1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam

55 96 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • TÓM LƯỢC

    • Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi trước tiên phải có vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả. Vốn là yếu tố sản xuất đầu tiên của mỗi doanh nghiệp, quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Vốn là chìa khóa, là điều kiện để cho các doanh nghiêp thực hiện mục tiêu kinh tế của mình.

    • Tuy vậy, qua thời gian thực tập tại công ty em nhận thấy rằng công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn vẫn chưa được công ty chú trọng. Công ty chỉ sử dụng một số phương pháp phân tích đơn giản mà chưa đi sâu vào từng chỉ tiêu kinh tế.

    • Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên, với sự giúp đỡ tận tình của cô Phạm Thị Thu Hoài – Bộ môn Thống kê Phân tích cùng sự giúp đỡ của các anh chị nhân viên trong công ty, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam”. Khóa luận này trình bày hệ thống hóa vấn đề lý luận về vốn kinh doanh và phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại trong công tác sử dụng vốn tại công ty và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty trong thời gian tới.

  • LỜI CẢM ƠN

    • Khoá luận tốt nghiệp là một phần quan trọng trong kết quả học tập tại trường Đại học và cũng là một hình thức vận dụng lý thuyết vào thực tế.

    • Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam, với những kiến thức đã học trong nhà trường, sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị làm việc tại công ty, sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại, sự cố gắng học hỏi của bản thân, em đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình.

    • Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trường Đại học Thương mại, đặc biệt là cô Phạm Thị Thu Hoài, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em. Cảm ơn cô đã giúp em sửa đề cương cũng như các bản thảo và giải thích kịp thời mọi thắc mắc của em trong quá trình viết báo cáo, giúp em hoàn thành bài báo cáo của mình.

    • Tiếp đến em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị làm việc tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam. Trong thời gian thực tập tại công ty các anh chị đã giúp đỡ em rất nhiều để em có thể hoàn thành kỳ thực tập của mình một cách tốt nhất. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị nhân viên phòng kế toán của công ty đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu, hoàn thiện bản thân để hoàn thành bài báo cáo này.

    • Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô cùng các anh chị đang công tác tại công ty dồi dào sức khoẻ và thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.

    • Sinh viên thực hiện

    • Khương Thị Huyền Nga

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

  • BẢNG

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    • Từ viết tắt

    • Ý nghĩa

    • BCTC

    • Báo cáo tài chính

    • BQ

    • Bình quân

    • DN

    • Doanh nghiệp

    • DT

    • Doanh thu

    • HTK

    • Hàng tồn kho

    • KCN

    • Khu công nghiệp

    • KH

    • Khách hàng

    • LN

    • Lợi nhuận

    • LNTT

    • Lợi nhuận trước thuế

    • NG

    • Nguyên giá

    • SXKD

    • Sản xuất kinh doanh

    • TNDN

    • Thu nhập doanh nghiệp

    • TNHH

    • Trách nhiệm hữu hạn

    • TS

    • Tài sản

    • TSCĐ

    • Tài sản cố định

    • VCĐ

    • Vốn cố định

    • VCSH

    • Vốn chủ sở hữu

    • VKD

    • Vốn kinh doanh

    • VLĐ

    • Vốn lưu động

    • VNĐ

    • Việt Nam Đồng

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn

    • Về mặt lý luận

    • Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên thị trường với mục đích đem lại lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện của mình.

    • Vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp hoạt động sản xuất, nhưng không phải doanh nghiệp nào có vốn mà cũng biết sử dụng vốn có hiệu quả. Vốn kinh doanh là yếu tố đầu vào quan trọng để công ty tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh như mua nguyên vật liệu, đầu tư trang thiết bị, trả lương cho người lao động…Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là phải làm thế nào để doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả như mong muốn.

    • Việc sử dụng vốn hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động các nguồn tài trợ, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp có đủ khả năng để khắc phục khó khăn và rủi ro trong kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo an toàn tài chính, phân tích kinh tế là công cụ giúp doanh nghiệp làm được điều này.

    • Về mặt thực tế

    • Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam, thông qua quá trình phỏng vấn, điều tra tại công ty, tác giả nhận thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn luôn là vấn đề được công ty quan tâm. Công ty luôn cố gắng đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các kỳ kinh doanh. Ban lãnh đạo và phòng kế toán của công ty đều cho rằng phân tích hoạt động kinh doanh của công ty nói chung, trong đó phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng là vấn đề quan trọng. Công tác phân tích đã được thực hiện và đã mang lại những hiệu quả nhất định. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế, doanh nghiệp vẫn chưa có bộ phận phân tích kinh tế riêng biệt, nội dung phân tích còn sơ sài chưa đi sâu phân tích từng chỉ tiêu nên hiệu quả mang lại từ công tác phân tích chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin cho các nhà lãnh đạo. Vì vậy, việc hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề cấp thiết đặt ra với công ty hiện nay.

    • Từ những lý luận và thực tiễn trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam”

    • Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa rất quan trọng trong doanh nghiệp cũng như các đối tượng liên quan như ngân hàng, người cho vay vốn, các đối tác, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý Nhà nước,… Đối với doanh nghiệp, giúp họ nắm bắt được tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn, khả năng sinh lời của vốn, tình hình bảo toàn và tăng trưởng vốn kinh doanh, khả năng rủi ro tài chính và những biện pháp có thể ngăn ngừa. Đối với các ngân hàng, các nhà cho vay vốn, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn giúp họ có các thông tin về khả năng sản xuất, khả năng sinh lời của vốn, tình hình và khả năng đảm bảo cho việc thanh toán của vốn vay để từ đó họ đưa ra quyết định có cho doanh nghiệp vay vốn hay không…

  • 2. Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài

    • Mục tiêu chung: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam

    • Mục tiêu cụ thể:

    • + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về vốn và phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

    • + Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam

    • + Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

    • Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

    • Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam

    • Phạm vi nghiên cứu:

    • + Phạm vi về không gian: Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam. Địa chỉ: KCN Dệt may phố nối B, Xã Liêu Xá, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên

    • + Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2014 - 2015

  • 4. Phương pháp thực hiện đề tài

  • 4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu

  • 4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

    • Phương pháp điều tra trắc nghiệm:

    • Phương pháp điều tra trắc nghiệm là phương pháp được thực hiện thông qua phiếu câu hỏi trắc nghiệm. Để tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc làm khóa luận, tác giả đã tiến hành phát 10 phiếu điều tra cho Ban lãnh đạo và các nhân viên trong phòng kế toán của công ty. Nội dung các câu hỏi xoay quanh các vấn đề về công tác sử dụng vốn và công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Thu phiếu điều tra sau 01 ngày từ khi phát ra. Phiếu điều tra thu về được phân loại, kiểm tra, đánh giá mức độ hợp lệ. Tổng hợp phiếu điều tra theo từng câu hỏi, tính tỉ lệ phần trăm cho từng đáp án của mỗi câu hỏi và phân tích kết quả thu thập được.

    • Phương pháp phỏng vấn

    • Phương pháp phỏng vấn là phương pháp phỏng vấn trực tiếp giám đốc, kế toán trưởng và một số kế toán viên tại công ty về vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Những câu hỏi cụ thể chú trọng vào các vấn đề liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong hai năm 2014 và 2015, những định hướng của công ty trong thời gian tới nhằm làm rõ các vấn đề mà các phương pháp khác chưa đạt được.

    • Cách thức tiến hành: Chuẩn bị sẵn một số câu hỏi dự định cho phỏng vấn. Gọi điện trước với công ty và được sự đồng ý của ban quản lý sắp xếp cho cuộc phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn tiến hành vào ngày 30/03/2016.

  • 4.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

    • Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp nghiên cứu tài liệu, gồm các tài liệu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

    • Tài liệu bên trong: Các BCTC của công ty đặc biệt là 2 BCTC: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm 2014 và 2015 để làm cơ sở cho việc phân tích.

    • Tài liệu bên ngoài: Các chuẩn mực kế toán, các thông tư, các giáo trình phân tích kinh tế, giáo trình kế toán tài chính, giáo trình tài chính doanh nghiệp của trường Đại học Thương Mại và các trường đại học khác, các luận văn cùng đề tài của các khóa trước…

  • 4.1.3. Phương pháp tổng hợp dữ liệu

    • Dựa vào các phiếu điều tra, phỏng vấn thu về, qua số liệu trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và một số tài liệu khác tác giả đã tiến hành tập hợp, tính toán và tổng hợp các số liệu làm cơ sở cho việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.

  • 4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

  • 4.2.1. Phương pháp so sánh

    • Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng thường xuyên trong phân tích kinh tế doanh nghiệp nhằm mục đích nghiên cứu để nhận thức được các sự vật, hiện tượng thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.

    • Phương pháp so sánh dùng trong đề tài nhằm so sánh các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015 so với năm 2014. Qua đó thấy được sự biến động tăng, giảm và từ đó xác định nguyên nhân của sự biến động.

    • So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng VKD, VLĐ, VCĐ. Được áp dụng để phân tích cơ cấu của tổng VKD, VLĐ, VCĐ.

    • So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động về số tuyệt đối và số tương đối của từng khoản mục vốn qua các năm. Được áp dụng trong quá trình phân tích sự biến động và phân tích tổng hợp hiệu quả sử dụng VKD, VLĐ, VCĐ của Công ty.

  • 4.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn

    • Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp dùng để nghiên cứu các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, trong đó các nhân tố được thể hiện dưới dạng công thức tích số, thương số hoặc kết hợp cả hai.

    • Phương pháp thay thế liên hoàn được dùng trong đề tài để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh thông qua việc thay thế các chỉ tiêu lợi nhuận, vốn kinh doanh từ kỳ gốc tới kỳ nghiên cứu. Phương pháp này được áp dụng trong phân tích các chỉ số liên quan đến hiệu quả sử dụng VKD, VLĐ, VCĐ.

  • 4.2.3. Các phương pháp khác

    • Phương pháp bảng biểu, sơ đồ phân tích

    • Phương pháp bảng biểu là phương pháp phân tích dùng biểu mẫu hoặc sơ đồ để phản ánh một cách trực quan, có hệ thống, thuận tiện cho việc theo dõi, đối chiếu, so sánh, kiểm tra.

    • Các yếu tố cơ bản của biểu mẫu phân tích là tên biểu, số thứ tự, đơn vị tính, cột phản ánh chỉ tiêu, các cột phản ánh số liệu đã cho và các cột phản ánh số liệu tính toán từ dữ liệu đã cho.

    • Sơ đồ, biểu đồ, đồ thị được thiết kế để thể hiện rõ được sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế trong khoảng thời gian khác nhau.

    • Phương pháp tỷ suất, hệ số

    • Phương pháp tỷ suất, hệ số là phương pháp phân tích dùng để phản ánh mối quan hệ so sánh giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Từ đó, thấy được chất lượng của quá trình SXKD.

    • Phương pháp này được dùng để tính toán phân tích sự biến động tăng, giảm và mối liên hệ tác động phụ thuộc lẫn nhau của các chỉ tiêu nhằm thấy được hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Được áp dụng trong phân tích các hệ số liên quan đến hiệu quả sử dụng VKD, VLĐ, VCĐ.

  • 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

    • Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục sơ đồ, bảng biểu, danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm các nội dung chính:

    • Phần mở đầu

    • Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản về vốn và phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

    • Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam

    • Chương 3: Các kết luận và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ

  • PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

  • 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn và phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

  • 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

    • Khái niệm vốn kinh doanh

    • Hiện nay có rất nhiều khái niệm về vốn. Vốn trong doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt nhằm mục đích phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh.

    • Theo quan điểm của C.Mác nhìn nhận dưới góc độ của các yếu tố sản xuất thì “Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”. Tuy nhiên , C.Mác quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Đây là một hạn chế trong quan điểm của C.Mác. Cách hiểu này chỉ phù hợp với nền kinh tế sơ khai - giai đoạn kinh tế học mới xuất hiện và phát triển.

    • Trong cuốn “Kinh tế học” của David Begg cho rằng: Vốn là một loại hàng hoá nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hoá đã sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác. Vốn tài chính là tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng…Đất đai không được coi là vốn.

    • Theo giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”của trường đại học Thương mại: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ lượng tiền cần thiết để bắt đầu và duy trì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là loại quỹ tiền tệ đặc biệt phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.

    • Theo cách tiếp cận trên thì vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra các hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền đầu tư ứng trước cho kinh doanh của doanh nghiệp đó. Với yêu cầu mục tiêu về hiệu quả hoạt động, số vốn ứng trước ban đầu cho kinh doanh sẽ phải thường xuyên vận động và chuyển hoá hình thái biểu hiện từ tiền tệ sang các tài sản khác và ngược lại. Do đó, nếu xét tại một thời điểm nhất định thì vốn kinh doanh không chỉ là vốn bằng tiền mà còn là các hình thái tài sản khác. Cho nên, có thể hiểu “Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”.

    • Một số quan niệm về vốn ở trên tiếp cận dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau, trong điều kiện lịch sử khác nhau. Vì vậy, để đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hạch toán và quản lý vốn trong cơ chế thị trường hiện nay, có thể khái quát “Vốn là một phần thu nhập quốc dân dưới dạng vật chất và tài sản được chính các cá nhân, tổ chức bỏ ra để tiến hành kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận”

    • Khái niệm về hiệu quả và phân tích hiệu quả sử dụng vốn

    • Hiệu quả được hiểu theo nghĩa chung nhất là một chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết, tham gia vào mọi hoạt động theo mục đích nhất định của con người và được phản ánh trên hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

    • Theo giáo trình “Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại” của trường Đại học Thương mại: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng và khai thác nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với tổng chi phí bỏ ra là thấp nhất.

    • Công thức:

    • Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là việc đánh giá khả năng sử dụng vốn của công ty nhằm đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất trong quá trình SXKD.

  • 1.1.2. Một số vấn đề lý luận có liên quan

    • 1.1.2.1. Đặc điểm vốn kinh doanh

    • Vốn kinh doanh có các đặc điểm sau:

    • Thứ nhất, vốn kinh doanh phải được biểu hiện bằng một lượng giá trị tài sản cụ thể.

    • Thứ hai, vốn kinh doanh phải được duy trì ở một quy mô tối thiểu nhất định. Tức là phải tích lũy đến một lượng đủ lớn để có thể tiến hành hoạt động SXKD.

    • Thứ ba, vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải luôn vận động để sinh lời và đạt được mục tiêu kinh doanh.

    • Thứ tư, vốn phải được bảo toàn. Vì vậy đồng vốn phải được đầu tư vào những dự án có tính khả thi cao, tránh những dự án mạo hiểm, không an toàn và doanh nghiệp cần chủ động rút ngắn thời gian thu hồi vốn.

    • Thứ năm, vốn kinh doanh phải có giá trị về mặt thời gian, vì vậy cần phải xét đến ảnh hưởng của thời gian khi phân tích vốn.

    • Thứ sáu, vốn kinh doanh phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định và phải được quản lý chặt chẽ thì việc sử dụng vốn mới tiết kiệm và hiệu quả.

    • 1.1.2.2. Vai trò của vốn

    • - Vốn kinh doanh là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

    • - Vốn kinh doanh là điều kiện duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động.

    • - Vốn kinh doanh có vai trò như một đòn bẩy, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, là điều kiện để tạo lợi thế cạnh tranh, khẳng định vai trò của doanh nghiệp trên thị trường.

    • - Vốn kinh doanh là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của tài sản, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính. Qua đó, nhà quản trị doanh nghiệp biết được thực trạng kinh doanh, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát hiện các tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục

    • 1.1.2.3. Phân loại vốn

    • Tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau thì có những cách phân loại vốn khác nhau. Việc phân loại vốn theo các cách thức khác nhau giúp doanh nghiệp đề ra được các giải pháp quản lý và sử dụng vốn sao cho hiệu quả.

    • Phân loại vốn theo nguồn hình thành:

    • Vốn chủ sở hữu

    • Vốn chủ sở hữu là số vốn góp do chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp. Số vốn này không phải là một khoản nợ, doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, không phải trả lãi suất.

    • Nợ phải trả

    • Nợ phải trả là nguồn vốn kinh doanh ngoài vốn pháp định được hình thành từ nguồn đi vay, đi chiếm dụng của các tổ chức, đơn vị, cá nhân và sau một thời gian nhất định, doanh nghiệp phải hoàn trả cho người cho vay cả lãi và gốc. Phần vốn này được doanh nghiệp sử dụng với những điều kiện nhất định (như thời gian sử dụng, lãi suất, thế chấp…) nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Vốn vay có hai loại là vốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn.

    • Phân loại vốn dựa trên tốc độ chu chuyển vốn:

    • Vốn cố định.

    • Là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của tài sản dài hạn, bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình. TSCĐ dùng trong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh.

    • Vốn lưu động.

    • Là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn sử dụng trong kinh doanh. Vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại hình thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hoá. Nó là bộ phận của vốn sản xuất, bao gồm giá trị nguyên liệu, vật liệu phụ, tiền lương…Những giá trị này được hoàn lại hoàn toàn cho chủ doanh nghiệp sau khi đã bán hàng hoá.

    • Phân loại vốn theo phạm vi huy động và sử dụng vốn:

    • Nguồn vốn trong doanh nghiệp.

    • Là nguồn vốn có thể huy động được từ hoạt động bản thân của doanh nghiệp như: tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận giữ lại, các khoản dự trữ, dự phòng, khoản thu từ nhượng bán thanh lý TSCĐ…

    • Nguồn vốn ngoài doanh nghiệp.

    • Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: vay ngân hàng, vay của các tổ chức tín dụng, vay của các nhân viên trong công ty, vay cá nhân…

    • Phân loại vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn:

    • Vốn thường xuyên.

    • Vốn thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.

    • Vốn tạm thời.

    • Vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn và các khoản chiếm dụng của bạn hàng.

    • 1.1.2.4. Mục đích phân tích và nguồn số liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn

    • Mục đích phân tích

    • Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhằm nhận thức, đánh giá đúng đắn, toàn diện, khách quan tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp, thấy được sự ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện các nhiệm vụ, kết quả kinh doanh. Qua phân tích, có thể đánh giá được tình hình tổ chức, huy động và phân bổ vốn kinh doanh đã hợp lý chưa?

    • Đồng thời phân tích hiệu quả sử dụng vốn cũng nhằm mục đích tìm ra những điểm còn tồn tại trong công tác tổ chức, sử dụng vốn, các nguyên nhân dẫn đến tồn tại và đề ra giải pháp khắc phục.

    • Nguồn số liệu phân tích

    • Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sử dụng nguồn số liệu từ các BCTC của Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam, chủ yếu là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 và năm 2015.

  • 1.2. Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn

  • 1.2.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tăng (giảm) của vốn

    • 1.2.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tăng (giảm) của vốn kinh doanh

    • Mục đích và ý nghĩa của việc phân tích: Thấy được quy mô và khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá được sau một kỳ kinh doanh giá trị của vốn kinh doanh tăng hay giảm. Phân tích chỉ tiêu này nhằm đánh giá việc đầu tư, phân bổ vốn kinh doanh của doanh nghiệp có hợp lý hay không và ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    • Nguồn tài liệu phân tích: Sử dụng các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2014 - 2015 như: Tổng nguồn vốn, Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu, Tài sản ngắn hạn (Vốn lưu động), Tài sản dài hạn (Vốn cố định).

    • Phương pháp phân tích : Sử dụng phương pháp so sánh, lập biểu 8 cột, so sánh trên cơ sở sử dụng các số liệu tổng hợp của vốn kinh doanh trên Bảng cân đối kế toán và các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2014 - 2015.

    • 1.2.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động tăng (giảm) của vốn lưu động

    • Mục đích và ý nghĩa của việc phân tích: Phân tích các tài sản ngắn hạn, để đánh giá được tình hình tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm, qua đó thấy được sự tác động, ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng.

    • Nguồn tài liệu phân tích: Sử dụng các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán sau: Tiền và các khoản tương đương tiền; Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; Các khoản phải thu ngắn hạn; Hàng tồn kho; Tài sản ngắn hạn khác.

    • Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh, lập biểu 8 cột so sánh giữa số cuối năm so với đầu năm để thấy được tình hình tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm, tính toán, so sánh tỷ trọng của các khoản mục trên tổng số vốn lưu động để đánh giá tình hình phân bổ vốn kinh doanh.

    • 1.2.1.3. Phân tích cơ cấu và sự biến động tăng (giảm) của vốn cố định

    • Mục đích và ý nghĩa của việc phân tích: Nhận thức, đánh giá được tình hình tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm của vốn cố định, qua đó thấy được sự tác động, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    • Nguồn tài liệu phân tích: Các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán như sau: Tài sản cố định; Tài sản dài hạn khác.

    • Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh và lập biểu 8 cột so sánh giữa số đầu kì và số cuối kì của các năm, so sánh tỷ trọng của từng khoản mục trên tổng vốn cố định căn cứ vào các số liệu trên bảng phân bổ kế toán.

    • 1.2.1.4. Phân tích mối quan hệ bù đắp giữa nguồn vốn và tài sản kinh doanh

    • Phân tích mối quan hệ bù đắp giữa nguồn vốn với tài sản nhằm đánh giá mức độ huy động và bù đắp của nguồn vốn với các loại tài sản của doanh nghiệp như thế nào để có kế hoạch huy động các nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

    • Để đánh giá sâu sắc, toàn diện hơn tình hình huy động nguồn vốn cho tài sản kinh doanh ta cần phải tính toán, phân tích chỉ tiêu nguồn vốn thường xuyên, để so sánh với tài sản dài hạn, từ đó xác định được nguồn vốn luân chuyển cho nhu cầu kinh doanh.

    • Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp có thể sử dụng, ổn định dài hạn cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như vậy nợ ngắn hạn là nguồn vốn tạm thời có thời hạn sử dụng trong một năm.

    • Công thức:

    • Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

    • Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn

    • Nguồn vốn luân chuyển là phần chênh lệch giữa Nguồn vốn thường xuyên với Tài sản dài hạn hoặc giữa Tài sản ngắn hạn với Nợ ngắn hạn

    • Công thức:

    • Nguồn vốn luân chuyển = Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn

    • Hoặc = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

    • Từ những công thức trên ta có:

    • Nguồn vốn kinh doanh = Nguồn vốn thường xuyên + Nợ ngắn hạn

    • Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn luân chuyển

    • Ý nghĩa: Phân tích các chỉ tiêu trên cho ta thấy: Nếu nguồn vốn thường xuyên càng lớn, mức chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên với tài sản dài hạn càng lớn tức là nguồn vốn luân chuyển càng nhiều thì khả năng đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.

  • 1.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

    • 1.2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

    • Mục đích và ý nghĩa: Đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học về hiệu quả sử dụng VKD của công ty, từ đó đề ra giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của công ty.

    • Nguồn tài liệu phân tích: Sử dụng các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014 - 2015 như: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, Lợi nhuận trước thuế và các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán như: Tổng VKD bình quân (=(VKD đầu kì + VKD cuối kì)/2), Vốn chủ sở hữu bình quân (= (VCSH đầu kỳ + VCSH cuối kỳ)/2).

    • Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh, lập biểu so sánh giữa số liệu năm 2015 với năm 2014 và phương pháp hệ số.

    • Nội dung phân tích

    • Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường phân tích một số chỉ tiêu tổng quát sau:

    • Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân:

    • Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu hệ số này tăng tức hiệu quả sử dụng VKD tăng và ngược lại.

    • Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân:

    • Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lời của đồng vốn, cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu hệ số này tăng tức hiệu quả sử dụng VKD tăng và ngược lại.

    • 1.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

    • Mục đích và ý nghĩa: Trong doanh nghiệp sản xuất, vốn cố định chiếm tỉ trọng lớn, do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là rất quan trọng và cần thiết. Việc phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ giúp công ty có cái nhìn toàn diện về hiệu quả sử dụng VCĐ hiện nay của công ty.

    • Nguồn tài liệu phân tích: Sử dụng các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2014 - 2015 như sau: Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ; Lợi nhuận trước thuế; VCĐ bình quân (=(TS dài hạn đầu kỳ + TS dài hạn cuối kỳ)/2); Nguyên giá TSCĐ bình quân (NG TSCĐ = NG TSCĐ hữu hình + NG TSCĐ vô hình)

    • Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh, lập biểu so sánh giữa số liệu năm 2015 với năm 2014 của các chỉ tiêu ảnh hưởng đến vốn cố định của doanh nghiệp từ đó làm cơ sở để đưa ra những đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Phân tích các chỉ tiêu hệ số doanh thu trên VCĐ, hệ số lợi nhuận trên VCĐ và hàm lượng vốn cố định.

    • Nội dung phân tích

    • Hệ số doanh thu trên vốn cố định:

    • Hệ số doanh thu trên vốn cố định phản ánh một đồng vốn cố định bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu hệ số DT trên VCĐ tăng thì hiệu quả sử dụng VCĐ tăng và ngược lại.

    • Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định:

    • Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định phản ánh một đồng vốn cố định bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu hệ số LN trên VCĐ càng tăng thì hiệu quả sử dụng VCĐ tăng và ngược lại.

    • 1.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

    • Mục đích và ý nghĩa: Phân tích mối tương quan giữa vốn lưu động bỏ ra với kết quả đạt được. Từ đó đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    • Nguồn tài liệu phân tích: Các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ; Lợi nhuận trước thuế; Giá vốn hàng bán và các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán như: VLĐ bình quân = (TS ngắn hạn đầu kỳ + TS ngắn hạn cuối kỳ)/2

    • Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh và lập bảng so sánh giữa số liệu năm 2015 với năm 2014 của các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong 2 năm. Đồng thời sử dụng phương pháp hệ số.

    • Nội dung phân tích

    • Các chỉ tiêu thường được sử dụng khi phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ:

    • Hệ số doanh thu trên vốn lưu động:

    • Hệ số doanh thu trên vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

    • Nếu hệ số doanh thu trên vốn lưu động tăng thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại. Ngoài ra, để nâng cao mức doanh thu đạt được trên một đồng vốn lưu động ta phải đẩy mạnh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động bằng cách tăng hệ số quay vòng vốn lưu động và giảm số ngày lưu chuyển của đồng vốn lưu động.

    • Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động:

    • Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu hệ số này tăng thì hiệu quả sử dụng VLĐ tăng và ngược lại.

    • Số vòng quay vốn lưu động:

    • Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ luân chuyển của vốn, cho biết VLĐ quay được mấy vòng trong kỳ. Số vòng quay càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

    • Số ngày của một vòng quay vốn lưu động:

    • Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian của một vòng quay vốn lưu động trong một năm. Số ngày của một vòng quay vốn lưu động càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn càng tốt và ngược lại.

    • Số vòng quay hàng tồn kho:

    • Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này nói lên mức độ đổi mới hàng tồn kho. Khi doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, hệ số quay vòng hàng tồn kho càng tăng càng tốt và ngược lại.

    • Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho

    • Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được một vòng. Chỉ tiêu số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho và chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho có quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Vòng quay càng tăng thì số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho càng giảm và ngược lại.

  • 1.2.3. Phân tích Dupont

    • 1.2.3.1. Phương trình Dupont

    • Phương pháp phân tích Dupont cho thấy tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, cụ thể là tỷ số hoạt động và doanh lợi để xác định khả năng sinh lời của vốn đầu tư. Đây là mối quan hệ hàm số giữa các tỷ số: Hệ số quay vòng vốn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn

  • Sơ đồ 1.1: Mô hình phân tích Dupont

    • Bên trên của mô hình Dupont khai triển Hệ số vòng quay vốn. Nhìn vào đây, chúng ta có thể thấy vòng quay toàn bộ vốn sẽ bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào. Trên cơ sở đó, nếu doanh nghiệp muốn gia tăng vòng quay vốn thì cần phải phân tích các nhân tố quan hệ để có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

    • Bên dưới của mô hình Dupont khai triển Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để cho thấy những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất này. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp muốn gia tăng Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thì nhân tố chi phí của hàng tiêu thụ cần được quan tâm, cụ thể có thể đi sâu phân tích các loại chi phí cấu thành để có biện pháp hợp lý

    • 1.2.3.2. Phương pháp Dupont mở rộng với tỷ số nợ

    • Trong quá trình sử dụng phương pháp Dupont, nếu được mở rộng và sử dụng cả Tỷ số nợ sẽ cho ta thấy mối quan hệ giữa Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu với Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

    • Công thức sau cho thấy rõ ảnh hưởng của tỷ số nợ trên lợi nhuận của chủ sở hữu

    • Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =

    • =

    • Công thức trên cho thấy Tỷ số nợ có thể được sử dụng để tăng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, nâng cao Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bằng cách sử dụng Tỷ số nợ sẽ làm cho Tỷ số nợ tăng dần, các chủ nợ sẽ chống lại khuynh hướng này và do đó sẽ đạt giới hạn cho phương thức trên. Hơn nữa, Tỷ số nợ cao, doanh nghiệp sẽ có nhiều rủi ro phá sản mà chủ nợ sẽ gánh chịu.

  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH HAN SUNG HARAM VIỆT NAM

  • 2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam

  • 2.1.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam

    • 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

    • Tên công ty: Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam

    • Tên giao dịch: HAN SUNG HARAM VINACO., LTD

    • Vốn điều lệ: 14.294 triệu đồng (tương đương 840.077 đô la Mỹ)

    • Địa chỉ trụ sở chính: KCN Dệt may phố nối B, Xã Liêu Xá, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên

    • Điện thoại: (0321) 3589111

    • Fax: (0321) 3972745

    • Chức năng, nhiệm vụ:

    • Công ty có chức năng tổ chức sản xuất và kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký với các cơ quan chức năng của Nhà nước là sản xuất, nhuộm các loại chỉ, sợi và các phụ kiện, vật liệu sử dụng trong ngành dệt may.

    • Nhiệm vụ của công ty là thực hiện tốt các chính sách về lao động, chế độ quản lý tài sản, chế độ tiền công, tiền lương đồng thời làm tốt công tác đào tạo, tuyển chọn để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho công nhân viên và người lao động trong doanh nghiệp; làm tốt công tác bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường. Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam là một đơn vị SXKD nên hàng năm có nghĩa vụ phải thực hiện đúng và đầy đủ mọi khoản thuế cho nhà nước.

    • Ngành nghề kinh doanh

    • Sản xuất, nhuộm các loại chỉ sợi và các vật liệu phục vụ cho ngành dệt may

    • Năm 2015, hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là sản xuất, nhuộm các loại chỉ sợi

    • Quá trình hình thành và phát triển

    • Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo Giấy phép đầu tư số 01/GP – KCN – HY ngày 22/11/2004. Năm 2004, bắt đầu xây dựng Nhà máy sản xuất, nhuộm sợi và chỉ Han Sung tại KCN Dệt May- Xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 32 tỷ đồng (tương đương 0,84 triệu USD), thời gian hoạt động dự kiến là 40 năm, diện tích đất sử dụng là 6.308 m2. Nhà máy đã hoàn thành và đi vào hoạt động sản xuất từ tháng 6 năm 2005

    • Ngày 09/01/2008, công ty thực hiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, được Ban quản lý các khu công nghiệp Hưng Yên Giấy cấp chứng nhận đầu tư số 052023000050 thay thế cho Giấy phép đầu tư số 01/GP – KCN – HY ngày 22/11/2004.

    • Từ khi thành lập đến nay, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tăng. Từ năm 2005 đến năm 2012, lợi nhuận trước thuế của công ty tăng từ 5.445.067.414 VNĐ năm 2005 lên 13.988.866.826 VNĐ năm 2012. Giai đoạn 2012 đến nay, do sự khủng hoảng kinh tế, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm, lợi nhuận trước thuế của công ty giảm từ 13.988.866.826 VNĐ năm 2012 xuống còn 6.754.686.532 VNĐ năm 2015

    • 2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

    • Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam chuyên sản xuất, nhuộm các loại chỉ sợi theo đơn đặt hàng của khách hàng. Đối tượng khách hàng của công ty là các công ty may mặc trên toàn quốc cũng như nước ngoài. Quá trình sản xuất cho mỗi đơn hàng cơ bản gồm 4 bước:

    • Bước 1: Nhập nguyên vật liệu

    • Nguyên liệu sẽ tiến hành nhập từ công ty mẹ ở Hàn quốc và một số công ty ở Việt Nam với một số loại sợi như: 20 s/3, 20 s/2, 30 s/2, 60 s/2, 60s/3… mỗi loại là 1 cối chỉ với trọng lượng là 1,4175 kg/1 cối. Nguyên liệu sau khi được nhập về thì được xếp thành các chi chỉ để đưa vào máy nhuộm

    • Bước 2: Tiến hành nhuộm

    • Cho sợi và chất phụ gia nhuộm vào lò nhuộm với nhiệt độ khoảng 1350C trong khoảng 60 phút (Chất phụ gia bao gồm một số loại hóa chất như: chất phân tán đều màu, chất trợ phân tán đều màu, thuốc nhuộm các loại màu…).

    • Trong xưởng nhuộm có khoảng 27 nồi với khoảng 30 công nhân hoạt động liên tục. Nhiệt độ cho nồi nhuộm được cung cấp bởi hơi từ đốt than đá.

    • Bước 3: Quấn chỉ

    • Một cối chỉ được đánh thành cuộn chỉ may công nghiệp với 2 loại đó là 2500m/cuộn hoặc 5000m/cuộn.

    • Quy trình này được thực hiện riêng trong xưởng cuốn chỉ với khoảng 85 máy cuốn chỉ hoạt động liên tục trong ngày.

    • Bước 4: Đóng thùng

    • Các cuộn chỉ được đóng theo số lượng 100 cuộn/1 thùng. Tùy theo đơn đặt hàng mà có thể xuất ngay sau khi có sản phẩm hoặc đưa vào kho lưu trữ chờ xuất bán.

