Tìm hiểu về cách giải quyết di sản không người thừa kế theo pháp luật Việt Nam sẽ thấy được quan điểm của Nhà nước Việt Nam về cách xác định chủ thể được hưởng quyền thừa kế đối với loại
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong hệ thống dân luật của các nước cũng như trong hệ thống tư pháp quốc tế, thừa kế là một vấn đề phức tạp và luôn được chú ý Sở dĩ như vậy bởi chế định thừa kế luôn gắn với chế định sở hữu Theo đó, thừa kế là hoạt động dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản từ người thừa kế cho người được hưởng quyền thừa kế theo di chúc và theo quy định của pháp luật Như vậy, nếu không có quyền sở hữu sẽ không phát sinh vấn đề thừa kế
“Di sản không người thừa kế” là loại tài sản của công dân sau khi chết nhưng không có người hưởng thừa kế Chính vì việc không có người hưởng thừa
kế nên ở mỗi quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau Tư pháp quốc tế Việt Nam cũng có những cách giải quyết riêng và thống nhất trong toàn hệ thống Tuy nhiên, những quy định của pháp luật Việt Nam vẫn còn bộc lộ những thiếu sót nhất đinh trong vấn đề giải quyết di sản không người thừa kế
Tìm hiểu về cách giải quyết di sản không người thừa kế theo pháp luật Việt Nam sẽ thấy được quan điểm của Nhà nước Việt Nam về cách xác định chủ thể được hưởng quyền thừa kế đối với loại tài sản không có người thừa kế, sự khác biệt trong cách giải quyết của các nước, những hạn chế trong các quy định của pháp luật nước ta về vấn đề này… Chính vì tầm quan trọng đó, nhóm chúng
em lựa chọn đề tài: “Bình luận về cách giải quyết vấn đề di sản không người thừa kế theo Tư pháp Quốc tế Việt Nam” để thực hiện.
Trang 2B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I Khái quát chung về khái niệm di sản không ng ười thừa kế trong tư pháp quốc tế Việt Nam.
1 Di sản.
Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật Dân sự 2005 thì di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác Như vậy, di sản là tài sản của người chết để lại Tài sản này được chia thành hai loại là tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung của người khác Trong quan hệ pháp luật về thừa kế, có những trường hợp di sản của người chết là phần tài sản riêng của người đó, nhưng cũng có trường hợp di sản của người chết chỉ là phần tài sản trong khối tài sản chung với người khác, hoặc cũng có thể người chết có cả hai loại tài sản này
2 Di sản không người thừa kế.
Di sản không người thừa kế, trước hết phải là tài sản của người chết để lại
và không có người nhận thừa kế Theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2005 có nêu rõ:
“Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có
nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước” Căn cứ vào nội dung quy định trên có thể thấy khái niệm “không người thừa kế” thuộc một trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất: không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật Ở đây, cần
hiểu là không có bất kì người thừa kế hợp pháp nào cả theo di chúc và theo pháp luật
Thứ hai: có người thừa kế hợp pháp (theo di chúc, hoặc theo pháp luật,
hoặc cả hai) nhưng những người này không được quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
Ngoài ra về mặt nguyên tắc, di sản không người thừa kế thuộc về Nhà nước Việt Nam không chỉ giới hạn với các di sản không người thừa kế của dân Việt
Trang 3Nam trên lãnh thổ Việt Nam mà còn đối với cả các di sản không người thừa kế của công dân Việt Nam chết đi để lại ở nước ngoài
3 Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với di sản không người thừa kế trong
Tư pháp Quốc tế Việt Nam.
