Giáo án thể hiện chi tiết phương pháp soạn giảng theo phương pháp mới. 6 bước 5 hoạt động. Tiết 53 Bài 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết khái niệm biểu đồ, đặc điểm, ưu điểm của việc minh hoạ số liệu bằng biểu đồ, một số dạng biểu đồ cơ bản. 2. Kỹ Năng: Học sinh biết thực hiện theo các bước và hình dung được các thao tác trên màn hình. 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc có khoa học. 4. Năng lực hướng tới: Hs nhận biết được lợi ích của việc trình bày dữ liệu bằng biểu đồ. Hs biết trình bày dữ liệu bằng biểu đồ để dễ dàng so sánh và phân biệt các miền dữ liệu khác nhau trên trang tính.
Trang 1Ngày soạn: 18/02/2019
Ngày dạy: 01/03/2019
Tiết 53 Bài 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ
I Mục tiêu:
1 Kiến thức: Biết khái niệm biểu đồ, đặc điểm, ưu điểm của việc minh hoạ số liệu
bằng biểu đồ, một số dạng biểu đồ cơ bản
2 Kỹ Năng: Học sinh biết thực hiện theo các bước và hình dung được các thao tác
trên màn hình
3 Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc có khoa học.
4 Năng lực hướng tới:
- Hs nhận biết được lợi ích của việc trình bày dữ liệu bằng biểu đồ
- Hs biết trình bày dữ liệu bằng biểu đồ để dễ dàng so sánh và phân biệt các
miền dữ liệu khác nhau trên trang tính
II.Bảng mô tả các mức độ cần đạt:
Nội dung Loại câu
hỏi/BT
Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
1 Minh họa
số liệu bằng
biểu đồ.
Câu hỏi/BT định tính
- HS nhận biết được tại sao một số loại dữ liệu lại được biểu diễn dưới dạng biểu đồ
Chỉ ra được lợi ích của việc biểu diễn dưới dạng biểu đồ
Bài tập định lượng
Trang 2Bài tập thực hành
2 Một số
dạng biểu
đồ. Câu hỏi/BTđịnh tính
HS nhận biết được các dạng biểu đồ quen thuộc
HS phân biệt được các dạng biểu đồ phổ biến
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
III Chuẩn bị:
- GV: SGK, ti vi màn hình lớn, bảng phụ, phiếu học tập
- HS: Sách giáo khoa, xem trước bài ở nhà
IV Phương pháp
- Giải quyết vấn đề, quan sát trực quan, hỏi đáp, thảo luận nhóm
V Tiến trình lên lớp:
1 Ổn định lớp (1’)
2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học
3 Bài mới:
3.1.Khởi động
1 Mục tiêu: Giúp hs nhận biết được sự cần thiết của việc trình bày dữ liệu dưới
dạng biểu đồ
2 Phương thức:
Phương pháp: Gv nêu yêu cầu ở màn hình, hs tư duy suy nghĩ và tìm ra vấn đề
3.Cách tiến hành:
- Hs ngồi theo ba dãy bàn trong lớp
- Hoạt động theo từng cá nhân hỏi đáp giữa giáo viên và học sinh
- Thời gian hoàn thành: 15 phút
- Gv kết luận và rút ra bài học
Trang 3Cho bảng số liệu sau:
GV:Dữ liệu ở trang tính trên được biểu diễn dưới dạng biểu đồ
Gv: Dán 2 hình ảnh bảng tính và biểu đồ lên bảng đen
GV: Quan sát dữ liệu ở 2 hình ảnh trên trang tính và trên biểu đồ em hãy nhận xét
số lượng học sinh giỏi của lớp (Nam, nữ, tổng cộng) gia tăng qua các năm như thế nào?
Hs: Suy nghĩ trả lời
Gv: Khi cô yêu cầu nhận xét thì em nhìn vào trang tính để nhận xét hay nhìn vào biểu đồ để nhận xét?