    • Chi tiết và cụ thể cho mỗi loại sợi và màu là khác nhau bởi có rất nhiều loại màu sắc, một số loại sợi tiêu biểu như: 60s/3; 50s/3; 40s/3; 150D/1……. Và mỗi loại sợi này sẽ có một loại kích thước khác nhau để phù hợp với từng đơn hàng của các khách hàng

    • 2.1.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty

    • Bộ máy của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng. Theo cơ cấu này, người lãnh đạo cao nhất của công ty được sự giúp đỡ của những người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quyết định

  • Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam (Phụ lục 3)

    • (Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam )

    • Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và là người lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty. Nói cách khác, Tổng giám đốc là người đứng mũi chịu sào cho mọi hoạt động của công ty

    • Giám đốc: Là người thay mặt Tổng giám đốc phụ trách các công việc khi giám đốc vắng mặt, và có quyền hành quản lý như một vị lãnh đạo cấp cao, có thể thay mặt tổng giám đốc quyết định trong một số ít các trường hợp như tiếp khách, ký các hợp đồng kinh tế…

    • Phòng kinh doanh: Có chức năng lập kế hoạch kinh doanh, tham mưu cho ban giám đốc trong việc đưa ra quyết định kinh doanh và triển khai thực hiện các kế hoạch đó. Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng và hệ thống nhà cung cấp. Tìm kiếm khách hàng, thâm nhập thị trường, giới thiệu mẫu mã sản phẩm cho khách hàng và đàm phán các hợp đồng mua bán sản phẩm

    • Phòng kế toán: Có chức năng lập kế hoạch và quản lý nguồn tài chính của công ty. Tham mưu cho ban giám đốc công ty về việc đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Đôn đốc việc thanh, quyết toán để thu hồi vốn. Tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán. Chịu trách nhiệm về những con số tài chính đã cung cấp.

    • Phòng nhân sự: Có chức năng thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của công ty. Tổ chức việc quản lý nhân sự toàn công ty

    • Phòng kế hoạch sản xuất: Tham mưu cho ban giám đốc các sản phẩm mang tính năng hợp lý hơn, quá trình sản xuất sản phẩm trong thời gian nhanh nhất và chất lượng đảm bảo, giá thành phù hợp.

    • Bộ phận sản xuất có nhiệm vụ:

    • + Nhận các đơn hàng do phòng kinh doanh cung cấp và hoạch định thời gian hoàn thành

    • + Kiểm tra số lượng nguyên vật liệu trong kho đáp ứng nhu cầu sản xuất.

    • + Kiểm tra nhân lực phục vụ cho việc sản xuất của công ty.

    • + Lập kế hoạch sản xuất cho từng máy quản lý số lượng hàng của từng đơn hàng theo quy định của trưởng bộ phận.

    • + Theo dõi tiến trình sản xuất hàng ngày của từng máy sản xuất, đôn đốc công việc sao cho kịp tiến độ giao hàng.

    • Đội vận tải: Có chức năng chuyên chở các vị lãnh đạo của công ty. Đi giao hàng cho một số công ty ở gần

    • 2.1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty

    • Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Theo mô hình này, toàn bộ các công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo, thông tin kinh tế đều được thực hiện tập trung ở phòng kế toán của công ty

    • Phòng kế toán của công ty hiện nay có 4 người, mỗi người phụ trách nhiều phần hành kế toán khác nhau.

    • Kim Chae Soo là kế toán trưởng. Phạm Thị Ngọc Thuý phụ trách các phần hành kế toán thanh toán và kế toán lao động – tiền lương. Đặng Thị Thoa phụ trách các phần hành kế toán công nợ, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán thuế. Phạm Thị Loan phụ trách phần hành kế toán kho

    • Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ phận kế toán của công ty và là người phụ trách, chỉ đạo chung và tham mưu chính cho ban lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán của công ty. Kế toán trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý nhất.

    • Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ quản lý các khoản thu, chi hàng ngày, theo dõi các khoản tạm ứng, thực hiện kế toán các hoạt động thanh toán với khách hàng và các nhà cung cấp, lập phiếu thu, phiếu chi…

    • Kế toán lao động - tiền lương: Có nhiệm vụ tính và lập bảng lương, thưởng và các chế độ chính sách cho toàn bộ công nhân viên trong công ty dựa trên các quy định của nhà nước và của doanh nghiệp. Đồng thời lập bảng tổng hợp đưa lên máy vi tính để phân bổ và trích các khoản theo lương

    • Kế toán công nợ: Theo dõi và thực hiện kế toán các khoản phải thu và phải trả để có biện pháp thu hồi cũng như thanh toán thích hợp

    • Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm kịp thời theo từng đối tượng tính giá thành. Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm nhằm cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra quyết định phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh

    • Kế toán thuế: Hàng ngày thu thập, xử lý, sắp xếp, lưu trữ hoá đơn – chứng từ kế toán, cuối tháng, cuối quý và cuối năm làm các báo cáo thuế và trực tiếp làm việc với cơ quan thế khi phát sinh

    • Kế toán kho: Hàng ngày ghi chép, lập chứng từ nhập – xuất hàng, chi phí mua hàng, hoá đơn mua bán hàng, thường xuyên kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, cách sắp xếp hàng trong kho. Hạch toán doanh thu, giá vốn và chi phí, lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn. Trực tiếp tham gia kiểm kê hàng trong kho, chịu trách nhiệm lập biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá và đề xuất xử lý khi có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế.

  • Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam (Phụ lục 4)

    • (Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam )

    • 2.1.1.5. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua hai năm 2014 và 2015

    • Để khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam qua hai năm 2014 và 2015 ta dựa vào số liệu trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015 và lập biểu phân tích

  • Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam qua hai năm 2014 và 2015

    • Đơn vị tính: VNĐ

    • Chỉ tiêu

    • Năm 2014

    • Năm 2015

    • So sánh

    • Số tiền

    • Tỷ lệ

    • (1)

    • (2)

    • (3)

    • (4)

    • (5)

    • 1. Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

    • 163.270.807.721

    • 179.928.343.691

    • 16.657.535.970

    • 10,2

    • 2. Các khoản giảm trừ

    • 290.938.912

    • 0

    • (290.938.912)

    • (100)

    • 3. Doanh thu thuần bán hàng

    • 162.979.868.809

    • 179.928.343.691

    • 16.948.474.882

    • 10,4

    • 4. Giá vốn hàng bán

    • 133.269.335.627

    • 150.493.197.542

    • 17.223.861.915

    • 12,92

    • 5. Lợi nhuận gộp

    • 29.710.533.182

    • 29.435.146.149

    • (275.387.033)

    • (0,93)

    • 6. Doanh thu hoạt động tài chính

    • 200.600.646

    • 1.197.297.369

    • 996.696.723

    • 496,86

    • 7. Chi phí tài chính

    • Trong đó: Lãi vay

    • 348.932.975

    • 203.398.889

    • 904.741.874

    • 373.774.767

    • 555.808.899

    • 170.375.878

    • 159,29

    • 83,76

    • 8. Chi phí bán hàng

    • 8.485.668.614

    • 8.965.051.309

    • 479.382.695

    • 5,65

    • 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

    • 13.848.749.757

    • 11.131.733.829

    • (2.717.015.928)

    • (19,62)

    • 10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

    • 7.227.782.482

    • 9.630.916.507

    • 2.403.134.025

    • 33,25

    • 11. Thu nhập khác

    • 311.094.324

    • 67.769.901

    • (243.324.423)

    • (78,22)

    • 12. Chi phí khác

    • 1.733.915.227

    • 2.943.999.886

    • 1.210.084.659

    • 69,79

    • 13. Lợi nhuận khác

    • (1.422.820.903)

    • (2.876.229.985)

    • (1.453.409.082)

    • 102,15

    • 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

    • 5.804.961.579

    • 6.754.686.532

    • 949.724.953

    • 16,36

    • 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

    • 483.495.870

    • 694.211.811

    • 210.715.941

    • 43,58

    • 16. Lợi nhuận sau thuế

    • 5.321.465.709

    • 6.060.474.721

    • 739.009.012

    • 13,89

    • (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam năm 2015)

    • Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty năm 2015 đạt hiệu quả tốt, hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng cao so với năm 2014.

    • Doanh thu thuần bán hàng năm 2015 so với năm 2014 tăng 16.948.474.882 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 10,4 %. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2015 so với năm 2014 tăng 996.696.723 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 496,86 %. Tuy nhiên, thu nhập khác của doanh nghiệp năm 2015 so với năm 2014 lại giảm mạnh với số tiền là 243.324.423 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ giảm là 78,22 %

    • Năm 2015, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đã tăng mạnh so với năm 2014, tăng 2.403.134.025 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 33,25 %. Điều này cho thấy so với năm 2014, công ty hoạt động hiệu quả hơn. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2015 so với năm 2014 tăng 949.724.953 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ giảm 16,36%. Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2015 so với năm 2014 tăng 739.009.012 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 13,89%. Từ đó ta thấy công ty hoạt động ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

  • 2.1.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam

    • 2.1.2.1. Các nhân tố khách quan

    • Sự biến động của nền kinh tế

    • Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn kinh doanh. Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị hay tìm nguồn tài trợ. Vì vậy, Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam cần phải tính toán trước những rủi ro đó.

    • Năm 2015, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi, có nhiều chuyển biến tích cực, tình hình hoạt động của công ty cũng được cải thiện theo.

    • Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước

    • Nhà nước điều tiết nền kinh tế thông qua các chính sách cơ bản là chính sách thuế, giá cả và lãi suất. Chính sách thuế thay đổi sẽ ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà đơn vị đang áp dụng. Chính sách giá thay đổi sẽ làm thay đổi giá thành sản phẩm cũng như giá bán của sản phẩm đó, vì thế sản lượng tiêu thụ, doanh thu bán hàng,…cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Chính sách về lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến thu nhập tài chính của khoản tiền gửi ngân hàng, mức độ thuận lợi hay khó khăn của việc vay vốn, số lượng tiền được vay nhiều hay ít, và chi phí tài chính của đơn vị đi vay.

    • Tóm lại, khi các chính sách kinh tế kể trên thay đổi sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả sử dụng VKD cũng như hiệu quả SXKD của DN.

    • Môi trường cạnh tranh

    • Đây là thách thức của thị trường nhưng cũng là mục tiêu phấn đấu của Công ty để có thể đứng vững trên thị trường. Hiện nay, nếu không kịp thời áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới nhất, những xu hướng tiêu dùng mới nhất thì tình hình bán hàng của DN sẽ kém hiệu quả, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường, có thể bị đào thải. Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam vẫn luôn chú ý đến sự phát triển của đối thủ cạnh tranh, cắt giảm chi phí không cần thiết để đưa ra được mức giá cạnh tranh, cập nhập xu hướng tiêu dùng mới nhất, kịp thời áp dụng những tiến bộ khoa học để tăng doanh thu bán hàng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN.

    • 2.1.2.2. Các nhân tố chủ quan

    • Nhân tố con người

    • Con người đóng vai trò trung tâm, là chủ thể chính của mọi hoạt động, quyết định trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp.

    • Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam được dẫn dắt bởi một đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhiệt huyết có trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cao, nhanh nhạy, sáng tạo, hoạch định và điều hành thực thi các phương án sản xuất kinh doanh rất linh hoạt, mềm dẻo giúp cho công ty mở rộng và phát triển mạnh mẽ. Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, đã được qua đào tạo, có ý thức kỷ luật, hăng say trong công việc nên đã góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    • Tuy nhiên, do đội ngũ nhân viên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh nên đôi khi còn gặp những vấn đề khó khăn trong quá trình xử lý nghiệp vụ.

    • Cơ cấu nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn: Cơ cấu vốn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng VKD, có một cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho việc sử dụng VKD có hiệu quả và ngược lại.

    • Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam có nguồn VCSH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn giúp công ty tự chủ về mặt tài chính.

    • Quy chế tài chính của công ty: Quy chế tài chính của công ty ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ và hiệu quả công việc, đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của nhân viên trong công ty

    • Quy chế tài chính hợp lí sẽ thúc đẩy được quá trình kinh doanh, tâm lí nhân viên cảm thấy thoải mái với quy chế sẽ thúc đẩy họ làm việc.

    • Quy chế tài chính nếu không phù hợp không những không thúc đẩy quá trình kinh doanh mà còn kìm hãm quá trình hoạt động.

    • Chất lượng sản phẩm.

    • Khi nói tới các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty không thể không nhắc tới chất lượng sản phẩm. Lĩnh vực mà công ty hoạt động là lĩnh vực sản xuất. Để có thể tiêu thụ được sản phẩm sản xuất ra, đòi hỏi công ty từng bước cải tiến chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tốt là một trong những yếu tố góp phần giúp cho công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

  • 2.2. Kết quả phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam thông qua các dữ liệu sơ cấp

  • 2.2.1. Kết quả điều tra

    • Số phiếu phát ra là 10 phiếu và số phiếu thu về là 10 phiếu với kết quả đạt được thể hiện qua bảng sau

  • Bảng 2.2: Kết quả điều tra thông qua phiếu điều tra

    • Nội dung câu hỏi

    • Phương án trả lời

    • Kết quả

    • Số phiếu

    • TL (%)

    • Câu 1: Theo ông (bà) công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn có phải là vấn đề bức thiết hiện nay của công ty không?

    • A, Rất cần thiết

    • 10

    • 100

    • B, Cần thiết

    • 0

    • 0

    • C, Không cần thiết

    • 0

    • 0

    • Câu 2: Hiện tại ở công ty có bộ phận chuyên trách phân tích kinh tế không?

    • A, Có

    • 0

    • 0

    • B, Không

    • 10

    • 100

    • Câu 3: Cơ cấu vốn của công ty hiện nay đã hợp lý chưa?

    • A, Hợp lý

    • 8

    • 80

    • B, Chưa hợp lý

    • 2

    • 20

    • Câu 4: Các nhân tố khách quan nào sau đây có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty?

    • A, Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước

    • 10

    • 100

    • B, Sự biến động của nền kinh tế

    • 10

    • 100

    • C, Môi trường cạnh tranh

    • 10

    • 100

    • D, Môi trường chính trị, VH - XH

    • 5

    • 50

    • Câu 5: Nhân tố chủ quan nào sau đây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty?

    • A, Cơ cấu vốn kinh doanh

    • 6

    • 60

    • B, Nhân tố con người

    • 8

    • 80

    • C, Cơ sở vật chất kỹ thuật

    • 8

    • 80

    • D, Chất lượng sản phẩm

    • 8

    • 80

    • Câu 6: Nhóm chỉ tiêu về phân tích hiệu quả sử dụng vốn nào mà Công ty quan tâm nhất?

    • A, Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

    • 10

    • 100

    • B, Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

    • 0

    • 0

    • C, Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

    • 0

    • 0

    • Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty?

    • A, Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn chưa được giao cho phòng ban thích hợp

    • 3

    • 30

    • B, Cơ cấu vốn chưa hợp lý

    • 2

    • 20

    • C, Do việc thay đổi quy mô vốn

    • 0

    • 0

    • D, Chưa thu hồi được các khoản nợ đọng khách hàng

    • 6

    • 60

    • Câu 8: Định hướng phát triển nguồn vốn của Công ty trong thời gian tới?

    • A, Tăng cường đầu tư vốn cố định.

    • 2

    • 20

    • B, Huy động thêm vốn bằng vốn vay

    • 6

    • 60

    • C, Thu nhỏ quy mô hoạt động.

    • 0

    • 0

    • Câu 9: Công ty cần có biện pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đối với loại vốn nào sau đây?

    • A, Vốn lưu động

    • 6

    • 60

    • B, Vốn cố định.

    • 10

    • 100

    • C, Các loại vốn khác

    • 0

    • 0

    • Câu 10: Công ty cần chú trọng vào giải pháp nào sau đây để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn?

    • A, Tăng cường đầu tư TSCĐ nhằm xây dựng cơ cấu vốn hợp lý

    • 6

    • 60

    • B, Tăng cường các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất

    • 6

    • 60

    • C, Mở rộng khai thác thị trường, tìm kiếm các nguồn nguyên liệu với mức giá cạnh tranh

    • 10

    • 100

    • D, Đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ KH

    • 8

    • 80

    • Qua kết quả của phiếu điều tra, nhận thấy rằng công ty chưa thưc sự đi sâu vào phân tích kinh tế nói chung và phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng. Tuy nhiên cán bộ nhân viên trong công ty đã nhận thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của vốn kinh doanh cũng như công tác phân tích hiệu quả vốn kinh doanh đối với sự phát triển của Công ty và đang có những bước hoàn thiện và sử dụng tới công cụ quản lý kinh tế hữu ích này.

  • 2.2.2. Kết quả phỏng vấn

    • Kết quả phỏng vấn Ông Ko Wei Han– Tổng giám đốc Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam

    • Câu hỏi 1: Thưa ông, ông có thể cho biết tình hình khủng hoảng kinh tế như những năm vừa qua có ảnh hưởng đến công ty hay không ?

    • Trả lời : Công ty chúng tôi hoạt động theo hướng sản xuất kinh doanh mở cửa, hòa nhập với nền kinh tế trong nước và thế giới nên chịu mọi tác động tích cực cũng như tiêu cực của nền kinh tế. Tất nhiên khi khủng hoảng kinh tế công ty chúng tôi cũng không tránh khỏi tác động xấu từ cuộc khủng hoảng đó.

    • Câu hỏi 2: Ông có thể cho biết những thành công và hạn chế trong việc sử dụng vốn của công ty trong thời gian vừa qua?

    • Trả lời: Công tác sử dụng vốn của công ty trong thời gian vừa qua có sự tiến bộ và đạt hiệu quả. Doanh thu, lợi nhuận của công ty tăng rõ rệt, tuy vậy hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa thực sự cao, chưa tương xứng với tiềm năng của công ty.

    • Câu hỏi 3: Xin ông cho biết công ty đã tiến hành các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD trong những năm qua?

    • Trả lời: Công tác phân tích VKD có được công ty thực hiện nhưng chưa được chú trọng, quan tâm, và thực hiện chặt chẽ. Hiện tại công việc phân tích VKD tại công ty được thực hiện bởi phòng kế toán. Do phòng còn ít nhân viên nên công tác phân tích còn chưa thực sự hiệu quả. Nhưng nhìn chung công tác phân tích VKD tại công ty có được quan tâm nhưng thực hiện chưa phù hợp với quy mô kinh doanh của công ty.

    • Kết quả phỏng vấn Ông Kim Chae Soo – Kế toán trưởng Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam

    • Câu hỏi 1: Ông đánh giá thế nào về tình hình quản lý và sử dụng VKD tại công ty trong năm 2015? Theo Ông chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sử dụng VKD của công ty?

    • Trả lời: Công tác quản lý và sử dụng VKD tại công ty trong năm vừa qua tương đối tốt, công ty đã có các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. Tuy nhiên, do công ty đang tiến hành mở rộng thị trường nên còn gặp không ít khó khăn và có những hạn chế nhất định để thực hiện tốt việc sử dụng hiệu quả VKD như công ty mong muốn.

    • Có thể khẳng định rằng tất cả các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VKD của công ty. Thực tế đã chứng minh được qua cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2010-2011 cho đến nay nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn hồi phục, tất cả các công ty đều gặp vô vàn khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình, công ty của chúng tôi cũng không nằm ngoài số đó. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế như : kích cầu, trợ thuế, trợ giá, tín dụng....thì chúng tôi không thể được như ngày hôm nay. Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự cố gắng không ngừng nghỉ của cả một tập thể công ty. Ban lãnh đạo đã có những quyết định sáng suốt dẫn dắt công ty hoàn thành tốt công việc và đạt được những thành công nhất định trong năm qua.

    • Câu hỏi 2: Ông có nhận xét gì về công tác phân tích VKD của công ty hiện nay?

    • Trả lời: Công tác phân tích VKD của công ty còn gặp nhiều khó khăn và chưa thực sự hiệu quả so với quy mô của doanh nghiệp. Cần đào tạo cán bộ nhân viên chuyên trách về phân tích kinh tế. Đẩy mạnh công tác phân tích kinh tế, thông qua đó có thể đánh giá hiệu quả sử dụng VKD cũng như những rủi ro, khả năng thanh toán…. Nhờ đó, tìm ra các giải pháp đúng đắn để kịp thời xử lý các vấn đề tài chính, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi.

    • Nhận xét: Qua cuộc phỏng vấn trực tiếp Ông Ko Wei Han và Ông Kim Chae Soo cho thấy: Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam có nhận thức được tầm quan trọng của vốn kinh doanh cũng như sự cần thiết của việc hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đối với sự phát triển của Công ty. Tuy nhiên, công tác phân tích chưa được công ty quan tâm đúng mức, chưa có phòng ban riêng chịu trách nhiệm công việc này một cách riêng rẽ mà được phòng kế toán làm trùng với việc lập các báo cáo quản trị. Như vậy thì phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty chưa thực sự được chú trọng. Đây là một thiếu sót rất lớn của Công ty, hy vọng trong thời gian tới, Công ty sẽ có những kế hoạch áp dụng công cụ quản lý kinh tế này cho phù hợp nhằm giúp Công ty phát triển hơn nữa.

  • 2.3. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam thông qua các dữ liệu thứ cấp

  • 2.3.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tăng (giảm) của vốn tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam

    • 2.3.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tăng (giảm) của vốn kinh doanh

  • Bảng 2.3 : Phân tích cơ cấu và sự biến động tăng (giảm) của vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam giai đoạn 2014-2015

    • ĐVT: Việt Nam đồng

    • Chỉ tiêu

    • Năm 2014

    • Năm 2015

    • So sánh 2015/2014

    • ST

    • TT

    • (%)

    • ST

    • TT

    • (%)

    • ST

    • TL

    • (%)

    • TT

    • (%)

    • (1)

    • (2)

    • (3)

    • (4)

    • (5)

    • (6)

    • (7)

    • (8)

    • Tổng VKD

    • 98.697.985.254

    • 100

    • 114.192.338.495

    • 100

    • 15.494.353.241

    • 15,7

    • 0

    • 1.VLĐ

    • 73.762.671.920

    • 74,74

    • 87.945.710.588

    • 77,02

    • 14.183.038.668

    • 19,23

    • 2,28

    • 2.VCĐ

    • 24.935.313.334

    • 25,26

    • 26.246.627.907

    • 22,98

    • 1.311.314.573

    • 5,26

    • (2,28)

    • Tổng nguồn vốn

    • 98.697.985.254

    • 100

    • 114.192.338.495

    • 100

    • 15.494.353.241

    • 15,7

    • 0

    • 1.Nợ phải trả

    • 19.238.607.563

    • 19,49

    • 30.359.087.516

    • 26,59

    • 11.120.479.953

    • 57,8

    • 7,09

    • 2. VCSH

    • 79.459.377.691

    • 80,51

    • 83.833.250.979

    • 73,41

    • 4.373.873.288

    • 5,5

    • (7,09)

    • (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam năm 2014 - 2015)

    • Qua bảng phân tích số liệu ta thấy: Vốn kinh doanh của Công ty có xu hướng tăng. Vốn kinh doanh của Công ty năm 2015 tăng 15.494.353.241 VNĐ so với năm 2014, tương ứng với tỷ lệ tăng 15,7 %. Điều này cho thấy lượng vốn của Công ty tăng lên so với ban đầu.

    • Trong tổng vốn kinh doanh của Công ty thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn cố định, điều này hoàn toàn phù hợp với một doanh nghiệp sản xuất luôn cần nhiều vốn để quay vòng kinh doanh. Cụ thể: Năm 2015 tỉ trọng vốn lưu động chiếm 77,02 %, tỉ trọng vốn cố định chiếm 22,98 %. Vốn lưu động năm 2015 so với năm 2014 tăng 14.183.038.668 VNĐ , tương ứng với tỉ lệ tăng 19,23 %. Vốn cố định năm 2015 so với năm 2014 tăng 1.311.314.573 VNĐ, tương ứng với tỉ lệ tăng 5,26%

    • Trong tổng nguồn vốn của công ty thì tỉ trọng vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn vay. Cụ thể: vốn chủ sở hữu năm 2015 chiếm 73,41%, và nợ phải trả chỉ chiếm 26,59%. Vốn chủ sở hữu năm 2015 so với năm 2014 tăng 4.373.873.288 VNĐ, tương ứng với tỉ lệ tăng 5,5 %. Nợ phải trả năm 2015 so với năm 2014 tăng 11.120.479.953 VNĐ, tương ứng với tỉ lệ tăng 57,8 %. Ta thấy tỷ lệ tăng của nợ phải trả lớn hơn so với tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu, điều đó chứng tỏ rằng cơ cấu vốn của công ty đang có sự chuyển dịch, tăng tỷ trọng nợ phải trả và giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu.

    • 2.3.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động tăng (giảm) của vốn lưu động

  • Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu và sự biến động tăng (giảm) của vốn lưu động tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam giai đoạn 2014-2015

    • ĐVT: Việt Nam đồng

    • Chỉ tiêu

    • Năm 2014

    • Năm 2015

    • So sánh 2015/2014

    • ST

    • TT

    • (%)

    • ST

    • TT

    • (%)

    • ST

    • TL

    • (%)

    • TT

    • (%)

    • (1)

    • (2)

    • (3)

    • (4)

    • (5)

    • (6)

    • (7)

    • (8)

    • Tổng vốn lưu động

    • 73.762.671.920

    • 100

    • 87.945.710.588

    • 100

    • 14.183.038.668

    • 19,23

    • 0

    • 1.Tiền và các khoản tương đương tiền

    • 3.794.108.200

    • 5,14

    • 4.108.854.982

    • 4.67

    • 314.746.782

    • 8,3

    • (0,47)

    • 2.Các khoản phải thu ngắn hạn

    • 41.327.683.005

    • 56,03

    • 52.268.544.050

    • 59.43

    • 10.940.861.045

    • 26,47

    • 3,4

    • 3.Hàng tồn kho

    • 27.056.291.024

    • 36,68

    • 30.567.631.731

    • 34.76

    • 3.511.340.707

    • 12,98

    • (1,92)

    • 4.Tài sản ngắn hạn khác

    • 1.584.589.692

    • 2,15

    • 1.000.679.826

    • 1.14

    • (583.909.866)

    • (36,85)

    • (1,01)

    • (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam năm 2014 - 2015)

    • Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số vốn lưu động năm 2015 so với năm 2014 tăng 14.183.038.668 VNĐ, tương ứng với tỉ lệ tăng 19,23 %. Trong đó:

    • Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2015 so với năm 2014 tăng 314.746.782 VNĐ, tương ứng với tỉ lệ tăng 8,3 %. Năm 2015, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 4,67 % trong tổng vốn lưu động của công ty, giảm 0,47 % so với năm 2014.

    • Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2015 so với năm 2014 tăng 10.940.861.045 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 26,47%. Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động và tỷ trọng năm 2015 so với năm 2014 tăng 3,4%. Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối, số tương đối và tỉ trọng trong tổng vốn lưu động của công ty. Chính vì vậy công tác quản lý tài chính đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục, có các chính sách phù hợp sao cho thu được các khoản phải thu, giảm tình trạng vốn ứ đọng.

    • Hàng tồn kho của công ty năm 2015 so với năm 2014 tăng 3.511.340.707 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 12,98%, tỷ trọng giảm 1,92% . Hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn lưu động cũng đồng nghĩa với việc vốn lưu động của công ty bị ứ đọng từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì vậy, công ty cần chú trọng đến xác định hàng tồn kho thích hợp để dự đoán đúng số nguyên vật liệu cần cung cấp từ đó có quyết định dự trữ hàng tồn kho hợp lý.

    • Vốn lưu động khác năm 2015 so với năm 2014 giảm 583.909.866 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ giảm 36,85%, tỷ trọng giảm 1,01%. Mức giảm này được đánh giá là hợp lý vì nó là loại vốn lưu động khác nên chiếm tỷ trọng nhỏ.

    • 2.3.1.3. Phân tích cơ cấu và sự biến động tăng (giảm) của vốn cố định

  • Bảng 2.5: Phân tích cơ cấu và sự biến động tăng (giảm) của vốn cố định tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam giai đoạn 2014-2015

    • ĐVT: Việt Nam đồng

    • Chỉ tiêu

    • Năm 2014

    • Năm 2015

    • So sánh 2015/2014

    • ST

    • TT

    • (%)

    • ST

    • TT

    • (%)

    • ST

    • TL

    • (%)

    • TT

    • (%)

    • (1)

    • (2)

    • (3)

    • (4)

    • (5)

    • (6)

    • (7)

    • (8)

    • Tổng vốn cố định

    • 24.935.313.334

    • 100

    • 26.246.627.907

    • 100

    • 1.311.314.573

    • 5,26

    • 0

    • 1.Các khoản phải thu dài hạn

    • 0

    • 0

    • (2.143.159.588)

    • (8,17)

    • (2.143.159.588)

    • -

    • (8,17)

    • 2.Tài sản cố định

    • 20.214.374.645

    • 81,07

    • 23.028.671.367

    • 87,74

    • 2.814.296.722

    • 13,92

    • 6,67

    • 3.Tài sản dở dang dài hạn

    • 0

    • 0

    • 206.564.309

    • 0,79

    • 206.564.309

    • -

    • 0,79

    • 4.TSDH khác

    • 4.720.938.690

    • 18,93

    • 5.154.551.820

    • 19,64

    • 433.613.130

    • 9,18

    • 0,71

    • (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam năm 2014 - 2015)

    • Nhìn chung, tổng vốn cố định năm 2015 so với năm 2014 tăng 1.311.314.573 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,26 %. Trong đó:

    • Về các khoản phải thu dài hạn: Năm 2014 không có khoản phải thu dài hạn, năm 2015 khoản phải thu dài hạn là số âm, doanh nghiệp chiếm dụng được vốn của khách hàng

    • Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn cố định và năm 2015 tỷ trọng TSCĐ chiếm 87,74% trong tổng vốn cố định, so với năm 2014 tăng 6,67%. Giá trị TSCĐ năm 2015 so với năm 2014 tăng 2.814.296.722 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 13,92%. Điều này cho thấy công ty đang tích cực đầu tư về tài sản cố định, tăng năng suất lao động.

    • Năm 2014 công ty không có tài sản dở dang dài hạn, năm 2015 tài sản dở dang dài hạn là 206.564.309 VNĐ, chiếm tỷ trọng 0,79%

    • Còn tài sản dài hạn khác năm 2015 so với năm 2014 tăng 433.613.130 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 9,18 %, tỷ trọng tăng 0,71%.

    • 2.3.1.4. Phân tích mối quan hệ bù đắp giữa nguồn vốn và tài sản kinh doanh

  • Bảng 2.6: Phân tích mối quan hệ bù đắp giữa nguồn vốn và tài sản kinh doanh tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam giai đoạn 2014-2015

    • ĐVT: Việt Nam đồng

    • Chỉ tiêu

    • Năm 2014

    • Năm 2015

    • So sánh 2015/2014

    • Số tiền

    • TL (%)

    • (1)

    • (2)

    • (3)

    • (4)

    • (5)

    • 1.Nguồn VCSH bình quân

    • 79.459.377.691

    • 83.833.250.979

    • 4.373.873.288

    • 5,5

    • 2.Nợ dài hạn bình quân

    • 0

    • 0

    • 0

    • -

    • 3.Nguồn vốn thường xuyên bình quân (1+2)

    • 79.459.377.691

    • 83.833.250.979

    • 4.373.873.288

    • 5,5

    • 4.Tài sản dài hạn bình quân

    • 24.935.313.334

    • 26.246.627.907

    • 1.311.314.573

    • 5,26

    • 5.Nguồn vốn luân chuyển bình quân (3-4)

    • 54.524.064.357

    • 57.586.623.072

    • 3.062.558.715

    • 5,62

    • 6.Tài sản ngắn hạn bình quân

    • 73.762.671.920

    • 87.945.710.588

    • 14.183.038.668

    • 19,23

    • 7.Chênh lệch (6-5)

    • 19.238.607.563

    • 30.359.087.516

    • 11.120.479.953

    • 57,8

    • (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam năm 2014 - 2015)

    • Qua bảng số liệu trên ta thấy:

    • Nguồn vốn thường xuyên bình quân năm 2015 so với năm 2014 tăng 4.373.873.288 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,5% là do nguồn vốn chủ sở hữu bình quân

    • Tài sản dài hạn bình quân tăng 1.311.314.573 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,26%. Nguồn vốn thường xuyên đủ bù đắp cho tài sản dài hạn, năm 2015 thừa 57.586.623.072 VNĐ, tăng so với năm 2014 3.062.558.715 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,62%. Như vậy, khả năng huy động nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 tăng so với năm 2014.

    • Nguồn vốn luân chuyển bình quân so với giá trị của tài sản ngắn hạn thì năm 2014 thừa 19.238.607.563 VNĐ, năm 2015 còn thừa 30.359.087.516 VNĐ. Như vậy, tình hình huy động để trang trải cho các loại tài sản của công ty là rất tốt.

  • 2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam

    • 2.3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

  • Bảng 2.7 : Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam giai đoạn 2014-2015

    • ĐVT: Việt Nam đồng

    • Chỉ tiêu

    • Năm 2014

    • Năm 2015

    • So sánh 2015/2014

    • ST

    • TL(%)

    • (1)

    • (2)

    • (3)

    • (4)

    • (5)

    • 1.Doanh thu thuần

    • 162.979.868.809

    • 179.928.343.691

    • 16.948.474.882

    • 10,4

    • 2.Lợi nhuận trước thuế

    • 5.804.961.579

    • 6.754.686.532

    • 949.724.953

    • 16,36

    • 3.Vốn kinh doanh bình quân

    • 98.697.985.254

    • 114.192.338.495

    • 15.494.353.241

    • 15,7

    • 4.Vốn chủ sở hữu bình quân

    • 79.459.377.691

    • 83.833.250.979

    • 4.373.873.288

    • 5,5

    • 5.Hệ số doanh thu trên VKD bình quân (lần) (=1/3)

    • 1,65

    • 1,58

    • (0,08)

    • (4,58)

    • 6.Hệ số lợi nhuận trên VKD bình quân (lần) (=2/3)

    • 0,06

    • 0,06

    • 0

    • 0

    • 7.Hệ số lợi nhuận trên VCSH bình quân (lần) (=2/4)

    • 0,07

    • 0,08

    • 0,01

    • 10,29

    • (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam năm 2015)

    • Doanh thu thuần năm 2015 so với năm 2014 tăng 16.948.474.882 VNĐ, tương ứng với tỉ lệ tăng 10,4%. Lợi nhuận trước thuế năm 2015 so với năm 2014 tăng 949.724.953 VNĐ, tương ứng với tỉ lệ tăng 16,36%. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang tăng cao.

    • Trước hết ta xem xét Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân : hệ số này có xu hướng giảm, năm 2014 đạt 1,65 lần ; đến năm 2015 chỉ đạt 1,58 lần. Qua phân tích cho thấy một đồng vốn bình quân bỏ ra năm 2014 thu về 1,65 đồng doanh thu và năm 2015 thu về 1,58 đồng doanh thu, giảm 0,08 đồng so với năm 2014 tương ứng với tỉ lệ giảm 4,58%.

    • Tiếp theo xét đến Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân: chỉ tiêu này không đổi.

    • Như vậy, qua phân tích ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tương đối tốt. Vốn đầu tư tăng làm cho doanh thu tăng mạnh, kéo theo lợi nhuận thu được tăng.

    • 2.3.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

  • Bảng 2.8 : Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam giai đoạn 2014-2015

    • ĐVT: Việt Nam đồng

    • Chỉ tiêu

    • Năm 2014

    • Năm 2015

    • So sánh 2015/2014

    • ST

    • TL(%)

    • (1)

    • (2)

    • (3)

    • (4)

    • (5)

    • 1.Doanh thu thuần

    • 162.979.868.809

    • 179.928.343.691

    • 16.948.474.882

    • 10,4

    • 2.Lợi nhuận trước thuế

    • 5.804.961.579

    • 6.754.686.532

    • 949.724.953

    • 16,36

    • 3.VCĐ bình quân

    • 24.935.313.334

    • 26.246.627.907

    • 1.311.314.573

    • 5,26

    • 4.Nguyên giá TSCĐ BQ

    • 32.452.494.464

    • 38.168.397.393

    • 5.715.902.929

    • 17,61

    • 5.Hệ số doanh thu trên VCĐ (lần) (=1/3)

    • 6,54

    • 6,86

    • 0,32

    • 4,88

    • 6.Hệ số lợi nhuận trên VCĐ (lần) (=2/3)

    • 0,23

    • 0,26

    • 0,02

    • 10,55

    • (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam năm 2015 )

    • Qua bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong năm 2015 tăng so với năm 2014, cụ thể:

    • Hệ số doanh thu trên VCĐ: năm 2014 cứ một đồng vốn cố định tham gia vào SXKD trong kỳ tạo ra được 6,54 đồng doanh thu, năm 2015 cứ một đồng vốn cố định tham gia vào SXKD trong kỳ chỉ tạo ra được 6,86 đồng doanh thu. Như vậy, hệ số này tăng 0,32 đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 4,88 %. Chỉ số này chứng tỏ hiệu suất hoạt động SXKD của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng.

    • Hệ số lợi nhuận trên VCĐ: Chỉ tiêu này năm 2015 tăng 0,02% so với năm 2014. Chứng tỏ hiệu quả SXKD của doanh nghiệp đang tăng.

    • Tóm lại, để nâng cao hiệu quả hơn, để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi về chất lượng của thị trường công ty cần chú trọng đầu tư đổi mới, nâng cấp TSCĐ nhằm không ngừng phát huy hiệu quả của chúng trong hoạt động kinh doanh của công ty.

    • 2.3.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

  • Bảng 2.9: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam giai đoạn 2014-2015

    • ĐVT: Việt Nam đồng

    • Chỉ tiêu

    • Năm 2014

    • Năm 2015

    • So sánh 2015/2014

    • ST

    • TL(%)

    • (1)

    • (2)

    • (3)

    • (4)

    • (5)

    • 1.Doanh thu thuần

    • 162.979.868.809

    • 179.928.343.691

    • 16.948.474.882

    • 10,4

    • 2.Lợi nhuận trước thuế

    • 5.804.961.579

    • 6.754.686.532

    • 949.724.953

    • 16,36

    • 3.VLĐ bình quân

    • 73.762.671.920

    • 87.945.710.588

    • 14.183.038.668

    • 19,23

    • 4.Giá vốn hàng bán

    • 133.269.335.627

    • 150.493.197.542

    • 17.223.861.915

    • 12,92

    • 5.Hàng tồn kho bình quân

    • 27.056.291.024

    • 30.567.631.731

    • 3.511.340.707

    • 12,98

    • 6.Hệ số doanh thu trên vốn lưu động (lần) (=1/3)

    • 2,21

    • 2,05

    • (0,164)

    • (7,4)

    • 7.Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động (lần) (=2/3)

    • 0,079

    • 0,077

    • (0,002)

    • (2,4)

    • 8.Số vòng quay vốn lưu động (vòng) (=4/3)

    • 1,81

    • 1,71

    • (0,1)

    • (12,2)

    • 9.Số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động (ngày) (=360/8)

    • 162,93

    • 175,96

    • 13,03

    • 8

    • 10.Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) (=4/5)

    • 4,926

    • 4,923

    • (0,002)

    • (0,048)

    • 11. Số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho (ngày) (=360/10)

    • 73,09

    • 73,12

    • 0,03

    • 0,05

    • (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam năm 2015)

    • Qua bảng số liệu trên ta thấy

    • Hệ số doanh thu trên VLĐ năm 2014 là 2,21 lần có nghĩa là 1 đồng VLĐ sử dụng mang lại cho công ty 2,21 đồng doanh thu, năm 2015 đạt 2,05 đồng doanh thu trên 1 đồng VLĐ. Điều này có nghĩa là sức sản xuất của VLĐ của công ty giảm 0,164 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 7,4%.

    • Hệ số lợi nhuận trên VLĐ năm 2015 so với năm 2014 giảm 0,002 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 2,4%. Con số này cho ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty chưa cao.

    • Số vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết VLĐ đã quay được bao nhiêu vòng (tức là trải qua được bao nhiêu chu kỳ kinh doanh) trong 1 năm. Qua bảng cho thấy năm 2015 VLĐ quay được 1,71 vòng, giảm so với năm 2014 là 0,1 vòng (tức giảm 12,2%). Điều này cho thấy năng suất, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đang giảm

    • Số ngày của 1 vòng quay VLĐ: là một chỉ tiêu ngược với số vòng quay VLĐ. Số ngày của 1 vòng quay VLĐ có xu hướng tăng lên phản ánh hiệu quả sử dụng vốn càng thấp như đã phân tích ở trên. Năm 2014 công ty mất 162,93 ngày để luân chuyển được 1 vòng VLĐ và năm 2015 mất tận 175,96 ngày. Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm xuống. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, công ty cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển VLĐ, nâng cao hiệu quả hoạt động, chỉ có thế mới đảm bảo được một chỗ đứng vững chắc và sự phát triển lâu dài của công ty.

    • Số vòng quay HTK: chỉ tiêu này nói lên mức độ đổi mới hàng tồn kho, năm 2014 hàng tồn kho quay được 4,926 vòng, năm 2015 HTK quay được 4,923 vòng giảm 0,002 vòng so với năm 2014. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng HTK của công ty đang giảm.

    • Số ngày của 1 vòng quay HTK: là một chỉ tiêu ngược với số vòng quay HTK. Số ngày của 1 vòng quay HTK có xu hướng tăng lên phản ánh hiệu quả sử dụng vốn ngày càng giảm. Năm 2014 công ty mất 73,09 ngày để luân chuyển được 1 vòng HTK và năm 2015 mất tận 73,12 ngày.

    • Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa cao. Vì vậy, Công ty phải mau chóng đề ra những biện pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, giúp Công ty hoạt động có hiệu quả hơn.

  • 2.2.1. Phân tích Dupont

    • 2.2.1.1. Mô hình phân tích qua các năm

    • Năm 2014

    • Năm 2015

    • Qua số liệu phân tích trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2015 so với năm 2014 không thay đổi. Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2015 so với năm 2014 giảm từ 3,75% xuống còn 3,56%, trong khi hệ số vòng quay vốn năm 2015 so với năm 2014 lại tăng từ 1,58% lên 1,65%.

    • Doanh thu và lợi nhuận năm 2015 đều tăng cao so với năm 2014. Chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí sản xuất. Từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

    • 2.2.1.2. Phương pháp Dupont mở rộng với tỷ số nợ

    • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =

    • Chỉ tiêu tỷ số nợ phản ánh trong tổng nguồn vốn của công ty có bao nhiêu phần trăm được hình thành bằng nguồn vay nợ. Tỷ số này càng lớn thì tính rủi ro càng cao

    • Tỷ số nợ =

    • Năm 2014: Tỷ số nợ = = 0,19

    • Năm 2015: Tỷ số nợ = = 0,26

    • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =

    • Năm 2014: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = = 7%

    • Năm 2015: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = = 8%

    • Tỷ số nợ năm 2015 cao hơn so với năm 2014 là 0,7. Đây là biểu hiện có lợi cho công ty vì điều này chứng tỏ công ty có thể tạo ra lợi nhuận nhiều hơn mà lại ít phải sử dụng vốn chủ sở hữu

    • Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2015 so với năm 2014 không đổi, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lại tăng 1%. Sở dĩ có điều này là do ảnh hưởng của tỷ số nợ. Như vậy, tỷ số nợ tỷ lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, nghĩa là khi công ty vay nợ càng nhiều thì càng kỳ vọng làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

  • CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH HAN SUNG HARAM VIỆT NAM

  • 3.1. Các kết luận và phát hiện qua phân tích

  • 3.1.1. Những kết quả đã đạt được

    • Trong bối cảnh khó khăn chung do khủng hoảng kinh tế có những diễn biến phức tạp vào năm 2010 - 2011, nền kinh tế đang dần hồi phục nhưng gây không ít khó khăn đối với các Doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam nói riêng. Điều này đã tác động không nhỏ tới quá trình hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng VKD của Công ty. Mặc dù vậy, Công ty vẫn đạt được không ít những thành công. Công ty ngày càng sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn VKD của mình cùng với sự gia tăng về quy mô hoạt động. Điều này đã được đánh giá qua các chỉ tiêu phân tích ở trên. Chúng ta cùng nhìn lại những kết quả mà công ty đã đạt được trong công tác quản lý và sử dụng VKD.

    • Được thành lập năm 2004, Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam với nỗ lực của ban lãnh đạo công ty cùng đội ngũ cán bộ nhân viên đã đạt được những thành tích đáng kể trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể:

    • Về tình hình vốn kinh doanh của công ty

    • Vốn kinh doanh bình quân của Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam năm 2015 tăng lên so với năm 2014 (tăng từ 98.697.985.254 VNĐ lên 114.192.338.495 VNĐ), sự tăng lên của vốn kinh doanh cho thấy khả năng hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tăng lên, năng lực cạnh tranh cũng tăng lên đáng kể. Điều này sẽ tạo tiền đề phát triển trong những năm tiếp theo.

    • Doanh thu trên VCĐ bình quân của công ty liên tục tăng mạnh, cùng LNTT trên VCĐ bình quân của công ty cũng tăng tương ứng cho thấy được công tác sử dụng VCĐ của công ty khá tốt đã đạt được những hiệu quả nhất định. Công ty đã chủ động mở rộng thị trường, chủ động nguồn vốn đảm bảo cho sự phát triển.

    • Nguồn vốn thường xuyên bình quân của công ty năm 2015 tăng lên so với năm 2014, trong đó chủ yếu là do vốn chủ sở hữu tăng lên (vốn chủ sở hữu của công ty năm 2015 tăng so với năm 2014 là 4.373.873.288 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,5%). Vốn chủ sở hữu tăng giúp công ty tự chủ hơn về tài chính, chủ động trong hoạt động kinh doanh.

    • Về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

    • Doanh thu cũng như lợi nhuận năm 2015 đều tăng so với năm 2014. Cụ thể doanh thu năm 2015 so với năm 2014 tăng 16.948.474.882 VNĐ, tương ứng tỷ lệ tăng là 10,4%; lợi nhuận trước thuế năm 2015 so với năm 2014 tăng 949.724.953 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 16,36 %

  • 3.1.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

    • Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam vẫn còn những hạn chế về vốn kinh doanh. Những hạn chế này đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Để công ty tiếp tục hoạt động kinh doanh có hiệu quả, công ty cần tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời những tồn tại đó.

    • Về tình hình vốn kinh doanh của công ty

    • Cơ cấu phân bổ vốn lưu động chưa hợp lý, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn quá lớn trong khi tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền lại quá nhỏ và có xu hướng giảm đi, hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng lớn. Điều đó cho thấy công ty dung một lượng tiền lớn để thanh toán các khoản đầu tư cho nguyên vật liệu đầu vào song lại bị các đơn vị khách hàng chiếm dụng một khoản vốn lớn.

    • Về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

    • Sức sản xuất của TSCĐ và sức sinh lời của TSCĐ đều giảm chứng tỏ công ty sử dụng vốn cố định chưa thực sự hiệu quả, chưa khai thác hết được tiềm năng của vốn cố định. Tài sản cố định không được sử dụng hết công suất, sử dụng không hợp lý gân nên tình trạng lãng phí vốn, do vậy công ty cần xem xét lại việc sử dụng vốn của mình.

    • Số vòng quay vốn lưu động giảm và số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động tăng chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2015 chậm hơn so với năm 2014 làm cho công ty bị lãng phí 1 lượng vốn lưu động lớn

    • Số vòng quay hàng tồn kho giảm và số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho tăng chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2015 chậm hơn so với năm 2014. Vốn lưu động bị ứ đọng nhiều, gây lãng phí.

    • Những hạn chế trên là do một số nguyên nhân chính sau:

    • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại và hạn chế trong việc sử dụng vốn kinh doanh của công ty song nguyên nhân chủ yếu do sự khó khăn chung của nền kinh tế. Kinh tế đang trên đà phục hồi, thị trường nhiều biến động khiến giá nguyên vật liệu gia tăng. Việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu, cước phí giao thông, giá điện… cùng với sự tăng lương cơ bản làm chi phí sản xuất kinh doanh theo đó mà tăng lên, giá vốn hàng bán cũng tăng tương ứng.

    • Để giữ chân các khách hàng hiện tại và tìm kiếm đối tác mới, công ty đã nới lỏng chính sách công nợ, khiến cho các khoản nợ phải thu của công ty tăng lên một khoản rất lớn, công ty bị các các nhân và đơn vị khác chiếm dụng vốn

    • Hiện nay công ty chưa có bộ phận chuyên trách để xây dựng những kế hoạch cụ thể và chi tiết về quản lý và sử dụng vốn, chưa tiến hành phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn nên công ty chưa có những phương án sử dụng vốn tối ưu

    • Hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm cũng do công ty sử dụng máy móc, thiết bị chưa hợp lý, các thiết bị mới đầu tư mua sắm chưa được sử dụng một cách tối ưu, vẫn có tài sản do không được sử dụng bảo dưỡng đúng cách làm cho quá trình hao mòn diễn ra nhanh hơn.

    • Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản làm suy giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Sự ảnh hưởng của các nguyên nhân này đòi hỏi công ty phải có các giải pháp kịp thời khắc phục các tồn tại này, từng bước nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong giai đoạn tới giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả kinh tế hơn.

  • 3.2. Các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam

  • 3.2.1. Các đề xuất

    • 3.2.1.1. Giải pháp 1: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

    • Hiệu quả sử dụng vốn cố định được tạo ra bởi sự tổng hợp các biện pháp kinh tế kỹ thuật bao gồm những biện pháp về quản lý và phát huy vai trò của tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và quản lý sử dụng vốn cố định nói riêng. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và lĩnh vực hoạt động công ty có thể tập trung thực hiện các biện pháp sau:

    • - Đánh giá lại tài sản cố định và thanh lý một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanh

    • Định kì doanh nghiệp phải xem xét và đánh giá lại tài sản cố định. Điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giá lại tài sản có định thấp hơn giá trị thực của nó thì không thực hiện tái sản xuất tài sản cố định, ngược lại nếu như đánh giá cao hơn giá trị thực sẽ nâng cao giá thành sản xuất, sản phẩm tạo ra được định giá cao mất đi tính cạnh tranh và khó tiêu thụ. Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tình hình biến động vốn của công ty để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố định không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động.

    • Tăng cường việc đầu tư đổi mới tài sản cố định, chế độ bảo dưỡng và quản lý tài sản cố định hợp lý.

    • Công ty cần thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị sản xuất để giảm việc hao mòn nhanh.

    • Quản lý chặt chẽ tài sản cố định: Công ty mở sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ tài sản hiện có theo đúng chế độ hạch toán kế toán hiện hành, phản ánh trung thực tình hình sử dụng, biến động của tài sản trong quá trình kinh doanh của công ty. Khi kết thúc năm tài chính, công ty phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản cố định hiện có. Xác định chính xác số tài sản thừa, thiếu nguyên nhân và xử lý trách nhiệm, đồng thời có căn cứ để lập báo cáo tài chính.

    • Công ty nên mua bảo hiểm cho tài sản cố định. Các doanh nghiệp hiện nay không muốn mua bảo hiểm cho tài sản cố định vì lý do chi phí bảo hiểm cho tài sản cố định là rất lớn. Vì vậy các doanh nghiệp thường không chọn phương án mua bảo hiểm để bảo toàn giá trị tài sản cố định. Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí mua bảo hiểm, công ty nên mua bảo hiểm cho một số tài sản cố định trọng yếu, có xác suất gặp rủi ro cao như: thiết bị dụng cụ quản lý… Ngoài ra công ty nên lập quỹ dự phòng tài chính để bù đắp vốn khi gặp rủi ro.

    • - Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý tài sản cố định

    • Lao động là nhân tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng cũng như toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.Trong thực tế khi tài sản cố định, máy móc thiết bị càng tiên tiến thì người lao động càng phải được đào tạo một cách cẩn thận qua trường lớp để họ có thể sử dụng và quản lý máy móc có hiệu quả. Vì thế trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư mới, công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, nâng cao trình độ. Được đào tạo và bồi dưỡng trình độ, người lao động sẽ nắm vững về mặt lý thuyết cũng như thực tế ứng dụng trong tài sản cố định, máy móc thiết bị. Đồng thời giúp họ có ý thức nghiêm túc trong lao động, thực hiện nghiêm chính các nội quy, quy định trong kinh doanh.

    • Để nâng cao chất lượng lao động thì:

    • + Lao động phải qua đào tạo và có tiêu chuẩn chặt chẽ

    • + Học nghề nào làm nghề đó

    • + Hằng năm công ty phải tạo điều kiện cho người lao động bổ túc, đào tạo thêm chuyên môn tay nghề đáp ứng nhu cầu công việc.

    • - Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

    • Việc làm này là hết sức quan trọng, có thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn công ty mới có những giải pháp kịp thời và có hiệu quả để giải quyết các khó khăn cũng như các biện pháp phát huy các mặt tích cực trong việc sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.

    • 3.2.1.2. Giải pháp 2: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

    • - Quản lý việc dự trữ tiền mặt tại quỹ sao cho hợp lý

    • Tiền mặt kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Vì thế nhà quản lý cần phải tập trung vào quản trị tiền mặt để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền, đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận về tài chính trong nội bộ doanh nghiệp hoặc của bên thứ ba.

    • Quản trị tiền mặt là quá trình bao gồm quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ và tài khoản thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

    • Nếu giữ quá nhiều tiền mặt so với nhu cầu sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn, tăng rủi ro về tỷ giá (nếu dự trữ ngoại tệ), tăng chi phí sử dụng vốn (vì tiền mặt tại quỹ không sinh lãi, tiền mặt tại tài khoản ngân hàng thường có lãi rất thấp so với chi phí lãi vay của doanh nghiệp)

    • Xây dựng quy trình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bao gồm: danh sách các mẫu bảng biểu, chứng từ. Xác định quyền và hạn mức phê duyệt của các cấp quản lý trên cơ sở quy mô của từng doanh nghiệp. Đưa ra quy tắc rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận liên quan đến quá trình thanh toán để việc thanh toán diễn ra thuận lợi và chính xác.

    • Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tách bạch vai trò của kế toán và thủ quỹ. Có kế hoạch kiểm kê quỹ thường xuyên và đột xuất, đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế, sổ quỹ với số liệu kế toán.

    • Kế hoạch hóa công tác sử dụng vốn lưu động: Để chủ động trong việc quản lý vốn lưu động, trước mỗi năm doanh nghiệp lập kế hoạch phải căn cứ vào những tiêu chí có cơ sở khoa học như kế hoạch sản xuất kinh doanh, định mức hao phí vật tư, giá cả, trình độ và năng lực quản lý… để lập kế hoạch cho vốn lưu động một cách vững chắc và tiết kiệm. Công ty cần xác định nhu cầu vốn tổi thiểu cần thiết sao cho quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục song vẫn thực hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý.

    • 3.2.1.3. Giải pháp 3: Nâng cao công tác quản lý, thu hồi các khoản phải thu khách hàng

    • Để đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, tránh bị tồn đọng vốn và bị chiếm dụng vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của VLĐ, từ đó góp phần sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả, công ty cần xiết chặt kỷ luật thanh toán, cụ thể như sau:

    • Công ty cần tìm mọi cách thu hồi công nợ càng sớm càng tốt, điều động nhân viên trực tiếp đi thu hồi nợ, tăng chi phí cho việc đi thu hồi nợ, quản lý các khoản thu được và tính toán chi tiết các khoản khách hàng đang nợ.

    • Trước khi ký hợp đồng với khách hàng, công ty cần cân nhắc kỹ càng, so sánh giữa lợi ích và chi phí cho hợp đồng đó trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Khi quyết định ký kết hợp đồng cần quy định rõ thời hạn, hình thức thanh toán và mức phạt thanh toán chậm so với quy định trong hợp đồng.

    • Sử dụng có hiệu quả các biện pháp thu hồi nhanh như chiết khấu bán hàng, giảm giá cho những khách hàng mua với số lượng lớn nhằm thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh, hạn chế các khoản nợ dây dưa khó đòi. Để làm được điều này, tỷ lệ chiết khấu công ty đưa ra phải phù hợp, hấp dẫn khách hàng thanh toán ngay đồng thời bù đắp được chi phí vốn và rủi ro mà công ty có thể gặp.

    • - Định kỳ công ty nên tổng kết, đánh giá công tác tiêu thụ, liệt kê những khách hàng quen thuộc, khách hàng mua thường xuyên với khối lượng lớn, khách hàng thanh toán sòng phẳng. Tổ chức hội nghị khách hàng nhằm thu thập những ý kiến đóng góp của khách hàng, tạo điều kiện cho công tác bán hàng, thu hồi tiền hàng ngày một tốt hơn.

    • 3.2.1.4. Giải phảp 4: Nâng cao công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn

    • Công ty cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả vốn kinh doanh. Đây thật sự là một hệ thống cần thiết để công ty có thể đánh giá hiệu quả sử dụng VKD một cách chính xác và thiết thực hơn.

    • Công ty cần xây dựng một bộ phận chuyên trách có vai trò tổng hợp thông tin chung, tại các bộ phận cũng cần có cán bộ theo dõi, giám sát, thu thập thông tin.

    • 3.2.1.5. Các giải pháp khác

    • Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ, công nhân viên.

    • Cần tổ chức, sắp xếp công việc phù hợp với khả năng từng cá nhân, tạo môi trường làm việc thuận lợi giúp cá nhân phát huy tính sáng tạo, nhạy bén trong công việc, tăng năng suất lao động, giảm chi phí kinh doanh. Từ đó góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.

    • Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

    • Khi đã hoạt động trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn phải nhận thức được rằng mình phải sẵn sang đối phó với mọi sự thay đổi biến động phức tạp có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: Nền kinh tế lạm phát, giá cả tăng cao mà nhiều khi nhà quản lý không thể lường trước được. Vì vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro để khi việc kinh doanh khó khăn, vốn bị hao hụt, công ty có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra liên tục. Công ty có thể mua bảo hiểm hàng hóa hoặc trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ nợ phải thu khó đòi để phòng ngừa rủi ro.

    • - Chú trọng tìm kiếm thị trường ổn định:

    • Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả. Đây là biện pháp tốt nhất để tăng doanh thu cho công ty trong cả hiện tại và tương lai, tạo điều kiện cho việc định hướng đầu tư trong những năm tiếp theo.

    • Thị trường liên quan đến cả “đầu vào” và “đầu ra” của quá trình hoạt động trong công ty. Việc nghiên cứu thị trường giúp công ty nắm bắt nhanh được nhu cầu của khách hàng, từ đó hướng đến việc cải tiến chất lượng sản phẩm tốt hơn, tạo doanh thu nhiều hơn. Do vậy thị trường tiêu thụ cũng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

    • - Công ty cần tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu lớn và sử dụng có tính chất thường xuyên lâu dài để ký kết các hợp đồng, tạo cho công ty một thị trường lâu dài, ổn định. Có như vậy thì công ty mới đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, tăng tốc độ luân chuyển, làm cho hiệu quả sử dụng vốn không ngừng tăng lên, từ đó cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, mở rộng phát triển quy mô sản xuất kinh doanh của công ty.

  • 3.2.2. Các kiến nghị

    • Đối với Nhà nước

    • Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ hành lang pháp luật của Nhà nước. Vì vậy mọi chính sách vĩ mô của Nhà nước đều có ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Để có thể thực hiện một cách thành công những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của công ty, bên cạnh những nỗ lực của công ty, cũng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và Nhà nước cần tạo điều kiện cho công ty trong một số mặt như sau:

    • - Cải thiện chính sách thuế linh hoạt hơn đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong ngành sản xuất nói riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các DN vừa không phải chịu khó khăn về chi phí do nợ đọng vốn, vừa phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đúng thời hạn quy định.

    • - Quy định mức lãi suất hợp lý phù hợp với điều kiện cũng như khả năng phát triển của từng vùng, miền trong cả nước.

    • - Hoàn thiện xây dựng và công bố một số chỉ tiêu ngành đánh giá mức độ hiệu quả của doanh nghiệp đồng thời phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra sự thay đổi của hệ thống các chỉ tiêu đó nhằm chỉnh sửa cho phù hợp với từng giai đoạn từng thời kỳ. Để từ đó có mốc so sánh hiệu quả hợp lý cho các đơn vị kinh tế thi đua phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động

    • - Cần phải có những chính sách mở rộng cơ chế vay vốn cho các DN tạo điều kiện cho DN có thể được vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng nâng cao tổng số vốn huy động của DN để DN có thể mở rộng quy mô phát triển phát huy hết nguồn lực của DN.

    • 3.2.2.2. Đối với các Ngân hàng

    • Các Ngân hàng nên đưa ra nhiều chính sách lãi suất cho vay phù hợp với từng doanh nghiệp, từng vùng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn để kinh doanh. Đồng thời đơn giản hóa một số thủ tục cho vay hoặc giảm bớt một số thủ tục không cần thiết.

    • Cân đối giữa khả năng huy động và sử dụng vốn trung và dài hạn. Tăng cường công tác quản lý rủi do nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả bền vững.

  • 3.3. Điều kiện thực hiện

  • 3.3.1. Điều kiện thực hiện giải pháp 1

    • - Cử ra một bộ phận gồm 02 nhân viên chuyên trách việc đánh giá lại tài sản cố định, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với giá cả thị trường.

    • - Mở các khóa học đào tạo đội ngũ cán bộ vào sáng thứ 7 hàng tuần nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý tài sản cố định

  • 3.3.2. Điều kiện thực hiện giải pháp 2

    • Cử ra một bộ phận gồm 01 nhân viên chuyên trách quản lý việc dự trữ tiền mặt tại quỹ và quản lý hàng tồn kho, tách bạch vai trò của kế toán và thủ quỹ.

    • Hằng quý nộp báo cáo và kế hoạch sử dụng vốn lưu động.

  • 3.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp 3

    • Cử một bộ phận chuyên đánh giá về năng lực tài chính của đối tác trước khi ký kết hợp đồng, lập sổ chi tiết theo dõi về tình hình thanh toán của từng khách hàng và có kế hoạch xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi.

    • - Xây dựng chính sách thanh toán phù hợp và có một đội ngũ nhân viên tích cực trong công tác thu hồi công nợ.

  • 3.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp 4

    • Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng VKD chính xác, phù hợp với mục đích phân tích.

    • Đội ngũ nhân viên thực hiện công tác phân tích cần có chuyên môn, được đào tạo và lòng nhiệt tình hăng say trong công việc.

    • Các phòng ban luôn phối hợp, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.

  • 3.3.5. Điều kiện thực hiện giải pháp 5

    • Mở lớp đào tạo toàn bộ cán bộ nhân viên nhằm nâng cao ý thức làm việc hiệu quả đồng thời cũng tiết kiệm các chi phí cho công ty

    • Nâng cao tính nhạy bén, phát huy tính sáng tạo và luôn có ý thức đề phòng rủi ro cho toàn nhân viên

    • Chọn 01 nhân viên chuyên tìm những thị trường tiềm năng, ổn định và nắm bắt những nhu cầu của khách hàng

  • KẾT LUẬN

    • Vốn là yếu tố đảm bảo cho quá trình sản xuất của Doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên và liên tục. Vì vậy nếu không có vốn sẽ không thể tiến hành sản xuất kinh doanh, thiếu vốn sẽ gây ra tình trạng khó khăn, cản trở tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

    • Để tăng trưởng và phát triển không hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào số lượng vốn nhiều mà cơ bản là phụ thuộc vào việc quản lý và sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả nhất. Mặt khác phải có một cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn là vô cùng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển bền vững của tất cả các doanh nghiệp

    • Sau khi nghiên cứu tìm hiểu và phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam, em đã hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên, vấn đề hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề có quy mô lớn và đòi hỏi nghiên cứu sâu rộng. Vì vậy, việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty là vấn đề khó khăn và không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

    • Trong quá trình thực hiện, được sự hướng dẫn hết sức tận tình của cô giáo Phạm Thị Thu Hoài, cùng sự giúp đỡ, cung cấp tài liệu và thông tin hết sức nhiệt tình của Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên trong Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam, em đã hoàn thành bài khóa luận của mình.

    • Em xin chân thành cảm ơn!

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

    • 1. Giáo trình Phân tích kinh tế doanh nghiệp Thương mại- Đại học Thương Mại- PGS.TS Trần Thế Dũng chủ biên- NXB Thống kê-2008.

    • 2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Đại học Thương Mại – Đinh Văn Sơn – NXB Thống kê – 2007.

    • 3. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Học viện Tài chính – PGS.TS Nguyễn Văn Dần chủ biên – NXB Tài chính – 2008.

    • 4. Một số tạp chí tài chính, thông tin tài chính, tạp chí Thương Mại, tạp chí kinh tế phát triển.

