Xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao BằngXây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao BằngXây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao BằngXây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao BằngXây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao BằngXây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao BằngXây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao BằngXây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao BằngXây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao BằngXây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao BằngXây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao BằngXây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng
Trang 1BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
BÙI MẠNH LINH
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT TRỒNG LÚA TẠI
HUYỆN THÔNG NÔNG, TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Hà Nội - Năm 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
BÙI MẠNH LINH
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT TRỒNG LÚA TẠI
HUYỆN THÔNG NÔNG, TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ
Mã số: 8520503
LUẬN VĂN THẠC SĨ: KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA – BẢN ĐỒ
Hà Nội - Năm 2019
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính: TS Nguyễn Tiến Thành
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS TS Doãn Hà Phong
Cán bộ chấm phản biện 2: TS Trịnh Thị Hoài Thu
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày tháng năm 2019
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật Việt Nam Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Mạnh Linh
Trang 5Tôi xin chân thành cám ơn sự góp ý, chỉ bảo quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Trắc địa, Bản đồ và Thông tin địa lý, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thông Nông, Văn phòng đăng
ký đất đai tỉnh Cao Bằng chi nhánh huyện Thông Nông, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn của huyện Thông Nông, các bạn học viên lớp CH2B.TĐ, bạn bè đồng nghiệp, sự động viên và tạo mọi điều kiện của gia đình và người thân
Tôi xin chân thành cảm ơn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Mạnh Linh
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN vi
DANH MỤC CH VI T TẮT vii
DANH MỤC C C BẢNG viii
DANH MỤC C C HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CƠ SỞ D LIỆU ĐẤT TRỒNG LÚA 3 1.1 Tổng quan về đất trồng lúa 3
1.1.1 Khái niệm đất trồng lúa 3
1.1.2 Phân loại đất trồng lúa 3
1.2 Tổng quan về cơ sở dữ liệu đất trồng lúa 4
1.2.1 Tổng quan về cơ sở dữ liệu đất đai 4
1.2.2 Khái niệm về cơ sở dữ liệu đất trồng lúa 9
1.2.3 Nguyên tắc, yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa 9
1.2.4 Nội dung của cơ sở dữ liệu đất trồng lúa 12
1.2.5 Vai trò cơ sở dữ liệu đất trồng lúa 13
1.3 Vấn đề nghiên cứu của đề tài luận văn xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa 14
1.3.1 Căn cứ pháp lý 14
1.3.2 Cơ sở dữ liệu đất đai của một số nước trên thế giới và Việt Nam 14
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ D LIỆU ĐẤT TRỒNG LÚA 21
2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu đất trồng lúa 21
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu không gian 21
2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thuộc tính 21
2.2 Nội dung về mô hình dữ liệu đất trồng lúa 22
2.2.1.Mô hình dữ liệu vector 22
2.2.2 Mô hình dữ liệu Raster 23
2.2.3 So sánh mô hình Raster và Vector 27
2.2.4 Mô hình dữ liệu không gian trong hệ thống thông tin địa lý 28
2.2.5 Ưu điểm của mô hình dữ liệu geodatabase 32
Trang 72.3 Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu đất trồng lúa 33
2.3.1 Thiết kế mức khái niệm 33
2.3.2 Thiết kế mức logic 34
2.3.3 Thiết kế mức vật lý 43
2.4 Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu 44
2.4.1.Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý 45
2.4.2.Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian 46
2.4.3.Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu thời gian 47
2.4.4.Chuẩn phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý 47
2.4.5.Chuẩn hệ quy chiếu tọa độ 48
2.4.6.Chuẩn siêu dữ liệu địa lý 49
2.4.7.Chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý 50
2.4.8.Chuẩn trình bày dữ liệu địa lý 51
2.4.9.Chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý 51
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG CƠ SỞ D LIỆU ĐẤT TRỒNG LÚA 53 3.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu 53
3.2 Tư liệu sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa 54
3.2.1 Bản đồ địa chính 54
3.2.2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 54
3.2.3 Tài liệu khác 55
3.2.4 Đánh giá nguồn tài liệu 55
3.3 Xây dựng và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu 56
3.3.1 Chuẩn hóa nguồn tài liệu thu thập 56
3.3.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu đất trồng lúa 58
3.3.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa 63
3.4 Kết quả đạt được của luận văn cơ sở dữ liệu đất trồng lúa huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng 69
K T LUẬN VÀ KI N NGHỊ 72
1 Kết luận 72
2 Kiến nghị 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 8Tóm tắt: Cơ sở dữ liệu đất trồng lúa tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng
được xây dựng bằng phần mềm ArcGIS với các thông tin không gian và thuộc
t nh của các đối tượng t nguồn dữ liệu bản đồ địa chính dạng số Cơ sở dữ liệu được thiết kế, sắp xếp một cách có tổ chức thành 3 nhóm lớp đó là hiện trạng, nền địa lý, quản lý đất trồng lúa Việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát, quản lý đất trồng lúa bằng phần mềm ArcGIS là giải pháp rất hiệu quả để tổ chức quản lý và triển khai các hệ thống thông tin lớn đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung, đất trồng lúa nói riêng, đặt biệt là vấn đề đồng bộ dữ liệu quản lý giữa các cấp
Trang 9ANH MỤC CHỮ VI T TẮT STT Chữ cái viết
7 Feature dataset Tập dữ liệu t nh năng
Trang 10ANH MỤC C C ẢNG
Bảng 1.1 Quy định về mã màu và màu sắc 8
Bảng 1.2 Quy định về kiểu đường 9
Bảng 2.1: Ưu điểm và nhược điểm của hai mô hình dữ liệu Raster và Vector 27
Bảng 2.2 So sánh mô hình dữ liệu dạng vetor và raster 28
Bảng 2.3 VungThuaDatDiaChinhTrongLua (Thửa đất địa chính trồng lúa) 36
Bảng 2.4 VungThuaDatDiaChinh (Thửa đất địa ch nh dạng vùng) 37
Bảng 2.5 VungGiaoThong (Giao thông dạng vùng) 38
Bảng 2.6 DuongGiaoThong (Giao thông nửa tỷ lệ dạng đường) 38
Bảng 2.7 Mô tả LoaiDuongBo 38
Bảng 2.8 CauDuongBo (Cầu đường bộ dạng đường) 38
Bảng 2.9 VungThuyHe(Thủy hệ dạng vùng) 38
Bảng 2.10 DuongThuyHe(Thủy hệ nửa tỷ lệ dạng đường) 39
Bảng 2.11 DuongBienGioiDiaGioi (Đường biên giới địa giới dạng đường) 39
Bảng 2.12 Mô tả LoaiDuongBienGioiDiaGioi 39
Bảng 2.13 DiaPhanCapXa (Địa phận cấp xã dạng vùng) 39
Bảng 2.14 DiemToaDoDiaChinh (Điểm tọa độ địa ch nh) 40
Bảng 2.15 DiemCaoDo (Điểm cao độ) 40
Bảng 2.16 DiaDanh (Địa danh, ghi chú dạng điểm) 40
Bảnh 2.17 Mô tả LoaiDiaDanh 40
Bảng 2.18 DiemKinhTeVanHoaXaHoi (Điểm kinh kế, văn hóa, xã hội) 41
Bảng 2.19 Mô tả LoaiCongTrinh 41
Bang 2.20 Lớp RanhGioiDatTrongLua (ranh giới đất trồng lúa) 42
Bảng 2.21 Mô tả LoaiHinhSuDungDat 42
Bảng 2.23 Bảng yêu cầu hệ điều hành: 44
Bảng 3.1 Thống kê bản đồ địa chính các xã của huyện Thông Nông 54
Bảng 3.2 Thống kê bản đồ hiện trạng sử dụng đất các xã của huyện Thông Nông 55
Bảng 3.4 So sánh diện t ch đất trồng lúa trong cơ sở dữ liệu đất trồng lúa 70
Trang 11ANH MỤC C C H NH
Hình 1.1 Mô hình quản lý WALIS 16
Hình 2.1 Quan hệ hình học của dữ liệu vector 22
Hình 2.2 Mô hình dữ liệu Vector 23
Hình 2.3 Ma trận không gian của một tập tin ảnh raster có cấu trúc pixel 23
Hình 2.4 Các đối tƣợng không gian đƣợc mã hoá trong mô hình Raster 24
Hình 2.5 Cấu trúc dữ liệu Raster 25
Hình 2.5 Mô hình cấu trúc Raster 26
Hình 2.6 Minh họa thuộc tính của ô ảnh 26
Hình 2.7 Cấu trúc dữ liệu Shapefile 28
Hình 2.8 Cấu trúc dữ liệu Geodatabase 30
Hình 2.9 Mô hình thực thể liên kết 34
Hình 2.10 Cấu trúc cơ sở dữ liệu đất trồng lúa 35
Hình 2.11 Mô hình cấu trúc nhóm đối tƣợng thuộc gói hiện trạng 36
Hình 2.12 Mô hình cấu trúc nhóm đối tƣợng thuộc gói nền địa lý 37
Hình 2.12 Mô hình cấu trúc nhóm đối tƣợng thuộc gói quản lý đất trồng lúa 42
Hình 3.1 Mô hình geodatabase cơ sở dữ liệu đất trồng lúa 59
Hình 3.2 Layer trình bày CSDL đất trồng lúa huyện Thông Nông 60
Hình 3.3 Tạo một New Layer trình bày CSDL đất trồng lúa huyện Thông Nông 60
Hình 3.4 Tạo Layer hiện trạng trình bày CSDL đất trồng lúa huyện Thông Nông 61
Hình 3.5 Tạo Layer nền địa lý trình bày CSDL đất trồng lúa 61
Hình 3.6 Tạo Layer quản lý đất trồng lúa trình bày CSDL đất trồng lúa 62
Hình 3.7 Tạo Layer Thửa đất địa chính trình bày CSDL đất trồng lúa 62
Hình 3.8 Tạo Layer Thửa đất trồng lúa trình bày CSDL đất trồng lúa 63
Hình 3.9 Thiết lập thông số kiểm tra lỗi 64
Hình 3.10 Tạo vùng thửa đất 65
Hình 3.11 Gán thông tin thuộc tín t nhãn 65
Hình 3.12: Xuất dữ liệu t bản đồ địa chính sang dạng shapefile 65
Hình 3.13 Xuất dữ liệu t bản đồ địa chính sang dạng shapefile 66
Hình 3.14 Chọn tập tin vùng thửa đất trồng lúa dạng *.shp 66
Hình 3.15 Add dữ liệu vùng thửa đất trồng lúa 67
Hình 3.16 Chọn tập tin đất thủy lợi dạng *.shp 67
Hình 3.17 Hoàn thiện dữ liệu đất thủy hệ 68
Hình 3.18 Chọn tập tin ranh giới thửa đất trồng lúa dạng *.shp 68
Hình 3.19 Add dữ liệu ranh giới thửa đất trồng lúa 69
Hình 3.20 Cơ sở dữ liệu đất trồng lúa huyện Thông Nông dạng *.gdb 69
Hình 3.21 Cơ sở dữ liệu đất trồng lúa huyện Thông Nông dạng *.MXD 70
Trang 12MỞ ĐẦU
Các chính sách luật về quản lý đất đai liên tục sửa đổi theo thực tế để đi vào hoàn thiện, kèm theo đó là một hệ lụy các văn bản pháp lý đi kèm, cải cách thủ tục hành chính, dẫn tới kết quả hiện tại là các nguồn tư liệu đã không còn đồng nhất, dù
đã được đầu tư lớn trong ngành quản lý về tư liệu địa ch nh nhưng vẫn còn rất khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng
Cơ sở dữ liệu đất trồng lúa là một phần của cơ sở dữ liệu đất đai Để hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng, trong quá trình xây dựng, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu, cần thiết phải đề xuất và xây dựng các cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai Quá trình xây dựng đó
là ứng dụng công nghệ thông tin để chuẩn hóa tư liệu địa chính phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là rất cần thiết và phù hợp với đặc thù công tác quản
lý đất đai trên địa bàn huyện Thông Nông
- Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đất trồng lúa là quỹ đất đặc biệt quan trọng đối với người dân địa phương nói riêng và cả nước nói chung, là đất được sử dụng để làm ra nguồn lương thực chính nuôi sống con người, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
Thực tế cho thấy, công tác quản lý thông tin, tư liệu bằng phương pháp truyền thống dựa trên hồ sơ, sổ sách và bản đồ, hay quản lý cơ sở dữ liệu thiếu tính
hệ thống, thiếu t nh đồng bộ, khó có thể đáp ứng được nhu cầu cập nhật, tra cứu, khai thác thông tin
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có một công cụ mới có khả năng cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho công tác quản lý, đánh giá, và bảo vệ diện
t ch đất trồng lúa một cách bền vững Trong các ứng dụng công nghệ hiện nay thì công nghệ viễn thám và GIS (Geographical information system - Hệ thống thông tin địa lý) có thể đáp ứng được yêu cầu này, với khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chồng ghép bản đồ, tích hợp thông tin liên ngành, quản lý thông tin tài nguyên thiên nhiên,…
Trang 13Việc thành lập bộ cơ sở dữ liệu dựa trên công nghệ GIS có ưu điểm về chức năng quản lý thông tin không gian và thuộc tính gắn liền với đối tượng Thông tin được chuẩn hóa, các công cụ tìm kiếm, phân tích, truy vấn,… phục vụ rất hữu ích trong công tác quản lý đất đai, mà thực hiện theo phương pháp truyền thống khó có thể thực hiện được
- Mục tiêu của đề tài
Xây dựng được cơ sở dữ liệu đất trồng lúa huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng
- Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục đ ch, luận văn phải giải quyết được các vấn đề sau:
+ Nghiên cứu về cơ sở dữ liệu và các phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu + Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa(nội dung, thiết kế, ) + Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa khu vực thực nghiệm
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Bao gồm tất cả các thửa đất có mục đ ch sử dụng là trồng lúa, thuộc các tờ bản đồ địa chính của các xã, thị trấn của huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XÂY ỰNG CƠ SỞ
Ữ LIỆU ĐẤT TRỒNG LÚA 1.1 Tổng quan về đất trồng lúa
1.1.1 Khái niệm đất trồng lúa
Theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP quy định về quản lý và sử dụng có hiệu quả đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ địa phương trồng lúa để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên cả nước thì đất trồng lúa được định nghĩa như sau:
- Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác
- Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm
- Đất trồng lúa khác gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương [1] Theo thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 quy định
về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì đất trồng lúa được định nghĩa như sau:
- Đất trồng lúa: là ruộng và nương rẫy trồng lúa t một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đ ch sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính
- Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương [4]
1.1.2 Phân loại đất trồng lúa
Đất trồng lúa được chia thành 3 loại cụ thể như sau [4]:
- Đất chuyên trồng lúa nước: là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm cấy trồng t hai vụ lúa trở lên, kể cả trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá một năm
- Đất trồng lúa nước còn lại: là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm chỉ trồng được một vụ lúa, kể cả trường hợp trong năm có thuận lợi mà trồng thêm một vụ lúa hoặc trồng thêm cây hàng năm khác hoặc do khó khăn đột xuất mà không sử dụng trong thời gian không quá một năm
- Đất trồng lúa nương: là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc t một vụ
Trang 15trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác
1.2 Tổng quan về cơ sở dữ liệu đất trồng lúa
1.2.1 Tổng quan về cơ sở dữ liệu đất đai
a Khái niệm
Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử
Dữ liệu đất đai bao gồm dữ liệu không gian đất đai, dữ liệu thuộc t nh đất đai
và các dữ liệu khác có liên quan đến thửa đất
Dữ liệu không gian đất đai bao gồm dữ liệu không gian đất đai nền và các dữ liệu không gian chuyên đề
Dữ liệu thuộc t nh đất đai bao gồm dữ liệu thuộc t nh địa chính; dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dữ liệu thuộc t nh giá đất; dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai
Các dữ liệu khác có liên quan tới thửa đất bao gồm bản ký số hoặc bản quét Giấy chứng nhận; Sổ địa chính; giấy tờ pháp lý làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận; hợp đồng hoặc văn bản thực hiện các quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật [9]
b Thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai
Thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai gồm [2]:
- Cơ sở dữ liệu địa chính
- Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Cơ sở dữ liệu giá đất
- Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
c Nội dung dữ liệu không gian đất đai
* Dữ liệu không gian đất đai nền bao gồm [9]:
- Nhóm lớp dữ liệu điểm khống chế đo đạc (gồm lớp dữ liệu điểm thiên văn, điểm tọa độ quốc gia, điểm địa ch nh cơ sở, điểm địa ch nh, điểm khống chế đo vẽ chôn mốc cố định) và lớp dữ liệu điểm độ cao quốc gia, điểm độ cao kỹ thuật có
Trang 16chôn mốc
- Nhóm lớp dữ liệu biên giới, địa giới (gồm lớp dữ liệu mốc biên giới, địa giới; lớp dữ liệu đường biên giới, địa giới); lớp dữ liệu địa phận của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); lớp dữ liệu địa phận của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); lớp dữ liệu địa phận
của xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
- Nhóm lớp dữ liệu thủy hệ gồm lớp dữ liệu thủy hệ dạng đường, lớp dữ liệu
thủy hệ dạng vùng
- Nhóm lớp dữ liệu giao thông gồm lớp dữ liệu tim đường, lớp dữ liệu mặt
đường bộ, lớp dữ liệu ranh giới đường, lớp dữ liệu đường sắt
- Nhóm lớp dữ liệu địa danh và ghi chú gồm lớp dữ liệu điểm địa danh, điểm
kinh tế, văn hóa, xã hội và lớp dữ liệu ghi chú
* Dữ liệu không gian chuyên đề bao gồm:
- Nhóm lớp dữ liệu địa chính gồm lớp dữ liệu thửa đất; lớp dữ liệu tài sản gắn liền với đất; lớp dữ liệu đường chỉ giới và mốc giới của hành lang an toàn bảo
vệ công trình, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch
khác có liên quan đến thửa đất theo quy định của pháp luật về bản đồ địa chính
- Nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; lớp dữ liệu khu chức năng cấp tỉnh; lớp dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; lớp dữ liệu khu chức năng cấp huyện; lớp dữ
liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
- Nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai gồm lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh, lớp dữ liệu ranh giới khu vực tổng hợp cấp tỉnh, lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, lớp dữ liệu ranh giới khu vực tổng hợp cấp huyện, lớp
dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp xã, lớp dữ liệu ranh giới khu vực tổng hợp cấp
xã, lớp dữ liệu kết quả điều tra kiểm kê
d Nội dung dữ liệu thuộc t nh đất đai
* Dữ liệu thuộc t nh địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu sau đây [9]:
- Nhóm dữ liệu về thửa đất
Trang 17- Nhóm dữ liệu về đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;
- Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất
- Nhóm dữ liệu về người sử dụng đất, người quản lý đất, chủ sở hữu tài sản
gắn liền với đất
- Nhóm dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài
sản gắn liền với đất
- Nhóm dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất,
quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
- Nhóm dữ liệu về sự biến động trong quá trình sử dụng đất và sở hữu tài sản
gắn liền với đất
- Nhóm các dữ liệu khác có liên quan tới thửa đất
* Dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các nhóm dữ
liệu sau đây:
- Nhóm dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
- Nhóm dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
- Nhóm dữ liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
* Dữ liệu thuộc t nh giá đất bao gồm các nhóm dữ liệu sau đây:
- Nhóm dữ liệu giá đất theo bảng giá đất
- Nhóm dữ liệu giá đất cụ thể
- Nhóm dữ liệu giá đất chuyển nhượng trên thị trường
* Dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai gồm các nhóm dữ liệu sau:
Trang 18Chất lượng dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng nhất thông tin giữa dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với dữ liệu thuộc tính quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Chất lượng dữ liệu giá đất được xác định cho t ng thửa đất và phải thống nhất
với giá đất theo quy định, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Chất lượng dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai phải đồng nhất thông tin giữa
dữ liệu không gian thống kê, kiểm kê đất đai với dữ liệu thuộc tính thống kê,
kiểm kê đất đai
Việc thẩm định, kiểm tra và nghiệm thu cơ sở dữ liệu đất đai được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về thẩm định, kiểm tra
và nghiệm thu nhiệm vụ, dự án công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường áp dụng cho quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; về công tác giám sát, kiểm tra,
thẩm định, nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực đất đai
f Quy tắc hiển thị
* Hiển thị nhãn của các đối tượng không gian thuộc dữ liệu đất đai được hiển thị theo quy tắc sau [9]:
Theo hướng Tây - Đông, đầu chữ quay lên hướng Bắc
Đối với các đối tượng có thể hiện hình học dạng vùng thì nhãn phải đặt bên trong vùng Trường hợp khi phóng bản đồ mà đối tượng có thể hiện hình học dạng
vùng quá nhỏ không đủ không gian để hiển thị thì không phải hiển thị nhãn
Đối với tên đường, tên sông suối, kênh mương thì vị tr nhãn đặt dọc theo hình dáng đối tượng, ưu tiên theo hướng Tây - Đông, Bắc - Nam
* Hiển thị ký hiệu của các đối tượng không gian thuộc dữ liệu đất đai được hiển thị theo quy tắc sau:
Các đối tượng không gian dạng điểm được hiển thị đúng vị trí bằng ký hiệu, màu sắc theo quy định;
Các đối tượng không gian dạng đường được hiển thị ký hiệu với trục trùng với
vị tr đối tượng Áp dụng các kiểu đặc trưng hình dáng bằng kiểu đường, màu sắc theo quy định;
Trang 19Đối với các đối tượng không gian dạng vùng được hiển thị ký hiệu trùng với đối tượng Áp dụng các đặc trưng hình dáng bằng màu nền, màu viền, kiểu đường
viền theo quy định
* Quy định về màu, bảng mã ký tự, cỡ chữ, kiểu đường theo quy tắc sau [5]:
- Quy định về màu
Bảng 1.1 Quy định về mã màu và màu sắc
Trang 201.2.2 Khái niệm về cơ sở dữ liệu đất trồng lúa
Cơ sở dữ liệu về đất trồng lúa là tập hợp các thông tin có cấu trúc dữ liệu về đất trồng lúa được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử Cơ sở dữ liệu về đất trồng lúa là cơ sở dữ
liệu thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai [3]
1.2.3 Nguyên tắc, yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa
a Cơ sở để xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa
Cơ sở để xác định ranh giới, diện t ch đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt, gồm:
- Hồ sơ địa chính
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện Trường hợp có báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã thì sử dụng báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cấp xã và huyện
- Chỉ tiêu diện t ch đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên trực tiếp phân bổ trong kỳ quy hoạch
Trang 21- Báo cáo thuyết minh và bản đồ phân hạng đất trồng lúa (nếu có)
- Bản đồ nền phục vụ xác định ranh giới, diện t ch đất trồng lúa là bản đồ nền
để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỷ lệ 1:1.000 - 1:10.000
b Thành phần tham gia xác định ranh giới, diện t ch đất trồng lúa
- Việc xác định ranh giới, diện t ch đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ
và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt được thực hiện trực tiếp tại xã, phường, thị trấn; được tổng hợp thành cơ sở dữ liệu đất trồng lúa của quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh; của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cả nước
- Đảm bảo phù hợp về vị trí và chỉ tiêu phân bổ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Thành phần tham gia xác định ranh giới, diện t ch đất trồng lúa gồm Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã
c Nguyên tắc, yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa
Nguyên tắc, yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa tuân theo nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, cụ thể như sau:
- Cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng tập trung thống nhất t Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh) và các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện)
- Đơn vị hành ch nh xã, phường, thị trấn (cấp xã) là đơn vị cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu đất đai
- Cơ sở dữ liệu đất đai của cấp huyện là tập hợp dữ liệu đất đai của các xã thuộc huyện; đối với các huyện không có đơn vị hành chính xã trực thuộc thì cấp huyện là đơn vị cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu đất đai
- Cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh được tập hợp t cơ sở dữ liệu đất đai của tất
Trang 22định hiện hành về thành lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
d Trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng, cập nhật và kiểm tra việc cập nhật cơ sở dữ liệu đất trồng lúa
Trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai:
* Tổng cục Quản lý đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng cập nhật, cơ sở dữ liệu đất đai cấp Trung ương; chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai ở các địa phương
* Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Xây dựng kế hoạch triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong phạm vi toàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Phân công đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật cơ sở dữ liệu;
- Chỉ đạo việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh
* Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính và
cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp tỉnh
- Cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu địa ch nh đối với các trường hợp đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký biến động thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh; đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu địa chính trong phạm vi toàn tỉnh đối với các trường hợp đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký biến động của tất cả các đối tượng
sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất
- Tích hợp cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện và tổng hợp
bổ sung vào cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp tỉnh
* Đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có chức năng thực hiện
Trang 23quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
- Tích hợp cơ sở dữ liệu quy hoạch của các cấp huyện, xã
* Đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có chức năng thực hiện định giá đất cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật
cơ sở dữ liệu giá đất
* Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, cập nhật, quản
lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất các cấp huyện, xã
* Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm:
- Xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính và
cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp huyện
- Cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu địa ch nh đối với các trường hợp đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký biến động thuộc thẩm quyền của cấp huyện
- Tổng hợp cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp xã, huyện để bổ sung vào cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện
- Cung cấp thông tin biến động đất đai đã cập nhật cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh để cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính cấp tỉnh
- Cung cấp dữ liệu địa chính và các thông tin biến động đất đai cho Ủy ban nhân dân cấp xã để sử dụng cho quản lý đất đai ở địa phương
e Quy định về kiểm tra việc cập nhật cơ sở dữ liệu đất trồng lúa
Hàng năm, Sở Tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ 06 tháng 01 lần việc xây dựng, cập nhật dữ liệu đất trồng lúa cấp tỉnh, cấp huyện và báo cáo Tổng cục Quản lý đất đai (gửi trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15
tháng 12 hàng năm)
Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện kiểm tra việc cập nhật cơ sở dữ liệu đất
trồng lúa Quốc gia theo quy định
1.2.4 Nội dung của cơ sở dữ liệu đất trồng lúa
Nội dung dữ liệu đất trồng lúa bao gồm những nhóm thông tin sau:
Trang 24- Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của thửa đất
- Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về
hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi
- Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính
- Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệu không gian
và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo
vẽ lập bản đồ địa chính
1.2.5 Vai trò cơ sở dữ liệu đất trồng lúa
Là công cụ hữu ích trong quản lý đất đai nói chung và đất trồng lúa nói riêng, quản lý tới t ng thửa đất, t ng hộ gia đình, đơn vị, mục đ ch sử dụng và kiểm tra theo dõi tính hợp pháp, pháp lý trong quá trình sử dụng đất
Là công cụ hữu hiệu thống nhất các thông tin về nguồn tài nguyên đất, cung cấp thông tin về bản đồ địa ch nh, tài nguyên đất và hoạt động kinh tế của các ngành địa phương
Là công cụ hiệu quả cho việc cung cấp thông tin đất đai cho thị trường quyền
sử dụng đất, thị trường bất động sản, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường của huyện Thông Nông và tỉnh Cao Bằng, ngoài ra còn cung cấp cơ bản cho công tác quy hoạch và phát triển nông thôn
Hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai về đội ngũ công chức, viên chức người lao động có nghiệp vụ chuyên môn cao và cơ sở hạ tầng về thông tin điện tử tốt Quá trình xử lý các hồ sơ giao dịch đất đai hoàn toàn bằng phần mềm, trực tiếp hỗ trợ công tác quản lý của lãnh đạo và tăng hiệu quả làm việc của cán bộ chuyên môn
Trang 25Như vậy vai trò của cơ sở dữ liệu đất trồng lúa là rất lớn nó cung cấp các thông tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời, quản lý đất đai hiệu quả, giảm nhẹ thủ tục hành chính, xây dựng được nguồn nhân lực nắm chắc công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, khai thác được nguồn thu t các dịch vụ công, hơn nữa nó còn mang lại t nh nhân văn đó là cung ứng thông tin cho người dân để phát triển và nâng cao dân trí
1.3 Vấn đề nghiên cứu của đề tài luận văn xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia Để quản lý và
sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định quản lý cụ thể đối với loại tài nguyên này Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước t đó đề xuất những gợi ý cho Việt Nam là việc làm có ý nghĩa trong quá trình đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp và đô thị hóa theo hướng bền vững
1.3.1 Căn cứ pháp lý
Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24 tháng 04 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Thông tư số 17/2014/TT-BTNMT ngày 01/07/2014 Hướng dẫn việc xác định ranh giới, diện tích và xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa
Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai
1.3.2 Cơ sở dữ liệu đất đai của một số nước trên thế giới và Việt Nam
a Cơ sở dữ liệu đất đai của một số nước trên thế giới
* Hệ thống thông tin đất đai LIS - Thụy Điển[6]
Tại Thụy Điển, toàn bộ quá trình t quyết định ban đầu tại Quốc hội về việc cải cách đến khi hoàn thiện mất khoảng 25 năm Trong đó, khoảng 10 năm dành để điều
Trang 26tra bằng các câu hỏi đưa ra về việc cải cách này Các câu hỏi liên quan đến việc có thể tách riêng hệ thống đăng ký đất và hệ thống tài sản hay không, cấu trúc của cơ sở dữ liệu, tập trung ở cấp trung ương hay theo các vùng, và hệ thống định danh tài sản
Hệ thống thông tin đất đai (LIS) t ch hợp các thông tin đăng ký đất đai và địa
ch nh vào một hệ thống bao gồm những phần sau: Đăng ký tài sản, xác định các đối tượng trong hệ thống (thửa đất, các đơn vị tài sản), Đăng ký đất đai, xác định các quyền đối với các đối tượng, Thiết lập và địa chỉ, Thuế và giá trị, Lưu trữ dạng số
Là một hệ thống t ch hợp nên LIS mang lại hai ưu thế nổi trội như sau:
- Về phổ biến thông tin: nguồn thông tin có liên quan đến đất đai được phổ biến tới người dùng theo một cách thống nhất
- Về quản lý hệ thống: việc quản lý các thông tin liên quan đến đất đai được thực hiện một cách tiết kiệm, hiệu quả
Mô hình hệ thống dựa trên một thiết kế kiến trúc mà môi trường quản lý/cập nhật quản lý đất đai được tối ưu hóa cho các quy trình làm việc kết hợp với các thủ tục pháp lý và Hệ thống phân phối được tối ưu hóa cho việc cung cấp, trao đổi và trình diễn dữ liệu Mô hình này bao gồm 4 phần về nền tảng tương kết và giao tiếp bằng các định dạng tệp cụ thể dựa trên XML/GML
* Hệ thống thông tin đất đai Tây Úc (WALIS) – Úc
Hệ thống thông tin đất đai Tây Úc (WALIS) được thiết lập t năm 1981, đã trở thành hệ thống thông tin đất đai sớm nhất tại Úc sử dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý trong việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai Để xây dựng một hệ thống thông tin đất đai hiện đại và hiệu quả, một số nguyên tắc ch nh đã được đề ra khi tiến hành xây dựng hệ thống, bao gồm: thông tin là tài sản có giá trị; hệ thống phải đáp ứng mục tiêu đề ra và người khai thác hệ thống trở thành mục tiêu quan tâm; thông tin thu thập một lần, sử dụng nhiều lần; phải có sự kết hợp thông tin, chia sẻ tài nguyên với giá trị gia tăng; chi ph duy trì, bảo dưỡng hợp lý, hiệu quả; có đăng ký phân quyền, bảo mật, duy trì mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý thông tin [6]
Với lịch sử gần ba mươi năm, WALIS đã đạt được nhiều thành công trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến quản lý thông tin địa lý cũng như thông tin đất
Trang 27đai, hỗ trợ tích cực cho cơ chế truy cập thông tin đất đai Điều này được thể hiện qua mối quan hệ giữa công tác quản lý, lưu trữ thông tin, thương mại, siêu dữ liệu
và phân quyền truy cập thông tin của hệ thống
Mô hình quản lý và các thành phần chính của WALIS: sơ đồ dưới đây mô tả
về mô hình quản lý của WALIS và giới thiệu sơ bộ về các thành phần chính làm nên thành công của WALIS
Hình 1.1 Mô hình quản lý WALIS
* Hệ thống cung cấp dữ liệu đất đai LANDATA® bang Victoria – Úc[6] Tại Victoria, một hệ thống thông tin đất đai đã được phát triển với mô hình hiện đại nhằm cung cấp dịch vụ đăng ký đất đai, bất động sản trực tuyến qua mạng Internet Theo thống kê, chỉ có khoảng 10% lượng giao dịch hàng năm được thực hiện theo hình thức “mặt đối mặt” giữa cán bộ thực hiện giao dịch và người dân, tổ chức có nhu cầu, khoảng 90% số giao dịch còn lại được thực hiện trong vòng 24h qua hệ thống cung cấp dịch vụ hệ thống thông tin đất đai
Hệ thống cung cấp dữ liệu đất đai LANDATA® là dịch vụ trực tuyến cung cấp thông tin về đất đai ở tiểu bang Victoria Các lĩnh vực hoạt động của LANDATA® bao gồm: tìm kiếm thông tin về giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và các giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật, các chỉ số liên quan, giấy chứng nhận về tài sản, thông tin
Trang 28về tài sản, giấy chứng nhận quy hoạch và chất lượng dữ liệu
Hệ thống giao dịch đất đai điện tử tại Victoria đã được xây dựng và vận hành trong nhiều năm với các thành tựu đặc biệt Theo thống kê, có trên 90% các giao dịch đất đai được thực hiện thông qua công cụ điện tử trực tuyến, chỉ có dưới 10% giao dịch được thực hiện thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa người giao dịch với các cán bộ của ngành quản lý đất đai Victoria Hệ thống giao dịch đất đai điện tử cho phép việc tổ chức các giao dịch được minh bạch, hiệu quả, tăng cường cải cách thủ tục hành chính của chính quyền địa phương
Mục tiêu chính của hệ thống là cung cấp các dịch vụ đăng ký giao dịch bất động sản thông qua việc giải quyết các giao dịch bất động sản, các dịch vụ về đăng
ký định cư cũng như tái định cư
Các thành phần chính của hệ thống giao dịch đất đai điện tử gồm:
- Quy trình xử lý nghiệp vụ, nhằm xác định xem một giao dịch bất động sản phải qua những bước xử lý nào, đồng thời gán trách nhiệm của t ng cá nhân, nhóm
cá nhân trong các bước giao dịch đó Quy trình xử lý nghiệp vụ được xác định cho
t ng loại giao dịch bất động sản như chuyển đổi, chuyển nhượng, th a kế, thế chấp, góp vốn liên danh trong thương mại
- Dịch vụ khách hàng, xác định các nhóm dịch vụ được gắn với các nhóm khách hàng của hệ thống, gồm người thực hiện giao dịch, các luật sư và các đo đạc viên được cấp phép Hệ thống cũng cung cấp dịch vụ cho các đối tượng khác có quan tâm gồm các công tư kinh doanh bất động sản, cấp chính quyền địa phương, các trường đại học Sản phẩn bao gồm có sản phẩm bản đồ và sản phẩm giao dịch t các giao dịch Các giải pháp đối với các vấn đề phức tạp, được xác định cho t ng trường hợp cụ thể và thông thường cần phải có ý kiến tư vấn của một hội đồng tư vấn được thành lập khi vấn đề xuất hiện
- Phân phối sản phẩm: sản phẩn bản đồ, sản phẩn của các giao dịch điện tử được cung cấp t hệ thống sau khi các giao dịch được thực hiện như giấy chứng nhận sở hữu, các hợp đồng giao dịch được xác lập
Trang 29b Tổng quan công trình, dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được thực hiện tại Việt Nam
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý đất đai đã đạt được một số thành tựu nhất định, tuy nhiên còn nhiều điểm bất cập cần phải có một chiến lược dài hạn với các mục tiêu và phương pháp cụ thể để có thể có được một
cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu theo mô hình hiện đại, thông suốt t cấp trung ương đến cấp địa phương và là một trong những công cụ quản lý chính của ngành
Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 179/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Trong Quyết định đã đưa ra 4 mục tiêu chủ yếu và 7 nhiệm vụ trọng tâm Trong đó việc xây dựng
cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường nói chung và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nói riêng là một trong các nhiệm vụ cơ bản nhất
Ngày 27 tháng 8 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1065/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 trong đó giao “Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn xây dựng hệ thống thông tin về tài nguyên và môi trường tại cơ quan nhà nước các cấp”; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử trên toàn quốc Bảo đảm tận dụng triệt để hạ tầng kỹ thuật được trang bị để trao đổi các văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước giảm văn bản giấy, tăng cường chia sẻ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, chuẩn hóa thông tin, xây dựng các quy trình, chuẩn nội dung tích hợp thông tin t cấp xã, huyện, tỉnh về các Bộ và Văn phòng Ch nh phủ
Hiện tại, có nhiều hệ thống công nghệ phần mềm CSDL đất đai do các đơn
vị trong và ngoài ngành quản lý đất đai xây dựng nên, có thể nêu:
- Phần mềm ViLIS do Tổng cục Quản lý đất đai thiết kế và đưa vào sử dụng;
- Phần mềm ELIS do Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường thiết kế và đưa vào sử dụng;
Trang 30- Phần mềm TVM.LIS do Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường thiết kế và đưa vào sử dụng
Các công nghệ GIS nền được sử dụng cũng rất đa dạng như ArGIS của hãng ESRI (Hoa Kỳ), MicroStation được sản xuất và phân phối bởi Bentley Systems, MapInfo, AutoCAD và một số hãng khác Hệ quản trị CSDL sử dụng Oracle, SQL Server, Access, Hiện cũng đã có một số nghiên cứu ứng dụng toàn bộ mã nguồn mở trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để tiết kiệm chi ph đầu tư cho công nghệ nền [7]
Các dự án liên quan đến CSDL đất đai quốc gia, gồm:
- Dự án Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP sử dụng phần mềm ViLIS, có sự tham gia của Cục Công nghệ thông tin, Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam), gồm 9 tỉnh: Hà Nội (địa bàn
Hà Tây cũ), Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long [7]
- Đồng bộ CSDL đất đai của các huyện điểm thuộc Dự án tổng thể xây dựng
hồ sơ địa ch nh và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; chuẩn hóa và thử nghiệm đồng bộ CSDL đất đai của 02 đơn vị hành chính cấp huyện là thị xã Long Khánh - tỉnh Đồng Nai và Quận 6 – TP Hồ Chí Minh; thử nghiệm xây dựng, chuyển giao và vận hành CSDL địa chính của 03 huyện điểm: huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang [8]
- Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (Vietnam Improved Land Governance and Database Project), Tên viết tắt: VILG, có mục tiêu phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu nhằm đáp ứng hơn nhu cầu cầu Chính phủ, doanh nghiệp và người dân
Một số đề tài nghiên cứu liên quan đến CSDL đất đai đã được công bố:
- Luận văn thạc sỹ khoa học “Ứng dụng GIS trong quản lý đất trồng lúa huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy[9]
- Đề tài “ Ứng dụng GIS phục vụ công tác quản lý giá đất tại thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang, hoàn thành năm 2015 [10]
Trang 31- Đề tài “Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Thoa hoàn thành năm 2015 [11]
- Đề tài “ Ứng dụng công nghệ gis trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng” của tác giả Nguyễn Ngọc Rạng hoàn thành năm 2015[12]
- Luận văn thạc sỹ khoa học “Đánh giá thực trạng dữ liệu địa ch nh và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội” của tác giả Lê Văn Khá [13]
c Vấn đề nghiên cứu của đề tài
Thông Nông là một huyện miền núi với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện năm 2014 là 35.738,3 ha trong đó có diện t ch 1.436,9 ha; chiếm 4% diện tích tự nhiên toàn huyện Thực tế cho thấy, công tác quản lý thông tin, tư liệu bằng phương pháp truyền thống dựa trên hồ sơ, sổ sách và bản đồ, hay quản lý cơ sở dữ liệu thiếu tính hệ thống, thiếu t nh đồng bộ, khó có thể đáp ứng được nhu cầu cập nhật, tra cứu, khai thác thông tin
Để hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng, trong quá trình xây dựng, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu, cần thiết phải
đề xuất và xây dựng các cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai
Cơ sở dữ liệu đất trồng lúa là một phần của cơ sở dữ liệu đất đai Cơ sở dữ liệu đất trồng lúa là một thành tố có ý nghĩa quan trọng quyết định trong hệ thống
cơ sở dữ liệu đất đai
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, học viên lựa chọn đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng”
Trang 32CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG XÂY ỰNG
CƠ SỞ Ữ LIỆU ĐẤT TRỒNG LÚA
2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu đất trồng lúa
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu không gian
a Phương pháp thu thập dữ liệu t nguồn dữ liệu Raster
- Thu thập dữ liệu bằng công nghệ viễn thám:
+ Ảnh quang học: Nguồn năng lượng chính là bức xạ mặt trời
+ Ảnh nhiệt: Nguồn năng lượng chính là bức xạ nhiệt của các vật thể
+ Ảnh rada: Nguồn năng lượng chính là sóng rada phản xạ t các vật thể do
vệ tinh tự phát xuống theo những bước sóng đã được xác định
- Thu thập dữ liệu ảnh hàng không, thiết bị bay không người lái(UAV)
- Quét bản đồ giấy có sẵn (scannning)
- Dữ liệu số hoá khác
- Chuyển đổi dữ liệu vector sang dạng raster
b Phương pháp thu thập dữ liệu t nguồn dữ liệu Vector
- Thu thập dữ liệu bằng công nghệ viễn thám để tạo ra bản đồ chi tiết
- Số hoá bản đồ quét cho trước
- Đo đạc thực địa và thu nạp toạ độ thủ công
- Chuyển đổi t những dữ liệu khác như Microstation, Autocad, Mapinfo,
- Chuyển đổi dữ liệu raster sang vector
2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thuộc tính
Nội dung thu thập dữ liệu thuộc t nh như sau:
- Dữ liệu về người sử dụng đất như, họ và tên, địa chỉ của người sử dụng đất
- Dữ liệu về thửa đất như số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, địa chỉ thửa đất,
loại đất, diện tích của thửa đất
- Dữ liệu về biến động đất đai như thay đổi mục đ ch sử dụng đất, tách hay
gộp thửa đất
Trang 332.2 Nội dung về mô hình dữ liệu đất trồng lúa
2.2.1 Mô hình dữ liệu vector
Cấu trúc dữ liệu vector mô tả vị trí và phạm vi của các đối tượng không gian bằng tọa độ cùng các kết hợp hình học gồm nút, cạnh, mặt và quan hệ giữa chúng
Về mặt hình học, các đối tượng được phân biệt thành 3 dạng: đối tượng dạng điểm (point), đối tượng dạng đường (line) và đối tượng dạng vùng (region hay polygon) Điểm được xác định bằng một cặp tọa độ X,Y Đường là một chuỗi các cặp tọa độ X,Y liên tục Vùng là khoảng không gian được giới hạn bởi một tập hợp các cặp tọa
độ X,Y trong đó điểm đầu và điểm cuối trùng nhau Với đối tượng vùng, cấu trúc vector phản ảnh đường bao
Trong mô hình dữ liệu vector vị trí của đối tượng không gian được ghi nhận chính xác bằng các toạ độ x, y trong một hệ toạ độ tham chiếu với hệ toạ độ dùng cho Trái đất
Hình 2.1 Quan hệ hình học của dữ liệu vector
Trang 34Hình 2.2 Mô hình dữ liệu Vector
Cấu trúc vector có ưu điểm là vị trí của các đối tượng được định vị chính xác (nhất là các đối tượng điểm, đường và đường bao) Cấu trúc này giúp cho người sử dụng dễ dàng biên tập bản đồ, chỉnh sửa, in ấn Tuy nhiên cấu trúc này có nhược điểm là phức tạp khi thực hiện các phép chồng xếp bản đồ
2.2.2 Mô hình dữ liệu Raster
Cấu trúc dữ liệu raster được định nghĩa như là ma trận không gian của các đơn vị ảnh (picture element) còn gọi là các điểm ảnh Các điểm ảnh có k ch thước đồng nhất về mặt hình học, chúng là các ô vuông nhỏ và được xếp theo các dòng và các cột giống như một lưới ô vuông
Hình 2.3 Ma trận không gian của một tập tin ảnh raster có cấu trúc pixel
Trang 35Cấu trúc raster là một trong những cấu trúc dữ liệu đơn giản nhất trong GIS
Nó còn được gọi là “tổ chức theo ô vuông của dữ liệu không gian” Điểm ảnh là phần tử cơ sở của cấu trúc dữ liệu Raster để biểu diễn một đặc trưng địa lý f(x,y) nào đó, giá trị của điểm ảnh chỉ tính chất của đối tượng không gian Giá trị số của điểm ảnh ch nh là mã được gắn cho đối tượng không gian (tức là mỗi đối tượng không gian có một mã nhất định) Giá trị bằng không thường là những điểm ảnh chỉ vùng ngoài khu vực nghiên cứu
Hình 2.4 Các đối tượng không gian được mã hoá trong mô hình Raster
Như vậy, mô hình Raster biểu diễn không gian như là một ma trận số nguyên, mỗi một giá trị số nguyên đại diện cho một thuộc tính, vị trí của số nguyên chính là vị trí của đối tượng Ma trận không gian t các ô ảnh này được mã hoá và lưu trữ trong máy tính theo quy luật nhất định thông qua vị trí của t ng ô ảnh và được tham chiếu tới
hệ toạ độ dùng cho Trái đất gọi là hệ toạ độ Cartsian theo hai trục x và y
- Điểm (point): Độ lớn của điểm ảnh theo chiều x, y sẽ là độ phân giải không gian của ma trận raster (trong viễn thám gọi là độ phân giải của ảnh), có thể được biểu diễn bằng một điểm ảnh hay nhiều điểm ảnh tuỳ thuộc vào tỷ lệ (độ phân giải của ảnh)
Trang 36- Đường (line): là tập hợp các ô lưới vuông có cùng giá trị f (x,y) nối tiếp nhau
và sắp xếp theo một hướng nhất định Vì trong cấu trúc Raster, các điểm ảnh được xếp theo hàng, cột, như một ma trận điểm nên đường nét không trơn, có dạng zic - zac
- Vùng (area): Vùng được xác định bằng một mảng gồm nhiều điểm ảnh có cùng giá trị thuộc tính f (x,y) trải rộng ra theo nhiều phương
Hình 2.5 Cấu trúc dữ liệu Raster
Trên thực tế mỗi điểm ảnh có một cặp toạ độ (x, y) duy nhất Một đối tượng không gian có k ch thước nhỏ hơn một điểm ảnh, ví dụ lớn hơn một nửa điểm ảnh,
sẽ được coi như là một điểm ảnh trọn vẹn và có giá trị về diện tích và toạ độ của
ch nh điểm ảnh mà nó nằm trong Vì vậy độ phân giải của điểm ảnh đóng vai trò hết sức quan trọng về độ chính xác của dữ liệu Raster K ch thước được chọn cho một ô lưới (điểm ảnh) của một vùng nghiên cứu phụ thuộc vào độ phân giải dữ liệu yêu cầu cho phân tích chi tiết Ô phải đủ nhỏ để nắm bắt chi tiết được yêu cầu, nhưng đủ lớn để bộ nhớ máy tính và phép toán phân tích có thể thực hiện hiệu quả
Ưu điểm của cấu trúc dữ liệu dạng raster là dễ thực hiện các chức năng xử lý
và phân tích Tốc độ tính toán nhanh, thực hiện các phép toán bản đồ dễ dàng Dễ dàng liên kết với dữ liệu viễn thám Cấu trúc raster có nhược điểm là kém chính xác
về vị trí không gian của đối tượng Khi độ phân giải càng thấp (k ch thước điểm ảnh lớn) thì sự sai lệch này càng tăng
Trang 37Hình 2.5 Mô hình cấu trúc Raster
* Thuộc tính của ô ảnh:
Thuộc tính gán cho ô sẽ định nghĩa phân lớp, nhóm, chủ đề hoặc giá trị đo được ở tại vị trí của ô Ô có thể có giá trị là số nguyên hoặc số thập phân Khi một giá trị số nguyên được sử dụng cho ô ảnh, nó có thể được dùng làm mã nhận dạng
Hình 2.6 Minh họa thuộc tính của ô ảnh
* Vai trò của mô hình dữ liệu dạng Raster trong hiển thị và phân tích:
- Dùng làm bản đồ nền: Thông thường, dữ liệu dạng raster được sử dụng làm nền bản đồ Chúng nằm ở dưới các layer vectơ Sử dụng ảnh raster giúp nhìn thấy
độ sâu và tăng sự tin tưởng của người dùng bản đồ
- Dùng trong quản lý sử dụng đất: Dữ liệu Raster rất lý tưởng để lập mô hình
và vẽ bản đồ sử dụng đất Đa số các nghiên cứu sử dụng đất đều bắt đầu bằng ảnh
Điểm
Đường Vùng
Trang 38vệ tinh hoặc ảnh hàng không, sau đó các lớp đặc trưng sẽ được đưa vào Công việc này được tiến hành hàng năm và t so sánh các kết quả thu nhận người ta sẽ đưa ra các quyết định về sử dụng đất
- Dùng trong phân tích thủy văn: Thông tin địa thế thông thường nằm ở dạng raster với những giá trị độ cao cho t ng ô ảnh Đây là mô hình số độ cao (DEM) Các công cụ GIS dành cho dữ liệu dạng Raster cho phép xác định được hướng nước chảy, lưu lượng tích trữ của dòng nước ở hạ lưu và dự đoán được lũ lụt
- Dùng trong phân t ch môi trường:Bởi vì dữ liệu về phân bố sử dụng đất, về thực phủ và địa thế thông thường được cất giữ dưới dạng ảnh raster Công cụ phân tích GIS dành cho dữ liệu dạng Raster đã phát triển cho phép sử dụng dữ liệu raster
để giải quyết những vấn đề như công tác bảo tồn r ng, nghiên cứu những thay đổi của động vật hoang dã do đô thị hóa
2.2.3 So sánh mô hình Raster và Vector
Trong phân t ch không gian đa số các hệ GIS được dùng luôn kết hợp cả hai
mô hình raster và vector trong nghiên cứu tổ hợp các nguồn dữ liệu t số hoá bản
đồ và nguồn ảnh raster t viễn thám cũng như quét ảnh
Bảng 2.1: Ưu điểm và nhược điểm của hai mô hình dữ liệu Raster và Vector
Mô
Raster
Th ch hợp để biểu diễn dữ liệu viễn
thám hoặc dữ liệu quét
Tuỳ thuộc và k ch thước ô, hình ảnh xuất có thể không đẹp
Chồng lớp được dễ dàng và hiệu quả Khó khăn trong việc thể hiện mối
quan hệ topology Phương pháp phân t ch không gian
Vector
Cấu trúc dữ liệu nén, chiếm t bộ nhớ Cấu trúc dữ liệu phức tạp
Topology được duy trì, nên rất tiện lợi
trong các bài toán phân tích không
gian
Không phù hợp đối với dữ liệu viễn thám
Hình ảnh xuất giống với bản đồ vẽ tay Phương pháp phân t ch không gian phức tạp
Trang 39Bảng 2.2 So sánh mô hình dữ liệu dạng vetor và raster
Trong ứng dụng, hai mô hình trên thường sử dụng đồng thời Các phép chuyển đổi tự động t mô hình dữ liệu vector sang raster và ngược lại được thiết
kế trong các hệ phần mềm GIS Sự chuyển đổi này giúp cho quá trình nhập dữ liệu hết sức nhanh chóng
2.2.4 Mô hình dữ liệu không gian trong hệ thống thông tin địa lý
a Mô hình dữ liệu shapefile
Mô hình dữ liệu Shapefile (được biết đến dưới dạng định dạng Shapefile ESRI), lưu trữ hình học và thông tin thuộc tính không tự nhiên cho các t nh năng không gian trong tập dữ liệu
Hình 2.7 Cấu trúc dữ liệu Shapefile
*.shp - Tệp chính (bắt buộc); một tệp truy cập trực tiếp, tệp có độ dài bản ghi thay đổi, trong đó mỗi bản ghi mô tả một hình dạng có một danh sách các đỉnh của nó
*.shx - Tệp chỉ mục (bắt buộc) Trong tệp chỉ mục, mỗi bản ghi chứa khoảng trống của bản ghi tệp ch nh tương ứng t đầu tệp chính Tệp chỉ mục (.shx) chứa
Trang 40tiêu đề 100 byte, theo sau là các bản ghi có độ dài cố định 8 byte
*.dbf - dBASE Tệp bảng (bắt buộc); một dạng ràng buộc của DBF chứa các thuộc t nh đối tượng có một bản ghi cho mỗi đối tượng địa lý Mối quan hệ một-một giữa hình học và thuộc tính dựa trên số bản ghi Các bản ghi thuộc tính trong tệp dBASE phải theo thứ tự giống như các bản ghi trong tệp chính
*.sbn - Phần 1 của chỉ mục không gian cho các thể hiện đọc-ghi của định dạng Shapefile Nếu có, cần thiết cho việc xử lý chính xác
*.sbx - Phần 2 của chỉ mục không gian cho các trường hợp đọc-ghi của định dạng Shapefile Nếu có, cần thiết cho việc xử lý chính xác
Định dạng Shapefile cũng thiếu sự hỗ trợ tốt cho chuỗi ký tự Unicode, do đó hạn chế việc sử dụng các ngôn ngữ không phải tiếng Anh và không cho phép tên trường dài hơn mười ký tự Định dạng không thể lưu trữ cả ngày tháng và thời gian trong cùng một trường ngày và không thể hỗ trợ các miền hoặc kiểu con không gian Về giới hạn hình học, các trường hợp của định dạng Shapefile có giới hạn kích thước 2 GB cho bất kỳ tệp thành phần nào, nhưng bất kỳ trường hợp cụ thể nào cũng
có thể mất tới ba đến năm lần không gian như cơ sở dữ liệu GIS của tệp Định dạng Shapefile không chứa dung sai XY (khoảng cách tối thiểu giữa các tọa độ trước khi chúng được coi là bằng nhau), do đó ảnh hưởng đến độ chính xác mà so sánh giữa các
t nh năng có thể được tính toán
b Mô hình dữ liệu Geodatabase
Mô hình dữ liệu Geodatabase là một kho chứa dữ liệu không gian và thuộc tính trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System - DBMS)
Database Management System - DBMS là: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là phần mềm hay hệ thống được thiết kế để quản trị một cơ sở dữ liệu
Hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa, xóa và tìm kiếm thông tin trong một cơ sở
dữ liệu (CSDL)
Kiến trúc của Geodatabase
- Là một mô hình thông tin toàn diện
+ Các bảng dữ liệu