Ở Việt Nam, việc nhà nước tiếp nhận di sản không có người thừa kế do Công dân Việt Nam để lại là thực hiện quyền tối thượng đối với các tài sản không có chủ nằm trên lãnh thổ của mình Quan điểm này được cụ thể trong quy
định của Bộ luật dân sự (BLDS) 2005, thay vì quy định “di sản không có người
nhận thừa kế thuộc nhà nước” như Điều 647 BLDS 1995, đã quy định “Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước” tại Điều 644 Quy định này đã
gián tiếp khẳng định, Nhà nước xác lập quyền sở hữu đối với di sản không người thừa kế không phải với tư cách một hàng thừa kế (thay thuật ngữ “di sản không người nhận” bằng thuật ngữ “tài sản không người nhận”) Điều này đồng nghĩa với việc các nhà làm luật để Nhà nước xác lập quyền sở hữu với di sản không người thừa kế như với một loại tài sản vô chủ
Theo quy định tại Điều 644 BLDS 2005 thì “trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối hưởng di sản thì di sản không có người nhận thừa kế thuộc
về Nhà nước” Như vậy, về mặt nguyên tắc di sản không người thừa kế được nhà nước xác lập quyền sở hữu, quyền này không chỉ giới hạn đối với các di sản
“không người thừa kế” của công dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam mà còn đối với các di sản này của Công dân Việt Nam chết đi để lại ở nước ngoài
4 Căn cứ áp dụng luật giải quyết.
Ở Việt Nam, để giải quyết vấn đề di sản không người thừa kế trong Tư pháp Quốc tế Việt Nam trước hết phải căn cứ vào các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, hôn nhân – gia đình mà Việt Nam ký với nước ngoài Đây là cách giải quyết nhanh chóng nhất, thuận lợi nhất giữa các bên hữu quan bởi các hiệp định này chứa đựng các quy phạm thực chất, trực tiếp giải quyết vấn đề di sản không người thừa kế mà không cần thông qua bất kỳ hệ thống pháp luật nào Tiêu biểu đó là Hiệp định ký kết với Đức, Nga, Séc, Cu Ba, Hunggari, Bungari,
Trang 4Ba Lan Nhìn chung nội dung cơ bản của các hiệp định này đều ghi nhận thống nhất như sau: Nếu theo pháp luật thừa kế của nước ký kết mà không còn người nào thừa kế thì động sản sẽ được giao lại cho nước ký kết mà người để lại di sản
là công dân khi chết, còn bất động sản thì thuộc về nước ký kết nơi có bất động sản
Vấn đề phân định di sản không người thừa kế đó là động sản sẽ căn cứ vào nguyên tắc chung được ghi nhận trong các hiệp định trên, đó là áp dụng luật của nước nơi có di sản thừa kế để phân biệt động sản và bất động sản (theo Điều
48 Hiệp định với Đức, Điều 35 Hiệp định với Nga, Điều 35 Hiệp định với Séc…)
Nếu giữa Việt Nam và nước hữu quan không có Hiệp định tương trợ tư pháp, hoặc có nhưng không quy định hoặc quy định không đầy đủ thì sẽ áp dụng những quy phạm thực chất của luật trong nước để giải quyết Ngoài ra trong một
số trường hợp còn áp dụng tập quán để giải quyết
II
Bì nh luậ n cá ch giả i quyế t vấ n đ ề di sả n không ng ười thừa kế theo Tư pháp quốc tế Việt Nam.
1 Cách giải quyết vấn đề di sản không người thừa kế theo Tư pháp Quốc
tế Việt Nam.
