Đề cương ôn tập HK I

2 470 1
Đề cương ôn tập HK I

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề cương ôn tập Giáo Viên thực hiện: Đào Quang Huy Họ và tên: Lớp: 6/ A__ Trường: ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I Lịch Sử 6 Năm học: 200_ - 200_  1. Vì sao có sự thay đổi phân công lao động? - Xuất hiện sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà. - Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. - Địa vị người đàn ông trong gia đình và xã hội ngày càng quan trọng. Chế độ mẫu hệ chuyển dần sang phụ hệ. 2. Xã hội có gì đổi mới sau khi đã có sự phân công lao động? - Nhiều chiềng chạ, thị tộc hợp nhau thành bộ tộc, bộ lạc (công xã thị tộc). - Đứng đầu thị tộc là một tộc trưởng (già làng). - Đứng đầu bộ lạc là 1 tù trưởng (có quyền chỉ huy). - Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo. 3. Bước phát triển mới về xã hội được nãy sinh như thế nào? - Do sản xuất nông nghiệp phát triển, hình thành các nền văn hoá lớn: + Óc Eo (Tây Nam Bộ). + Sa Huỳnh (Nam Trung Bộ). + Đông Sơn (Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ). - Thời kỳ Đông Sơn thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Công cụ bằng đồng thay thế công cụ bằng đá. 4. Lý do cơ bản nào dẫn đến sự thành lập nhà nước Văn Lang? - Cư dân phải đấu tranh với thiên nhiên, với giặc ngoại xâm. - Giải quyết xung đột giữa các dân tộc, các bộ lạc với nhau. - Do đó họ phải liên minh với nhau, cần có người chỉ huy phải uy tín và tài năng. 5. Nhà nước Văn Lang được tổ chứ như thế nào? Em hãy khái quát tổ chức bộ máy thành sơ đồ? - Chia cả nước thành 15 bộ. - Vua là người đứng đầu có quyền quyết định tối cao. - Theo chế độ cha truyền con nối, còn trai gọi là Quang Lang, con gái gọi là Mị Nương. - Các bộ chịu sự cai quản của vua. - Giúp việc cho vua có lạc hầu là tướng văn, lạc tướng là tướng võ. - Đứng đầu cac bộ là lạc tướng. - Đứng đầu chiềng, chạ là bồ chính. Sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang 6. Những bằng chứng nào cho thấy được sự phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp thời Văn Lang? * Nông nghiệp: - Lúa trở thành cây lương thực chính. - Ngoài ra còn trồng thêm 1 số loại thực phẩm (khoai, đậu, cà, bầu, bí .), trồng dâu nuôi tằm, đánh bắt cá .  Tình hình nông nghiệp rất phát triển. * Thủ công nghiệp: 1 Vua Hùng Lạc Hầu - Lạc Tướng Lạc tướng (Bộ) Lạc tướng (Bộ) Bồ chính (Chiềng, chạ) Bồ chính (Chiềng, chạ) Bồ chính (Chiềng, chạ) Bồ chính (Chiềng, chạ) Đề cương ôn tập Giáo Viên thực hiện: Đào Quang Huy - Dệt vải, làm đồ gốm, đúc đồng . được chuyên môn hóa. - Trồng đồng là sản phẩm tiêu biểu cho nền văn hóa Lạc Việt. - Bước đầu biết rèn sắt. 7. Em có nhận xét gì về đời sống vật chất và tinh thần của dân cư Van Lang? * Đời sống vật chất: - Người Việt cổ ở nhà sàn làm bằng tre, nứa . có cầu thang lên xuống, có hàng rào phòng thú dữ. - Việc đi lại của con người lúc bấy giờ giữa các làng, chạ chủ yếu bằng thuyền, voi, ngựa . - Việc ăn uống hằng ngày gồm có cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Họ còn