Hs: Nhìn vào biểu đồ
Trang 4Gv: Vì sao em nhìn vào biểu đồ để nhận xét mà không nhìn vào bảng số liệu Hs: Vì biểu đồ có hình ảnh trực quan hơn, dễ so sánh hơn, dễ nhận xét hơn
Gv: Chốt lại Khi nhìn vào biểu đồ cột giúp các em dễ so sánh số học sinh giỏi (Nam, nữ, tổng cộng) của lớp qua từng năm hơn
Gv: Cho bảng số liệu sau:
Gv: Tính tỉ lệ % số học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu so với tổng số học sinh của lớp (Giả sử lớp có 29 học sinh)?
Hs Thực hiện tính toán
Gv Sau khi tính toán xong yêu cầu 1 em đọc kết quả
Gv Đưa trang tính đã có kết quả lên màn hình đồng thời dán tranh đó lên bảng đen
Trang 5Gv: Sau khi xử lí số liệu cô thể hiện số liệu trên ở dưới dạng biểu đồ như sau:
Gv: Dán hình ảnh biểu đồ tròn lên bảng đen
Gv: Các em hãy nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ tròn này nhận xét về tỉ lệ số học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu của lớp 7/4 trong năm học 2018-2019 như thế nào?
Hs Nhận xét
Gv: Khi cô yêu cầu nhận xét thì em nhìn vào trang tính để nhận xét hay nhìn vào biểu đồ để nhận xét?
Hs: Nhìn vào biểu đồ
Gv: Vì sao em nhìn vào biểu đồ để nhận xét mà không nhìn vào bảng số liệu Hs: Trả lời
Gv: Chốt lại Để nhận xét về tỉ lệ giá trị của dữ liệu so với tổng thể thì nhìn vào biểu đồ tròn các em thấy dễ nhận xét hơn
Trang 6Gv: Cho bảng số liệu sau:
Biểu đồ biểu diễn tổng số học sinh giỏi của lớp qua các năm
Gv: Dán lên bảng đen tranh bảng số liệu và biểu đồ
Gv: Nhận xét về sự tăng trưởng số học sinh giỏi của lớp qua các năm như thế nào? Hs: Nhận xét
Gv: Khi cô yêu cầu nhận xét thì em nhìn vào trang tính để nhận xét hay nhìn vào biểu đồ để nhận xét?
Hs: Nhìn vào biểu đồ
Gv: Vì sao em nhìn vào biểu đồ để nhận xét mà không nhìn vào bảng số liệu
Hs: Trả lời
Trang 7Gv: Chốt lại Để dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu thì nhìn vào biểu đồ đường gấp khúc các em thấy dễ nhận xét hơn
Gv: Qua ba ví dụ vừa rồi các em thấy được rằng việc trình bày dữ liệu bằng biểu
đồ giúp các em dễ dàng so sánh các dãy dữ liệu, dễ dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu bằng các hình ảnh trực quan
Vậy để tìm hiểu xem minh họa dữ liệu bằng biểu đồ là như thế nào? Các loại biểu
đồ thường dùng là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay
GV: Ghi bảng “ Tiết 53 Bài 9 TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ”
3.2 Hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Kỹ năng, năng lực cần đạt Hoạt động 1: Minh họa dữ liệu bằng biểu đồ.
1 Mục tiêu:
Giúp hs biết được biểu đồ là gì?
- Đặc điểm của biểu đồ
- Lợi ích của việc biểu diễn dưới dạng biểu đồ
2 Phương thức:
Phương pháp: Gv nêu yêu cầu ở màn hình, hs tư duy suy nghĩ và tìm ra vấn đề
3.Cách tiến hành:
- Hs ngồi theo ba dãy bàn trong lớp
- Hoạt động theo từng cá nhân hỏi đáp giữa giáo viên và học sinh
- Thời gian hoàn thành: 10 phút
- Gv kết luận và rút ra bài học
Gv:Qua 3 ví dụ mà cô đã
nêu trong phần khởi động
em nào có thể cho cô biết
thế nào là biểu đồ
Hs: Suy nghĩ trả lời
Gv Chốt câu trả lời và đưa
1 Minh họa số liệu bằng biểu đồ
Biểu đồ là cách minh hoạ dữ liệu một cách trực quan
Đặc điểm:Biểu đồ cho phép biểu diễn tóm tắt nhiều dữ liệu chi tiết
Dễ so sánh các dữ liệu
Kỹ năng quan sát, phân tích và tổng hợp
Trang 8ra khái niệm.
Gv: Đặc điểm của biểu đồ
là gì?
Gv: Dựa vào hình ảnh các
biểu đồ để diễn giải đặc
điểm của biểu đồ
Hs: quan sát và lắng nghe
Gv: Theo các em việc trình
bày dữ liệu bằng biểu đồ có
ưu điểm gì?
Hs: Suy nghĩ trả lời
Gv: dẫn dắt để chỉ ra ưu
điểm thứ nhất
Dễ hiểu, dễ gây ấn tượng
và người đọc ghi nhớ lâu
hơn
Gv: Cho hs quan sát biểu
đồ và bảng số liệu
yêu cầu học sinh quan sát
sau khi thay đổi số liệu thì
bản đồ có thay đổi hay
không?
Dẫn dắt để chỉ ra ưu điểm
2
Có nhiều dạng biểu đồ
phong phú
Được tự động cập nhật khi
dữ liệu thay đổi
Dễ dự đoán được xu thế tăng hay giảm của dữ liệu
Ưu điểm:
- Dễ hiểu, dễ gây ấn tượng và người đọc ghi nhớ lâu hơn
- Được tự động cập nhật khi dữ liệu thay đổi
- Có nhiều dạng biểu đồ phong phú
Trang 9Tiếp tục dẫn dắt để chỉ ra
ưu điểm 3
Hoạt động 2 Một số dạng biểu đồ thường dùng.
1 Mục tiêu: Giúp hs tìm hiểu một số dạng biểu đồ thường dùng.
2 Phương thức:
Phương pháp: Gv nêu yêu cầu ở màn hình, hs tư duy suy nghĩ và tiến hành theo nhóm
3.Cách tiến hành:
- Năm em ngồi đối diện nhau là một nhóm
- Thảo luận và ghi giải pháp vào bảng phụ
- Thời gian hoàn thành: 15 phút
- Các nhóm dán bảng phụ ở bảng đen
- Gv phân tích và đánh giá sp
GV:Trong môn Địa lý các
em đã được làm quen một
số dạng biểu đồ.Em hãy kể
tên một số dạng biểu đồ mà
các em biết?
Hs: Trả lời
GV giao nhiệm vụ - Hs tiếp
nhận nhiệm vụ.
GV: Để tìm hiểu xem mỗi
loại biểu đồ thích hợp dùng
trong trường hợp nào các
nhóm hãy thảo luận yêu
cầu sau:
Các nhóm hãy xác định
dạng biểu đồ thích hợp
2 Một số dạng biểu đồ thường dùng.
Biểu đồ cột:
Biểu đồ đường gấp khúc:
Biểu đồ hình tròn:
Kỹ năng quan sát, phân tích, tư duy, làm việc nhóm
Trang 10Lí do nhóm chọn dạng biểu
đồ đó
GV: chuẩn bị in sẵn 6 bảng
phụ phát cho 6 nhóm
Hết thời gian thảo luận các
nhóm trình bày xong giáo
viên yêu cầu nhóm có đáp
án” biểu đồ cột” phát biểu
biểu đồ cột dùng để làm
gì? Tương tự nhóm có đáp
án “biểu đồ tròn” thì phát
biểu biểu đồ tròn dùng để
làm gì? Nhóm có đáp án
“biểu đồ đường gấp khúc
“thì phát biểu biểu đồ
đường gấp khúc dùng để
làm gì?
Hs thực hiện nhiệm vụ
HS: thảo luận và trả lời vào
bảng phụ
Hs báo cáo sản phẩm.