    • 5. Trang web của bộ tài chính : www.gov.com.vn

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hồi TĨM LƯỢC Trong tình hình kinh tế khó khăn nay, doanh nghiệp muốn tồn phát triển đòi hỏi trước tiên phải có vốn sử dụng vốn cách hiệu Vốn yếu tố sản xuất doanh nghiệp, định hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp Vốn chìa khóa, điều kiện doanh nghiêp thực mục tiêu kinh tế Tuy vậy, qua thời gian thực tập công ty em nhận thấy cơng tác phân tích hiệu sử dụng vốn chưa công ty trọng Công ty sử dụng số phương pháp phân tích đơn giản mà chưa sâu vào tiêu kinh tế Nhận thức ý nghĩa quan trọng vấn đề trên, với giúp đỡ tận tình Phạm Thị Thu Hồi – Bộ mơn Thống kê Phân tích giúp đỡ anh chị nhân viên cơng ty, em hồn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phân tích hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam” Khóa luận trình bày hệ thống hóa vấn đề lý luận vốn kinh doanh phân tích hiệu sử dụng vốn kinh doanh, phân tích đánh giá thực trạng hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam để thấy ưu điểm tồn công tác sử dụng vốn công ty đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn kinh doanh công ty thời gian tới SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hồi LỜI CẢM ƠN Khố luận tốt nghiệp phần quan trọng kết học tập trường Đại học hình thức vận dụng lý thuyết vào thực tế Qua trình thực tập Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam, với kiến thức học nhà trường, giúp đỡ nhiệt tình anh chị làm việc cơng ty, hướng dẫn tận tình thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại, cố gắng học hỏi thân, em hồn thành khố luận tốt nghiệp Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo trường Đại học Thương mại, đặc biệt cô Phạm Thị Thu Hoài, người trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em Cảm ơn cô giúp em sửa đề cương thảo giải thích kịp thời thắc mắc em trình viết báo cáo, giúp em hồn thành báo cáo Tiếp đến em xin gửi lời cảm ơn đến anh chị làm việc Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam Trong thời gian thực tập công ty anh chị giúp đỡ em nhiều để em hồn thành tập cách tốt Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến tất anh chị nhân viên phòng kế tốn cơng ty giúp đỡ em q trình thu thập tài liệu, hồn thiện thân để hoàn thành báo cáo Một lần em xin chân thành cảm ơn kính chúc quý thầy cô anh chị công tác công ty dồi sức khoẻ thành công nghiệp sống Sinh viên thực Khương Thị Huyền Nga SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hoài MỤC LỤC SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hồi DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ BẢNG Bảng 2.1: Kết hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam qua hai năm 2014 2015 Bảng 2.2: Kết điều tra thông qua phiếu điều tra Bảng 2.3 : Phân tích cấu biến động tăng (giảm) vốn kinh doanh Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam giai đoạn 2014-2015 Bảng 2.4: Phân tích cấu biến động tăng (giảm) vốn lưu động Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam giai đoạn 2014-2015 Bảng 2.5: Phân tích cấu biến động tăng (giảm) vốn cố định Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam giai đoạn 2014-2015 Bảng 2.6: Phân tích mối quan hệ bù đắp nguồn vốn tài sản kinh doanh Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam giai đoạn 2014-2015 Bảng 2.7 : Phân tích hiệu sử dụng vốn kinh doanh Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam giai đoạn 2014-2015 Bảng 2.8 : Phân tích hiệu sử dụng vốn cố định Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam giai đoạn 2014-2015 Bảng 2.9: Phân tích hiệu sử dụng vốn lưu động Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam giai đoạn 2014-2015 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mơ hình phân tích Dupont Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức máy quản lý công ty Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam (Phụ lục 3) Sơ đồ 2.2: Tổ chức máy kế tốn Cơng ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam (Phụ lục 4) SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hoài DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt BCTC BQ DN DT HTK KCN KH LN LNTT NG SXKD TNDN TNHH TS TSCĐ VCĐ VCSH VKD VLĐ VNĐ Ý nghĩa Báo cáo tài Bình quân Doanh nghiệp Doanh thu Hàng tồn kho Khu công nghiệp Khách hàng Lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế Nguyên giá Sản xuất kinh doanh Thu nhập doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn Tài sản Tài sản cố định Vốn cố định Vốn chủ sở hữu Vốn kinh doanh Vốn lưu động Việt Nam Đồng SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hồi PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết, ý nghĩa việc phân tích hiệu sử dụng vốn • Về mặt lý luận Doanh nghiệp tổ chức kinh tế thành lập nhằm sản xuất, cung ứng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thị trường với mục đích đem lại lợi nhuận Trong kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có yếu tố sau: Sức lao động, đối tượng lao động tư liệu lao động Để có yếu tố đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư số vốn định phù hợp với quy mơ điều kiện Vốn kinh doanh điều kiện tiên để doanh nghiệp hoạt động sản xuất, doanh nghiệp có vốn mà biết sử dụng vốnhiệu Vốn kinh doanh yếu tố đầu vào quan trọng để công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mua nguyên vật liệu, đầu tư trang thiết bị, trả lương cho người lao động…Tuy nhiên, câu hỏi đặt phải làm để doanh nghiệp sử dụng vốnhiệu mong muốn Việc sử dụng vốn hiệu giúp doanh nghiệp nâng cao khả huy động nguồn tài trợ, khả toán doanh nghiệp đảm bảo, tăng khả cạnh tranh thị trường, doanh nghiệp có đủ khả để khắc phục khó khăn rủi ro kinh doanh Do vậy, doanh nghiệp cần tìm biện pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn để đảm bảo an toàn tài chính, phân tích kinh tế cơng cụ giúp doanh nghiệp làm điều • Về mặt thực tế Trong thời gian thực tập Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam, thơng qua q trình vấn, điều tra công ty, tác giả nhận thấy hiệu sử dụng vốn vấn đề công ty quan tâm Công ty cố gắng đề giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn kỳ kinh doanh Ban lãnh đạo phòng kế tốn cơng ty cho phân tích hoạt động kinh doanh cơng ty nói chung, phân tích tình hình hiệu sử dụng vốn kinh doanh nói riêng vấn đề quan trọng Cơng tác phân tích thực mang lại hiệu định Bên cạnh tồn số hạn chế, doanh nghiệp chưa có phận phân tích kinh tế riêng biệt, nội dung phân tích sơ sài chưa sâu phân SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hồi tích tiêu nên hiệu mang lại từ cơng tác phân tích chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhà lãnh đạo Vì vậy, việc hồn thiện nội dung phương pháp phân tích hiệu sử dụng vốn kinh doanh vấn đề cấp thiết đặt với công ty Từ lý luận thực tiễn trên, tác giả định chọn đề tài “Phân tích hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam” Phân tích hiệu sử dụng vốn có ý nghĩa quan trọng doanh nghiệp đối tượng liên quan ngân hàng, người cho vay vốn, đối tác, nhà đầu tư, quan quản lý Nhà nước,… Đối với doanh nghiệp, giúp họ nắm bắt tình hình huy động, quản lý sử dụng vốn, khả sinh lời vốn, tình hình bảo tồn tăng trưởng vốn kinh doanh, khả rủi ro tài biện pháp ngăn ngừa Đối với ngân hàng, nhà cho vay vốn, việc phân tích hiệu sử dụng vốn giúp họ có thơng tin khả sản xuất, khả sinh lời vốn, tình hình khả đảm bảo cho việc tốn vốn vay để từ họ đưa định có cho doanh nghiệp vay vốn hay không… Mục tiêu cụ thể đặt cần giải đề tài - Mục tiêu chung: Phân tích hiệu sử dụng vốn đề xuất giải pháp nâng cao - hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa vấn đề lý luận vốn phân tích hiệu sử dụng vốn doanh nghiệp + Phân tích thực trạng hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam + Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam Đối tượng phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng nghiên cứu đề tài: Hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam Địa chỉ: KCN Dệt may phố nối B, Xã Liêu Xá, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên + Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu giai đoạn 2014 - 2015 Phương pháp thực đề tài 4.1 Phương pháp thu thập tổng hợp liệu 4.1.1 Phương pháp thu thập liệu sơ cấp - Phương pháp điều tra trắc nghiệm: SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hoài Phương pháp điều tra trắc nghiệm phương pháp thực thông qua phiếu câu hỏi trắc nghiệm Để tìm kiếm thơng tin phục vụ cho việc làm khóa luận, tác giả tiến hành phát 10 phiếu điều tra cho Ban lãnh đạo nhân viên phòng kế tốn cơng ty Nội dung câu hỏi xoay quanh vấn đề công tác sử dụng vốn cơng tác phân tích hiệu sử dụng vốn công ty Thu phiếu điều tra sau 01 ngày từ phát Phiếu điều tra thu phân loại, kiểm tra, đánh giá mức độ hợp lệ Tổng hợp phiếu điều tra theo câu hỏi, tính tỉ lệ phần trăm cho đáp án câu hỏi phân tích kết thu thập - Phương pháp vấn Phương pháp vấn phương pháp vấn trực tiếp giám đốc, kế toán trưởng số kế toán viên công ty vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu Những câu hỏi cụ thể trọng vào vấn đề liên quan đến hiệu sử dụng vốn công ty hai năm 2014 2015, định hướng công ty thời gian tới nhằm làm rõ vấn đề mà phương pháp khác chưa đạt Cách thức tiến hành: Chuẩn bị sẵn số câu hỏi dự định cho vấn Gọi điện trước với công ty đồng ý ban quản lý xếp cho vấn Cuộc vấn tiến hành vào ngày 30/03/2016 4.1.2 Phương pháp thu thập liệu thứ cấp Phương pháp thu thập liệu thứ cấp phương pháp nghiên cứu tài liệu, gồm tài liệu bên bên doanh nghiệp - Tài liệu bên trong: Các BCTC công ty đặc biệt BCTC: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết hoạt động kinh doanh hai năm 2014 2015 để làm sở - cho việc phân tích Tài liệu bên ngồi: Các chuẩn mực kế tốn, thơng tư, giáo trình phân tích kinh tế, giáo trình kế tốn tài chính, giáo trình tài doanh nghiệp trường Đại học Thương Mại trường đại học khác, luận văn đề tài khóa trước… 4.1.3 Phương pháp tổng hợp liệu Dựa vào phiếu điều tra, vấn thu về, qua số liệu Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết hoạt động kinh doanh số tài liệu khác tác giả tiến hành tập hợp, tính tốn tổng hợp số liệu làm sở cho việc phân tích hiệu sử dụng vốn công ty SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hồi 4.2 Phương pháp phân tích liệu 4.2.1 Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh phương pháp chủ yếu sử dụng thường xuyên phân tích kinh tế doanh nghiệp nhằm mục đích nghiên cứu để nhận thức vật, tượng thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ vật, tượng với vật, tượng khác Phương pháp so sánh dùng đề tài nhằm so sánh tiêu Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết hoạt động kinh doanh năm 2015 so với năm 2014 Qua thấy biến động tăng, giảm từ xác định nguyên nhân biến động So sánh theo chiều dọc để thấy tỷ trọng khoản mục tổng VKD, VLĐ, VCĐ Được áp dụng để phân tích cấu tổng VKD, VLĐ, VCĐ So sánh theo chiều ngang để thấy biến động số tuyệt đối số tương đối khoản mục vốn qua năm Được áp dụng q trình phân tích biến động phân tích tổng hợp hiệu sử dụng VKD, VLĐ, VCĐ Công ty 4.2.2 Phương pháp thay liên hoàn Phương pháp thay liên hoàn phương pháp dùng để nghiên cứu tiêu kinh tế tổng hợp chịu ảnh hưởng nhiều nhân tố, nhân tố thể dạng cơng thức tích số, thương số kết hợp hai Phương pháp thay liên hoàn dùng đề tài để phân tích nhân tố ảnh hưởng tới hệ số lợi nhuận vốn kinh doanh thông qua việc thay tiêu lợi nhuận, vốn kinh doanh từ kỳ gốc tới kỳ nghiên cứu Phương pháp áp dụng phân tích số liên quan đến hiệu sử dụng VKD, VLĐ, VCĐ 4.2.3 Các phương pháp khác - Phương pháp bảng biểu, sơ đồ phân tích Phương pháp bảng biểu phương pháp phân tích dùng biểu mẫu sơ đồ để phản ánh cách trực quan, có hệ thống, thuận tiện cho việc theo dõi, đối chiếu, so sánh, kiểm tra Các yếu tố biểu mẫu phân tích tên biểu, số thứ tự, đơn vị tính, cột phản ánh tiêu, cột phản ánh số liệu cho cột phản ánh số liệu tính tốn từ liệu cho Sơ đồ, biểu đồ, đồ thị thiết kế để thể rõ biến động tăng giảm - tiêu kinh tế khoảng thời gian khác Phương pháp tỷ suất, hệ số Phương pháp tỷ suất, hệ số phương pháp phân tích dùng để phản ánh mối quan hệ so sánh tiêu với tiêu khác có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn Từ đó, thấy chất lượng trình SXKD SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hoài Phương pháp dùng để tính tốn phân tích biến động tăng, giảm mối liên hệ tác động phụ thuộc lẫn tiêu nhằm thấy hiệu quản lý sử dụng vốn kinh doanh công ty Được áp dụng phân tích hệ số liên quan đến hiệu sử dụng VKD, VLĐ, VCĐ Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngồi phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục sơ đồ, bảng biểu, danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm nội dung chính: Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận vốn phân tích hiệu sử dụng vốn doanh nghiệp Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu sử dụng vốn Cơng ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam Chương 3: Các kết luận đề xuất giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam 10 SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp 2.2.1.1 GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hồi Mơ hình phân tích qua nămNăm 2014 Doanh thu 162.979.868.809 Hệ số quay vòng vốn 1,58 lần = Vốn KD bình quân 98.697.985.254 Tỷ suất lợi nhuận vốn 0,06 % = VCĐ bình quân 24.935.313.334 + VLĐ bình quân 73.762.671.920 x Doanh thu 162.979.868.809 Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận doanh thu5.804.961.579 3,75% = Doanh thu 162.979.868.809 Chi phí 157.174.907.230 41 SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp • GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hoài Năm 2015 Doanh thu 179.928.343.691 Hệ số quay vòng vốn 1,65 lần = Vốn KD bình quân 114.192.338.495 VCĐ bình quân 26.246.627.907 + VLĐ bình quân 87.945.710.588 Tỷ suất lợi nhuận vốn 0,06 % x = Doanh thu 179.928.343.691 Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận doanh thu6.754.686.532 3,56% = Doanh thu 179.928.343.691 Chi phí 173.173.657.159 Qua số liệu phân tích ta thấy tỷ suất lợi nhuận vốn năm 2015 so với năm 2014 không thay đổi Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu năm 2015 so với năm 2014 giảm từ 3,75% xuống 3,56%, hệ số vòng quay vốn năm 2015 so với năm 2014 lại tăng từ 1,58% lên 1,65% Doanh thu lợi nhuận năm 2015 tăng cao so với năm 2014 Chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất Từ làm tăng hiệu sản xuất kinh doanh 2.2.1.2 Phương pháp Dupont mở rộng với tỷ số nợ Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Chỉ tiêu tỷ số nợ phản ánh tổng nguồn vốn cơng typhần trăm hình thành nguồn vay nợ Tỷ số lớn tính rủi ro cao Tỷ số nợ = Năm 2014: Tỷ số nợ = = 0,19 Năm 2015: Tỷ số nợ = = 0,26 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Năm 2014: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = = 7% 42 SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hoài Năm 2015: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = = 8% Tỷ số nợ năm 2015 cao so với năm 2014 0,7 Đây biểu có lợi cho cơng ty điều chứng tỏ cơng ty tạo lợi nhuận nhiều mà lại phải sử dụng vốn chủ sở hữu Ta thấy tỷ suất lợi nhuận vốn năm 2015 so với năm 2014 không đổi, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu lại tăng 1% Sở dĩ có điều ảnh hưởng tỷ số nợ Như vậy, tỷ số nợ tỷ lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, nghĩa cơng ty vay nợ nhiều kỳ vọng làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 43 SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hoài CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH HAN SUNG HARAM VIỆT NAM 3.1 Các kết luận phát qua phân tích 3.1.1 Những kết đạt Trong bối cảnh khó khăn chung khủng hoảng kinh tế có diễn biến phức tạp vào năm 2010 - 2011, kinh tế dần hồi phục gây khơng khó khăn Doanh nghiệp nói chung Cơng ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam nói riêng Điều tác động khơng nhỏ tới q trình hoạt động kinh doanh, hiệu kinh doanh hiệu sử dụng VKD Công ty Mặc dù vậy, Công ty đạt khơng thành cơng Cơng ty ngày sử dụng hợp lý, hiệu VKD với gia tăng quy mô hoạt động Điều đánh giá qua tiêu phân tích Chúng ta nhìn lại kết mà cơng ty đạt công tác quản lý sử dụng VKD Được thành lập năm 2004, Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam với nỗ lực ban lãnh đạo công ty đội ngũ cán nhân viên đạt thành tích đáng kể hoạt động kinh doanh Cụ thể: Về tình hình vốn kinh doanh cơng ty Vốn kinh doanh bình qn Cơng ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam năm 2015 tăng lên so với năm 2014 (tăng từ 98.697.985.254 VNĐ lên 114.192.338.495 VNĐ), tăng lên vốn kinh doanh cho thấy khả hoạt động kinh doanh công ty ngày tăng lên, lực cạnh tranh tăng lên đáng kể Điều tạo tiền đề phát triển năm Doanh thu VCĐ bình qn cơng ty liên tục tăng mạnh, LNTT VCĐ bình qn cơng ty tăng tương ứng cho thấy công tác sử dụng VCĐ công ty tốt đạt hiệu định Công ty chủ động mở rộng thị trường, chủ động nguồn vốn đảm bảo cho phát triển Nguồn vốn thường xun bình qn cơng ty năm 2015 tăng lên so với năm 2014, chủ yếu vốn chủ sở hữu tăng lên (vốn chủ sở hữu công ty năm 2015 tăng so với năm 2014 4.373.873.288 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,5%) Vốn chủ sở hữu tăng giúp cơng ty tự chủ tài chính, chủ động hoạt động kinh doanh 44 SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hoài Về hiệu sử dụng vốn kinh doanh Doanh thu lợi nhuận năm 2015 tăng so với năm 2014 Cụ thể doanh thu năm 2015 so với năm 2014 tăng 16.948.474.882 VNĐ, tương ứng tỷ lệ tăng 10,4%; lợi nhuận trước thuế năm 2015 so với năm 2014 tăng 949.724.953 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 16,36 % 3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn nguyên nhân Bên cạnh kết đạt được, Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam hạn chế vốn kinh doanh Những hạn chế làm giảm hiệu sử dụng vốn kinh doanh doanh nghiệp Để công ty tiếp tục hoạt động kinh doanh có hiệu quả, cơng ty cần tìm ngun nhân có biện pháp khắc phục kịp thời tồn Về tình hình vốn kinh doanh cơng ty Cơ cấu phân bổ vốn lưu động chưa hợp lý, tỷ trọng khoản phải thu ngắn hạn lớn tỷ trọng tiền khoản tương đương tiền lại nhỏ có xu hướng giảm đi, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn Điều cho thấy cơng ty dung lượng tiền lớn để tốn khoản đầu tư cho nguyên vật liệu đầu vào song lại bị đơn vị khách hàng chiếm dụng khoản vốn lớn Về hiệu sử dụng vốn kinh doanh Sức sản xuất TSCĐ sức sinh lời TSCĐ giảm chứng tỏ công ty sử dụng vốn cố định chưa thực hiệu quả, chưa khai thác hết tiềm vốn cố định Tài sản cố định không sử dụng hết công suất, sử dụng khơng hợp lý gân nên tình trạng lãng phí vốn, cơng ty cần xem xét lại việc sử dụng vốn Số vòng quay vốn lưu động giảm số ngày vòng quay vốn lưu động tăng chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2015 chậm so với năm 2014 làm cho cơng ty bị lãng phí lượng vốn lưu động lớn Số vòng quay hàng tồn kho giảm số ngày vòng quay hàng tồn kho tăng chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2015 chậm so với năm 2014 Vốn lưu động bị ứ đọng nhiều, gây lãng phí Những hạn chế số nguyên nhân sau: Có nhiều ngun nhân dẫn đến tồn hạn chế việc sử dụng vốn kinh doanh công ty song nguyên nhân chủ yếu khó khăn chung 45 SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hoài kinh tế Kinh tế đà phục hồi, thị trường nhiều biến động khiến giá nguyên vật liệu gia tăng Việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu, cước phí giao thơng, giá điện… với tăng lương làm chi phí sản xuất kinh doanh theo mà tăng lên, giá vốn hàng bán tăng tương ứng Để giữ chân khách hàng tìm kiếm đối tác mới, cơng ty nới lỏng sách cơng nợ, khiến cho khoản nợ phải thu công ty tăng lên khoản lớn, công ty bị các nhân đơn vị khác chiếm dụng vốn Hiện công ty chưa có phận chuyên trách để xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết quản lý sử dụng vốn, chưa tiến hành phân tích tiêu kết kinh doanh, hiệu sử dụng vốn nên cơng ty chưa có phương án sử dụng vốn tối ưu Hiệu sử dụng vốn cố định giảm công ty sử dụng máy móc, thiết bị chưa hợp lý, thiết bị đầu tư mua sắm chưa sử dụng cách tối ưu, có tài sản khơng sử dụng bảo dưỡng cách làm cho trình hao mòn diễn nhanh Trên số nguyên nhân làm suy giảm hiệu sử dụng vốn kinh doanh công ty Sự ảnh hưởng ngun nhân đòi hỏi cơng ty phải có giải pháp kịp thời khắc phục tồn này, bước nâng cao hiệu sử dụng vốn kinh doanh giai đoạn tới giúp hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp tốt hơn, hiệu kinh tế 3.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam 3.2.1 Các đề xuất 3.2.1.1 Giải pháp 1: Nâng cao hiệu sử dụng vốn cố định Hiệu sử dụng vốn cố định tạo tổng hợp biện pháp kinh tế kỹ thuật bao gồm biện pháp quản lý phát huy vai trò tài hoạt động sản xuất kinh doanh cơng ty nói chung quản lý sử dụng vốn cố định nói riêng Căn vào đặc điểm, tính chất lĩnh vực hoạt động cơng ty tập trung thực biện pháp sau: - Đánh giá lại tài sản cố định lý số tài sản cũ khơng phù hợp với u cầu q trình kinh doanh 46 SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hồi Định kì doanh nghiệp phải xem xét đánh giá lại tài sản cố định Điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với giá thị trường Đánh giá lại tài sản có định thấp giá trị thực khơng thực tái sản xuất tài sản cố định, ngược lại đánh giá cao giá trị thực nâng cao giá thành sản xuất, sản phẩm tạo định giá cao tính cạnh tranh khó tiêu thụ Đánh giá đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lý nắm bắt tình hình biến động vốn cơng ty để có giải pháp đắn loại vốn lập kế hoạch khấu hao, lý nhượng bán số tài sản cố định không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động - Tăng cường việc đầu tư đổi tài sản cố định, chế độ bảo dưỡng quản lý tài sản cố định hợp lý Công ty cần thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị sản xuất để giảm việc hao mòn nhanh Quản lý chặt chẽ tài sản cố định: Cơng ty mở sổ kế tốn theo dõi xác tồn tài sản có theo chế độ hạch toán kế toán hành, phản ánh trung thực tình hình sử dụng, biến động tài sản q trình kinh doanh cơng ty Khi kết thúc năm tài chính, cơng ty phải tiến hành kiểm kê tồn tài sản cố định có Xác định xác số tài sản thừa, thiếu nguyên nhân xử lý trách nhiệm, đồng thời có để lập báo cáo tài Cơng ty nên mua bảo hiểm cho tài sản cố định Các doanh nghiệp na y không muốn mua bảo hiểm cho tài sản cố định lý chi phí bảo hiểm cho tài sản cố định lớn Vì doanh nghiệp thường không chọn phương án mua bảo hiểm để bảo toàn giá trị tài sản cố định Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí mua bảo hiểm, công ty nên mua bảo hiểm cho số tài sản cố định trọng yếu, có xác suất gặp rủi ro cao như: thiết bị dụng cụ quản lý… Ngoài cơng ty nên lập quỹ dự phòng tài để bù đắp vốn gặp rủi ro - Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán nhân viên nhằm nâng cao trình độ sử dụng quản lý tài sản cố định Lao động nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quản lý hiệu sử dụng vốn nói riêng toàn hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nói chung.Trong thực tế tài sản cố định, máy móc thiết bị tiên tiến 47 SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hoài người lao động phải đào tạo cách cẩn thận qua trường lớp để họ sử dụng quản lý máy móc có hiệu Vì trước áp dụng biện pháp kỹ thuật mới, đại việc đầu tư mới, công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán chuyên trách, nâng cao trình độ Được đào tạo bồi dưỡng trình độ, người lao động nắm vững mặt lý thuyết thực tế ứng dụng tài sản cố định, máy móc thiết bị Đồng thời giúp họ có ý thức nghiêm túc lao động, thực nghiêm nội quy, quy định kinh doanh Để nâng cao chất lượng lao động thì: + Lao động phải qua đào tạo có tiêu chuẩn chặt chẽ + Học nghề làm nghề + Hằng năm công ty phải tạo điều kiện cho người lao động bổ túc, đào tạo thêm chuyên môn tay nghề đáp ứng nhu cầu công việc - Thường xuyên đánh giá hiệu sử dụng vốn cố định Việc làm quan trọng, có thường xuyên đánh giá hiệu sử dụng vốn công ty có giải pháp kịp thời có hiệu để giải khó khăn biện pháp phát huy mặt tích cực việc sử dụng vốn sản xuất kinh doanh 3.2.1.2 Giải pháp 2: Nâng cao hiệu sử dụng vốn lưu động - Quản lý việc dự trữ tiền mặt quỹ cho hợp lý Tiền mặt kết nối tất hoạt động liên quan đến tài doanh nghiệp Vì nhà quản lý cần phải tập trung vào quản trị tiền mặt để giảm thiểu rủi ro khả toán, tăng hiệu sử dụng tiền, đồng thời ngăn ngừa hành vi gian lận tài nội doanh nghiệp bên thứ ba Quản trị tiền mặt trình bao gồm quản lý lưu lượng tiền mặt quỹ tài khoản toán ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt doanh nghiệp, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải tình trạng thừa, thiếu tiền mặt ngắn hạn dài hạn Nếu giữ nhiều tiền mặt so với nhu cầu dẫn đến việc ứ đọng vốn, tăng rủi ro tỷ giá (nếu dự trữ ngoại tệ), tăng chi phí sử dụng vốn (vì tiền mặt quỹ không sinh lãi, tiền mặt tài khoản ngân hàng thường có lãi thấp so với chi phí lãi vay doanh nghiệp) 48 SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hồi Xây dựng quy trình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bao gồm: danh sách mẫu bảng biểu, chứng từ Xác định quyền hạn mức phê duyệt cấp quản lý sở quy mô doanh nghiệp Đưa quy tắc rõ ràng trách nhiệm quyền hạn phận liên quan đến q trình tốn để việc tốn diễn thuận lợi xác Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tách bạch vai trò kế tốn thủ quỹ Có kế hoạch kiểm kê quỹ thường xuyên đột xuất, đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế, sổ quỹ với số liệu kế tốn - Kế hoạch hóa cơng tác sử dụng vốn lưu động: Để chủ động việc quản lý vốn lưu động, trước năm doanh nghiệp lập kế hoạch phải vào tiêu chí có sở khoa học kế hoạch sản xuất kinh doanh, định mức hao phí vật tư, giá cả, trình độ lực quản lý… để lập kế hoạch cho vốn lưu động cách vững tiết kiệm Công ty cần xác định nhu cầu vốn tổi thiểu cần thiết cho trình tái sản xuất thực liên tục song thực chế độ tiết kiệm cách hợp lý 3.2.1.3 Giải pháp 3: Nâng cao công tác quản lý, thu hồi khoản phải thu khách hàng Để đảm bảo ổn định, lành mạnh tự chủ mặt tài chính, tránh bị tồn đọng vốn bị chiếm dụng vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ, từ góp phần sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả, cơng ty cần xiết chặt kỷ luật tốn, cụ thể sau: - Cơng ty cần tìm cách thu hồi công nợ sớm tốt, điều động nhân viên trực tiếp thu hồi nợ, tăng chi phí cho việc thu hồi nợ, quản lý khoản thu - tính tốn chi tiết khoản khách hàng nợ Trước ký hợp đồng với khách hàng, công ty cần cân nhắc kỹ càng, so sánh lợi ích chi phí cho hợp đồng trước đến định cuối Khi định ký kết hợp đồng cần quy định rõ thời hạn, hình thức tốn mức phạt toán - chậm so với quy định hợp đồng Sử dụnghiệu biện pháp thu hồi nhanh chiết khấu bán hàng, giảm giá cho khách hàng mua với số lượng lớn nhằm thúc đẩy khách hàng toán nhanh, hạn chế khoản nợ dây dưa khó đòi Để làm điều này, tỷ lệ chiết khấu công ty đưa phải phù hợp, hấp dẫn khách hàng toán đồng thời bù đắp chi phí vốn rủi ro mà cơng ty gặp 49 SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hồi - Định kỳ cơng ty nên tổng kết, đánh giá công tác tiêu thụ, liệt kê khách hàng quen thuộc, khách hàng mua thường xuyên với khối lượng lớn, khách hàng tốn sòng phẳng Tổ chức hội nghị khách hàng nhằm thu thập ý kiến đóng góp khách hàng, tạo điều kiện cho cơng tác bán hàng, thu hồi tiền hàng ngày tốt 3.2.1.4 Giải phảp 4: Nâng cao công tác phân tích hiệu sử dụng vốn Cơng ty cần xây dựng hệ thống tiêu tiêu chuẩn đánh giá hiệu vốn kinh doanh Đây thật hệ thống cần thiết để cơng ty đánh giá hiệu sử dụng VKD cách xác thiết thực Công ty cần xây dựng phận chun trách có vai trò tổng hợp thơng tin chung, phận cần có cán theo dõi, giám sát, thu thập thông tin 3.2.1.5 Các giải pháp khác - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, cơng nhân viên Cần tổ chức, xếp công việc phù hợp với khả cá nhân, tạo môi trường làm việc thuận lợi giúp cá nhân phát huy tính sáng tạo, nhạy bén công việc, tăng suất lao động, giảm chi phí kinh doanh Từ góp phần tăng hiệu sử dụng vốn kinh doanh công ty - Có biện pháp phòng ngừa rủi ro Khi hoạt động kinh tế thị trường, công ty ln phải nhận thức phải sẵn sang đối phó với thay đổi biến động phức tạp xảy lúc Những rủi ro bất thường kinh doanh như: Nền kinh tế lạm phát, giá tăng cao mà nhiều nhà quản lý khơng thể lường trước Vì vậy, để hạn chế phần tổn thất xảy ra, công ty cần thực biện pháp phòng ngừa rủi ro để việc kinh doanh khó khăn, vốn bị hao hụt, cơng ty có nguồn bù đắp, đảm bảo trình kinh doanh diễn liên tục Cơng ty mua bảo hiểm hàng hóa trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ nợ phải thu khó đòi để phòng ngừa rủi ro - Chú trọng tìm kiếm thị trường ổn định: Tăng cường công tác nghiên cứu dự báo thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu Đây biện pháp tốt 50 SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hồi để tăng doanh thu cho cơng ty tương lai, tạo điều kiện cho việc định hướng đầu tư năm Thị trường liên quan đến “đầu vào” “đầu ra” q trình hoạt động cơng ty Việc nghiên cứu thị trường giúp công ty nắm bắt nhanh nhu cầu khách hàng, từ hướng đến việc cải tiến chất lượng sản phẩm tốt hơn, tạo doanh thu nhiều Do thị trường tiêu thụ vấn đề quan tâm hàng đầu doanh nghiệp hoạt động kinh tế thị trường - Công ty cần tìm kiếm khách hàng có nhu cầu lớn sử dụng có tính chất thường xun lâu dài để ký kết hợp đồng, tạo cho công ty thị trường lâu dài, ổn định Có công ty đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, tăng tốc độ luân chuyển, làm cho hiệu sử dụng vốn khơng ngừng tăng lên, từ cải thiện đời sống cán công nhân viên, mở rộng phát triển quy mô sản xuất kinh doanh công ty 3.2.2 Các kiến nghị Đối với Nhà nước Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam hoạt động khuôn khổ hành lang pháp luật Nhà nước Vì sách vĩ mơ Nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động cơng ty Để thực cách thành công giải pháp nâng cao hiệu sử dụng VKD công ty, bên cạnh nỗ lực công ty, cần có hỗ trợ Nhà nước Nhà nước cần tạo điều kiện cho công ty số mặt sau: - Cải thiện sách thuế linh hoạt doanh nghiệp nói chung doanh nghiệp ngành sản xuất nói riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để DN vừa chịu khó khăn chi phí nợ đọng vốn, vừa phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thời hạn quy định - Quy định mức lãi suất hợp lý phù hợp với điều kiện khả phát triển vùng, miền nước - Hồn thiện xây dựng cơng bố số tiêu ngành đánh giá mức độ hiệu doanh nghiệp đồng thời phải thường xuyên theo dõi kiểm tra thay đổi hệ thống tiêu nhằm chỉnh sửa cho phù hợp với giai đoạn thời kỳ Để từ có mốc so sánh hiệu hợp lý cho đơn vị kinh tế thi đua phấn đấu nâng cao hiệu hoạt động 51 SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hồi - Cần phải có sách mở rộng chế vay vốn cho DN tạo điều kiện cho DN vay vốn ngân hàng tổ chức tín dụng nâng cao tổng số vốn huy động DN để DN mở rộng quy mơ phát triển phát huy hết nguồn lực DN 3.2.2.2 Đối với Ngân hàng Các Ngân hàng nên đưa nhiều sách lãi suất cho vay phù hợp với doanh nghiệp, vùng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn để kinh doanh Đồng thời đơn giản hóa số thủ tục cho vay giảm bớt số thủ tục không cần thiết Cân đối khả huy động sử dụng vốn trung dài hạn Tăng cường công tác quản lý rủi nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn hiệu bền vững 3.3 Điều kiện thực 3.3.1 Điều kiện thực giải pháp - Cử phận gồm 02 nhân viên chuyên trách việc đánh giá lại tài sản cố định, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với giá thị trường - Mở khóa học đào tạo đội ngũ cán vào sáng thứ hàng tuần nhằm nâng cao trình độ sử dụng quản lý tài sản cố định 3.3.2 - Điều kiện thực giải pháp Cử phận gồm 01 nhân viên chuyên trách quản lý việc dự trữ tiền mặt quỹ quản lý hàng tồn kho, tách bạch vai trò kế tốn thủ quỹ 3.3.3 - Hằng quý nộp báo cáo kế hoạch sử dụng vốn lưu động Điều kiện thực giải pháp Cử phận chuyên đánh giá lực tài đối tác trước ký kết hợp đồng, lập sổ chi tiết theo dõi tình hình tốn khách hàng có kế hoạch xử lý khoản nợ phải thu khó đòi - Xây dựng sách tốn phù hợp có đội ngũ nhân viên tích cực cơng tác thu hồi công nợ 3.3.4 Điều kiện thực giải pháp Xây dựng hệ thống tiêu tiêu chuẩn đánh giá hiệu sử dụng VKD xác, - phù hợp với mục đích phân tích Đội ngũ nhân viên thực cơng tác phân tích cần có chun mơn, đào tạo lòng nhiệt tình hăng say công việc 52 SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp 3.3.5 - GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hồi Các phòng ban ln phối hợp, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn công việc Điều kiện thực giải pháp Mở lớp đào tạo toàn cán nhân viên nhằm nâng cao ý thức làm việc hiệu đồng thời tiết kiệm chi phí cho cơng ty - Nâng cao tính nhạy bén, phát huy tính sáng tạo ln có ý thức đề phòng rủi ro cho tồn nhân viên - Chọn 01 nhân viên chuyên tìm thị trường tiềm năng, ổn định nắm bắt nhu cầu khách hàng 53 SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hoài KẾT LUẬN Vốn yếu tố đảm bảo cho trình sản xuất Doanh nghiệp diễn thường xuyên liên tục Vì khơng có vốn khơng thể tiến hành sản xuất kinh doanh, thiếu vốn gây tình trạng khó khăn, cản trở tính liên tục trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp Để tăng trưởng phát triển khơng hồn tồn phụ thuộc vào số lượng vốn nhiều mà phụ thuộc vào việc quản lý sử dụng vốn cho hiệu Mặt khác phải có cấu vốn hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể doanh nghiệp yếu tố quan trọng việc nâng cao hiệu sử dụng vốn Vì việc phân tích hiệu sử dụng vốn vô cần thiết cho tồn phát triển bền vững tất doanh nghiệp Sau nghiên cứu tìm hiểu phân tích hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam, em hồn thành khóa luận Tuy nhiên, vấn đề hiệu sử dụng vốn kinh doanh doanh nghiệp vấn đề có quy mơ lớn đòi hỏi nghiên cứu sâu rộng Vì vậy, việc nghiên cứu hiệu sử dụng vốn kinh doanh công ty vấn đề khó khăn khơng thể tránh khỏi khiếm khuyết định Em mong nhận ý kiến đóng góp thầy để đề tài hồn thiện Trong q trình thực hiện, hướng dẫn tận tình giáo Phạm Thị Thu Hoài, giúp đỡ, cung cấp tài liệu thơng tin nhiệt tình Ban lãnh đạo, cán nhân viên Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam, em hoàn thành khóa luận Em xin chân thành cảm ơn! 54 SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Phạm Thị Thu Hoài TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Phân tích kinh tế doanh nghiệp Thương mại- Đại học Thương Mại- PGS.TS Trần Thế Dũng chủ biên- NXB Thống kê-2008 Giáo trình Tài doanh nghiệp – Đại học Thương Mại – Đinh Văn Sơn – NXB Thống kê – 2007 Giáo trình Tài doanh nghiệp – Học viện Tài – PGS.TS Nguyễn Văn Dần chủ biên – NXB Tài – 2008 Một số tạp chí tài chính, thơng tin tài chính, tạp chí Thương Mại, tạp chí kinh tế phát triển Trang web tài : www.gov.com.vn 55 SVTH: Khương Thị Huyền Nga Lớp: K48D6 ... Bảng 2.7 : Phân tích hiệu sử dụng vốn kinh doanh Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam giai đoạn 2014-2015 Bảng 2.8 : Phân tích hiệu sử dụng vốn cố định Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam giai... PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH HAN SUNG HARAM VIỆT NAM 2.1 Tổng quan tình hình ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam. .. hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH Han Sung Haram Việt Nam Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa vấn đề lý luận vốn phân tích hiệu sử dụng vốn doanh nghiệp + Phân tích thực trạng hiệu sử dụng vốn Công ty

Ngày đăng: 23/03/2019, 20:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w