1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Hướng dẫn cách lập sơ đồ tư duy

4 169 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 156,63 KB

Nội dung

Nhưng đa số học sinh chưa nắm chắc được cách xây dựng một bản đồ tư duy đúng với nguyên tắc của nó.. Phần não trái và phần não phải.Người ta cũng biết rằng não trái điều khiển phần bên p

Trang 1

Hướng dẫn cách lập sơ đồ tư duy

GD&TĐ - Sơ đồ tư duy (SĐTD) được gọi là công cụ ghi chú tối ưu, hiệu quả trong học tập Nhưng đa số học sinh chưa nắm chắc được cách xây dựng một bản đồ tư duy đúng với nguyên tắc của nó.

Vậy, các bước tổ chức dạy học với bản đồ tư duy mà giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh gồm những gì? Dưới đây là chia sẻ của cô Tạ Thu Hương – giáo viên Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội)

Bước 1 : Xác định từ khóa

Sơ đồ tư duy được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa (key word) nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tạo hứng thú cho học sinh Chỉ với những từ khóa là học sinh đã có thể nắm bắt được hết nội dung muốn ghi nhớ

Vậy từ khóa là gì? Làm sao xác định được từ khóa trong một nội dung văn bản? cô Tạ Thu Hương đưa ví dụ sau đây:

“Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ não của con người có thể được chia ra làm hai phần Phần não trái

và phần não phải.Người ta cũng biết rằng não trái điều khiển phần bên phải của cơ thể, trong khi đó ngược lại, não phải điều khiển phần bên trái cơ thể.Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện rằng việc não trái bị hư tổn sẽ gây ra nửa phần cơ thể bên phải bị tê liệt Tương tự, nếu như não phải bị hư tổn sẽ khiến nửa phần cơ thể bên trái bị tê liệt”

Trang 2

Theo cách học truyền thống, học sinh sẽ học thuộc lòng đoạn văn trên, kể cả những từ không cần thiết Nếu loại bỏ những từ đó đi và chỉ đọc từ khóa, học sinh dễ dàng nắm được ý chính mà tiết kiệm được thời gian hơn nhiều Ví dụ như đoạn văn sau:

“… não người chia hai phần … não trái não phải … não trái điều khiển bên phải cơ thể … não phải điều khiển bên trái cơ thể … não trái hư tổn, cơ thể bên phải tê liệt … não phải hư tổn, cơ thể bên trái tê liệt …”

Bước 2 : Vẽ chủ đề ở trung tâm

Sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho học sinh sáng tạo hơn Vẽ trên giấy nằm ngang sẽ có được không gian rộng lớn hơn để triển khai các ý

Học sinh cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý khác ở xung quanh

Học sinh có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc yêu thích, chủ đề trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để dễ nhìn nhận vấn đề

Bước 3 :Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)

Tiêu đề phụ nên được viết bằng chữ in hoa, nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm

Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn

Bước 4 : Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …

Ở bước này, vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2,… để tạo ra

sự liên kết

Nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho bản đồ tư duy mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn

Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng

Hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian bất cứ lúc nào có thể Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu

Một cách điển hình, SĐTD có cấu trúc như sau:

Trang 3

Cô Hương lưu ý, SĐTD được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ Do đó, các từ ngữ nằm bên trái SĐTD nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài) Các mũi tên xung quanh SĐTD bên dưới chỉ ra cách đọc thông tin trong sơ đồ Các số thứ tự cũng là một cách hướng dẫn khác

Bốn kết cấu chính I, II, III, IV trong SĐTD phía trên được gọi nhánh chính SĐTD này có bốn nhánh chính vì nó có bốn tiêu đề phụ Số tiêu đề phụ là số nhánh chính Đồng thời, các nhánh chính của SĐTD được đọc theo chiều kim đồng hồ, bắt nguồn từ nhánh I tới nhánh II, rồi nhánh III, và cuối cùng là nhánh IV(các mũi tên màu đen trong hình vẽ)

Tuy nhiên, các từ khóa được viết và đọc theo hướng từ trên xuống dưới trong cùng một nhánh chính (các mũi tên màu xanh trong hình vẽ)

Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa

Ở bước này, học sinh nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn

Trang 4

Đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì mà mình nghĩ, những gì mình liên tưởng, đôi khi càng hài hước càng giúp nhớ lâu hơn

Các quy tắc vẽ SĐTD

Cô Tạ Thu Hương cho rằng, khi vẽ sơ đồ tư duy, đừng suy nghĩ quá lâu mà hãy viết liên tục Việc học sinh dừng lại để suy nghĩ một vấn đề nào đó quá lâu sẽ khiến cho những suy nghĩ tiếp theo của các em bị ngăn lại, mải lo cho vấn đề đó mà sẽ quên mất những vấn đề tiếp theo Do đó, các ý nên được triển khai một cách liên tục để duy trì sự liên kết

Thêm đó, không cần tẩy xóa, sửa chữa Viết tất cả những gì mình nghĩ cho dù nó có ngớ ngẩn, ngu ngốc đến đâu đi chăng nữa, đừng bỏ lỡ những ý tưởng đó Đôi khi những ý nghĩ tưởng như điên rồ lại là một ý tưởng cực kỳ độc đáo và sáng tạo không ngờ

Sau khi cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về việc xây dựng một bản đồ tư duy thì giáo viên yêu cầu học sinh lập bản đồ tư duy theo cá nhân hoặc theo nhóm (từ 3 – 5 học sinh) và thời gian hoàn thành khoảng 5 -7 ngày

Ngày đăng: 15/03/2019, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w