Hs: Trình bày bài làm của
nhóm
Gv đánh giá sản phẩm của
học sinh.
Gv nhận xét và đưa ra kết
luận bài học
Biểu đồ cột: Dùng để so sánh dữ
liệu có trong nhiều cột của bảng dữ
liệu
Biểu đồ đường gấp khúc: Dùng để
so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu
Biểu đồ hình tròn: Dùng để mô tả
tỷ lệ của các giá trị dữ liệu so với tổng thể
Trang 11PHIẾU HỌC TẬP:
Nhóm 1, nhóm 4:
Cho bảng số liệu sản lượng lúa cả năm của nước ta giai đoạn 1990-2010
(Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam năm 2011) Xác định dạng biểu đồ thể hiện sản lượng lúa cả năm của nước ta giai đoạn 1990 -2010
Lí
do:
Nhóm 2, nhóm 5:
Sản lượng lúa của nước ta, năm 2005 và năm 2016
(Đơn vị: Nghìn tấn)
thu đông
Lúa mùa
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê,2017) Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô sản lượng lúa và cơ cấu của nó phân theo mùa vụ năm 2005 và năm 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất
Trang 12Lí
do:
Nhóm 3, nhóm 6:
Một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta, giai đoạn 2010-2016
(Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta, giai đoạn 2010 -2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Lí
do:
4 Củng cố: (4 phút)
GV: Để củng cố lại bài học cô cho cả lớp chơi trò chơi có tên “ Ô cửa may mắn” Cách chơi trò chơi như sau: Trên màn hình có 6 ô cửa mỗi nhóm chọn 1 ô cửa bất
kỳ trong 6 ô cửa đó Sau mỗi ô cửa là một câu hỏi để nhóm trả lời Nếu trả lời đúng thì nhóm đó sẽ được ghi 1 điểm nếu trả lời sai thì nhường câu trả lời cho nhóm khác Trong 6 ô cửa thì chỉ có 3 ô cửa có câu hỏi cần trả lời 3 ô cửa còn lại là 3 ô cửa may mắn các nhóm may mắn chọn ô đó thì không cần trả lời cũng được ghi 1 điểm
Trang 13Câu 1: Hãy cho biết ưu điểm của việc trình bày dữ liệu bằng biểu đồ.
Ưu điểm:
- Dễ hiểu, dễ gây ấn tượng và người đọc ghi nhớ lâu hơn
- Được tự động cập nhật khi dữ liệu thay đổi
- Có nhiều dạng biểu đồ phong phú
Câu 2:Hãy điền vào chỗ trống ( ) trong các câu dưới đây bằng cách chọn từ
hoặc cụm từ thích hợp trong danh sách: hình cột, đường gấp khúc, hình tròn.
a Biểu đồ thường được dùng để biểu diễn sự thay đổi (tăng lên hay giảm đi) của dữ liệu Ta có thể so sánh các số liệu trên biểu đồ một cách nhanh chóng
b Biểu đồ được dùng để biểu diễn tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể
c.Để so sánh dữ liệu người ta thường sử dụng biểu đồ
Đáp án:
a đường gấp khúc
b.hình tròn
c.hình cột
Câu 3.Những phát biểu sau đúng hay sai? Cho ý kiến của em bằng cách đánh dấu (x) vào ô (Đúng hay Sai) tương ứng.
Biểu đồ trình bày thông tin số dưới dạng hình ảnh x
Chỉ có thể trình bày từng loại dữ liệu bằng duy nhất một dạng
biểu đồ phù hợp với nó
x
Trang 14Biểu đồ cột hiển thị các số liệu dưới dạng các cột x
5 Dặn dò:
Các em học bài cũ thực hành trên máy tính ở nhà (nếu có điều kiện) và xem phần tiếp theo của bài học
Làm bài tập 1, bài tập 2 sgk trang 95, 96,97
Đọc và nghiên cứu thêm phần tìm hiểu và mở rộng sgk trang 97,98
V
I Rút kinh nghiệm: