên thỏa thuận miệng với người mua để thực hiện sản xuất
Đối với mô hình trung gian, hai công ty chế biến rau quả ở Miền Bắc
Thái Lan ký hợp đồng trực tiếp với người mua gom và mỗi người mua gomchịu trách nhiệm giám sát 200-250 nông dân và được hưởng hoa hồng
Để phát triển hình thức sản xuất theo hợp đồng, mô hình đa chủ thể
cũng được khuyến khích Năm 1999, Cục Nội thương đã ban hành quy địnhvề các điều khoản trong thỏa thuận sản xuất theo hợp đồng nhằm đảm bảocông bằng cho các bên Có nhiều tổ chức của nhà nước đã tham gia vào xúctiến việc sản xuất theo hợp đồng như Ủy ban Đầu tư, Ủy ban Phát triển Kinhtế và Xã hội Quốc gia,… Trong đó, hai tổ chức hỗ trợ phát triển mạnh sảnxuất theo hợp đồng là Cục khuyến nông thuộc Bộ Nông nghiệp & hợp tác xãvà Ngân hàng Nông nghiệp & hợp tác xã thuộc Bộ Tài chính
Theo kinh nghiệm của Thái Lan, sản xuất theo hợp đồng với mô hìnhtập trung và mô hình trang trại hạt nhân chỉ thực hiện đối với sản phẩm có yêucầu về chất lượng cao và sản phẩm có tính độc quyền của người mua Mô
Trang 40hình phi chính thức, mô hình đa chủ thể và mô hình trung gian là những môhình phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp phân tán, lạc hậu; việc kinh doanhnhững sản phẩm này không có tính chuyên biệt hóa Đối với hình thức đa chủthể, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, phối hợp, tín dụngvà khuyến nông.
2.4.3 Kinh nghiệm liên kết sản xuất nông nghiệp thông qua mô hình liênkết bốn nhà ở tỉnh An Giang
An Giang có thể được xem là một trong những địa phương đi đầu trongviệc xây dựng mô hình liên kết bốn nhà Ngay từ năm 2000, tỉnh An Giang đãmạnh dạn đưa ra chủ trương “liên kết bốn nhà” nhằm kết nối giữa sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm lúa gạo, điểm hình như mô hình liên kết sản xuất lúa Nhậtgiữa Công ty Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex) và Công ty Kitoku củaNhật Bản với mục tiêu sản xuất lúa Nhật có giá cố định theo hợp đồng ngaytừ đầu vụ Đầu năm 2003, Hiệp hội nuôi và chế biến thủy sản An Giang đượcthành lập, nhằm mục đích hình thành cách làm ăn mới theo hướng gắn kếtgiữa người nuôi, nhà chế biến và tiêu thụ sản phẩm, kết hợp hài hòa các lợiích Vụ đông xuân năm 2004, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của tỉnhđã ký hợp đồng bao tiêu hơn 45.000ha lúa chất lượng cao, Công ty Antescoký kết hợp đồng bao tiêu bắp non với hộ nông dân
Mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuất lúa ở An Giang đã thực hiệnđược liên kết “dọc” giữa nông dân – tổ hợp tác – doanh nghiệp theo chuỗi giátrị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng, giúp giảm chi phí sản xuất, tăngchất lượng và giá trị sản phẩm, đồng thời giúp doanh nghiệp có nguồn nguyênliệu ổn định, dồi dào để xây dựng sản phẩm chế biến Qua đó cũng đã hìnhthành liên kết “ngang” giữa nông dân – tổ hợp tác nông nghiệp, trong đóngười nông dân cùng hợp tác để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, sản xuất theohợp đồng với doanh nghiệp, nâng cao năng lực cho chính họ và góp phần thựchiện thành công chỉ tiêu nông thôn mới đối với tiêu chí hợp tác sản xuất.[10]