biết sử dùng gia vị cho món ăn (gừng, mắn, muối) . - Ăn mặc của người Việt cổ rất đa dạng: + Nam: đóng khố, mình trần, chân đất. + Nữ: mặc váy, áo xẻ giữa có yếm. Tóc cắt ngắn, bỏ xoả, hoặc búi đuôi xam. - Trong các ngày lễ hội, người Việt cổ còn sử dụng trang sức . * Đời sống tinh thần: - Xã hội có nhiều tầng lớp khác nhau nhưng chưa có sự phân biệt giàu nghèo. - Tổ chức lễ hội vui chơi ca hát sau những ngày lao động mệt nhọc. Sử dụng nhiều nhạc cụ có trống đồng, khèn, chiêng . - Tín ngưỡng: Thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như thần sông, thần núi, mặt trời . - Có nhiều phong tục: Ăn trầu, xăm mình, làm bánh chưng bánh dầy, chôn người chết cùng công cụ lao động mà họ đã làm ra . - Người Lạc Việt còn có khiếu thẩm mĩ cao.  Tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc. 8. Người Tây Âu và Lạc Việt tiến hành kháng chiến chống quân xâm lược Tân như thế nào? - Năm 218 TCN quân Tần kéo đến Văn Lang. -Người Tây Âu và người Lạc Việt không chịu đầu hàng. Cử Thục Phán làm chỉ huy. Kháng chiến “Ngày ẩn đêm hiện”. - Sau 6 năm họ đánh bại quân Tần. Kháng chiến thắng lợi * Nguyên nhân thành công: - Nhờ có sự lãnh đạo tài tình và mưu trí của Thục Phán. - Tinh thần đoàn kết đấu tranh của người Tây Âu và Lạc Việt. 9. Nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? - Kháng chiến chống Tần thắng lợi, năm 207 TCN Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi. Tự xưng là An Dương Vương. - Hợp nhất đất đai hai vùng Tây Âu và Lạc Việt lấy tên là Âu Lạc. Đóng đô ở Phong Khê (Hà Nội). - Đứng đầu nhà nước là vua An Dương Vương. - Giúp việc cho vua có lạc hầu, lạc tướng. - Cả nước chia thành nhiều bộ. 10. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc? - Giống: Là tổ chức bộ máy đầu tiên còn sơ khai, đơn giản. - Khác: Nhà nước An Dương Vương phát triển hơn: + Đóng đô ở trung tâm đất nước. + Có thành lũy kiên cố bảo vệ. + Lực lượng quân đội mạnh được trang bị đầy đủ vũ khí. 11. Tại sao An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chông quân xâm lược Triệu Đà? Từ đó em rút ra được bài học gì? - An Dương Vương do chủ quan, không cảnh giác đề phòng nên đã để lộ bí mật quốc gia. - Nội bộ trong nhà nước bị chia rẽ. - Bài học: + Đối với kẻ thù phải tuyệt đối cảnh giác. + Phải tin tưởng những người thân cận (trung thần). + Biết dựa vào dân để chống giặc.   CHÚC CÁC EM THI THẬT TỐT CHÚC CÁC EM THI THẬT TỐT   2 . dân ph i đấu tranh v i thiên nhiên, v i giặc ngo i xâm. - Gi i quyết xung đột giữa các dân tộc, các bộ lạc v i nhau. - Do đó họ ph i liên minh v i nhau,. thay đô i phân công lao động? - Xuất hiện sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà. - Thủ công nghiệp tách kh i nông nghiệp. - Địa vị ngư i đàn ông trong

Ngày đăng: 26/08/2013, 04:10

Hình ảnh liên quan

- Do sản xuất nông nghiệp phát triển, hình thành các nền văn hoá lớn: + Óc Eo (Tây Nam Bộ). - Đề cương ôn tập HK I

o.

sản xuất nông nghiệp phát triển, hình thành các nền văn hoá lớn: + Óc Eo (Tây Nam Bộ) Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan