1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DTM KCN Quang châu Viện Công nghệ môi trường Viện Hàn lâm KHCN VN

98 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng khu công nghiệp (KCN) Quang Châu được thực hiện đúng theo Luật Bảo Vệ Môi Trường, các nghị định của chính phủ về bảo vệ môi trường. Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện với các mục đích chính như sau: Phân tích, dự báo các tác động có lợi và có hại do hoạt động của dự án ảnh hưởng tới môi trường, đặc biệt là giai đoạn xây dựng cơ sở hạ . Đề xuất các chiến lược, biện pháp khả thi để hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng có hại tới môi trường khu vực nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Trang 1

CÔNG TY CỔ PHẦN KHU CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN – BẮC GIANG

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH CƠ SỞ

HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP QUANG CHÂU- BẮC GIANG

(Đã được chỉnh sửa bổ sung)

CHỦ ĐẦU TƯ CƠ QUAN TƯ VẤN

Công ty cổ phần KCN Viện khoa học và Công nghệ môi trường Sài Gòn – Bắc Giang

Trang 3

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT v

Chương I MỞ ĐẦU 1

I.1 Mục đích của báo cáo đánh giá tác động môi trường 1

I.2 Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường 1

I.3 Các tài liệu và số liệu làm căn cứ cho báo cáo 1

I.3.1 Các cơ sở pháp lý 1

I.3.2 Các cơ sở kỹ thuật 2

I.4 Phương pháp, tổ chức thực hiện xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường 3

I.4.1 Phương pháp luận 3

I.4.2 Tổ chức thực hiện 3

Chương II Mô tả sơ lược dự án và jhu vực thực hiện dự án 4

II.1 Tên dự án 4

II.2 Địa điểm và qui hoạch của dự án 4

II.2.1 Đặc điểm, vị trí và giới hạn khu đất của dự án 4

II.2.2 Phương án quy hoạch chi tiết 5

II.3 Phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN Quang Châu 7

II.3.1 Hệ thống giao thông 7

II.3.2 Hệ thống cấp nước và nhu cầu cung cấp nước 9

II.3.3 Hệ thống thoát nước 11

II.3.4 Hệ thống cung cấp, phân phối điện 12

II.4 Lựa chọn loại hình sản xuất trong KCN 13

II.5 Hình thức đầu tư 14

II.6 Khối lượng thi công xây dựng cơ sở hạ tầng và tiến độ thực hiện dự án 15

II.6.1 Khối lượng san nền 15

II.6.2 Khối lượng đường trong KCN 16

II.6.3 Khối lượng thi công hệ thống cấp nước 16

II.6.4 Hệ thống thoát nước mưa 16

II.6.5 Khối lượng thi công hệ thống thoát nước thải 17

II.7 Tiến độ thực hiện dự án 18

Chương III Hiện trạng kinh tế xã hội và chất lượng môi trường khu vực dự án 19

III.1 Điều kiện tự nhiên 19

III.1.1.Vị trí địa lý 19

Trang 4

III.1.3 Đặc điểm khí hậu của khu vực 19

III.1.4 Đặc điểm địa chất của khu vực 20

III.1.5 Đặc điểm điều kiện thủy văn 22

III.1.6 Đặc điểm tài nguyên sinh thái 22

III.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực 23

III.2.1 Cơ sở hạ tầng 23

III.2.2 Nguồn nhân lực 24

III.2.3 Tình hình xã hội 24

III.2.4 Các công trình văn hóa lịch sử 26

III.3 Hiện trạng môi trường khu vực xây dựng dự án khu công nghiệp Quang Châu - Bắc Giang 26

III.3.1 Chất lượng môi trường không khí xung quanh 27

III.3.2 Chất lượng nước của khu vực dự án 28

III.3.3 Chất lượng đất trong khu vực dự án 30

III.3.4 Tiếng ồn và vi khí hậu 31

Chương IV Đánh giá tác động của dự án đến môi trường 34

IV.1 Đánh giá mức độ phù hợp về mặt môi trường đối với phương án quy hoạch phát triển KCN Quang Châu 34

IV.1.1 Đánh giá các phương án lựa chọn địa điểm 34

IV.1.2 Đánh giá phân khu chức năng trong KCN Quang Châu 35

IV.1.3 Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý chất thải KCN 36

IV.2 Giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng cơ sở hạ tầng KCN 36

IV.2.1 Tác động đến môi trường vật lý 38

IV.2.2.Tác động đến môi trường nước 41

IV.2.3 Tác động đến môi trường đất 42

IV.2.4 Tác động đến môi trường sinh thái 44

IV.2.5.Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội 45

IV.2.6 Đánh giá rủi ro, sự cố 48

IV.3 Giai đoạn khu công nghiệp đi vào hoạt động 48

IV.3.1 Tác động đến môi trường nước 55

IV.3.2 Tác động đến môi trường không khí 56

IV.3.3 Chất thải rắn 58

IV.3.4 Các tác động khác của KCN tới môi trường 59

IV.4 Đánh giá diễn biến tổng hợp về môi trường khi thực hiện dự án 60

Trang 5

IV.4.2 Các vấn đề về ô nhiễm môi trường cần quan tâm giải quyết 61

Chương V Các biện pháp giảm thiểu và khống chế các tác động tiêu cực của dự án 65

V.1 Giai đoạn thiết kế quy hoạch phát triển tổng thể 65

V.2 Các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng dự án 66

V.2.1 Các nguyên tắc chính của kế hoạch đền bù, giải toả mặt bằng và tái định cư 66

V.2.2 Phương thức thực hiện 66

V.2.3 Trách nhiệm thực hiện 68

V.3 Các biện pháp giảm thiểu các tác dộng tiêu cực trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng hạ tầng cơ sở 68

V.3.1 Dò phá bom mìn tồn lưu trong lòng đất 68

V.3.2 Thu dọn và xử lý sinh khối thực vật 68

V.3.3 Thu gom và xử lý bùn bề mặt bóc tách 69

V.3.4.Kiểm soát vật liệu san nền 69

V.3.5 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ quá trình vận chuyển vật liệu san nền và thi công xây dựng 69

V.3.6 Các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường nước 72

V.3.7 Các biện pháp kiểm soát chất thải rắn 73

V.3.8 Giảm thiểu các vấn đề xã hội 74

V.3.9 Các biện pháp giảm thiểu khác 74

V.4 Các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn khai thác và vận hành 75

V.4.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí 75

V.4.2 Nguồn cấp nước cho KCN 76

V.4.3 Xử lý nước thải cho KCN Quang Châu 76

V.4.3.1 Hệ thống thoát nước 76

V.4.3.2 Giải pháp xử lý ô nhiễm do nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt cho KCN 76

V.4.4 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn, chất thải nguy hại 80 V.5 Vấn để chỗ ở của công nhân 82

V.6 Các biện pháp khống chế sự cố môi trường 82

V.6.1 Các biện pháp phòng chống cháy nổ 82

V.6.2 Phòng chống sét 82

Trang 6

V.6.4 Các biện pháp quản lý và khống chế ô nhiễm cho kho chứa nhiên

liệu 83

V.7 Diện tích cây xanh 83

V.8 Giảm thiểu các tác động đến môi trường văn hoá - xã hội 83

Chương VI Chương trình quản lý và quan trắc giám sát môi trường 85

VI.1 Chương trình quản lý môi trường 85

VI.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường 85

VI.2.1 Giám sát môi trường không khí 86

VI.2.2 Giám sát chất lượng môi trường nước 86

VI.2.3 Giám sát chất thải rắn 87

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 7

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 8

CHƯƠNG I

MỞ ĐẦU

I.1 Mục đích của báo cáo đánh giá tác động môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng khu công nghiệp(KCN) Quang Châu được thực hiện đúng theo Luật Bảo Vệ Môi Trường, các nghịđịnh của chính phủ về bảo vệ môi trường

Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện với các mục đích chínhnhư sau:

- Phân tích, dự báo các tác động có lợi và có hại do hoạt động của dự án ảnhhưởng tới môi trường, đặc biệt là giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng

- Đề xuất các chiến lược, biện pháp khả thi để hạn chế tới mức thấp nhất nhữngảnh hưởng có hại tới môi trường khu vực nhằm bảo vệ môi trường và phát triểnbền vững

I.2 Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Mô tả sơ lược dự án, nội dung và quy mô của dự án

- Điều tra, thu thập, khảo sát các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực dự án

- Khảo sát, đo đạc, lấy mẫu phân tích các thành phần môi trường tại khu vực dự án

- Dự báo, đánh giá tác động của dự án đến môi trường

- Đề xuất các phương án khả thi để khắc phục giảm thiểu tác động tiêu cực của dự

Trang 9

- Các Tiêu chuẩn môi trường do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

- Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12-5-2004 của Chính phủ về quy định xửphạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

- Quyết định số 62/2002/QĐ- BKHCNMT, ngày 09 tháng 08 năm 2002 của Bộtrưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Quy chế bảo

vệ môi trường khu công nghiệp

- Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế khu côngnghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

- Quyết định số 118/QĐ-UB ngày 28-8-2004 của UBND tỉnh Bắc Giang về việcphê duyệt định hướng qui hoạch chung dọc tuyến quốc lộ 1A mới đến năm 2020(đoạn từ cầu Như Nguyệt đến cụm công nghiệp Lạng Giang)

- Công văn số 491/CV-CT ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban nhân dân TỉnhBắc Giang về đề nghị bổ sung vào Quy hoạch các KCN

- Căn cứ thông báo số 451/TB-BGTVT ngày 31 tháng 08 năm 2005 về kết luậncủa Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quy hoạch các nút giao cắt với quốc lộ 1mới đoạn qua tỉnh Bắc Giang và Quy hoạch cảng Đồng Sơn – Quang Châu

- Văn bản số 2151/BXD-KTQH ngày 21/10/2005 của Bộ xây dựng về việc thỏathuận qui hoạch chi tiết khu công nghiệp Quang Châu tỉnh Bắc Giang

- Thông báo số 27/TB-CT ngày 13 tháng 07 năm 2005 của Phó Chủ Tịch tỉnh BắcGiang kết luận hội đồng thông qua Quy hoạch khu công nghiệp Quang Châu

- Quyết định 1673/TTg-CN ngày 31/10/2005 phê duyệt dự án thành lập KCNQuang Châu

I.3.2 Các cơ sở kỹ thuật

Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng KCN QuangChâu, báo cáo sử dụng các tài liệu sau làm cơ sở kỹ thuật:

- Thuyết minh qui hoạch chi tiết dự án KCN Quang Châu

- Các tài liệu thống kê về điều kiện địa lý, tự nhiên, khí tượng, tình hình kinh tế xãhội của địa điểm xây dựng khu công nghiệp trong giai đoạn hiện nay

- Các tài liệu về công nghệ xử lý và giảm thiểu chất ô nhiễm (nước, khí và chấtthải rắn) trong và ngoài nước

Trang 10

I.4 Phương pháp, tổ chức thực hiện xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường.

I.4.1 Phương pháp luận

Báo cáo ĐTM được thực hiện theo những phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê: nhằm thu thập và xử lý số liệu khí tượng, thuỷ văn, kinh

tế – xã hội tại khu vực dự án

- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm:

để xác định hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án

- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO: nhằm ước

tính tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động của dự án

- Phương pháp ma trận môi trường: nhằm đánh giá tổng hợp tác động của dự án.

- Phương pháp điều tra kinh tế - xã hội: được sử dụng trong quãng thời gian điều

tra ý kiến dân cư và các nhà quản lý liên quan đến dự án

I.4.2 Tổ chức thực hiện

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng KCN Quang Châuđược thực hiện với sự tư vấn của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường(INEST) - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Trang 11

Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang

Địa chỉ : KCN Quang Châu, huyện Việt Yên, Bắc Giang

Công ty cổ phần KCN Sài gòn - Bắc Giang được UBND tỉnh Bắc Giang cho phéplàm chủ đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng KCN Quang Châu với tổng diện tích 426 hatheo quyết định số 118/QĐ-UB ngày 28/09/2004

II.2 Địa điểm và qui hoạch của dự án

II.2.1 Đặc điểm, vị trí và giới hạn khu đất của dự án

Đất của dự án đầu tư xây dựng KCN Quang Châu nằm trên đất canh tác thuộc địaphận của các xã Quang Châu, Vân Trung, thị trấn Nếnh huyện Việt Yên, tỉnh BắcGiang, có diện tích 426 ha và được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp dẫy núi Nham Biền và khu đất dự kiến xây dựng khu dân cư đô thị

- Phía Nam giáp sông cầu và khu dân cư xã Quang Châu

- Phía Đông giáp sông Cầu, ruộng canh tác xã Vân Trung

- Phía Tây giáp quốc lộ 1A mới

Khu đất xây dựng dự án KCN Quang Châu hiện nay chưa có nhà máy nào xâydựng, toàn bộ là đất trồng lúa, có địa hình bằng phẳng Địa hình khu vực tương đốithấp hơn so với quốc lộ 1, độ cao trung bình từ +2,5m đến +3,5m bị phân cách bởicác bờ vùng, bờ thửa, hệ thống kênh mương và đường giao thông nội đồng, hướngthoát nước chính ra sông Cầu Đi qua phía tây KCN có đường quốc lộ 1A mới vàđường nối với quốc lộ 1A cũ

Vị trí của khu công nghiệp Quang Châu được thể hiện trong bản vẽ QH01 và QH02 phần phụ lục II.

Trang 12

II.2.2 Phương án quy hoạch chi tiết

KCN Quang Châu là KCN đa ngành, ưu tiên ngành công nghệ cao, chủ yếu là:

- Sản xuất, lắp ráp điện, điện tử, điện lạnh, cơ khí, lắp ráp thiết bị máy

- Chế biến nông sản thực phẩm sau thu hoạch

- Sản xuất đồ gia dụng cao cấp

- Sản xuất hàng tiêu dùng, bao bì, may mặc

- Ngành vật liệu xây dựng, nội thất cao cấp

Trong phương án quy hoạch chi tiết mặt bằng tổng thể KCN phân ra các phân khu

chức năng như sau: (xem sơ đồ QH05 và QH06 phụ lục II)

- Khu xây dựng nhà máy

- Khu trung tâm điều hành

- Khu xây dựng đầu mối kỹ thuật (xử lý chất thải, cấp điện, cấp nước)

- Khu cây xanh, mặt nước

Phân bố diện tích đất cho các khu chức năng được trình bày trong bảng II.1

Bảng II.1 Cơ cấu diện tích đất cho các phân khu chức năng của KCN Quang Châu

a Đất xây nhà máy công nghiệp

- Đất xây dựng nhà máy có tổng diện tích 275,69 ha chiếm 64,72% tổng diện tích;mật độ xây dựng nhà xưởng chiếm 45% - 50%

- Các phân khu cho các loại hình sản xuất cần sắp xếp sao cho không làm ảnhhưởng đến hoạt động của khu bên cạnh

Đất xây dựng nhà máy được phân khu chức năng cho từng loại hình công nghiệp,

cụ thể:

- Giai đoạn 1 (165,96 ha) gồm: khu A, B, C, D, E, F, G, H, I, O; diện tích các lôđất công nghiệp này từ 5,42 22,77 ha;

Trang 13

- Giai đoạn 2 (109,73 ha) gồm: khu K, L, M, N, P, Q, S; diện tích các lô đất côngnghiệp này từ 8,27 22,77 ha.

Việc quy hoạch này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ môi trường (xử lýnước thải, khí thải, thu gom chất thải rắn, ) của các Nhà máy trong KCN

b Đất xây dựng khu điều hành và công trình dịch vụ công cộng

- Đất xây dựng khu trung tâm điều hành và dịch vụ công nghiệp có tổng diện tích15,0 ha chiếm 3,52% tổng diện tích; mật độ xây dựng công trình chiếm 45%;tầng cao trung bình 3,5

- Khu trung tâm điều hành và dịch vụ công công được bố trí hai khu vực phù hợpvới tính chất chức năng của tùng công trình:

- Khu trung tâm điều hành và khối văn phòng làm việc có qui mô 10,21 ha được bốtrí gần đường QL 1 mới, đầu trục trung tâm KCN sẽ thuận lợi giao dịch, điều hành

và tạo không gian cảnh quan cho KCN Gồm: TT điều hành – ban quản lý KCN,văn phòng đại diện các doanh nghiệp, TT triển lãm giới thiệu sản phẩm KCN, khuthể thao…

- Khu dịch vụ công cộng KCN có diện tích 4,79 ha được bố trí đầu trục trung tâmđối diện khu điều hành, gắn kết với khu công viên cây xanh trung tậm KCN tạothành quần thể kiến trúc hài hoà Khu dịch vụ công cộng KCN gồm: hội trường,nhà văn hoá công đoàn, căng tin - ăn uống, y tế…

c Đất cây xanh tập trung – cây xanh cách ly

- Tổng diện tích đất cây xanh trong khu công nghiệp là 73,79 ha chiếm 17,32%.Trong đó cây xanh tập trung 8,47 ha; cây xanh cách ly 65,32 ha

- Bố trí cây xanh dọc hai bên đường nội bộ và trong khuôn viên các nhà máy xínghiệp

- Khu vực cây xanh cách ly được bố trí thành các vùng đệm xanh đảm bảo môitrường an toàn cho các khu vực xung quanh cũng như tạo cảnh quan sinh tháicho KCN

Trang 14

- Hệ thống giao thông được tổ chức theo mô hình lưới ô vuông phù hợp với tínhchất KCN cũng như địa hình hiện có Tổ chức hai trục chính mặt cắt 32m đảmbảo nối các khu chức năng trong và ngoài KCN tạo thành tổng thể thống nhất.Các tuyến đường KCN được thiết kế giao nhau khoảng 400 - 500 m, khai tháctối đa hiệu quả sử dụng 2 bên đường KCN.

