Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế. Ông là một nhà văn chuyên viết về thể bút kí và “ là một trong những cây viết kí hay nhất của văn học nước ta hiện nay” như nhà văn Nguyên Ngọc đã nói. Nét đặc sắc trong những sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp trí tuệ và trữ tình. Một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông là tác phẩm “ai đã đặt tên cho dòng sông” được in trong tập tuỳ bút sông Đà năm 1981 và được viết tại Huế.
Trang 1ĐỀ: Cảm nhận về vẻ đạp thiên nhiên của sông Hương trong tác phẩm : “ai đã đặt tên cho dòng sông”.
Bài làm:
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế Ông là một nhà văn chuyên viết về thể bút kí và “ là một trong những cây viết kí hay nhất của văn học nước ta hiện nay” như nhà văn Nguyên Ngọc đã nói Nét đặc sắc trong những sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp trí tuệ và trữ tình Một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông là tác phẩm “ai đã đặt tên cho dòng sông” được in trong tập tuỳ bút sông Đà năm 1981 và được viết tại Huế
Bằng sựu quan sát tinh tế, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát hiện ra được
vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương từ chính thuỷ trình của nó Đầu tiên, ở thượng lưu sông Hương mang sự rầm rộ giữa rừng cây đại ngàn” Nhưng sau đó, sông Hương lại trở thành “ người con gái đẹp đang ngủ mơ màng” khi đến ngoại vi thành phố chờ người tình ở thành phố Huế đến đánh thức Cuối cùng, dòng sông lại lưu luyến, bịn rịn khi biết mình phải chia tay từ biệt Huế
Ở nơi thượng nguồn, sông Hương có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn
Vì thế sống Hương mang nhiều tiết tấu của từng già Khi thì “rầm rộ giữa rừng cây đại ngàn” thể hiện sự hùng vĩ “Mãnh liệt qua những thác ghềnh, cuộn xoáy như những cơn lốc” Sông Hương chẳng khác gì một cảnh tượng dữ dội, ào ạt mà ta thấy ở sông
Đà Tuy nhiên, sông Hương không hung bạo như sông Đà, mà ngược lại sông Hương cũng có lúc như “một cô gái dịu dàng, thắm thết khi say đắm giữa những rặng dài đỏ chói của hoa đỗ quyên rừng” Ở một khía cạnh khác, sông Hương lại như một cô gái Di-gan phóng khoáng, man dại Bằng biện pháp so sánh, nhà văn đã lột tả được sự hoang dã, mãnh liệt của sông Hương Tạo nên vẻ đẹp nên thơ và trữ tình cho dòng sông như “một người mẹ phù sa của vùng văn hoá sứ sở với vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ” Với những từ ngữ gợi hình và thủ pháp so sánh, tác giả đã miêu tả cho người đọc thấy được hình ảnh sông Hương ở nơi thượng nguồn với nhiều sắc thái: lúc mãnh liệt, lúc lại dịu dàng và khẳng định sông Hương chính là cội nguồn không gian văn hoá của Huế
Từ rừng già đi ra, sông Hương bỗng chốc trở thành người con gái dịu dàng Hay như nhà văn ví von, sông Hương như “một cô gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh
Trang 2đồng Châu Hoá đầy man dại” Bức tranh sông Hương toát lên vẻ lãng mạn, ngọt ngào như một câu chuyện cổ tích đẹp Sông Hương đến với Huế như một cuộc tìm kiếm có
ý thức Sông Hương uốn thành đường cong thật mềm và đi qua các địa danh ở Huế Thuỷ trình của sông Hương đi qua từ ngã ba Tuần, điện Hòn Chén, Nguyệt Biều, Lương Quán và đến chùa Thiên Mụ Khi xuôi dần về Huế, sông Hương như những dải lụa thật mềm mang đến cho ta cảm giác êm ả, dịu dàng Nếu sông Đà có sự biến đổi màu sắc theo mùa thì sông Hương cũng có sự biến đổi màu sắc theo thời gian trong ngày với “sáng xanh, trư vàng, chiều tím” Sỡ dĩ, sông Hương có sự thay đổ đó là vì sự thay đổi của thời gian, vệt nắng của ánh sáng mặt trời và của cả sự tác động của những ngọn đồi trên sông Khi qua những đền đài, sông Hương lại có vẻ gì đó như trầm mặc, như cổ thị Sông Hương luôn mang trong mình nhiều vẻ đẹp với nhiều sự biến đổi kì
ảo Bằng những nghệ thuật tài tình và sự tài hoa của mình, tác giả đã vẻ nên những đường nét độc đáo khiến cho sòng sông Hương trở nên sinh động
Đã đi qua ngoại vi thành phố, sông Hương như đã tìm được chính mình nên “vui tươi hẳn lên” khi biết mình đang ở trong lòng thành phố Huế Ở đây, sông Hương “gặp một chiếc cầu trắng in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những cánh cung” Chiếc cầu này chính là chiếc cầu Tràng Tiền nổi tiếng với những đường cong như hình cung trên nền trời Xứ Huế như trở nên nhẹ nhàng, thanh bình hẳn lên Tiếp nối hành trình, sông Hương giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên Nơi đây, sông Hương “uốn nhẹ thành những cánh cung thật mềm” và “làm cho dòng sông mềm hẳn đi như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu” Cách so sánh của tác giả thật “kì lạ” và độc đáo khi lấy tiếng “vâng” e thẹn trong tình yêu để diễn tả vẻ đẹp dịu dàng, e ấp của dòng sông Hương Trong lòng tác giả, sông Hương còn là dòng sông dạt dào tình cảm Chính bằng vốn hiểu biết và vốn sống vô cùng phong phú của mình, tác giả đã so sánh sông Hương với sông Xen, sông Đa-nuya và đặc biệt là với dòng sông Nê va Sông Nê va là dòng sông chảy qua trung tâm thành phố Lê-nin grat Sông “chảy đi nhanh quá” làm cho con người phải khóc cả đời vì dòng sông trôi đi quá nhanh Ngược lại, sông Hương chỉ chảy chậm rãi, “lặng lờ” như điệu Slow tình cảm mà sông Hương dành riêng cho Huế Giống như một con người, sông Hương cũng có tình cảm lưu luyến, bịn rịn khi sắp phải rờ xa thành phố Huế
Nếu đôi lứa yêu nhau luôn quyến luyến không muốn rời xa nhau, thì sông Hương đối với thành phố Huế cũng vậy Thậm chí, khi đã đi qua sông Hương còn “đột ngột
Trang 3đổi dòng” để “gặp lại một góc thành phố ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ” Sông Hương luôn dành một tình cảm đặc biệt dành riêng cho Huế Giống như Kim Trọng và Thuý Kiều khi sắp phải chia li, sông Hương như cũng muốn nói “lời thề ước” với Huế khi sắp phải chảy ra biển Thủ pháp nhân hoá đã được tác giả sử dụng một cách tài tình khiến cho người đọc tưởng như sông Hương chẳng khác gì một người con gái xinh đẹp luôn hướng trọn vẹn tình yêu của mình gửi cho Huế
Bằng biện pháp nhân hoá, so sánh cùng với lời văn trau chuốt, được chọn lọc chặt chẽ, tác giả đã vẽ nên được một bức tranh sông Hương với nhiều màu sắc đẹp đẽ
và vô cùng sinh động Bên cạnh đó với lời văn tâm tình, vốn hiểu biết sâu rộng của mình, tác giả đã khiến cho sông Hương trở nên lộng lẫy, mang nhiều sắc thái tình cảm khiến cho người đọc trở nên thích thú
Có thể nói, tác phẩm “ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tác phẩm độc đáo và đặc sắc nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường Tác phẩm không chỉ gợi tả trọn vẹn vẻ đẹp thiên nhiên trên đong sông Hương mà còn thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương xứ sở thân thương của tác giả