Hôm nay được sự ủy nhiệm của lãnh đạo phòng cảnh sát PC&CC Quận 9, sự quan tâm của ban lãnh đạo cơ quan anh chị, tôi đến đây để nói chuyện với các anh chị một số vấn đề có liên quan đến
Trang 1BÀI TUYÊN TRUYỀN HUẤN LUYỆN
CHO CÁC CƠ SỞ:
Kính thưa các anh chị, như chúng ta đều biết tình hình cháy
nổ, đặc biệt là ở các cơ sở TP HCM chúng ta hiện nay đang diễn ra khá phức tạp Thiệt hại do cháy gây ra thì chúng ta không thể lường trước được Vì vậy, đối với mỗi người dân việc PCCC là trách nhiệm, nghĩa vụ mà ai cũng phải thực hiện Hôm nay được sự
ủy nhiệm của lãnh đạo phòng cảnh sát PC&CC Quận 9, sự quan tâm của ban lãnh đạo cơ quan anh chị, tôi đến đây để nói chuyện với các anh chị một số vấn đề có liên quan đến công tác PCCC Mục đích là giúp cho các anh chị có những hiểu biết sâu sắc hơn
về lĩnh vực này, từ đó cùng tuyên truyền hướng dẫn mọi người dân làm tốt công tác PCCC trong cơ quan, địa phương chúng ta sống
Trước hết để thuận tiện cho việc trao đổi trong buổi làm việc hôm nay, tôi xin tự giới thiệu: Tôi tên Lê Đình Thi, là cán bộ đội chữa cháy chuyên nghiệp thuộc phòng cảnh sát PC&CC quận 9, địa chỉ của đơn vị chúng tôi ở: 02 xa lộ Hà Nội, phường Hiệp Phú, Quận 9 Trong buổi làm việc hôm nay, tôi sẽ trao đổi với các anh chị các nội dung sau đây:
I Tình hình cháy nổ trên thế giới và trong nước.
II Sự quan tâm của Đảng, pháp luật và Bác Hồ về công tác PCCC.
III Nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân về công tác PCCC được qui định ở luật như thế nào
IV Những kiến thức cơ bản và phổ thông về PCCC.
V Cấu tạo, thao tác sử dụng các loại phương tiện được trang bị
để dập tắt đám cháy.
VI Thao tác cứu người trong đám cháy và học các loại nút dây cứu hộ
Do thời gian có hạn và đảm bảo chất lượng buổi học ta sẽ đi vào từng nội dung
Trang 2I.Tình hình cháy nổ ở trên thế giới và trong nước ta:
Thưa các anh chị, phát minh ra lửa là một bước ngoặc trong phát triển loài người chúng ta, trong chúng ta không ai có thể phủ nhận vai trò của ngọn lửa đối với đời sống con người Ngọn lửa đã giúp cho con người chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ ăn lông ở lổ, đưa con người chuyển từ thời kỳ đồ đá sang thời kỳ đồ đồng sắt và tiến hoá cho đến ngày nay Lửa giúp cho con người sửa ấm, nấu chín thức ăn, rèn đúc dụng cụ sản xuất, sua đuổi thú rừng…thậm chí lửa còn giúp cho con người du hành trong không trung, vũ trụ huyền bí Như vậy, ta có thể nói Lửa đã giúp cho con người rất nhiều và đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nền văn minh, của xã hội loài người và con người cũng biết lợi dụng triệt
để vai trò của ngọn lửa để phục vụ cuộc sống của mình
Ngọn lửa thật sự đóng vai trò rất quan trọng nhưng bên cạnh
đó nó cũng mang những tiềm ẩn tác hại, nguy hiểm khôn lường nếu như con người không biết kiểm soát nó thì sẽ nhận kết quả đó Hậu quả mà chúng ta không kiểm soát được đó là những thiệt hại
về người, về của cải, vật chất, môi trường, kinh tế, chính trị…Theo như thống kê của lien đoàn PCCC thì hàng năm trên thế giới xảy ra khoản 69 triệu vụ cháy làm chết 6,9 triệu người và bị thương hàng trăm ngàn người, thiệt hại khoản 10tỷUSD, thiệt hại gián tiếp 30 tỷUSD Sau đây tôi sẽ nêu một số vụ cháy mà con người phải gánh chịu khi không kiểm soát được ngọn lửa:
a Tình hình cháy ở trên thế giới:
- Vụ gây tiếng vang ở nước Mỹ năm 2001 vào ngày11/9, đó là vụ
2 tòa nhà của trung tâm thương mại thế giới ở NEWYOR bị sụp
đổ Vụ này đã làm cho tổng thống Mỹ BUS phải thốt lên rằng:
“Nước Mỹ bị tấn công” Báo cáo các anh chị đối với 2 tòa nhà đó
bị sụp đổ không phải do bị đặt chất nổ hay máy bay Booing 747,
757 đâm vào mà chính là do ngọn lửa Ngọn lửa ở đây là ngọn lửa của 165.000 lít xăng nằm trên 2 máy bay đã đánh sập 2 tòa nhà này( theo như kết cấu tòa nhà thì trọng tải của nó là 800.000 tấn, chịu được trận động đất 8 độ ritte, chịu sức gió 300 km/h) Trong
sự kiện này thì 2 tòa nhà này bị sập hoàn toàn, ngoài ra còn làm cho 3.000 người chết, trong đó có 300 lính cứu hỏa đã lao vào cứu
Trang 3chữa Sau sự kiện đó đã làm cho nền kinh tế của nước Mỹ đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn, thị trường chứng khoán bị mất giá, ngành hàng không bị khủng hoảng…
- Xa hơn về trước là vụ cháy rừng tại INDONEXIA vào tháng 11/1997 Vụ cháy đã kéo dài 3 tháng Vụ cháy đã làm cho nền kinh
tế của INDONEXIA đã khó khăn nay lại khó khăn hơn, làm ảnh hưởng đến môi trường bầu trời ở INDONEXIA bị bao phủ bởi khói bụi, đặt biệt là ở thành phố GIACACTA và một số thành phố khác cùng các nước lân cận cũng bị ảnh hưởng
- Vụ gần đây là vụ cháy trung tâm thương mại ở cộng hòa CZECH của cộng đồng người Việt Nam Tuy không thiệt hại về người nhưng lại thiệt hại nặng về tài sản ( theo như báo cáo thì con
số thiệt hại lên tới hàng chục đôla) Và một số vụ cháy lớn khác…
b Tình cháy nổ trong nước:
- Mọi người còn nhớ đến vụ cháy thảm khốc ở nước ta vào năm
2002, vụ cháy ở trung tâm thương mại quốc tế ITC TP HCM đã làm cho 60 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương, thiệt hại
về tài sản hàng chục tỷ đồng Ở vụ cháy này nguyên nhân là do những thợ hàn làm việc ở vũ trường không đảm bảo các an toàn về PCCC và nếu như họ không bỏ chạy khi cháy, mà báo cho mọi người biết về đám cháy thì sẽ không có hậu quả như trên
- Vụ cháy ở chợ Đồng Xuân vào tháng 7/1997, làm cho 2 người thiệt mạng, 20 người khác bị thương, thiệt hại 144 tỷ đồng( để dập tắt đám cháy này ta phải mất đến 3 ngày) Nguyên nhân vụ cháy là
do một hộ kinh doanh đã vi phạm quy định an toàn PCCC trong khi sử dụng điện trong chợ, khi ra về đã không ngắt cầu dao để dẫn đến cháy và gây ra cháy lan ra các khu vực xung quanh
- Vụ cháy ở khu dân cư đường Tân Phước, phường 7, quận 11, TP HCM Lửa đã phát ra từ căn nhà số 79/24 đường Lê đại thành do
bà Trần thị Có làm chủ nhanh chống lan ra các hộ ở xung quanh và thiêu rụi 24 căn nhà.Làm 131 nhân khẩu ở đây đã phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất và đây cũng những hộ thuộc dạng xóa đói giảm nghèo của thành phố Nguyên nhân vụ cháy là do bất cẩn khi
sử dụng điện
Trang 4- Vụ cháy ở chợ Quy Nhơn Bình Định vào tháng 12/2006, làm thệt hại 120 tỷ đồng;vụ cháy ở rừng U minh Thượng và u minh hạ làm thiệt hại 4000 ha đất rừng; vụ cháy ở sân bay Tân Sơn Nhất…
Kính thưa các anh chị, qua những vụ cháy điển hình mà tôi
đã giới thiệu với các anh chị, chúng ta có thể thấy được tác hại của ngọn lửa gây ra cho chúng ta thật to lớn Chính vì thế mà từ xưa ông cha ta đã coi lửa là một trong 4 loại giặc “ thủy, hỏa, đạo, tặc” Nhìn trong bảng xếp hạng ta có thể nhận thấy lửa được xếp sau Thủy Ở đây ta thấy Thủy là ông cha ta muốn nói đến lũ lụt hằng năm ở nước ta làm khổ cho rất nhiều người, lũ đã cuốn trôi tất cả những gì mà nó đi qua như cuốn trôi nhà cửa, phá hoại mùa màng, làm chết người …Nhưng với khoa học hiện nay thì ta có thể dự báo được những cơn lũ kéo về khi nào, sức mạnh của nó, từ đó mà
ta sẽ có những biện pháp phòng ngừa hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản (ta có thể đấp đập, kè…di tản mọi người đến nơi an toàn) Còn với Lửa thì không, ta không thể nào dự báo được khi nào thì cháy xảy ra, cháy xảy ra ở đâu, vào ngày tháng năm, giờ phút nào Với một đám lửa nhỏ ban đầu khi gặp điều kiện thuận lợi thì nó sẽ phát triển thành một trận bảo lửa, nó sẽ thiêu trụi những gì mà nó đi qua không chừa một thứ gì Do đó câu nói
“kiếm củi 3 năm đốt 1 giờ” hoặc “giặc phá không bằng nhà cháy” của ông cha ta rất đúng Những thiệt hại đó rất nguy hiểm nó ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe của con người; làm ảnh hưởng đến môi trường, tài sản của tổ chức, cá nhân, của đất nước Với những thiệt hại do cháy gây ra ta có thể thấy con số của nó thật không nhỏ, nếu số thiệt hại đó mà ta đem đi giúp đỡ những người có hoản cảnh khó khăn như người già neo đơn, những em bé mồ côi, những
em bị khuyết tật, những gia đình khó khăn do thiên tai ở nước ta thì con số đó sẽ giúp ích rất nhiều Trước những thiệt hại to lớn khôn lường đòi hỏi mỗi cá nhân, gia đình, đơn vị, các tổ chức xã hội… phải có sự quan tâm đúng mức đến công tác PCCC trong phạm vi của mình Đối với công tác này Đảng, Chính Phủ và Bác
Hồ kính yêu của chúng ta đã quan tâm thường xuyên Tôi xin đưa
ra một số dẫn chứng về sự quan tâm của Đảng, Chính Phủ và Bác
Hồ đối với công tác PCCC
Trang 5II Sự quan tâm của Đảng, Chính Phủ và Bác Hồ:
Từ xa xưa công tác PCCC đã được ông bà ta quan tâm tới Ở thời phong kiến công tác phòng hỏa cứu hỏa đã sớm được quan tâm đến, điều đó được thể hiện trong những bộ luật sơ khai của nước ta, vào thời nhà Trần ở điều 1226 quy định “không đun nấu trong kho, đi ngủ phải dập tắt củi lửa” hay “ai để cháy nhà khác thì
bị phạt 50 trượng và 10 quan tiền”
- Đến thời Pháp thuộc chính quyền thực dân cũng thành lập một
số đội cứu hỏa ở những thành phố lớn Tuy nhiên điều đó chỉ để phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị Bên cạnh đó ở những thôn làng ta cũng đưa ra các qui ước, hướng ước về việc sử dụng củi lửa trong sinh hoạt và sản xuất Đặc biệt đầu thế kỉ này tại KIM SƠN- NINH BÌNH một tổ chức được thành lập một cách tự phát với mục đích cùng hỗ trợ lẫn nhau trong việc cứu chữa các vụ cháy Đó là tổ chức “Tương tế cứu hỏa hội”, tiền thân của các đội cứu hỏa sau này
- Còn đối với Đảng, nhà nước ta, từ khi dành được chính quyền về tay nhân dân cho tới khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước thì công tác PCCC cũng được quan tâm, thể hiện rõ ở những lần ban hành pháp lệnh, chỉ thị, nghị định cho đến khi ban hành luật PCCC
Sau đây tôi xin thống kê lại quá trình mà nhà nước ta đã ban hành một số qui định về công tác PCCC:
+ Tháng 9/1945 Nhà nước VIỆT NAM dân chủ cộng hòa ra đời, trong giai đoạn này tình hình ANTT trong nước vô cùng phức tạp, các thế lực thù trong giặc ngoài không ngừng đe dọa lâm le xâm chiếm đất nước ta Mặc dù còn trăm công ngàn việc nhưng Đảng, chính phủ và Bác vẫn có những chính sách quan tâm đến công tác PCCC Năm 1954 khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bắt đầu tiến hành công cuộc xây dựng CNXH và chi viện cho tiền tuyến miền Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc MỸ xâm lược Trong giai đoạn này ở miền Bắc hình thành các khu dân cư đông đúc, khu công nghiệp, các hợp tác xã sản xuất,do đó các loại nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm làm ra… được tập trung với khối
Trang 6lượng lớn, vì vậy tính chất cháy nổ ngày càng cao Mặt khác các thế lực thù địch trong nước ngoài nước, bọn địa chủ, tư bản… bất mãn chế độ ta luôn tìm cách phá hoại công cuộc xây dựng đất nước nên công tác PCCC càng được quan tâm sâu sắc Trong giai đoạn này công tác PCCC được Bác, Đảng, Chính phủ đưa vào phong trào “bảo vệ trị an” và thể hiện rõ với khẩu hiệu 3 phòng “Phòng gian, phòng hỏa, phòng tai nạn”
Sau đây tôi sẽ kể cho anh chị nghe một câu chuyện về Bác nói đến sự quan tâm của Bác với công tác PCCC như sau: Vào một dịp
đi chúc tết ở Đội PCCC Ba Đình, Bác đã chúc tết cho lực lượng chúng tôi như sau: “Chúc các cháu thất nghiệp” lúc đầu nghe chúng tôi nghĩ Bác nói đùa nhưng sau đó Bác giải thích cho chúng tôi hiểu: thất nghiệp ở đây không phải là không có việc làm, thất nghiệp ở đây là không đi chữa cháy, tức là không có cháy xảy ra thì sẽ không có thiệt hại, để không có cháy xảy ra đòi hỏi chúng tôi phải làm tốt công tác phòng cháy, bằng việc tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra
Với mục đích tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước đối với công tác PCCC, nhằm qui định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tập thể, tổ chức, các cơ quan ban ngành…đối với công tác PCCC vào ngày 4/10/1961, Bác đã ban hành Pháp lệnh
về PCCC, lúc đầu Pháp lệnh này có tên là “phòng hỏa cứu hỏa” nhưng sau đó được đổi lại thành “phòng cháy chữa cháy”
Sau khi đất nước thống nhất, nước ta ngày càng phát triển, có nhiều nhà xưởng, kho tàng, xí nghiệp, nhà cao tầng, những công trình văn hóa… mọc lên thì nguy cơ cháy lại càng cao Chính vì vậy mà sau pháp lệnh, Đảng, Chính Phủ đã ban hành một số nghị định, chỉ thị như: nghị đinh 220/CP/1961 hướng dẫn thi hành pháp lệnh PCCC; chỉ thị 175/HĐBT ngày 31/5/1991; chỉ thị 237/TTg ngày 19/4/1996; nghị định 49/CP của thủ tướng chính phủ…liên quan đến công tác PC&CC
Trong kỳ họp thứ 9, quốc hội khóa X diễn ra từ ngày 22/6 đến 29/6/2001 đã thông qua dự thỏa luật PC&CC năm 1999 Luật PC&CC chính thức có hiệu lực từ ngày 4/10/2001 do chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Về sau này Chính Phủ lại ban hành
Trang 7thêm Nghị Định 35/CP vào ngày 4/4/2003, hướng dẫn thi hành luật PC&CC Nghị định 123/CP hướng dẫn xử phạt về lĩnh vực PCCC Bên cạnh việc ban hành một số văn bản về công tác PCCC thì nhà nước ta cũng có sự quan tâm sâu sắc đến công tác PCCC như :đã trích từ ngân sách ra hàng trăm tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị hiện đại, đào tạo kỹ sư PCCC, chú trọng đến công tác, nâng cao trình độ nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp qua những đợt cho đi học hỏi kinh nghiệm của các nước ngoài…
IV/ Những kiến thức cơ bản và phổ thông về công tác phòng cháy:
Qua những ví dụ tôi đã trình bày với các anh chị về một số
vụ cháy điển hình ta có thể nhìn thấy một số nguyên nhân dẫn đến cháy như sau:
Nguyên nhân, lý do dẫn đến cháy:
- Do đốt( con người cố ý thực hiện)
- Do bọn phản cách mạng: các thế lực thù địch thực hiện nhằm gây rối trật tự, gây bất ổn về an ninh chính trị kinh tế văn hóa
- Do hoạt động của bọn tội phạm:
+ Đốt để che dấu hành vi phạm tội
+ Đốt để thực hiện các hành vi phạm tội mới
- Do bất mãn cá nhân, chán chường, bế tắt trong cuộc sống như: thất bại trong tình yêu, chán cuộc sống khổ cực
- Đốt do tư thù cá nhân
- Đốt vì mục đích vụ lợi cá nhân như: nhằm lấy trợ cấp giúp đỡ của xã hội hoặc tự gây cháy rồi lao vào chữa cháy lấy thành tích
- Ngoài ra còn do người mắc bệnh tâm thần, thần kinh hoặc do trẻ em nghịch lửa
- Cháy do vi phạm quy định an toàn PCCC như câu mắc điện trái phép gây chập, cháy, hút thuốc ở nơi cấm lửa…
- Cháy do thiếu tinh thần trách nhiệm khi đun nấu, hút thuốc trong kho
- Cháy do sự cố kỹ thuật
- Cháy do sơ suất bất cẩn, do thiếu hiểu biết
Trang 8- Cháy do tác động của thiên nhiên.
Nói chung có rất nhiều nguyên nhân gây ra cháy nhưng nguyên nhân chủ yếu chúng ta thường gặp:
- Do vi phạm quy định an toàn PCCC
- Cháy do sơ suất bất cẩn
- Cháy do không có hiểu biết hay hiểu biết thiếu về PCCC
- Cháy do sự tác động của thiên nhiên
*CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY :
Biện pháp phòng cháy bao gồm các biện pháp kỹ thuật kết hợp với việc xây dựng các chế độ nội qui, giáo dục ý thức PCCC, tuân thủ pháp luật về công tác PCCC trong nhân dân Công tác phòng cháy cần tập trung vào một số vấn đề sao đây:
1/ Phòng cháy trong đầu tư xây:
- Tất cả các công trình công nghiệp, dân dụng khi xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng, thay đổi tính chất sử dụng đều phải thông qua thỏa thuận thiết kế và thiết bị PCCC
- Đây là một biện pháp chủ động phòng cháy trước,đảm bảo cho công trình điều kiện về an toàn phòng cháy và cứu chữa thuận lợi khi có cháy xảy ra
2/ Loại trừ khả năng phát xin nguồn nhiệt:
- Trong sinh hoạt cần quản lý các nguồn nhiệt như khi đun nấu (dễ bỏ quên), hút thuốc vứt tàn, đốt nhang đèn thờ cúng, trẻ em nghịch lửa, đốt rác-cỏ
- Đề phòng các nguồn nhiệt sinh ra do điện như: do chạm chập mạch điện, do quá tải, do sử dụng các thiết bị điện( quạt, đèn, bàn ủi…)
- Đề phòng các tia lửa do ma sát, va chạm của sắt thép, của máy móc khi vận hành (đặc biệt lưu ý ở các cơ sở cào bong, các cửa hàng xăng dầu, gar…)
- Đối với các ống khói của các cơ sở sản xuất, ống xả của xe tải,
xe nâng phải có bộ phận dập tàn lửa
3/ Chống sự tạo thành hỗn hợp cháy, nổ và sự tiếp xúc với các thiết bị sinh nhiệt:
Trang 9- Phải thực hiện thường xuyên các biện pháp thông gió tự nhiên hay nhân tạo đối với những nơi thường xuyên tích tụ hơi và khí cháy( chú ý nơi đặt bình gar)
- Các thiết bị dẫn khí đốt, xăng dầu, hệ thống hút bụi…phải kín
và thường xuyên kiểm tra phát hiện rò rỉ
- Thường xuyên làm vệ sinh công nghiệp nhất là các thiết bị điện, động cơ, các bộ phận gia nhiệt khi sản xuất Không chất hang hóa vật tư áp sát bóng đèn, dây điện
4/Tăng cường các biện pháp chống cháy lan, cháy lớn:
- Đối với các khu dân cư: cần nghiêm cấm các hành vi lấn chiếm các con hẻm, làm thêm các công trình phụ bằng vật liệu dễ cháy Tạo khoảng cách thuận lợi cho xe chữa cháy vào các nguồn nước, thuận lợi cho việc cứu người, cứu tài sản ra nơi an toàn khi có sự cố
- Đối với các cơ sở sản xuất: xây tường chống cháy ở những nơi cần thiết,làm van một chiều, màng chống cháy cho các ống dẫn chất lỏng, màng nước dập tàn lửa cho các ống dẫn khí, ống khói, buồng đốt
- Xây dựng nguồn nước chữa cháy, lắp đặt hệ thống báo cháy,chữa cháy tự động, trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng cháy chữa cháy ban đầu
LÝ THUYẾT VỀ QUÁ TRÌNH CHÁY:
Đám cháy là sự cháy nằm ngoài sự kiểm soát của con người,
gây thiệt hại về người và tài sản
Sự cháy là một quá trình biến đổi lý hóa phức tạp có sinh nhiệt
và tỏa sáng
Những yếu tố phải có để xảy ra cháy:
1 / Chất cháy: gồm 3 dạng ( dạng rắn, lỏng, khí )ví dụ: bàn ghế,
tre củi, xăng, dầu, cồn, rượu, khí axetilen, khí mêtan, khí hiro, khí propan…
2/OXI: trong không khí, chiếm tới 21%.
3/Nguồn nhiệt: có 5 dạng cung cấp sau.
Trang 10a Nhiệt năng: các ngọn lửa trần, hút thuốc, đốt rác, thắp nhan
đèn…
b Điện năng: các thiết bị điện bị hư hỏng, chạm chập, quá tải, sét
đánh…
c Hóa năng: các phản ứng hóa học của các chất với nhau.
d Cơ năng: tia lửa phát sinh do va đập, ma sát.
e Quang năng: do khúc xạ ánh sang, do ánh sang mặt trời chiếu
qua thấu kính
Những điều kiện cần có để xảy ra cháy lớn:
a Các yếu tố trên phải cùng tiếp xúc với nhau.
b Có thời gian tiếp xúc lâu.
c Nồng độ oxi phải lớn hơn 16%.
d Nguồn nhiệt phải lớn để làm cháy chất cháy.
e Chất cháy phải nhiều.
1/Phương pháp làm lạnh:
- Bản chất của phương pháp làm lạnh là hạ nhiệt độ của vùng phản ứng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ tắt dần
- Phương pháp này chủ yếu áp dụng để dập tắt các đám cháy chất rắn hoặc nguyên liệu vật liệu ở thể rắn Để chữa cháy bằng phương pháp này cần phải làm cho vận tốc truyền nhiệt từ đám cháy vào môi trường xung quanh lớn hơn mức độ hấp thụ nhiệt của bản thân chất cháy
- Thực hiện phương pháp này bằng cách đưa các chất thu nhiệt như nước, CO2 vào đám cháy
2/ Phương pháp cách ly (hay còn gọi là làm gạt):
- Bản chất của phương pháp cách ly là làm ngừng sự cháy bằng cách tách các chất tham gia phản ứng( như hơi cháy, oxy)ra khỏi vùng phản ứng cháy
- Chẳng hạn dùng chăn Amiăng, bằng lớp bọt, bằng lớp bột, bằng đường băng cản lửa hoặc cách ly bằng lớp sản phẩm nổ
- Phương pháp này sử dụng để dập tắt hầu hết các đám cháy xảy
ra Song chất dùng để dập tắt đám cháy này có hịêu quả nhất là bọt hòa không khí