Mặc dù tồn tại nhiều sự khác biệt, nhưng pháp luật đa số các nước trên thế giới thống nhất quy định di sản không người thừa kế thuộc sở hữu của Nhà nước Điều này tất yếu dẫn tới xung đột về quyền và lợi ích giữa các quốc gia
Để giải quyết vấn đề này nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia được đặt lên hàng đầu Theo đó, trường hợp di sản không người thừa kế là bất động sản được pháp luật hầu hết các nước thừa nhận là thuộc về nhà nước nơi có bất động sản đó.Tuy nhiên cũng cần đảm bảo quyền lợi của quốc gia mà người để lại di sản
có quốc tịch quốc gia ấy Vì thế, pháp luật các nước cũng thừa nhận đối với di sản không người thừa kế là động sản thuộc về nhà nước mà người để lại di sản
có quốc tịch trước khi chết
Pháp luật Việt Nam cụ thể hóa điều này bằng quy định tại khoản 2 Điều 767 Bộ
Luật dân sự: “Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về nhà nước
Trang 5nơi có “bất động sản” còn “di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết” (Khoản 4
Điều 767 Bộ luật dân sự)
Ngoài các quy định của pháp luật, vấn đề “di sản không người thừa kế” còn được giải quyết thông qua các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, hôn nhân – gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước ngoài Đây là cách giải quyết vấn đề nhanh chóng nhất, thuận lợi nhất giữa các bên hữu quan Bởi vì các hiệp định này chứa đựng các quy phạm thực chất thống nhất, trực tiếp giải quyết vấn đề “di sản không người thừa kế” mà không cần phải thông qua bất cứ hệ thống pháp luật nào Trong 7 hiệp định được ký kết với Đức, Nga, Séc, Cu Ba, Hungari, Bungari, Ba Lan đều ghi nhận như sau: Nếu theo pháp luật về thừa kế của nước ký kết mà không còn người nào thừa kế lại di sản là công dân khi chết, còn các bất động sản thì thuộc về nước ký kết nơi có bất động sản
Như vậy, trong trường hợp nếu công dân Việt Nam chết, trên lãnh thổ của một nước trong 7 nước kể trên và nếu luật được áp dụng (luật của các bên ký kết) để điều chỉnh quan hệ thừa kế xác định rằng, di sản do công dân Việt Nam
để lại không còn người thừa kế thì sẽ giải quyết như sau: Các di sản là động sản chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam, các di sản là bất động sản chuyển giao cho Nhà nước nơi có bất động sản
Tóm lại, theo pháp luật của các nước trên thế giới nói chung và pháp luật
của Việt Nam nói riêng thì đường lối giải quyết đối với di sản không người thừa
kế, đó là:
1 Di sản không người thừa kế là động sản thì thuộc quyền sở hữu của Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết
2 Di sản không người thừa kế là bất động sản sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nơi có bất động sản đó
Trang 62 Đánh giá việc giải quyết di sản không người thừa kế theo tư pháp quốc tế Việt Nam.
a Ưu điểm
Thứ nhất, việc giải quyết này tôn trọng bản chất tài sản và bản chất nhân
thân của quan hệ thừa kế
1 Ở đây, chúng ta tôn trọng pháp luật nơi có di sản điều chỉnh quan hệ thừa
kế về bất động sản, điều đó có thể tránh được những phản ứng không tốt của nước có di sản là bất động sản cho những biện pháp ủy thác cũng như việc thừa nhận bản án của Tòa án Việt Nam đối với tài sản này
2 Áp dụng pháp luật của nước nơi có tài sản Chúng ta tôn trọng bản chất nhân thân của quan hệ thừa kế vì di sản là động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch, tức là pháp luật nhân thân của người để lại thừa kế
Thứ hai, việc quy định cách giải quyết này sẽ cho phép pháp luật Việt Nam
có nhiều cơ hội được áp dụng trong thực tế vì hiện nay nhiều người dân nước ta đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và khi chết để lại di sản ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam Mặt khác, do chiến tranh, một số người Việt Nam sang sống ở nước ngoài, có quốc tịch nước ngoài, nhất
là quốc tịch Mỹ và Pháp, và hiện nay về Việt Nam cư trú
3 Khi cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh di sản là động sản hay luật nước nơi có bất động sản thì pháp luật Việt Nam có nhiều cơ hội được áp dụng
Khi dùng tiêu chí dẫn chiếu đến quốc tịch một cá nhân là đôi khi chúng ta không xác định được quốc tịch của cá nhân này Trong trường hợp không xác định được quốc tịch thì pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế về động sản là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cứ trú cuối cùng và, trong trường hợp không xác định được quốc tịch cũng như nơi cư trú cuối cùng, pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật về động sản là pháp luật của Tòa
án Giải pháp luân phiên này cũng cho phép pháp luật nước ta có cơ hội được áp dụng thường xuyên
Trang 7b Nhược điểm.