- Tổ chức nút giao thông khác cốt và hệ thống đường gom là đầu mối liên kếtKCN với trục QL 1 Mới

e Đất công trình đầu mối và kho tàng

- Đất xây dựng công trình đầu mối trong khu công nghiệp có tổng diện tích là6,78 ha chiếm 1,59%

- Khu vực hạ trạm biến áp phục vụ KCN bố trí phía Bắc KCN gần lưới điện 220

KV đảm bảo thuận lợi cho việc đấu nối công trình trong và ngoài hàng rào Khuvực xây dựng trạm điện hạ thế 0,5 ha

- Xây dựng nhà máy xử lý nước KCN được đặt ở phía Nam KCN Khu vực xâydựng trạm cấp nước 1,0 ha

- Trạm xử lý nước thải nằm cuối trục trung tâm gần với khu vực kho tàng bến bãi,đặt ở vị trí này rất phù hợp với hệ thống thoát nước thải toàn KCN cũng nhưđảm bảo môi trường KCN Khu vực trạm xử lý nước thải có diện tích 5,28 ha

II.3 Phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN Quang Châu

II.3.1 Hệ thống giao thông

a Giao thông ngoại vi có liên quan

- Quốc lộ 1A với chiều rộng mặt đường 16m, lộ giới 30m, cách KCN khoảng01km về phía tây rất thuận tiện cho giao thông vận tải

- Quốc lộ 1 Mới: Với quy mô mặt cắt ngang đường hiện nay là 15,0 m; lộ giới dựkiến 120 mét và giáp KCN

- Đường gom khu công công nghiệp: với chiều dài khoảng 3 km; mặt cắt 22,5 mét(6m+10,5m+6m) được tổ chức từ lộ giới đường Quốc lộ 1 mới đến ranh giớikhu công nghiệp với chiều dài

- Điểm đấu nối KCN với Quốc lộ 1 mới: Tổ chức cổng đấu nối giữa KCN vớiQuốc lộ 1 Mới thông qua nút giao thông khác cốt giữa Quốc lộ 1 mới với trụctrung tâm KCN

Trang 15

- Sông Cầu có độ sâu về mùa cạn từ 2,5 - 5,0 m, cho phép xà lan có tải trọng

300-500 tấn đi lại quanh năm

b Giao thông nội bộ Khu công nghiệp

Qui hoạch mạng lưới giao thông nội bộ theo dạng ô vuông bàn cờ Tổ chức cáctuyến chính, tuyến phụ đảm bảo cho giao thông thuận lợi tới từng lô đất xây dựng.Phân cấp đường trong KCN như sau:

Đường trục chính trung tâm KCN

Công trình phục vụ giao thông

- Bến xe: Trong khu công nghiệp bố trí bến xe với quy mô 2 ha nằm ở phía cuối

khu công nghiệp

- Điểm đỗ xe: Với các nhà máy, các công trình dịch vụ yêu cầu phải bố trí quỹ đất

riêng để giải quyết nhu cầu đỗ xe Bố trí các điểm chính tại khu vực ở phía Bắc

và Nam khu công nghiệp, các điểm phụ kết hợp với chức năng là điểm quay xe

c Một số chỉ tiêu giao thông

Diện tích đất giao thông: Tổng diện tích đất: 54,74 ha chiếm 12,85%

- Đường giao thông KCN: 52,74ha

Mật độ đường giao thông

Trang 16

- Tổng chiều dài : 19,04 km.

Hệ thống đường được thể hiện trên bản vẽ QH09 phần phụ lục II.

II.3.2 Hệ thống cấp nước và nhu cầu cung cấp nước

a Nhu cầu cấp nước

- Cấp nước sinh hoạt công nhân: 45 - 60 lít/ người/ ngày đêm

- Cấp nước công trình dịch vụ công cộng, thương mại: 15 lít/người/ngày.đêm

- Nước ở các xưởng sản xuất tính với tiêu chuẩn 45 – 60 m3/ha

- Nước tưới cây, rửa đường với tiêu chuẩn: 15 m3/ha

Bảng II.2 Nhu cầu dùng nước

 Nhu cầu cấp nước giai đoạn 1 là: 10.103 m3/ngày.đêm

Nhu cầu dùng nước lớn nhất trong ngày: Qng= 10.103 x 1,25 ≈ 12.630 m3/ngđ

Lưu lượng giờ dùng nước lớn nhất: Qgiờ = (12.630 x 1,5)/24 ≈ 790 m3/h ≈ 220 l/s

 Nhu cầu cấp nước giai đoạn 2 là: 7.796 m3/ngày.đêm

 Tổng nhu cầu cấp nước giai đoạn định hình là Q = 17.900 m3/ngày.đêm

Làm tròn Q = 18.000 m3/ngày.đêm

Nhu cầu dùng nước lớn nhất trong ngày:

Qng= 18.000 x 1,25 = 22.500 m3/ngđLưu lượng giờ dùng nước lớn nhất:

Qgiờ = (22.500 x 1,5)/24 ≈ 1406 m3/h ≈ 400 l/s

Trang 17

- Ống cấp nước sử dụng ống gang dẻo đường kính từ D100 → D350 , ống cấpnước được đặt trên vỉa hè cách chỉ giới xây dựng 1m, độ sâu trung bình tính đếnđỉnh ống 1m.

- Cấp nước chữa cháy: Dọc theo các tuyến đường đặt các trụ cứu hoả D100 bán kínhphục vụ 150-200m để cấp nước cho xe cứu hoả khi có cháy với áp lực tại điểm bấtlợi nhất 10m Trụ chữa cháy dựng loại nổi theo tiêu chuẩn TCVN 6379 - 1998

- Hệ thống cấp nước chữa cháy được thiết kế theo kiểu áp lực thấp, áp lực tự docần thiết tại điểm cấp nước cứu hoả bất lợi nhất là 10m

- Hệ thống cấp nước chữa cháy được thiết kế theo kiểu áp lực thấp, áp lực tự docần thiết tại điểm cấp nước cứu hoả bất lợi nhất là 10m

- Các trụ chữa cháy D = 100 được bố trí tại các nút giao thông và dọc tuyến ốngvới cự ly trung bình 150m/l trụ

c Nguồn cung cấp nước

Để đảm bảo cung cấp nước cho khu vực dự kiến sử dụng 2 nguồn cấp nước chính:Khai thác nguồn nước ngầm tại chỗ và từ hệ thống nước sạch từ nhà máy cấp nướccủa công ty nước Bắc Giang (sẽ xây dựng theo dự án do chính phủ Hà Lan tài trợ).Hiện nay tại khu vực qui hoạch chưa có hệ thống cấp nước sạch

Sơ đồ cấp nước sản xuất và nước sinh hoạt của khu công nghiệp được thể hiện trên bản vẽ QH10 phần phụ lục II.

II.3.3 Hệ thống thoát nước

a Hệ thống thoát nước mưa

- Mạng lưới đường ống thoát nước mưa bố trí dọc các tuyến đường giao thôngxung quanh các lô đất, thiết kế san nền với chế độ tự chảy từ trong nền các lô đất

về hệ thống thoát nước xung quanh

- Nước mưa trên mặt chảy vào các ga thu nước rồi theo hệ thống cống thoát vềsông Cầu

Trang 18

- Hệ thống cống BTCT có D = 600  2000 mm được thiết kế trên nguyên tắc tựchảy Các tuyến cống được bố trí trên vỉa hè, Nước mưa trên mặt đường được thuqua vào hố thu qua các khe của tấm đan nắp gang đặt cạnh lề đường, khoảngcách giữa các hố thu nước đặt cách nhau từ 40 m → 50 m, từ các hố thu nướcmặt đường nước mưa được thu vào các tuyến cống chính trên trục trung tâm rồithu về miệng xả MX1, MX2 và MX3 phía đông KCN đổ ra sông Cầu.

