Nội dung tóm tắt của báo cáo: Để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai và phản ánh đúng với thực tế sử dụng, việc thành lập mới bản đồ địa chính chủ yếu bằng phương pháp toàn
Trang 1BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Trang 2Giáo viên hướng dẫn: ThS Bùi Văn Hải
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)
(Ký tên: ………)
- Tháng 07 năm 2010 -
Trang 3Cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông LâmTPHCM, đặc biệt là quý thầy
cô của khoa Quản lý Đất đai và Bất Động sản trong suốt thời gian qua đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý giá, để tôi có cơ sở định hướng cho mình khi thực hiện đề tài cũng như sẽ mang theo bên mình trong cuộc sống
Đồng thời tôi xin được phép nói lời cảm ơn sâu sắc đến các ban ngành, đoàn thể:
- Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bến Tre
-Công ty TNHH TM – DV Thuận Thiên
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc tiếp thu kiến thức, thu thập số liệu, tài liệu để thực hiện đề tài
Cuối cùng xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ và động viên của bạn bè lúc tôi gặp khó khăn
Một lần nữa, xin cho tôi được nói lên lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trường Nhân
Trang 4TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trường Nhân, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động
sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Đề tài: Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre
Giáo viên hướng dẫn: ThS Bùi Văn Hải, Khoa Quản lý Đất đai & Bất Động
sản Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai và phản ánh đúng với thực tế sử dụng, việc thành lập mới bản đồ địa chính chủ yếu bằng phương pháp toàn đạc khu vực đất nông nghiệp 1/5000, kết hợp với khu vực đất ở 1/2000 cho xã Thạnh Phong là rất cần thiết
Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình, phương pháp đo đạc thành lập bản đồ địa chính theo quy phạm mới nhất của BTNMT được ban hành ngày 10/11/2008 bằng việc ứng dụng các công nghệ mới trong đo đạc và xử lý số liệu đo bằng các phần mềm chuyên ngành
Đề tài thực hiện trong vòng 04 tháng với nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Xác định ranh giới hành chính xã
- Xây dựng hệ thống lưới khống chế đo vẽ (đường chuyền kinh vĩ cấp 1,2)
- Đo vẽ chi tiết các yếu tố nội dung bản đồ địa chính
- Biên tập BĐĐC và bảng thống kê tổng hợp diện tích các loại đất, tên chủ sử dụng
- Ứng dụng phần mềm MicrostationSE và Famis để biên tập thành lập bản đồ địa chính
Trang 5MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN I TỔNG QUAN 3
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
I.1.1 Cơ sở khoa học 3
1 Bản đồ địa chính 3
2 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính 7
3 Các yếu tố nội dung của bản đồ địa chính 7
I.1.2 Cơ sở pháp lý 8
I.1.3 Cơ sở thực tiễn 9
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 9
I.2.1 Đặc điểm tự nhiên 9
1 Vị trí địa lý 9
2 Đặc điểm địa hình 9
3 Thực phủ 9
4 Khí hậu 9
5 Thủy văn 9
I.2.2 Đặc điểm kinh tế - Xã hội 10
1 Đặc điểm và phân bố dân cư 10
2 Tình hình kinh tế xã hội của địa phương 10
3 Tình hình phát triển hạ tầng cơ sở 10
4 Tình hình an ninh chính trị, tật tự an toàn xã hội 10
I.2.3 Hiện trạng hồ sơ địa chính 10
1 Tư liệu về mạng lưới tọa độ, độ cao đã có 10
2 Tư liệu về bản đồ 10
3 Tư liệu về hồ sơ đăng ký địa chính 11
I.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 11
I.3.1 Nội dung nghiên cứu 11
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu 11
I.3.3 Phương tiện nghiên cứu 11
I.3.4 Quy trình thực hiện 16
PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
II.1 XÂY DỰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐO VẼ .19
II.1.1 Xác định ranh giới hành chánh xã 19
II.1.2 Giai đoạn khảo sát thiết kế 19
II.1.3 Giai đoạn thi công 20
1 Chọn điểm, chôn mốc, đóng cọc 20
2 Đo đạc đường chuyền kinh vĩ 20
II.1.4 Giai đoạn xử lý tính toán bình sai lưới khống chế đo vẽ 23
1 Công tác chuẩn bị 23
2 Tiến hành bình sai 25
II.1.5 Kết quả đạt được 27
II.1.6 Nhận xét 27
II.2.ĐO VẼ CHI TIẾT CÁC YẾU TỐ NỘI DUNG BẢN ĐỒ 27
Trang 6II.2.2 Nội dung đo vẽ chi tiết và độ chính xác 28
II.2.3 Tiến hành đo vẽ chi tiết 29
II.3 BIÊN VẼ VÀ BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 30
II.3.1 Trút số liệu đo, xử lý số liệu 30
II.3.2 Biên vẽ và biên tập bản đồ địa chính 32
1 Tạo file mới, nhập số liệu đo chi tiết và nối điểm 32
2 Cập nhật thông tin, in và dán bản vẽ đối soát 37
3 Sửa lỗi, tạo vùng 39
4 Ghép biên bản đồ 42
5 Phân mảnh tạo bản đồ địa chính 42
6 Gán thông tin địa chính ban đầu, sửa bảng nhãn thửa, vẽ nhãn thửa 44
7 Vẽ khung bản đồ địa chính 47
8 Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa 48
II.4 KIỂM TRA NGHIỆM THU VÀ GIAO NỘP SẢN PHẨM 49
II.4.1 Kiểm tra nghiệm thu 49
1 Phần ngoại nghiệp 49
2 Phần nội nghiệp 49
II.4.2 Giao nộp sản phẩm 50
II.5 NHẬN XÉT CHUNG 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
Trang 8DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Hướng đo bằng phương pháp đo đơn giản 22
Hình 2: Hướng đo bằng phương pháp đo toàn vòng 22
Hình 3: Hình biểu thị file số liệu còn lỗi 26
Hình 4: Sơ đồ lưới kinh vỹ 1 tuyến 1 ấp 4 26
Hình 5: File số liệu sau khi chuyển đổi thành file dạng *.asc 30
Hình 6: File số liệu đã được nhập và chỉnh sữa 31
Hình 7: Tạo file bản đồ mới 33
Hình 8: Lựa chọn Seed file cho khu đo 33
Hình 9: Cửa sổ giao diện phần mềm Famis 34
Hình 10: Nhập số liệu đo chi tiết 34
Hình 11: Hiển thị trị đo cho các điểm 35
Hình 12: Tạo mô tả trị đo cho các điểm 35
Hình 13: Nối điểm tự động theo số hiệu điểm 35
Hình 14: Chọn công cụ nối điểm bằng tay 36
Hình 15: Các chế độ trong hộp Place SmartLine 36
Hình 16: Giao hội cạnh vẽ các yếu tố nội dung bản đồ 37
Hình 17: Chọn các đối tượng dạng điểm 37
Hình 18: Các thửa đất dã được cập nhật thông tin 38
Hình 19: Vẽ fence để in đối soát bản đồ 38
Hình 20: Các fence của khu đo 39
Hình 21: Sửa lỗi bằng MR Clean 40
Hình 22: Thông báo lỗi khi sửa lỗi 40
Hình 23: Thanh công cụ sửa lỗi 41
Hình 24: Lỗi bắt chưa tới 41
Hình 25: Lỗi bắt quá 41
Hình 26: Tạo vùng cho bản đồ 42
Hình 27: Ghép biên bản đồ 42
Hình 28: Chia mảnh bản đồ 43
Hình 29: Sơ đồ phân mảnh xã Thạnh Phong 43
Hình 30: Đánh số thửa bản đồ 44
Hình 31:Gán dữ liệu từ nhãn 45
Hình 32: Sửa nhãn thửa 45
Hình 33: Sửa bảng nhãn thửa 46
Hình 34: Vẽ nhãn thửa 47
Hình 35: Khai báo thông số tạo khung bản đồ .47
Hình 36: Bản đồ địa chính sau khi đã vẽ khung 48
Hình 37: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất số 87 tờ bản đồ số 17 48
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Các yếu tố của lưới đường chuyền kinh vỹ cấp 1,2 20
Bảng 2: Cấu trúc dữ liệu dùng cho phần mềm bình sai Pronet2002 24
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1: Chức năng làm việc với Cơ sở dữ liệu trị đo 14
Sơ đồ 2: Chức năng làm việc với Cơ sở dữ liệu bản đồ 15
Sơ đồ 3: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phuơng pháp toàn đạc 16
Sơ đồ 4: Quy trình thành lập bản đồ địa chính xã Thạnh Phong 18
Sơ đồ 5: Các bước xử lý tính toán bình sai bằng phần mềm Pronet 25
Sơ đồ 6: Các bước thành lập BĐĐC bằng phần mềm Famis 32
Trang 10Ở nước ta, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng quỹ đất theo đúng mục đích Và một trong những tài liệu quan trọng phục vụ quá trình quản lý nguồn tài nguyên đất đai là bản đồ địa chính Thông qua bản
đồ địa chính, việc tra cứu, tìm kiếm, trao đổi, cập nhật cũng như giám sát, đặc biệt là giám sát biến động thông tin đất đai được nhanh chóng, thuận lợi và có sự thống nhất chung trên phạm vi toàn quốc
Trong những năm qua tỉnh Bến Tre có nhiều biến động về thửa đất Trong các năm trước đây, do điều kiện kinh phí khó khăn nên một số xã chưa được đầu tư đo vẽ bản đồ địa chính chính quy Công tác cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất chủ yếu đều dựa vào việc trích đo từng hộ và một phần là đo đạc bản đồ địa chính chính quy Các tài liệu này đáp ứng được phần nào nhu cầu của người
sử dụng đất song công tác quản lý Nhà nước về đất đai của các cấp gặp nhiều khó khăn do chưa có hệ thống bản đồ chính quy hoàn chỉnh
Để thống nhất quản lý tốt về đất đai đến từng địa phương trong cả nước, để thực hiện việc giao quyền cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, đảm bảo về quyền lợi
và nghĩa vụ của người sử dụng đất, cần phải có một hệ thống hồ sơ địa chính Trong
đó việc xây dựng bản đồ địa chính là công tác mũi nhọn đầu tiên cần thực hiện, là một trong những nhiệm vụ cấp bách của ngành địa chính
Bản đồ địa chính là một trong những tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính, được xây dựng theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, là cơ sở để giải quyết các mối quan hệ tự nhiên, kinh tế-xã hội và pháp lý đến từng thửa đất của từng chủ sử dụng đất Bản đồ địa chính là tài liệu cơ sở để thống nhất quản lý nhà nước về đất đai như giao đất, cho thuê đất, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai và các công tác khác
Đo đạc thành lập bản đồ địa chính là một trong những nhiệm vụ cấp hàng đầu của ngành địa chính nhằm thống nhất công tác quản lý Nhà nước về đất đai mà hiện nay là vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của người dân
Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển rất mạnh nên công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính, quản lý và lưu trữ thông tin tư liệu bản đồ địa chính đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, đáp ứng được các yêu cầu của ngành Nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin mà công tác quản lý của nhà nước đối với đất đai trở nên dễ dàng và thuận lợi
Trước những nhu cầu cấp bách trên, tỉnh Bến Tre chủ trương đo đạc lập bản đồ địa chính xã Thạnh Phong huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre
Được sự phân công của Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản - Trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi thực hiện đề tài: Đo đạc thành lập bản đồ
địa chính xã Thạnh Phong huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre
Trang 11Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong đo đạc bản đồ địa chính
Xác định ranh giới, vị trí, kích thước, hình thể, diện tích thửa đất của từng chủ
sử dụng đất, hiện trạng quỹ đất, diện tích các loại đất và phạm vi ranh giới hành chính các khu đo lên bản đồ địa chính
Được lập theo hệ toạ độ Nhà nước VN-2000, kinh tuyến trục 105O45’, múi chiếu 3O, tuân thủ đúng quy trình, quy phạm do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Đối tượng nghiên cứu
Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo đạc trực tiếp ngoài thực địa
Xây dựng các thông tin hình học và thuộc tính của bản đồ địa chính gồm ranh giới thửa đất, vị trí thửa đất, diện tích, loại đất, tên chủ sử dụng, số hiệu thửa và các thông tin về thửa đất
Trang 12PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1 Cơ sở khoa học
1 Bản đồ địa chính
a.Khái niệm:
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm
đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận
BĐĐC có những tác dụng rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như:
- Là tài liệu dùng để giao đất, thu hồi đất khi cần thiết
b Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
Hệ quy chiếu trắc địa
Sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quyết định số 83/200/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 và thông tư hướng dẫn số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20/6/2001 của Tổng Cục Địa Chính (nay là Bộ TN&MT) gồm:
- Ellipsoid WGS 84 có kích thước như sau:
- Sử dụng phép chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM
-Hệ tọa độ phẳng: hệ tọa độ vuông góc phẳng của các điểm lưới tọa độ nhà nước được tính toán trên múi chiếu UTM 30
Trang 13tỷ lệ cơ bản cho đo vẽ bản đồ địa chính ở mỗi đơn vị hành chính xã Tỷ lệ cơ bản đo
vẽ bản đồ địa chính quy định như sau:
1.Khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác: tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000 và 1:5000 Đối với khu vực đất sản xuất nông nghiệp mà phần lớn các thửa đất nhỏ, hẹp hoặc khu vực đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực đất đô thị, trong khu vực đất ở chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1:1000 hoặc 1:500 và phải được quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình
2.Khu vực đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng:
- Các thành phố lớn, các khu vực có các thửa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa theo quy hoạch, khu vực giá trị kinh tế sử dụng đất cao tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:200 hoặc 1:500
- Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế, văn hoá quan trọng tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:500 hoặc 1:1000
- Các khu dân cư nông thôn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:1000 hoặc 1:2000
3 Khu vực đất lâm nghiệp, đất trồng cây công nghiệp tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:5000 hoặc 1:10000
4 Khu vực đất chưa sử dụng: thường nằm xen kẽ giữa các loại đất trên nên được đo
vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ Khu vực đất đồi, núi, khu duyên hải có diện tích đất chưa sử dụng lớn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:10000
Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh và ghi tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gốc theo nguyên tắc sau:
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000
Dựa vào lưới kilômet (km) của hệ toạ độ mặt phẳng theo kinh tuyến trục cho từng tỉnh và xích đạo, chia thành các ô vuông Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6
x 6 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 Kích thước hữu ích của bản đồ
là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích là 3600 ha
Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn kilômet (km) của toạ độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn kilômet (km) của toạ độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ Trục toạ độ X tính từ xích đạo có giá trị X = 0 km, trục toạ độ Y có giá trị Y = 500km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000
Chia mảnh bản đồ 1:10000 thành 4 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thước thực tế
là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 Kích thước hữu ích của bản
đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích 900 ha
Trang 14bản đồ tỷ lệ 1:10000 nhưng không ghi số 10
Ranh giới tỉnh ( ví dụ) -Trục tọa độ X tính từ xích đạo (X=0)
-Trục tọa độ Y có giá trị 500 km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000
Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thước thực tế
1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 Kích thước hữu ích của bản đồ
là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 100 ha.Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 25 ha
Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông
Trang 15- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 6,25 ha
Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200
Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thước thực
tế 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 1,00 ha
Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ
lệ 1: 2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông Tên gọi của mảnh bản đồ: tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gốc là tên của đơn vị hành chính (Tỉnh - Huyện - Xã) đo vẽ bản đồ
Trang 162 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính
-Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa: phương pháp này chủ yếu là phương pháp toàn đạc điện tử Phương pháp này được ứng dụng để thành lập BĐĐC ở những khu vực đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất canh tác có mật độ, quy mô, kích thước nhỏ hoặc những khu vực địa hình có độ dốc trung bình lớn Đặc biệt, phương pháp này cũng rất thuận lợi cho vùng đồi núi, khi các phương pháp đo vẽ khác gặp khó khăn hoặc những nơi không có ảnh hàng không thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật để thành lập bản đồ
-Phương pháp kết hợp ảnh máy bay kết hợp với phương pháp đo vẽ thực địa thích hợp cho những vùng nông-lâm nghiệp, đất trống bằng phẳng
-Phương pháp đo định vị bằng công nghệ GPS
-Phương pháp biên tập, biên vẽ và đo bổ sung chi tiết từ cơ sở bản đồ nền địa chính hoặc bản đồ nền địa hình cùng tỷ lệ
3 Các yếu tố nội dung của bản đồ địa chính
Các yếu tố nội dung phải biểu thị trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1: 1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 bao gồm:
Điểm khống chế tọa độ và độ cao
Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế tọa độ và độ cao nhà nước, các điểm lưới địa chính, các điểm khống chế đo vẽ có mốc chọn ổn định, lâu dài, bền vững Các điểm này phải biểu thị chính xác trên bản đồ và theo ký hiệu quy ước
Các điểm này sẽ làm điểm khởi đầu về tọa độ và độ cao để phát triển các lưới
Ranh giới thửa đất
Thửa đất là yếu tố cơ bản của BĐĐC, có diện tích nhất định Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín hoặc dạng đường gấp khúc lực nết 0.15mm Thửa đất đều có chủ sử dụng để quản lý, mục đích sử dụng và diện tích Mỗi thửa đất được xác định bới vị trí, kích thước, chiều dài cạnh và diện tích của nó Trên thửa đất có thể là các công trình xây dựng, có thể là đất dùng để canh tác
Số thứ tự được đánh từ trái sang phải, từ trên xuống dưới từ thửa thứ nhất đến thửa cuối cùng trên một tờ bản đồ, không trùng lặp và không đánh nhảy cóc Đánh số bằng tay theo phương pháp truyền thống hoặc đánh tự động bằng phần mềm chuyên dụng
Khu dân cư
Phải thể hiện chính xác đường viền khu dân cư và các hộ dân theo đúng vị trí hình thể, kích thước và thể hiện rõ ràng, chính xác ranh giới từng thửa đất của từng chủ sử dụng Ngoài ra, còn thể hiện đầy đủ, chính xác các công trình kinh tế, xã hội, công trình công cộng, an ninh quốc phòng như: nhà máy, doanh trại quân đội, trường
Trang 17học, nhà văn hóa, hội trường thôn, trụ sở UBND các cấp… Khi đo vẽ khu dân cư phải chú ý biểu thị mối liên hệ giữa mạng lưới giao thông và hệ thống thủy văn trong khu dân cư với mạng lưới thủy văn và mạng lưới giao thông trong khu đo
Công trình xây dựng trên đất
Khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn thì trên từng thửa đất phải thể hiện chính xác ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở Các công trình xây dựng được xác định theo mép tường phía ngoài Trên vị trí công trình còn biểu thị tính chất công trình như gạch, bê-tông, nhà tạm
Hệ thống giao thông
Trên tất cả bản đồ cần thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ,đường trong phố, ngõ phố, đường làng…đo vẽ chính xác vị trí tâm đường, mặt đường, chỉ giới đường, các công trình cầu công trên đường và biểu thị tính chất đường Giới hạn thể hiện hệ thống giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn 0.5mm trên bản đồ phải vẽ 2 nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5mm thì vẽ một nét và ghi chú độ rộng Hệ thống giao thông chủ yếu trên địa bàn là tỉnh lộ 725 đi qua và hệ thống đường đất liên thôn
Mạng lưới thủy văn
Trên bản đồ phải thể hiện hệ thống sông ngòi, kênh mương, ao hồ Đo vẽ theo mức nước cao nhất hoặc mức nước tại thời điểm đo vẽ độ rộng kênh mương lớn hơn 0.5mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5mm thì vẽ một nét theo tim đường của nó Kênh mương, sông ngòi cần phải vẽ chính xác ghi chủ tên riêng và hướng nước chảy Khu vực đo vẽ thể hiện đầy đủ hình dáng suối Cam Ly chảy qua, và đường mép nước tại thời điểm đo vẽ Hệ thống ao hồ trong khu đo cũng được thể hiện đầy đủ
Địa vật quan trọng
Trên bản đồ cũng thể hiện các địa vật có ý nghĩa định hướng chủ yếu thuộc về các yếu tố KT-XH như: Đình, chùa, nhà thờ, tháp nước, đài tưởng nệm, trạm biến thế, các cột điện cao thế… phải ghi chú tên gọi của từng địa vật
Mốc giới quy hoạch
Tất cả các dự án đã được phê duyệt đều phải tiến hành đo vẽ cắm mốc giới và xác định đường chỉ giới trên bản đồ Biểu thị mốc giới, chỉ giới hành lang đê điều đường dây tải điện và các khu vực cấm khác
- Chỉ thị 364/CT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ
tướng Chính phủ về việc phân chia ranh giới hành chính các cấp
- Thông tư số 973/2001/TT.TC.ĐC ngày 20/6/2001 của Tổng cục địa chính hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN2000
- Luật đất đai 2003 được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003
Trang 18- Nghị định 181/2004/ NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai
- Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc ban hành quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:2000, 1:5000
và 1:10000
- Hợp đồng số 10/TTHĐ-BQLDAVLAP ngày 07/09/2009
- Phương án thi công gói thầu BT – T – 06 Đo đạc thành lập bản đồ địa chính,đăng ký đât đai, chuẩn bị hồ sơ cấp mới/cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính xã Thạnh Phong huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre
I.1.3 Cơ sở thực tiễn
- Phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quền sử dụng đất
- Giải quyết tranh chấp đất đai
- Giúp cho các cấp quản lý chặc chẽ quỹ đất của địa phương, góp phần ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, mua bán, sang nhượng đất đai trái phép, ổn định tình hình đất đai tại địa phương
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.2.1 Đặc điểm tự nhiên
1 Vị trí địa lý
Nằm ở phía Nam của huyện Thạnh Phú cách thị trấn Thạnh Phú 25Km theo quốc lộ 57
-Phía Đông giáp Biển Đông
-Phía Tây giáp xã Giao Thạnh và xã Thạnh Hải
-Phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh bằng sông Cổ Chiên
-Phía Bắc giáp xã Thạnh Hải
2 Đặc điểm địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc < 1% và độ cao thay đổi từ 0.6 đến 1.5m Chất đất theo kết quả điều tra của chương trình 60.B và theo hệ thống phân loại của FAO/UNESCO, chất đất chủ yếu là cát pha
3 Thực phủ
Thực phủ chủ yếu là dừa, màu, cây ăn quả xen lẫn vườn tạp, ruộng lúa( một vụ nuôi tôm và một vụ trồng lúa) gồm những cánh đồng bằng phẳng xen kẻ với những giồng cát và những khu rừng ngập mặn
Ở ven biển ven sông là những dãy rừng ráng, chà là, dừa nước, bần, mắm, vẹt,
4 Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển nên có số giờ nắng và độ thoát hơi nước tương đối lớn Nhiệt độ trong vùng cao, ổn định Hàng năm khí hậu chia làm hai mùa rỏ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Lượng mưa trong năm phân bố tập trung cao nhất vào tháng 8-10, kết hợp với chế độ triều cường trên sông thường gây ra tình trạng ngập úng ở một số nơi có địa hình thấp trũng
5 Thủy văn
Trang 19Khu vưc huyện Thạnh Phú kênh rạch tương đối nhiều và có nhiều bến đổ cho các loại ghe thuyền đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân trong vùng, giao thông đường thủy tương đối thuận lợi Các con rạch kênh và sông lớn Cổ Chiên tạo thành mạng lưới sông rạch chằng chịt trong khu đo, đây là nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn đến sự di chuyển của các bộ phận ngoại nghiệp
I.2.2 Đặc điểm kinh tế - Xã hội
1 Đặc điểm và phân bố dân cư
Dân cư tập trung chủ yếu ở tuyến quóc lộ 57, các đường lộ trên những giòng cát Ngành nghề chủ yếu của địa phương là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
2 Tình hình kinh tế xã hội của địa phương
Trong thời gian qua được phát triển tốt nhờ ứng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thay đổi cây trồng và vật nuôi, nhất là nuôi trồng thủy hải sản đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Điều quan trọng là công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được tỉnh quan tâm đẩy mạnh nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu để đầu tư
3 Tình hình phát triển hạ tầng cơ sở
Giao thông chủ yếu là đường thủy và đường bộ, trong đó vận tải bằng đường
thủy tương đối thuận tiện
Hệ thống đường giao thông nông thôn, liên ấp,liên xã, các nhánh xuất phát từ quốc lộ 57 chạy vào trung tâm xã được bê tông hóa
Trong khu đo không có nhà máy lớn của huyện và tỉnh chỉ có một Công ty tôm, một trại sản xuất tôm giống và một lâm trường trồng rừng phòng hộ của huyện
4 Tình hình an ninh chính trị, tật tự an toàn xã hội
Tình hình an ninh chính trị, tật tự an toàn xã hội trong khu đo tương đối ổn định, dân cư thuần nhất là người kinh, không có người dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân gốc tại địa phương, đời sống kinh tế ổn định, trật tự trị an tốt, nhân dân tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
I.2.3 Hiện trạng hồ sơ địa chính
1 Tư liệu về mạng lưới tọa độ, độ cao đã có
Trong khu vực hiện có lưới địa chính cơ sở do Tổng cục địa chính thi công năm
1998 Theo kết quả khảo sát hiện còn 02 mốc tọa độ khống chế cơ sở có số hiệu
682423, 682424 còn tốt, độ chính xác đảm bảo cho việc thiết kế lưới đo nối lưới địa chính
2 Tư liệu về bản đồ
Bản đồ giải thửa được thành lập theo chỉ thị 299/TTg, tỷ lệ xấp xỉ 1: 5000 Không có tọa độ được can và chỉnh lý từ ảnh máy bay Tuy nhiên hiện nay đã được Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bến Tre số hóa để làm cơ sở theo dõi việc CGCNQSDĐ cho các chủ sử dụng, nhưng đã lạc hậu so với hiện trạng do không cập nhật chỉnh lý biến động
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 10000 lưới chiếu GAUSS kinh tuyến trung ương
105000’00” khoảng cao điều cơ bản 1m Hệ tọa độ nhà nước 1972 (HN-72) do cục Đo
Trang 20đạc và Bản đồ Nhà nước xuất bản 1992 Dùng để thiết kế lưới địa chính, lưới khống chế đo vẽ và cắt dán ghi chú điểm Địa chính
Bản đồ địa giới hành chính được thực hiện trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25000 lưới chiếu GAUSS Bản đồ này hiện được lưu ở 3 cấp là xã, huyện và tỉnh
3 Tư liệu về hồ sơ đăng ký địa chính
Tại mỗi xã sổ sách địa chính gồm: sổ mục kê, sổ địa chính, sổ CGCNQSDĐ được lập từ năm 1990 đến 1997 lập bằng thủ công thiếu rất nhiều thông tin liên quan đến thửa đất (chỉ để tham khảo)
I.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
I.3.1 Nội dung nghiên cứu
Dựng hệ thống lưới khống chế đo vẽ cấp 1, cấp 2
Bình sai lưới
Đo vẽ chi tiết các yếu tố nội dung bản đồ địa chính
Biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm chuyên dụng
Kiểm tra, nghiệm thu và đánh giá chất lượng bản đồ
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu về qui trình
qui phạm, nghiên cứu tài liệu lien quan đo đạc
2 Phương pháp toàn đạc: sử dụng các máy toàn đạc điện tử để xác định đồng thời vị trí mặt bằng của các điểm địa hình, địa vật trên mặt đất tại khu vực Đặt máy toàn đạc ở các điểm trạm đo như điểm khống chế địa chính, điểm khống chế đo vẽ, điểm tăng dày trạm đo tiến hành xác định các tọa độ điểm mia, khoảng cách bằng phương pháp tọa độ cực
3 Phương pháp bản đồ: Đây là phương pháp thể hiện kết quả nghiên cứu, nội dung nghiên cứu trên không gian đồ họa với cơ sở toán học thống nhất Đây là phương pháp không thể thiếu trong việc xây dựng bản đồ
4 Phương pháp phân tích thống kê: thu thập các báo cáo thống kê về đất đai, số liệu thu thập trong quá trình đo vẽ…từ đó xử lý, tổng hợp các số liệu liên quan đến công tác thành lập bản đồ
5 Phương pháp điều tra thực địa: tiến hành công tác xây dựng lưới địa chính, lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ các nội dung của bản đồ địa chính nhằm thu thập được số liệu chính xác về bề mặt khu đo để chuyển lên mặt phẳng bản đồ
6 Phương pháp chuyên gia: thường xuyên liên hệ, tham khảo ý kiến các chuyên gia để thu thập chuyên gia để thu thập thông tin và kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu
7 Phương pháp toán học: sử dụng các công thức toán học để bình sai tính toán
I.3.3 Phương tiện nghiên cứu
Sử dụng máy toàn đạc điện tử SOKKIA SET 520, thước thép, la bàn, bộ đàm để thu thập số liệu đo Các loại máy móc thiết bị này đã được kiểm nghiệm và hiệu chỉnh đảm bảo độ chính xác trước khi đưa vào sử dụng
Các thông số kỹ thuật của máy toàn đạc điện tử:
+Độ chính xác đo góc: 5”
Trang 21+ Phần mềm Pronet có ưu điểm là tốc độ xử lý nhanh, bình sai các mạng lưới phức tạp, kết quả chính xác, được cài đặt trên môi trường của hệ điều hành Window,
có giao diện bằng tiếng Việt
+ Phần mềm có các chức năng chính sau:
- Các thao tác với tập tin số liệu
- Bình sai lưới mặt bằng
- Bình sai lưới độ cao
- Ước tính độ chính xác lưới mặt bằng, độ cao
- Tính tọa độ, xuất đồ hình lưới ra tập tin DXF
+ Cấu trúc tệp dữ liệu bình sai lưới mặt bằng:
Bình sai lưới mặt bằng chỉ cần một tệp dữ liệu, các tệp dữ liệu trong bình sai lưới
mặt bằng được đặt tên bất kỳ *.DAT hoặc *.SL Sau quá trình tính khái lược và bình
sai chương trình sẽ tạo ra thêm 4 tệp mới đó là:
*.ERR: đây là tập tin báo lỗi chính tả Trong qúa trình nhập dữ liệu nếu vào sai
khuôn dạng dữ liệu thì PRONET sẽ báo lỗi chính xác đến từng dòng cho ta sửa một cách dễ dàng
*.XY: đây là tập tin tọa độ khái lược để phục vụ bình sai
*.KL: đây là tập tin kết quả tính khái lược Trước lúc bình sai PRONET thực hiện
kiểm tra sơ bộ kết qủa đo để phát hiện sai số thô do vào số liệu hoặc chỉ ra các tuyến
đo sai để tiến hành đo lại PRONET có thể dự báo được các tuyến, các góc sai bao nhiêu độ, bao nhiêu phút hoặc bao nhiêu mét
*.BS: đây là tập tin kết quả bình sai
b Phần mềm MicroStation: là phần mềm đồ họa trợ giúp thiết kế Nó có khả
năng xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh, phù hợp với hệ thống quản lý dữ liệu lớn, có thể thành lập bản đồ từ các nguồn
dữ liệu và các thiệt bị đo khác nhau MicroStation có thể biên tập bản đồ theo nhiều hệ thống tọa độ khác nhau Ngoài ra, nó còn cho phép người sử dụng tự thiết kế các kí
Trang 22đồ được coi là khó sử dụng đối với một số phần mềm khác lại được giải quyết dễ dàng trong Microstation
Microstation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như Geovec, IrasB, MSC, Mrfclean, Mrfflag chạy trên đó
Microstation có thể tạo các file dữ liệu của bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file chuẩn gọi là seed file được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản
đồ, hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các file bản đồ
Phần mềm Famis2007 (theo nghị định 181 và thông tư 09 tháng 10 năm 2007 của Bộ TNMT)
Famis là phần mềm “Tích hợp đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính”(Field work And Cadastral Mapping Intregarted Software – FAMIS) là phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm chuẩn thóng nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính
Phần mềm Famis có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ đại chính số, phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp đến hoàn chỉnh 1 hệ thống bản đồ địa chính số Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành lập một cơ sở dữ liệu về bản đồ và
hồ sơ địa chính thống nhất Famis chạy trên nền đồ họa của MicroStation Famis có hai chức năng là:
Trang 23Sơ đồ 1: Chức năng làm việc với Cơ sở dữ liệu trị đo
RA KHỎI
XỬ LÝ TÍNH TOÁN
NHẬP SỐ LIỆU HIỂN THỊ
QUẢN LÝ KHU ĐO
TẠO MỚI KHU ĐO
MỠ MỘT KHU ĐO ĐÃ CÓ
MỠ CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỊ ĐO KẾT NỐI CƠ SỠ DỮ LIỆU
RA KHỎI
CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỊ ĐO
TẠO MÔ TẢ TRỊ ĐO
HIỂN THỊ TRỊ ĐO HIỂN THỊ BẢNG CODE
SỬA CHỬA TRỊ ĐO
NHẬP IMPORT XUẤT EXPORT
IN ẤN XÓA TRỊ ĐO BẢNG SỐ LIỆU TRỊ ĐO
GIAO HỘI NGHỊCH
XỬ LÝ CODE GIAO HỘI THUẬN
VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
VẼ HÌNH BÌNH HÀNH CHIA THỬA
Trang 24Sơ đồ 2: Chức năng làm việc với Cơ sở dữ liệu bản đồ
Quản lý bản đồ
Hiển thị bản đồ Tạo mới một bản đồ
Kết nối cơ sở dữ liệu
Tự động tìm, sữa lỗi Sữa lỗi Xóa Topology
Kiểm tra thửa nhỏ
Gán thông tin địa chính
ban đầu
Sửa bảng nhãn thửa
Gán dữ liệu từ nhãn Sửa nhãn thửa
Xử lí bản đồ
Vẽ nhãn thửa Tạo bản đồ chủ đề Nắn bản đồ
Ra khỏi FAMIS
Liên kết với CSDL HSĐC
Cơ sở dữ liệu bản đồ
Trang 25I.3.4 Quy trình thực hiện
Quy trình đo vẽ thành lập BĐĐC bằng phương pháp toàn đạc của Bộ Tài nguyên
và Môi trường có thể được tóm tắt với các nội dung chính theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phuơng pháp toàn đạc
Công tác chuẩn bị ( số liệu, tài liệu bản đồ )
Kiểm tra chất lượng đo vẽ chi
tiết ngoài trời
Đo vẽ chi tiết
Khảo sát, thiết kế kỹ thuật
Kiểm tra phần công việc nội nghiệp
Nghiệm thu và đánh giá thành quả
Trang 261 Giai đoạn chuẩn bị:
- Thu thập số liệu, tài liệu bản đồ, nghiên cứu quy trình quy phạm các văn bản pháp lý, điều tra tình hình cơ bản khu đo
- Kiểm tra, kiểm nghiệm máy móc, thiết bị và nguồn nhân lực
2 Giai đoạn thiết kế:
- Thiết kế sơ bộ, khảo sát thực địa, đánh giá tình hình khu đo, khả năng bố trí và
sử dụng lưới…
- Thiết kế kỹ thuật chi tiết, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật và trình duyệt
3 Giai đoạn thi công:
- Xác định khu vực thành lập bản đồ;
- Thành lập lưới địa chính, lưới khống chế đo vẽ;
- Xác định địa giới hành chính các cấp theo hồ sơ địa giới hành chính, đối chiếu thực địa và lập biên bản xác nhận địa giới hành chính giữa xã Hàm Thắng với các xã tiếp giáp;
- Xác định nội dung đo vẽ, ranh giới sử dụng đất, loại đất và chủ sử dụng;
- Thành lập lưới trạm đo, đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ Nhập số liệu, vẽ bản đồ, đánh số thửa tạm, tính diện tích Kiểm tra diện tích theo mảnh bản đồ;
- Kiểm tra, sửa chữa và hoàn chỉnh bản đồ địa chính gốc;
- Hoàn chỉnh các tài liệu, kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa chính gốc;
- Biên tập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, đánh số thửa chính thức Xuất hồ sơ kỹ thuật thửa đất, Xuất bảng biểu thống kê, tổng hợp số liệu
Trang 27* Dựa vào quy trình trên và qua khảo sát thực địa, bản đồ địa chính xã Thạnh Phong được thành lập theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Quy trình thành lập bản đồ địa chính xã Thạnh Phong
Khảo sát, chuẩn bị tài liệu dụng cụ đo đạc
Xây dựng lưới địa chính, lưới khống chế đo vẽ các
cấp, kiểm tra lưới
Đi hiệp thương, xác định ranh giới thửa đất cùng
Giao nộp sản phẩm đo đạc bản đồ
Trang 28PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 XÂY DỰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐO VẼ
II.1.1 Xác định ranh giới hành chánh xã
Ranh giới, mốc giới hành chính cấp xã phải xác định tại thực địa trên cơ sở tài liệu trong hồ sơ địa giới hành chính đã được thành lập theo chỉ thị 364/TTg của Thủ tướng Chính phủ Trong quá trình đo vẽ, nếu có thay đổi ranh giới hành chính thì phải theo ranh giới hành chính mới Hồ sơ và thực tế có gì mâu thuẫn với nhau thì phải lập biên bản (có xác nhận của chính quyền sở tại) gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để Sở báo cáo lại UBND tỉnh xem xét, giải quyết Lập “Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính trên nền bản đồ địa chính tổng thể có xác nhận của các địa phương tiếp giáp
II.1.2 Giai đoạn khảo sát thiết kế
Dựa vào hệ thống lưới GPS đã được thiết kế và xây dựng tiến hành thiết kế lưới khống chế đo vẽ trên bản đồ trước sau đó mới khảo sát ngoài thực địa thiết kế lưới khống chế đo vẽ sơ bộ và thiết kế kỹ thuật chi tiết
Các điểm khởi đầu của đường chuyền kinh vĩ 1 được phát triển trên cơ sở các điểm lưới GPS Các điểm khởi đầu của đường chuyền kinh vĩ 2 được phát triển từ các điểm kinh vĩ 1
Lưới khống chế đo vẽ của khu đo được thiết kế dưới dạng mạng lưới đường chuyền có nhiều điểm nút Đối với khu vực đặc biệt bố trí dạng đường chuyền treo nhưng không vượt quá 2 điểm theo thiết kế kỹ thuật công trình Toạ độ các điểm lưới khống chế đo vẽ có thể được xác định bằng phương pháp đo GPS hoặc phương pháp toàn đạc Trong đề tài này xin đề cập đến phương pháp toàn đạc
Các điểm được thiết kế sao cho đảm bảo mật độ điểm địa chính cần thiết, đảm bảo thông hướng thuận tiện cho việc đo góc, đo cạnh và đo chi tiết và được đánh dấu bằng cọc gỗ hoặc đinh sắt đồng thời phải vẽ sơ họa lưới khống chế Vị trí điểm nối đường chuyền phải thuận lợi để phát triển lưới cấp thấp, nên cho điểm ở góc ngã ba ngã tư đường không nên bố trí dưới lòng đường
Các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới khống chế đo vẽ kinh vĩ cấp 1,2 tuân theo phương
án kỹ thuật đã được duyệt, gồm các chỉ tiêu cơ bản sau:
Trang 29Bảng 1: Các yếu tố của lưới đường chuyền kinh vỹ cấp 1,2
Sai số khép tương đối giới hạn đường chuyền 1/4000 1/2000
Chiều dài cạnh đường chuyền
Sai số trung phương đo cạnh sau bình sai 0.015m 0.015m
(Nguồn: Phương án thi công của công trình dự án VLAP xã Thạnh Phong huyện
Thạnh Phú tỉnh Bến Tre)
II.1.3 Giai đoạn thi công
1 Chọn điểm, chôn mốc, đóng cọc
Việc chọn điểm tuân theo bản thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt Các điểm
được chọn phải thuận lợi cho đo vẽ chi tiết Mốc được đóng bằng đinh thép hoặc cọc
gỗ
Tiến hành khảo sát và chọn điểm theo thiết kế kỹ thuật đã được thiết kế sẵn trên
bản đồ và theo khảo sát ngoài thực địa.Có khả năng thông hướng với xung quanh là tốt
nhất, thuận tiện cho việc phát triển lưới khống chế cấp thấp hơn và phục vụ đo vẽ chi
tiết sau này.Vị trí đặt mốc đảm bảo ổn định lâu dài, nền bền vững chắc khi chôn mốc
không bị lún hoặc hư hại Vị trí đặt mốc nên đặt ngoài hành lang an toàn giao thông,
không vi phạm lộ giới quy định
2 Đo đạc đường chuyền kinh vĩ
Để thuận tiện đo đường chuyền, xây dựng thêm 53 điểm hạng địa chính 2 ( phụ
lục 1) theo công nghệ GPS
Tọa độ các điểm lưới khống chế đo vẽ được xác định bằng phương pháp phương
pháp toàn đạc
Khu đo sử dụng máy toàn đạc điện tử SOKKIA-SET520 có độ chính xác đo góc
5” để đo lưới khống chế đo vẽ
Trước khi đo cần phải kiểm tra và hiệu chỉnh máy đo, gương phản xạ, năng lượng
của pin
Trang 30 Đo góc:
Góc được đo bằng máy toàn đạc điện tử độ chính xác đo góc của máy từ 6”-7”
Đo bằng phương pháp đo đơn giản mỗi vòng đo gồm hai nửa lần đo khác nhau đối với trạm đo có 2 hướng ngắm Trường hợp trạm đo có từ 3 hướng trở lên thì dùng phương pháp đo toàn vòng
Các thiết bị sử dụng đo đã được kiểm nghiệm và đảm bảo độ chính xác trước khi đưa vào sử dụng Góc trong đường chuyền đo 1 lần đo, số đọc chính xác đến 01” Sai số khép góc trong đường chuyền không được vượt quá:
fb= ± 30” n ; n là số góc trong đường chuyền
a, b là các hằng số của máy đo
*Thao tác đo lưới tại một trạm máy bằng máy toàn đạc điện tử
+Ấn vào nút POWER để khởi động máy
+Ấn ESC để vào màn hình cơ bản đo góc bằng và chiều dài ngang của cạnh
+Tiến hành đo góc và cạnh của đường chuyền
Đo góc: Tiến hành đo 1 lần đối với máy có độ chính xác 1” -5” Tiến hành đo dơn giản đối với góc có 2 hướng ngắm, góc có từ 3 hướng ngắm trở lên phải đo bằng phương pháp toàn vòng
Đo cạnh: Cạnh lưới đường chuyền được đo 2 lần đo đi và đo về, chênh lệch giữa 2 lần đo không vượt quá 2a ( trong đó a là hằng số máy)
Trường hợp tại trạm đo chỉ có hai hướng ngắm được tiến hành như sau:
Trang 31Hình 1: Hướng đo bằng phương pháp đo đơn giản
Đặt máy toàn đạc trên giá ba chân tại điểm 1K60 và dựng gương tại hai điểm
TP-32 và 1K61.Quay máy ngắm về điểm TP-32 vào giữa chân gương càng gần sát
chân gương càng tốt, khóa bàn độ ngang rồi chọn F2 (Oset) để đưa góc ngang về 000
00’ 00”, vi động bàn độ đứng ngắm vào gương chọn F1 để đo cạnh định hướng
1K60TP-32
Mở ốc hãm bàn độ ngang quay máy theo chiều kim đồng hồ về điểm 1K61 cần
đo, khóa bàn độ ngang, dùng ốc vi động ngang điều chỉnh cho lưới chữ thập đúng vào
tâm gương đặt tại điểm 1K61, nhấn phím F1 đọc số trên màn hình giá trị góc và cạnh
của lần đo thuận kính.Tiến hành đảo ống kính quay máy ngược chiều kim dồng hồ
ngắm về điểm 1K61 Ngắm chính xác, nhấn phím F1, đọc góc Tiếp theo quay máy
thuận chiều kim đồng hồ về điểm TP-32, ngắm chính xác điểm TP-32, đọc số Như
vậy kết thúc 1 lần đo Do công trình chỉ yêu cầu 1 lần đo nên đến đây kết thúc trạm đo
1K60
Trường hợp tại trạm đo có ba hướng ngắm trở lên được tiến hành như sau:
Hình 2: Hướng đo bằng phương pháp đo toàn vòng
Đặt máy toàn đạc trên giá ba chân tại điểm 32 và dựng gương tại ba điểm
TP-33,1K41 và 1K60 Quay máy ngắm về điểm TP-33 vào giữa chân gương càng gần sát
chân gương càng tốt, khóa bàn độ ngang rồi chọn F2 (Oset) để đưa góc ngang về 000
00’ 00”, vi động bàn độ đứng ngắm vào gương chọn F1 để đo cạnh định hướng
TP-32TP-33
Mở ốc hãm bàn độ ngang quay máy theo chiều kim đồng hồ về điểm 1K41 cần
đo, khóa bàn độ ngang, dùng ốc vi động ngang điều chỉnh cho dây chữ thập đúng vào