Thứ nhất, giải pháp này dẫn đến phân chia di sản thành phần nhỏ và dẫn
đến việc áp dụng hai hay nhiều pháp luật vào một quan hệ thừa kế, nhất là khi người để lại thừa kế có di sản là bất động sản ở nhiều nước khác nhau Ví dụ, A
là công dân Việt Nam nhưng ra nước ngoài sinh sống nhiều năm, khi A chết, để lại rất nhiều tài sản là bất động sản ở Mỹ, Canada, và ở cả Việt Nam Trong trường hợp này áp dụng pháp luật nơi có tài sản nên việc phân chia di sản không người thừa kế của A sẽ liên quan đến cả 3 hệ thống pháp luật khác nhau là Việt Nam, Canada và ở cả Việt Nam
Thứ hai, giải pháp này buộc chúng ta phải phân biệt di sản là động sản và
bất động sản Bởi lẽ sẽ có hai hướng phân chia di sản không người thừa kế là chia bất động sản và chia động sản Ví dụ B có quốc tịch Nhật Bản sang sinh sống tại Việt Nam, B chết đi để lại một số lượng di sản lớn bao gồm các bất động sản tại Việt Nam và một số động sản khác, khi đó hai hệ thống pháp luật sẽ được áp dụng là pháp luật Việt Nam đối với di sản là bất động sản tại Việt Nam,
và pháp luật nước nơi công dân đó mang quốc tịch là Nhật Bản với các tài sản là động sản Hơn nữa sự khác nhau về khái niệm động sản và bất động sản trong pháp luật các nước dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật về xác định, định danh tài sản Sự vận dụng các hệ thống pháp luật khác nhau sẽ khá phức tạp đối với di sản thừa kế chỉ của một người Nên nhà áp dụng pháp luật cần phải nghiên cứu kỹ văn bản tại hệ thống pháp luật dẫn chiếu đến hay có liên quan để xác định
Trang 8C KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Di sản không người thừa kế là một vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm Mỗi quốc gia khác nhau có những quan điểm, quy định và cách giải quyết khác nhau cho vấn đề này Việt Nam có những quy định và cách giải quyết khá thống nhất với nhau thông qua hệ thống luật trong nước cũng như các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, hôn nhân – gia đình, và hình sự Sự thống nhất đó tạo điều kiện cho việc giải quyết vấn đề di sản không người thừa kế 1 cách thuận lợi, nhanh chóng Bên cạnh đó, những quy định của pháp luật về vấn đề di sản không người thừa kế còn có những bất cập, thiếu sót Hoàn thiện hệ thống pháp luật về “di sản không người thừa kế” là hoàn toàn cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đúng đối tượng hưởng thừa kế đối với khối tài sản không người thừa kế đó
Mặc dù cả nhóm đã cố gắng tìm hiểu song bài viết của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn
Trang 9MỤC LỤC.
Tran
g.
A Đặt vấn đề.
B Giải quyết vấn đề……… ……1
I Khái quát chung về khái niệm di sản không người……… 1 thừa kế trong tư pháp quốc tế Việt Nam
1 Di sản………1
2 Di sản không người thừa kế……… 1
3 Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với di sản không người
thừa kế trong Tư pháp Quốc tế Việt Nam………2
quyết……… 2
II Bình luận cách giải quyết vấn đề di sản không người
thừa kế theo Tư pháp quốc tế Việt Nam……… 3
1 Cách giải quyết vấn đề di sản không người thừa kế theo Tư pháp Quốc tế Việt Nam……… 3
2 Đánh giá việc giải quyết di sản không người thừa kế theo tư pháp quốc tế Việt Nam……… 5
C Kết thúc vấn đề.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội,
2007.
Trang 102 Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb ĐHQG, Hà
Nội, 2001.
3 Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb ĐHQG Thành phố Hồ
Chí Minh, 2006.
4 Bộ luật dân sự năm 2005.
5. Hoàng Tuấn Anh - Di sản không người thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành : Khoá luận tốt nghiệp / Hoàng Tuấn Anh; Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Hồng Hải
Hà Nội, 2010