- Độ sâu chôn ống điểm đầu tính đến đỉnh ống là 0,7 m

- Hố ga thu nước mưa được thiết kế BTCT đổ tại chỗ, nắp gang thu nước được chếtạo sắn theo thiết kế điển hình

- Giếng thăm nước mưa được thiết kế BTCT đổ tại chỗ, đậy nắp đan BTCT

b Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất:

Trạm xử lý nước bẩn nằm cuối trục trung tâm gần với khu vực kho tàng bến bãi, đặt

ở vị trí này rất phù hợp với hệ thống thoát nước thải toàn KCN cũng như đảm bảomôi trường KCN Khu vực trạm xử lý nước thải có diện tích 5,28 ha

Xử lý nước thải công nghiệp tại nguồn (xử lý sơ bộ): Các nhà máy có tính chất khácnhau nên thành phần nước thải cũng có tính chất hoá lý khác nhau Giải pháp xử lý

sơ bộ tại các nhà máy sản xuất trước khu chảy ra hệ thống nước thải chung sẽ giảmthiểu tối đa mức độ ô nhiểm nước thải gây ra cũng như tiết kiệm kinh phí cho quátrình xử lý tập trung

 Hệ thống thoát nước thải:

Xây dựng hệ thống cống riêng Khu vực nghiên cứu chia làm 2 lưu vực chính

- Lưu vực 1: Khu vực phía Bắc trục trung tâm, Nước bẩn khu vực tập trung về

trạm bơm T1, sau đó bơm về khu xử lý nước thải

- Lưu vực 2: Khu vực phía Nam Nước bẩn của khu vực đưa về trạm bơm T2 từ đóbơm chuyển tiếp về trạm T3 sau đó về trạm xử lý chung toàn khu CN

i Mạng lưới cống

- Dùng cống bê tông và bê tông cốt thép đặt trên vỉa hè tại các trục đường giaothông chính, đặt theo độ dốc đường nhưng phải đảm bảo độ dốc tối thiểu 1/D, độchôn sâu cống tối thiểu 0,7 m (tính từ đỉnh cống) Cống có đường kính D400

D1000mm

ii Trạm bơm: gồm 3 trạm

Trang 19

- Trạm T1: công suất: 2.900 m3/ngày, đặt tại phía Bắc trục trung tâm Trạm cónhiệm vụ đưa nước thải của lưu vực 1 đổ vào đường ống tự chảy Sau đó nướcthải được bơm về khu xử lý

- Trạm bơm T2: công suất: 4400 m3/ngày, trạm có nhiệm vụ đưa nước thải khu vựcphía Nam về trạm bơm T3

- Trạm bơm T3: công suất: 6000 m3/ngày, trạm có nhiệm vụ đưa nước thải từ trạmbơm T2 và khu vực phía Đông Nam về khu xử lý nước thải

iii Nước thải công nghiệp, được xử lý theo 2 bước

- Bước 1: Các cơ sở sản xuất tiến hành phân tích mẫu nước thải, phân loại Loại

nước thải có chất độc hại đặc trưng (không xử lý được bằng phương pháp sinhhọc), sẽ được xử lý sơ bộ ngay tại các nhà máy sao cho đạt tiêu chuẩn vệ sinhtrước khi đưa ra mạng thoát nước chung đưa về trạm xử lý nước thải KCN

- Bước 2: Sau khi xử lý cục bộ, nước thải đã có tính chất tương đối giống nhau được

tiếp tục làm sạch tại trạm xử lý của KCN Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩnTCVN 6984-2001 và TCVN 5945- 1995 đối với nguồn loại B, sẽ dẫn vào hồ điềuhòa của khu đô thị (Công ty làm chủ đầu tư) gần khu vực KCN Nước thải ra khỏi

hồ đạt tiêu chuẩn loại A sẽ chảy vào hệ thống thủy nông và được dẫn ra nguồn tiếpnhận là sông Cầu

Sơ đồ hệ thống thoát nước thải được trình bày trong bản vẽ QH12 phần phụ lục II.

Công suất trạm xử lý M 1 là 14.400m 3 /ngày.

II.3.4 Hệ thống cung cấp, phân phối điện

Theo dự báo tại khu công nghiệp Quang Châu sẽ bố trí các loại hình công nghiệp đangành: sản xuất đồ gia dụng, lắp ráp, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biếnnông sản thực phẩm, sản xuất phụ tùng - phụ kiện, sản xuất bao bì, sơn, dầu mỡ,hoá chất Chỉ tiêu cấp điện cho khu công nghiệp tham khảo các dự án đã được nhànước phê duyệt Cụ thể:

- Chỉ tiêu cấp điện công nghiệp trung bình: 300 KW/ha;

- Cấp điện công cộng – dịch vụ, công trình đầu mối KT: 100 - 150 KW/ha;

- Cây xanh – chiếu sáng đường giao thông: 5 – 15Kw/ha

Tổng phụ tải tính toán của khu công nghiệp trên thanh cái 22KV ở các giai đoạn:

- Đợt 1: 51.440 KW x 0,7  37.326 KW; Tương đương: 43.913KVA

- Đợt 2: 32.876 KW x 0,7  23.013KW; Tương đương: 27.074KVA

Trang 20

Phương án cấp điện cho KCN Quang Châu là xây dựng mới nguồn điện 110/22KVtại KCN, cấp điện trực tiếp cho các phụ tải Cụ thể sẽ xây dựng trạm 110KV QuangChâu: 110/22KV – 2x40MVA, điểm đấu đường dây 110KV là tuyến 10KV BắcGiang – Bắc Giang hiện có Dự kiến xây dựng mạch kép 110KV dài 1km về đầukhu công nghiệp.

- Lưới điện trung thế sử dụng điện áp 22 KV, có kết cấu mạch vòng bình thườngvận hành hở với dự phòng 100% Lưới điện 22KV sẽ được xây dựng tới tận hàngrào của các cơ sở công nghiệp, với cột điện LT - 12,5 m với dây dẫn là hợp kimbọc cách điện (AAAC) Tiết diện dây dẫn dự kiến 185mm2

- Các trạm biến áp lưới 22/0,4kV sử dụng loại trạm xây, trạm được đặt tại trungtâm phụ tải điện các khu vực Các trạm biến áp lưới và lưới điện hạ thế trong cácnhà máy sẽ do các khách hàng tự đầu tư xây dựng nhưng phải tuân thủ theo cácqui định của Ban quản lý Khu Công nghiệp và các quy chuẩn, quy phạm hiệnhành của ngành điện

- Lưới điện chiếu sáng KCN được thiết kế đi ngầm trên trục chính, được cấp điện từcác trạm biến áp chiếu sáng chuyên dùng Với các tuyến đường nhánh hoặc trụcphụ thì có thể đi cùng cột với lưới điện trung thế Các tuyến điện chiếu sáng riêngdùng cột điện sắt côn hoặc bát giác, với dây dẫn là cáp bọc XLPE, tiết diện dâytuyến trục chính 25mm2 Đèn sử dụng loại đèn thuỷ ngân cao áp ánh sáng trắng220V- 250W, kiểu chiếu sáng 1 bên hoặc 2 bên đường tuỳ theo mặt cắt đường

II.4 Lựa chọn loại hình sản xuất trong KCN

Nằm trong vùng ảnh hưởng trọng điểm kinh tế đồng bằng Bắc Bộ, Tỉnh Bắc Giang

đang có những nhu cầu cấp bách trong việc phát triển kinh tế - xã hội năng động vàtoàn diện, đặc biệt ưu tiên phát triển công nghiệp nhằm chuyển đổi các ngành kinh

tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá Chủ trương xây dựngKCN Quang Châu, tỉnh Bắc Giang là ưu tiên phát triển công nghiệp có công nghệcao chuyên về chế tạo sản xuất lắp ráp cơ khí, điện tử điên lạnh, hàng gia dụng caocấp, công nghiệp chế biến sau thu hoạch thu hút các dự án FDI lớn

Trên cơ sở đó, KCN Quang Châu sẽ là một khu công nghiệp tổng hợp, gồm các loạihình sản xuất các ngành hàng chủ yếu:

- Sản xuất, lắp ráp thiết bị điện, điện tử, cơ khí giao thông

- Chế biến nông sản thực phẩm

- Sản xuất thép và các sản phẩm từ thép

- Sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc

Các ngành công nghiệp lựa chọn vào KCN phải đảm bảo các yêu cầu:

Trang 21

- Thu hút nhiều lao động địa phương.

- Nguồn nguyên liệu: Sử dụng nguyên liệu trong nước đặc biệt là của địa phương

- Khả năng cạnh tranh: Có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và khuvực, cũng như Quốc tế

- Công nghệ: áp dụng công nghệ tiên tiến hoặc công nghệ mới

- Hiệu quả và cơ động: Có khả năng thích ứng với nhu cầu của thị trường, có khảnăng thay đổi dây chuyền công nghệ khi cần thiết

II.5 Hình thức đầu tư

Công ty cổ phần KCN Sài Gòn – Bắc Giang với tư cách là chủ đầu tư sẽ tổ chứcđầu tư xây dựng các hạng mục như san nền, đường, hệ thống điện chiếu sáng, hệthống thoát nước và xử lý nước thải, hàng rào, cây xanh thu hồi vốn thông qua thutiền cho thuê lại đất và các dịch vụ sử dụng hạ tầng khác trong KCN Tổng kinh phíđầu tư cho các hạng mục của dự án này được thể hiện trong bảng II.4

Nguồn vốn đầu tư gồm có vốn tự có của Công ty cổ phần xây dựng KCN Sài Gòn – Bắc Giang và vốn do nhà nước hỗ trợ một phần

Trang 22

Bảng II.3 Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN

B1 Chi phí xây dựng trực tiếp: 6.497

- Khu quản lý điều hành: 2.447

- Khu công cộng, cây xanh: 4.050

B2 Chi phí chuẩn bị: 721

B3 Chi phí thiết kế xây dựng: 2.580

Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng khu công nghiệp: 684.143Tỷ đồng

II.6 Khối lượng thi công xây dựng cơ sở hạ tầng và tiến độ thực hiện dự án

II.6.1 Khối lượng san nền

Trên cơ sở cao độ tự nhiên và cao độ thiết kế trong từng lô đất tính toán được khốilượng san lấp

đợt 1

Khối lượngđợt 2

Đơn giá(103đồng)

Tổng kinh phí(106 đồng)

Vật liệu đắp nền dùng cát đen khai thác và bơm hút từ sông Cầu Việc khai thác cátđen để san lấp nền Ban quản lý KCN sẽ hợp đồng với các công ty xây dựng, khôngthuộc phạm vi của báo cáo này

Trang 23

II.6.2 Khối lượng đường trong KCN

Bảng II.4 Thống kê khối lượng đường trong toàn khu công nghiệp

Tổng kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống giao thông là 148,28 tỷ đồng

II.6.3 Khối lượng thi công hệ thống cấp nước

Bảng II.5 Thống kê khối lượng thi công hệ thống cấp nước

II.6.4 Hệ thống thoát nước mưa

- Hệ thống cống BTCT có D = 600 ÷ 2000m được thiết kế theo nguyên tắc tựchảy

Nước mưa trên mặt đường thu gom bằng hệ thống hố gom (cách nhau 40 50m) bằng BTCT, nắp gang

Độ sâu nhỏ nhất là 0,70m

- Các tuyến rãnh đặt trong vỉa hè song song với đường ống thoát nước bẩn

- Có độ dốc rãnh tối thiểu i = 0,1%

Bảng II.6 Dự toán khối lượng thi công hệ thống thoát nước mưa

đợt1

Khối lượngđợt 2

Đơn giá(103đồng)

Tổng kinh phí(106 đồng)Cống, thoát nước

Trang 24

II.6.5 Khối lượng thi công hệ thống thoát nước thải

Số lượng vật liệu thi công hệ thống thoát nước thải trong toàn KCN được thống kê

ở bảng II.7

Bảng II.7 Thống kê vật liệu hệ thống thoát nước thải

II.7 Tiến độ thực hiện dự án

Theo kế hoạch, tiến độ thực hiện dự án được bắt đầu triển khai từ 2006 và hoàn

thành vào 2012 Dự án được thực hiện theo phương thức “cuốn chiếu”, Đồng thời

do hạn chế ban đầu về nguồn vốn hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước(trạm xử lý nước thải, ) trong những năm đầu chỉ xây dựng khối lượng nhất địnhnhằm đảm bảo có thể giao đất ngay cho các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất Tiến

độ thực hiện dự án được phân bổ theo khối lượng thi công trong bảng II.8

Bảng II.8 Bảng tiến độ đầu tư

Trang 25

(Chia tỷ lệ % khối lượng thi công theo năm)

thứ 0

Nămthứ 1

Nămthứ 2

Nămthứ 3

Nămthứ 4

Nămthứ 5

Nămthứ 6

Trang 26

10 km về phía Nam Phía Đông và Nam giáp sông Cầu; phía Tây giáp QL 1 mớigần QL1A và đường sắt Bắc Nam; Phía Bắc gần khu sinh thái núi Nham Biền Với

vị trị địa lý và không gian đẹp rất thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng KCN

Theo quy hoạch tổng thể, dự án xây dựng khu công nghiệp dự kiến được thực hiệntrên diện tích rộng 726 ha bao gồm các khu vực:

- Khu công nghiệp Quang Châu 426 ha

- Khu đô thị phục vụ công nhân và làng chuyên gia khoảng 200 ha

- Khu công viên sinh thái nghỉ dưỡng phục vụ công nhân KCN khoảng 100 ha

III.1.2 Đặc điểm địa hình

Khu vực nghiên cứu thiết kế xây dựng khu công nghiệp là khu ruộng canh tác hai

vụ lúa, có bề mặt bị phân cắt bởi hệ thống kênh mương tưới tiêu, các đường giaothông nội đồng, các bờ vùng, bờ thửa và các thùng, vũng Khu vực có độ cao tươngđối từ +2,5m đến +3,5m Hướng thoát nước chủ yếu ra sông Cầu

III.1.3 Đặc điểm khí hậu của khu vực.

Theo số liệu đo đạc của trạm khí tượng thủy văn Bắc Giang năm 2005 cho thấy khíhậu của khu vực thực hiện dự án có tính chất của một vùng khí hậu nhiệt đới ẩm vớicác thông số chính được thể hiện sau đây:

a Nhiệt độ không khí

Trang 27

- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối : 4,80C

b Độ ẩm tương đối của không khí

c Lượng mưa

d Gió:

Huyện Việt Yên nằm trong vùng áp lực gió II B, bị ảnh hưởng khá mạnh của bão,

W0 = 95 daN/m2

III.1.4 Đặc điểm địa chất của khu vực.

Theo báo cáo khảo sát địa chất công trình và địa chất thuỷ văn tại khu vực quihoạch thì huyện Việt Yên nằm trong khu vực khá ổn định về địa chất, với ví trí nằmtrong khu vực chấn động cấp 7 (thang MSK) với tần suất lặp lại B1≥ 0,0005 (vớichu kỳ 200 năm) Cấu trúc nền thiên nhiên và đặc tính địa chất công trình (Thứ tựcác lớp từ trên xuống) như sau (theo báo cáo khảo sát địa chất công trình của sở địachính tỉnh):

a Lớp 1: Đất lấp: là lớp đất ruộng, đắp bờ đường, bờ mương… phân bố rộng

khắp trên bề mặt địa hình, bề dáy trung bình khoảng 2,12 m Thành phần chủyếu là set, sạn, gạch đá, rác thải, mùn thực vật…

b Lớp 2: Bùn sét pha lẫn ít hữu cơ màu xám xanh, xám nâu: Lớp này có diện

phân bố rộng trong khu vực nghiên cứu, bề dày trung bình của lớp là 9,2m.Lớp có nguồn gốc trầm tích hỗn hợp sông – hồ - đầm lầy, tuổi Đệ tứ Khả năngchịu tải của lớp đất này yếu, giá trị SPT trung bình là N=2

Trang 28

c Lớp 3: Sét pha màu ghi xanh, phớt vàng, xám trắng, nâu đỏ – dẻo cứng đến

nửa cứng: Lớp đất này phân bố thành rải men rìa bồn trũng Chiều sâu phân bốmặt lớp từ 1,7m đến 11,8m Bề dày trung bình của lớp là 4,24m Thành phầncủa lớp này chủ yếu là sét bột, màu ghi xanh, phớt vàng, xám trắng, nâu đỏ, sắcloang lổ Lớp này có nguồn gốc sườn tích các vật liệu phong hoá trong điềukiện có dòng chảy, tuổi Đệ tứ Khả năng chịu tải của lớp đất này khá cao, giátrị SPT trung bình là N=13

d Lớp 4: Cát hạt nhỏ, mịn, xám xanh – chặt vừa

Lớp đất này phân bố trên diện rộng và không liên tục trong địa tầng khu vựcnghiên cứu Chiều sâu phân bố mặt lớp biến đổi từ 3,5m đến 16,8m; bề dàytrung bình của lớp là 6,18m Lớp đất này có nguồn gốc tạo thành là trầm tíchsông tuổi Đệ tứ Thành phần của lớp chủ yếu là cát thạch anh nhỏ, hạt mịn, lẫnbột sét màu xám xanh Khả năng chịu tải của lớp đất này khá cao, giá trị SPTtrung bình là N=16

e Lớp 5: Cát hạt trung đến thô lẫn dăm sạn, trạng thái chặt vừa – chặt:

Lớp đất phân bố rộng khắp trong khu vực khảo sát với chiều sâu bề mặt lớpdao động từ 9,5m đén 24m Bề dày trung bình lớp là 6,95m; thành phần chủyếu là cát hạt trung, hạt thô, dăm sạn lẫn sét bột đa màu sắc, đa khoáng Lớp cónguồn gốc lũ tích các vật liệu phong hoá của lớp đá mẹ là các đá trầm tích lụcnguyên Lớp đất này có khả năng chịu tải lớn, gía trị SPT trung bình là N=27

f Lớp 6: Sét màu xám đen dẻo mềm – dẻo chảy :

Lớp này phân bố không rộng, mặt lớp tương đối bằng phẳng dao động từ23,5m đến 26m Bề dày trung bình lớp là 29,25m ; thành phần chủ yếu là sétpha ít bột màu xám đen đôi chỗ lẫn ít hữu cơ, trạng thái dẻo mềm Lớp cónguồn gốc trầm tích hỗn hợp hồ - đầm lầy, tuổi Đệ tứ Khả năng chịu tải củalớp đất này kém, gía trị SPT trung bình là N=8,5

g Lớp 7: Đá trầm tích lục nguyên, phong hoá mạnh:

Đây là lớp đá mẹ được hình thành sâu trong lòng đất nhờ các lực kiến tạo của vỏtrái đất xảy ra ở thời kỳ tạo sơn Thành phần chủ yếu là tảng cuội, sỏi dăm, sạn,cát, bụi nhờ vào quá trình hình thành đá như: lực dính kết, xi măng gắn kết và cácđiều kiện địa chất khác mà tạo nên lớp đá này Lớp này có sức chịu tải rất tốt.Đánh giá chung theo báo cáo địa chất nền đất khu vực này là yếu nhưng đồng đều

ổn định cho các công trình xây dựng

Trang 29

III.1.5 Đặc điểm điều kiện thủy văn

a Nước mặt:

Khu vực khảo sát là ruộng trũng thường xuyên bị ngập nước Nguồn cung cấp nướcmặt chủ yếu là nước mưa và nước tưới Nước mặt thường xuyên tích đọng trên bềmặt khu vực khảo sát nên gây ra hiện tượng lầy, sụt Trong những nguồn nước mặtcủa địa phương thì sông Cầu đóng vai trò quan trọng

Lưu vực sông Cầu là một trong lưu vực sông lớn ở nước ta, có vị trí địa lý đặc biệt,

đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển KT - XH của cáctỉnh nằm trên lưu vực

Đây là lưu vực quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, có diện tích lưu vực

6030 km2, với chiều dài lưu vực trên 288 km, độ cao bình quân lưu vực 150 m, độdốc bình quân 16,1%, chiều rộng trung bình: 30,7km, mật độ lưới sông 0,95km/km2 và hệ số uốn khúc 2,02

Lưu vực sông Cầu có dòng chính sông Cầu với chiếu dài 288,5km bắt nguồn từ núiVạn On ở độ cao 1175m và đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại Trong lưu vực sôngCầu có tới 26 phụ lưu cấp I với tổng chiều dài 671km và 41 phụ lưu cấp II với tổngchiều dài 643km, đó là chưa kể hàng trăm km sông cấp III, IV và các sông suốingắn dưới 10km Lưu vực sông Cầu nằm trong vùng mưa lớn của Bắc Kạn và TháiNguyên Tổng lượng nước hàng năm đạt 4,200 km3 Sông Cầu được điều tiết bới hồNúi Cốc với dung tích hàng trăm triệu m3

Chế độ thuỷ văn của các sông trong lưu vực sông Cầu được chia thành 2 mùa: mùa

lũ và mùa kiệt Mùa lũ bắt đầu từ tháng VI đến tháng IX và chiếm 70-80% tổnglượng dòng chảy năm Mùa kiệt từ tháng X đến tháng V năm sau, chỉ chiếm 20-30% tổng lượng dòng chảy năm Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng trongnăm chênh lệch nhau tới 10 lần, mực nước cao và thấp nhất chênh nhau khá lớn, cóthể tới 5-6m

b Nước ngầm:

Qua các tài liệu khảo sát khoan thăm dò địa chất đánh giá mực nước ngầm tươngđối thấp chỉ để cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt dân cư Để sử dụng cho sản xuất khucông nghiệp sẽ kết hợp khai thác nước ngầm và một phần sử dụng nguồn nước cấp

từ hệ thống cấp nước sạch của công ty cấp nước Bắc Giang

III.1.6 Đặc điểm tài nguyên sinh thái

- Tài nguyên đất: Toàn huyện có diện tích đất nông nghiệp 1.150ha, chiếm 59%diện tích tự nhiên của huyện Chiếm 4,2% với diện tích 715ha dành cho lâm

Trang 30

nghiệp, điều đó cho thấy huyện có tài nguyên đất khá đa dạng phù hợp vớinhiều loại cây trồng như cây lương thực, công nghiệp…

- Tài nguyên nước: Huyện có hai nguồn nước khá dồi dào, trong đó hai xã VânTrung và Quang Châu đã xây dựng được hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, có đủkhả năng cung cấp nước phục vụ tưới tiêu trong vụ sản xuất (với nguồn nướcđược cung cấp từ hệ thống sông Cầu và ngòi Sim) và bơm tiêu úng vào mùamưa lũ Hệ thống cấp nước này hàng năm cung cấp nước tưới cho phần lớndiện tích sản xuất đất nông nghiệp của toàn huyện Ngoài ra huyện còn cókhoảng 500 ao hồ mặt nước phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống củanhân dân

- Tài nguyên khoáng sản: Nhìn chung huyện Việt Yên có nguồn tài nguyênkhoáng sản không phong phú lắm so với các địa phương khác trong tỉnh, nguồntái nguyên khoáng sản chủ yếu của huyện là đất sét sử dụng để làm gạch chịu lửa

- Hệ động thực vật: Khu vực dự án có hệ động thực vật khá phong phú, tại xãVân Trung có hệ sinh thái rừng khá phong phú tại khu vực núi Nham Biền baogồm nhiều loại các giống cây tự nhiên và cây trồng Đây là khu vực tập trungmột số loài chim, thú như cò, nhím, thỏ và các loài chim khác Ngoài ra khuvực còn có hệ bò sát với nhiều loài bò sát khu vực miền đồi núi và nhiều loạigiống vật được nuôi tại các gia đình (chó, mèo, bò, gà, lợn) và các loại câytrồng như chuối, cau…

- Cảnh quan khu vực: Phía Bắc là hệ thống dãy núi Nham Biền có độ cao tươngđối 171m; phía Nam là dòng sông Cầu rộng 200 mét có cảnh quan phong phútạo cho khu vực có thế đất xây dựng đẹp và hấp dẫn việc đầu tư xây dựng

III.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực

Huyện Việt Yên là một trong những huyện tập trung nhiều doanh nghiệp của Trungương, nước ngoài và của tỉnh với những ngành nghề sản xuất như vật liệu xây dựng,may, chế biến phân bón, giấy, bia Đặc biệt huyện là địa phương đầu tiên của tỉnh

có khu công nghiệp Ngoài ra huyện còn là địa phương có hai làng nghề truyềnthống nổi tiếng là mây tre đan Tăng Tiến và chế biến thực phẩm Làng Vân

III.2.1 Cơ sở hạ tầng

Theo báo cáo tổng kết tại đại hội Đảng bộ của huyện năm 2005, thì hiện nay huyện

có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh và đồng bộ so với các địa phương khác của tỉnh

- Mạng lưới cấp điện: tính đến năm 2003, mạng điện lưới quốc gia đã được đưa

về 100% số xã, thị trấn phục vụ cho 100% hộ gia đình của huyện

Trang 31

- Hệ thống cấp nước: Hiện nay đa phần dân cư trong huyện sử dụng nguồn nướcgiếng khoan, giếng đào còn một phần sử dụng nguồn nước từ các con suối vànước nước mưa ước tính trên toàn huyên có khoảng 26.374 giếng đào, 1.834giếng khoan và 2.653 bể nước mưa Hiện nay mới chỉ có khu vực trung tâmhuyện là có công trình cấp nước sạch sinh hoạt Còn hơn 2.267 hộ dùng cácnguồn nước tự nhiên Nhìn chung khoảng trên 80% dân cư trên địa bàn huyện cónước sinh hoạt hợp vệ sinh.

- Mạng lưới giao thông: toàn huyện có 328,7 km đường bộ, trong đó đường Quốc

lộ có 23km, tỉnh lộ 60km, huyện lộ 48 km và xã lộ 197km Ngoài ra còn cókhoảng 520km đường thôn, xóm xe cơ giới qua lại được Hàng năm huyện cứnghóa thêm mặt đường bằng bê tông nhựa và bê tông xi măng khoảng 15 - 20%,đường sắt chạy qua huyện dài 15km với ga Sen Hồ Tuyến đường sông chạy quahuyện có chiều dài 10 km rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa

Giao thông đường bộ:

- QL1A, QL1 Mới nối TP Hà Nội đến cửa khẩu Lạng Sơn

- QL 18A, QL 18 Mới nối sân bay Nội Bài đến cảng nước sâu Cái Lân

Đường sắt:

- Tuyến đường sắt Bắc Nam nối Vân Nam (Trung Quốc) - Hà Nội - TPHCM

- Tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh

Đường thuỷ:

- Cảng đường sông: sông Cầu và sông Thương

- Mạng lưới thông tin liên lạc: hiện tại, tất cả các xã đều có cơ sở bưu điện vănhóa xã tại khu trung tâm Như hộ gia đình ở các thôn xóm, bản, làng đã có điệnthoại Báo chí hàng ngày luôn được người đọc trong ngày

III.2.2 Nguồn nhân lực

Theo số liệu thống kê năm 2004, toàn huyện hiện có số dân khoảng 175.730 người.Trong đó số người ở độ tuổi lao động chiếm 47% với 82593 người Trong cơ cấulao động, có đến 90% dân số của huyện tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp

III.2.3 Tình hình xã hội

- Y tế và sức khỏe cộng đồng: Về y tế, tất cả số xã trong huyện đều có trạm y

tế với các bác sỹ, y sỹ có đủ khả năng cấp cứu tại chỗ và hoàn thành tốt côngtác chăm sóc sức khỏe và phòng chống các bệnh dịch trong cộng đồng

- Tình hình giáo dục và dân trí: Toàn bộ trẻ em trên địa bàn huyện đều được

đến trường từ mẫu giáo đến bậc phổ thông trung học

Trang 32

- Việc làm và thất nghiệp: Như trên đã trình bày, việc làm thu hút đa phần lao

động của huyện là sản xuất nông nghiệp (95%) với hai vụ sản xuất lúa chính,không trồng vụ đông Vì vậy, sau vụ sản xuất chính, có một lượng lớn lao độngkhông có việc làm Dẫn đến sự di cư tới những thành phố khác hay khu vựckhác của tỉnh Vì vậy, dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp Quang Châu sẽmang ý nghĩa kinh tế và xã hội to lớn huyện Nó mở ra cơ hội việc làm chomột lượng lớn lao động của địa phương, đặc biệt đối với những con em của cácgia đình bị thu hồi đất cho dự án Đó cũng là chủ trương ưu tiên của chủ đầu tư

từ khi tiến hành xây dựng quy hoạch dự án Dưới đây là tình hình phát triểnkinh tế xã hội của hai địa phương trong huyện, nơi dự án Khu công triển khai

a Xã Quang châu

Theo báo cáo tổng kết tại Đảng bộ xã Quang Châu nhiệm kỳ 2000 - 2005:

- Phát triển kinh tế: từ năm 2000 đến nay, xã liên tục hoàn thành xuất sắc với cácchỉ tiêu kế hoạch đề ra Mức bình quân lương thực đạt 609kg/người/năm.Ngoài ra xã còn phát triển được số lượng đàn vật nuôi với số lượng năm saucao hơn năm trước, và đang thực hiện sự chuyên đối cơ cấu sản xuất từ pháttriển cây lúa là chính sang nuôi trồng thủy sản tại những vùng đất cho năngsuất trồng lúa thấp

- Chất lượng đời sống của nhân dân trong xã: hiện nay toàn xã đã có hơn 1.150 xemáy các loại (55% số hộ trong xã), 76% số hộ có tivi, 31 máy làm đất, 11 máytuốt lúa liên hoàn và hơn 480 máy điện thoại cố định (đạt trung bình 4,5hộ/máy)

- Giáo dục và y tế: Đến nay xã đã hoàn thành chương trình phổ cập THCS theotiêu chuẩn bộ giáo dục đào tạo, các trường học của xã luôn đáp ứng được 2000học sinh theo học hàng năm với chương trình cải cách 2 buổi/ngày Về y tế,trạm y tế của xã luôn hoàn thành nhiệm vụ trong công tác chăm sóc sức khỏenhân dân, trong suốt 5 năm qua xã chưa để một dịch bệnh nào bùng phát Đếnnay trạm y tế của xã đã khám và chữa bệnh cho trên 10 nghìn lượt người

- Về an ninh quốc phòng: Thực hiện các chủ trường của chính quyền xã, côngtác bảo vệ trật tự trị an trong địa bàn xã luôn được chú trọng Bên cạnh lựclượng công an xã, chính quyền đã thu hút được sự tham gia đông đảo của quầnchúng nhân dân trong đấu tranh và phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội

b Xã Vân Trung

Theo báo cáo tổng kết tại đại hội Đảng bộ xã Vân Trung nhiệm kỳ 2000 – 2005:

- Phát triển kinh tế: trong năm qua, nền kinh tế của xã không ngừng được pháttriển trên cơ sở của việc tăng sản lượng cây lượng thực nhờ mạnh dạn trong việc

Trang 33

sử dụng các giống mới, đàn vật nuôi của xã cũng không ngừng tăng về số lượng,năm sau luôn cao hơn năm trước Ngoài ra chính quyền xã còn thực hiện tốt và

có hiệu quả chủ trường phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đến nay xã đã giao chodân nhân quản lý được 185 ha rừng, với các loại cây trồng chính là keo

- Giáo dục và y tế: Hiện tại trên địa bàm xã có 3 trường học (3 cấp học) luôn đạtthành tích tốt trong thi đua dạy tốt và học tốt, số học sinh giỏi các cấp năm sauluôn cao hơn năm trước (năm 2000 có 14 học sinh đạt giỏi cấp huyện, năm

2004 có đến 31 học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh Bên cạnh thành tích trong giáodục, công tác y tế luôn được chính quyền xã chú trọng Hiện nay trạm y tế của

xã có 1 bác sỹ, 4 y sỹ, trong 5 năm qua trạm y tế luôn hoàn thành tốt nhiệm vụtrăm sóc sức khỏe và công tác dân số kế hoạch hóa gia đình

- Công tác giữ gìn trật tự an ninh xã hội: Tình hình trật tự trị an trên địa bàn xãluôn được duy trì, trong xã không còn tình trạng khiếu kiện của nhân dân, mốiquan hệ tốt đẹp giữa bà con trong xã luôn được duy trì Tạo nên sự hòa hợp vàthống nhất trong toàn xã

III.2.4 Các công trình văn hóa lịch sử

Hầu hết tại mỗi xã của huyện đều có công trình văn hóa của làng, xã như đềnchùa…với những lễ hội riêng của từng làng, xã Tuy nhiên, nổi tiếng nhất là lễ hội

Bổ Đà được tổ chức vào các ngày 16, 17, 18 tháng hai âm lịch tại khu vực núi Bổ

Đà xã Tiên Sơn Nhìn chung, dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp Quang Châu Bắc Giang tại thị trấn Nếnh và hai xã Quang Châu và Vân Trung của huyện ViệtYên có nhiều điều kiện thuận lợi Có vị trí thuận lợi cho việc lưu thông với hệ thốnggiao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy

-Ngoài ra, dự án còn mang ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của địaphương Với ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tếcủa huyện Việt Yên nói riêng và của tỉnh nói chung Từ nền kinh tế nông nghiệpsang nền kinh tế phát triển dựa trên sự phát triển ngành công nghiệp là chính

III.3 Hiện trạng môi trường khu vực xây dựng dự án khu công nghiệp Quang Châu - Bắc Giang

Để có thể đánh giá được một cách tổng thể nhất chất lượng và diễn biến môi trườngcủa khu vực trước khi dự án chính thức được thực hiện, Viện Khoa học và Công nghệMôi trường (INEST) trường ĐHBK Hà Nội đã tiến hành hai đợt khảo sát, quan trắc

và lấy mẫu chất lượng môi trường tại khu vực vào các ngày 19/11/2005 và ngày4/12/2005 Các vị trí lấy mẫu thuộc các làng Quang Biểu, xã Quang Châu và thônTrung Đồng xã Vân Trung Đây là hai xã có diện tích đất nông nghiệp thuộc diện thu

Trang 34

hồi để xây dựng khu công nghiệp Kết quả phân tích chất lượng môi trường cụ thểtrong các bảng.

Vị trí đo đạc môi trường nền được thể hiện trên bản vẽ QH13 phần phụ lục II

III.3.1 Chất lượng môi trường không khí xung quanh

Kết quả đo đạc môi trường không khí được trình bày trong bảng III.1

Bảng III.1 Chất lượng môi trường không khí của khu vực dự án.

Ghi chú: Các mẫu khí tại khu vực dự án được ký hiệu từ K1 - K6, trong đó:

- K1: Tầng thượng nhà Ông Nguyễn Quang Cần, thôn Nam Ngạn, Quang Châu

(cạnh đường giao thông)

- K2: Nhà Ông Nguyễn Văn Thất, thôn núi Hiểu, xã Quang Châu

- K3: Cống tưới tiêu xã Quang Châu (gần đường Quốc lộ)

- K4: : Ngã tư lối rẽ vào khu công nghiệp và vào xã Vân Trung

- K5: Cống tưới tiêu Trung Đồng, xã Vân Trung (cạnh nhà bà Hoàng Thị Liễu)

- K6: Cổng nhà ông Nguyễn Tuấn Thuật, thôn Quang Biểu, xã Quang Châu

- TCVN 5937 -1995 tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh

Trang 35

Bảng III.2 Chất lượng môi trường không khí của khu vực dự án.

III.3.2 Chất lượng nước của khu vực dự án

Để đánh giá chất lượng và có cơ sở để tiến hành đánh giá ảnh hưởng hoạt động củakhu công nghiệp trong quá trình xây dựng và đi vào hoạt động Nhóm khảo sát củaViện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường đã tiến hành lấy một số mẫu nước ngầm(giếng khoan) của một số hộ gia đình, nước cấp của trạm y tế và nguồn nước mặt(nuôi cá và trồng lúa) thuộc hai xã Quang Châu và Vân Trung Kết quả phân tíchđược tính theo giá trị trung bình của các mẫu lấy trong các ngày 19/11 và 4/12 năm

2005 và được trình bày ở các bảng dưới đây

Bảng III.3 Kết quả chất lượng nước ngầm của khu vực dự án

- N1: Giếng khoan nhà ông Vũ Hữu Thông, thôn Nam Ngạn xã Quang Châu

- N2: Giếng khoan nhà ông Vũ Văn Kền, thôn Trung Đồng xã Vân Trung

Trang 36

TCVN 5944- 1995: Tiêu chuẩn Việt Nam đối giá trị tới hạn cho phép của các thông

số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm.

Theo kết quả phân tích trên, so với tiêu chuẩn thì hàm lượng các kim loại như Fe,

Mn cao hơn tiêu chuẩn nhiều lần (4- 6 lần đối với sắt, 8 lần đối với Mn) Nguồnnước này được dân địa phương xử lý một cách đơn giản bằng vật liệu xỉ than và cátvàng, sau đó sử dụng làm nước sinh hoạt Xử lý nước có chứa hàm lượng Fe, Mnlớn như vậy chỉ bằng phương pháp trên sẽ không đảm bảo được chất lượng Nên ítnhiều nó cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân

Bảng III.4 Chất lượng nước cấp của Trạm y tế xã Vân Trung

TCVN 5502 - 2003: Tiêu chuẩn Việt Nam đối với chất lượng nước cấp

Căn cứ kết quả trên, nhận thấy rằng chất lượng nước cấp sử mà trạm y tế xã VânTrung đang xử dụng không đạt tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt Đặc biệt là đốivới hàm lượng kim loại sắt và mangan (vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần) vì hệthống xử lý nước của xã được thiết kế không phù hợp Đều này có thể giải thích bởiđặc thù của phương pháp xử lý oxy hóa đối với sắt và mangan Không thể áp dụngcác ph ương pháp đơn giản kết hợp với quá trình lọc nhanh qua lớp cát để xử lýloại nước ngầm tại khu vực này

Trang 37

Bảng III.5 Chất lượng nguồn nước mặt nuôi trồng thủy sản và trồng lúa

- N1 : Nước mặt ao nuôi cá xã Quang Châu

- N2 : Nước mặt cống tưới tiêu xã Quang Châu

- N3 : Nước mặt sông Cầu

- N4 : Nước mặt cống tưới tiêu xã Vân Trung

TCVN 5942 - 1995 cột B: Tiêu chuẩn Việt Nam đối với nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt sử dụng cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

Căn cứ trên kết quả phân tích thu được ở trên, ta nhận thấy rằng giá trị của cácthông số cơ bản trong nước thấp hơn tiêu chuẩn nước được sử dụng cho mục đíchnuôi trồng thủy sản và nông nghiệp trừ COD có giá trị cao hơn Đặc biệt là đối vớinước mặt tại ao nuôi cá của xã Quang Châu (SS = 82 mg/l, COD = 53 mg/l) caohơn tiêu chuẩn cho phép Đều này có thể giải thích bởi đặc thù của các ao nuôi của

xã đều là các ao khép kín, không có sự trao đổi nước trong ao với bên ngoài

III.3.3 Chất lượng đất trong khu vực dự án

Kết quả quan trắc môi trường chất lượng đất của Công ty với một số thành phầnchính quan trọng được đưa trong bảng III.6

Bảng III.6 Kết quả chất lượng mẫu đất khu vực dự kiến xây dựng dự án

Trang 38

Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy độ mùn trong đất rất cao, hàm lượng các chấtdinh dưỡng N, C cao, riêng hàm lượng P thấp, hàm lượng các kim loại nặng Cd, Pbxấp xỉ bằng không, đất chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

III.3.4 Tiếng ồn và vi khí hậu

Do dự án chưa được thực hiện, nên các thông số vi khí hậu tại các điểm quan trắcđều cho thấy, các thông số như tiếng ồn đều rất thấp Do đây là các khu vực nôngthôn nhìn chung có thu nhập thấp nên các phương tiện tham gia giao thông như xemáy, ô tô rất ít Chủ yếu bà con đi lại bằng phương tiện xe đạp và đi bộ Ngay tạikhu vực giáp với đướng quốc lộ Kết quả đo chúng cho thấy mức độ ồn cũng rấtthấp, không chênh lệch so với các vị trí khác Điều này có thể được giải thích bằngmật độ giao thông trên quốc lộ không cao và do khoảng không hai bên đường giaothông lớn (cánh đồng) nên khả năng gây ra tiếng ồn cao đối với khu vực này khôngcao Kết quả đo tiếng ồn và các thông số vi khí hậu khu vực dự án ngày 19/11 và04/12/2005 được thể hiện trong bảng III.7 và III.8

Trang 39

Bảng III.7 Kết quả đo các thông số vi khí hậu & mức âm của khu vực dân xung quanh khu vực dự án

oC

Tốc độgió m/s

Độ ẩm

%

K1: Tầng thượng nhà ông Nguyễn Quang Cần, thôn Nam Ngạn, Quang Châu (cạnh đường giao thông)

- K2: Nhà ông Nguyễn Văn Thất, thôn núi Hiểu, xã Quang Châu

- K3: Cống tưới tiêu xã Quang Châu (gần đường Quốc lộ)

- K4: : Ngã tư lối rẽ vào khu công nghiệp và vào xã Vân Trung

- K5: Cống tưới tiêu thôn Trung Đồng, xã Vân Trung (cạnh nhà bà Hoàng Thị Liễu)

- K6: Cổng nhà ông Nguyễn Tuấn Thuật, thôn Quang Biểu, xã Quang Châu

Bảng III.8 Kết quả đo các thông số vi khí hậu & mức âm của khu vực dân xung quanh khu vực dự án

Trang 40

Ngày đo : 04/12/05

Nhiệtđộ

oC

Tốc độ gióm/s

Độ ẩm

%

Ngày đăng: 16/03/2019, 22:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Quang Châu, tỉnh Bắc Giang, tháng 11 năm 2005 Khác
[2]. Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao Khác
[3]. Thông báo số 451/TB-BGTVT ngày 31 tháng 08 năm 2005 về kết luận của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quy hoạch các nút giao cắt với quốc lộ 1 mới đoạn qua tỉnh Bắc Giang và Quy hoạch cảng Đồng Sơn – Quang Châu Khác
[4]. Quyết định số 118/QĐ-UB ngày 28-8-2004 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt định hướng qui hoạch chung dọc tuyến quốc lộ 1A mới đến năm 2020 Khác
[5]. Bộ khoa học và công nghệ môi trường. Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho các KCN. Hà Nội 2002 Khác
[6]. Viện khoa học và công nghệ môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà nội;Các Giáo trỡnh về công nghệ xử lý chất thải từ 1994 – 2004 Khác
[7]. Quyết định số 118/QĐ-UB ngày 28-8-2004 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt định hướng qui hoạch chung dọc tuyến quốc lộ 1A mới đến năm 2020 (đoạn từ cầu Như Nguyệt đến cụm công nghiệp Lạng Giang) Khác
[8]. Eugenia, I. Environmental Biotech and cleaner Bioprocesses. Veracruz, Mexico 2000 Khác
[9]. Mecalf and Eddy, Inc. Wastewater engineering treatment, Disposal and Reuse.3rd, 1991 Khác
[10]. Alexander P. E. 1993. Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, Part 1: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution. Word Health Organization, Geneva Khác
[11]. Noel de Nevers. Air pollution control engineering. McGraw – Hill, Inc.Singapore, 1995 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w